Saturday, February 16, 2013

Phát hiện thêm nhiều 'bí ẩn' về Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình

Mấy hôm trước nhân đọc một bài phỏng vấn thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tôi thắc mắc trên G+ về ngân hàng MIB ở Nga, nơi ông Bình từng làm phó rồi quyền chủ tịch trong giai đoạn 2001-2005. Thực ra thông tin về việc thống đốc từng có thời làm việc ở MIB đã được công bố khi ông vừa được chỉ định làm thống đốc tháng 8/2011. Lúc đó tôi cũng thắc mắc về ngân hàng MIB nhưng rồi bận quá nên quên mất. Lần này thống đốc nhắc lại thời gian làm quyền chủ tịch MIB như là bằng chứng cho thấy ông có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng nên tôi nhớ đến cái thắc mắc của mình ngày xưa và quyết định tìm hiểu kỹ hơn.

Hỏi trên G+ hôm trước hôm sau đã có mấy bạn cung cấp thông tin, social network quả là lợi hại :-) Thông tin đầu tiên về MIB hoá ra lại ở trên chính website của NHNN. Theo link này MIB (và MBES) là ngân hàng được thành lập trong khuôn khổ Comecon giữa các nước trong khối XNCH từ những năm 1960-1970. Tất nhiên "ngân hàng" ở thời đó khác rất xa những ngân hàng thương mại hiện nay, hoạt động cho vay chủ yếu có tính chất giúp đỡ, tương trợ chứ không vì mục đích kinh doanh. Sau khi khối XHCN (ở Đông Âu) sụp đổ và Comecon tan rã, cả MIB (lẫn MBES) đều phải loay hoay tìm đường cải tổ. Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất để hai ngân hàng này còn tồn tại là trên danh nghĩa một số nước XHCN trước đây vẫn còn nợ nên phải có người tiếp quản xử lý số nợ tồn đọng đó. Tôi sẽ phân tích kỹ thêm chi tiết này nhưng trước hết có một điểm thú vị liên quan đến trang web có thông tin về MIB và MBIS nói trên.
Khi click trực tiếp link thì có vẻ phần highlight ở menu bên trái cho thấy nó phải nằm trong mục "Quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế". Một bản tin năm 2008một bản tin khác năm 2010của chính NHNN cũng xếp MIB/MBES tương đương với IMF/WB/ADB như là những tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Nhưng nếu bạn click thẳng vào menu này thì bạn không thể tìm được trang về MIB và MBES mà chỉ có link đến IMF, WB, ADB. Như vậy có lẽ trang về MIB/MBES trước đây nằm trong menu "Quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế" nhưng bây giờ đã bị xóa. Tìm kỹ hơn thì hóa ra trang này hiện giờ được chuyển sang menu "Quan hệ song phương", được giấu khá kỹ trong danh sách các nước có quan hệ song phương với NHNN. Có lẽ MIB/MBES bị "downgrade" khoảng năm 2009-2010, khi mà Báo cáo thường niên của NHNN không còn nhắc đến 2 tổ chức này như những năm trước nữa. Tại sao MIB/MBES lại bị "downgrade" như vậy? Có phải NHNN muốn thông tin về 2 tổ chức này bị quên lãng dần đi không?
Thông tin thứ hai mà một bạn cung cấp cho tôi trên G+ là link đến chính website của ngân hàng MIB hiện tại. Chữ MIB là viết tắt tiếng Nga, còn tên tiếng Anh là International Investment Bank. Ngân hàng này có status tương tự như WB, nghĩa là một ngân hàng quốc tế có cổ phần đóng góp từ các nước thành viên. Hiện tại MIB chỉ còn Nga, Ba lan, Hungari, Bungari, Mông cổ, Cu ba, Rumani, Sec, Slovakia, và VN. Theo báo cáo tài chính cuối cùng năm 2011 (bản tiếng Anh) Nga nắm 44.7% cổ phần, VN chỉ có 0.327% thấp nhất trong số các thành viên (sau cả Mông cổ, Cu ba). Vốn điều lệ của ngân hàng này là 1.3 tỷ Euro, tuy nhiên cho đến cuối năm 2011 các cổ đông mới chỉ đóng góp vào 214.5 triệu Euro (tôi nghi đây là chuyển đổi từ tiền rúp của LX cũ). Mặc dù ngân hàng này được phép huy động vốn từ các nguồn khác như trái phiếu, tiền gửi của khách hàng..., trong 3 năm liên tục từ 2009 đến 2011 tất cả các thể loại liabilities của nó chỉ quanh quẩn 8-9 triệu Euro. Hệ quả là tổng tài sản không tăng, thậm chí giảm, nếu không tính phần revaluation tài sản cố định và bất động sản.
Đến cuối năm 2011 trong số tổng tài sản 350 triệu Euro ngân hàng này có đến 130 triệu cash hoặc bank deposits, nghĩa là 1/3 tài sản chẳng được đầu tư gì mà để không hoặc gửi các ngân hàng khác lấy lãi. Hơn 50 triệu Euro được đầu tư vào bất động sản, gần 50 triệu nữa là tài sản cố định. Hơn 68 triệu đầu tư vào các loại trái phiếu, một nửa là trái phiếu chính phủ của các thành viên còn lại là trái phiếu doanh nghiệp. Khoảng hơn 2 triệu Euro nữa đầu tư vào cổ phiếu. Số tiền thực sự cho khách hàng vay chỉ là 50 triệu Euro mà lại có xu hướng giảm dần từ năm 2009 (xem kỹ trong footnote hoá ra đây là net amount, tổng số tiền MIB cho khách hàng vay đến cuối năm 2011 là 125 triệu Euro, trong đó có hơn 74 triệu đã bị coi là NPL, nghĩa là tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 60%). Với cơ cấu tài sản như vậy có thể nói ngân hàng này thực chất chỉ là một quĩ đầu tư cỡ trung bình (chỉ một quĩ con của Vinacapital cũng có thể có NAV lớn hơn 350 triệu Euro). Tôi cho rằng đa số tài sản là phần rơi rớt lại từ thời Comecon, trong đó Cu ba có một số nợ xấu khá lớn.
Rất tiếc website của MIB không cung cấp báo cáo tài chính những năm ông Bình còn làm việc ở đó. Nhưng không khó để đoán hoạt động của MIB lúc đó cũng không khác hiện tại là mấy, nghĩa là chủ yếu quản lý số tài sản do các nước Comecon cũ còn nợ. Hoạt động kinh doanh, đầu tư hầu như không đáng kể. Các board member của MIB có lẽ chỉ là đại điện cho các quốc gia thành viên, chủ yếu đi đòi nợ xấu từ thời XHCN. Nếu (thời ông Bình) có các cố gắng cải tổ lại MIB thành một ngân hàng đầu tư quốc tế như website NHNN cho biết thì các cố gắng đó dường như đã thất bại. Ông Bình được làm phó chủ tịch rồi quyền chủ tịch trong khi VN chỉ có 0.327% cổ phần cho thấy các nước khác không coi trọng vai trò (và lợi ích) của ngân hàng này.
Số cổ phần ít ỏi của VN chỉ tương được với 700 nghìn Euro vốn góp, hoặc hơn 1 triệu Euro vốn chủ sở hữu trên sổ sách. Phần lợi nhuận trên sổ sách năm 2011 mà phía VN được hưởng (1.65 triệu x 0.327%) chỉ hơn 5000 Euro mà chưa chắc sẽ được MIB chia (thực tế MIB có cash flow âm trong năm 2011 và không chia dividend). Như vậy đóng góp của ngân hàng này vào ngân sách VN (nếu có) thậm chí còn nhỏ hơn của một công ty nhỏ ở VN (5000 Euro chỉ tương đương gần 140 triệu VND). Nếu tôi là ông Bình tôi sẽ đề nghị chính phủ "biếu không" phần sở hữu của VN cho Cuba để giúp người bạn cũ này trong lúc khốn khó, vừa đỡ cứ vài năm lại phải cử một cán bộ sang Nga tham gia quản lý MIB (hiện tại đại diện cho VN trong board là bà Thinh Thi Hong). Với một ngân hàng như vậy tôi không nghĩ ông Bình học hỏi được nhiều kinh nghiệm và chuyên môn ngân hàng, nhất là chuyên môn về ngân hàng trung ương, kể cả khi đảm nhiệm chức vụ quyền chủ tịch. Đây là một mục trong CV mà đáng ra ông Bình không nên tự hào và đem ra PR cho mình như vậy.
Ông Bình xuất thân từ vụ Kinh tế đối ngoại (sau này chuyển thành vụ Quan hệ quốc tế phụ trách các hoạt động liên quan đến IMF/WB/ADB/MIB/MBES) nên có thể hiểu tại sao ông lại được lãnh đạo NHNN cử đi Nga tham gia vào board của MIB, một tổ chức đã từng được coi ngang hàng với IMF/WB/ADB. Ông Bình được cử đi Nga có lẽ còn vì ông đã từng học ở Nga. Xem tiểu sử chính thứcthấy học vị của ông là Tiến sĩ khoa học, không thấy ghi ngành gì. Tiểu sử trên Wikipedia của ông ghi "Từ 1981-1986, ông Bình học Đại học Toán Kinh tế- Ứng dụng tại Trường Đại học Tổng hợp tại Liên Xô (cũ), tốt nghiệp tại đây với bằng tiến sĩ", không thấy tên trường. Lúc đầu tôi nghĩ ông học MGU (vẫn thường biết đến ở VN với cái tên Lomonosov) hoặc có thể Plekhanov ở Moscow, là hai trường rất lớn và danh giá của LX cũ. Tuy nhiên search Google thì có thông tin ông học trường Đại học tổng hợp Kishinhov (KGU) ở Mondovia, một nước cộng hoà nhỏ của LX. Thông tin ở đây cho biết ông học ngành toán ứng dụng, còn trên Wikipedia nói ông học toán kinh tế.
Một điểm chưa thực sự rõ là ông Bình tốt nghiệp KGU với bằng gì. Theo lý lịch chính thức thì ông có bằng tiến sĩ khoa học, đây là bằng docktor nayuk của LX cũ. Bằng này cao hơn bằng kandidate nayuk (phó tiến sĩ trước đây, bây giờ gọi chung là tiến sĩ). Những ai đã từng học ở LX cũ chắc chắn biến lấy bằng tiến sĩ khoa học rất khó, ngay cả sau này trong giai đoạn lộn xộn LX sụp đổ trong thập kỷ 1990. Nếu ông Bình lấy bằng tiến sĩ khoa học (doctor nayuk) vào năm 1986 mà ông chỉ bắt đầu sang KGU học từ năm 1981 có thể nói là một kỳ tích hiếm ai làm được. Tuy nhiên cả thông tin từ website của hội sinh viên KGU lẫn chính lời ông Bình ("Tôi đã gắn bó với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong toàn bộ quá trình công tác của mình kể từ khi tốt nghiệp đại học") cho thấy ông chỉ tốt nghiệp đại học tại KGU năm 1986. Vậy ông lấy bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ năm nào, ở đâu, chuyên ngành gì?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình sinh năm 1961 năm 1981 vào học ở KGU vậy từ năm 17 tuổi (tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm hồi đó) đến năm 20 tuổi ông ở đâu, làm gì? Đi nghĩa vụ quân sự? Học một trường đại học/trung cấp nào đó ở VN hay một nước nào khác? Giai đoạn 1978-1981 VN có chiến tranh ở Campuchia và biên giới với TQ, thanh niên tốt nghiệp phổ thông thời đó nếu không thi đậu đại học phần lớn sẽ vào lính ra chiến trường. Tiểu sử của ông Bình không thấy nói đã từng phục vụ trong quân đội, mà cũng không học đại học trong 3 năm đó vậy ông Bình thuộc diện nào mà được miễn nghĩa vụ quân sự?
Trong bài phỏng vấn ông Bình nói có một giai đoạn ông làm trung gian giữa các lãnh đạo NHNN và phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó kiêm nghiệm chức thống đốc. Thực ra ông Dũng về NHNN (mà nhiều người tin rằng là bước đệm để giúp đưa ông Lê Đức Thúy lên thống đốc) từ tháng 5/1998. Ông Bình đến tháng 11/1998 "được" điều sang làm phó giám đốc chi nhánh HN của NHNN. Như vậy thời gian ông Dũng và ông Bình cùng làm việc chỉ khoảng 5 tháng, chưa kể thời gian làm quen rồi bàn giao, nên không thể nói là nhiều. Một thành tích mà ông Bình khoe là đã tự "chắp bút" một phương án điều hành tỷ giá và phương án đó đã được ông Dũng chọn thay vì những phương án khác của các phòng ban nghiệp vụ (ông Bình làm chánh văn phòng không được coi là một phòng ban nghiệp vụ). Nhưng cũng chính vì "thành tích" này mà ông Bình bị một số lãnh đạo của NHNN lúc đó "tỏ ý không hài lòng", chẳng hiểu có phải vì thế mà ông Bình chỉ ngồi ở vị trí rất thân cận với ông Dũng trong vòng 5 tháng hay không.
Sau khi trở về từ ngân hàng MIB, ông Bình giữ chức vụ Chánh Thanh tra của NHNN từ 2005 đến 2008. Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng thương mại VN bùng nổ, tăng trưởng tín dụng có những năm xấp xỉ 50%. Trên thực tế một phần rất lớn tín dụng chảy vào chứng khoán và bất động sản tạo ra bong bóng trong những lĩnh vực này mà hiện nay trở thành vấn nạn nợ xấu mà ông Bình đang loay hoay tìm cách xử lý. Trên cương vị Chánh Thanh tra lúc đó, nếu ông Bình mạnh tay với các ngân hàng, sớm phát hiện ra những thủ thuật như tuồn tín dụng cho các công ty sân sau, sở hữu chéo giữa các ngân hàng, thổi giá trị tài sản thế chấp... thì có lẽ hệ thống ngân hàng đã không tệ như hiện tại. Tất nhiên việc phát hiện sai phạm trong giới ngân hàng không hề dễ, nhưng dù sao Chánh Thanh tra phải chịu trách nhiệm nếu đã để các ngân hàng qua mặt. Nhưng tôi biết đòi hỏi "chịu trách nhiệm" trong hệ thống chính trị VN là một điều khá xa xỉ.
Disclaimer: Tôi chưa từng gặp ông Nguyễn Văn Bình và không có bất kỳ quyền lợi hay interest nào ở NHNN, ngoại trừ mong muốn nó tốt lên. Tôi viết bài phân tích này với tư cách một người ngoài cuộc có chút chuyên môn (và cặp mắt "cú vọ" :-)) nhân đọc bài phỏng vấn có tính chất PR của ông Bình. Thông tin sử dụng trong bài này lấy từ các websites có links bên trên vào thời điểm tháng 2/2013.

Nhiều nhà quan mất trộm tiền tỷ

Ông Trưởng ban quản lý dự án khai báo bị trộm mất gần 2 tỉ đồng; ông ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai bị mất ô tô; còn ông tướng công an lại bị trộm đột nhập biệt thự ‘cuỗm’ mất hơn một tỷ đồng.
Ngày 15/2, Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Bạc Liêu đang khẩn trương phối hợp với Công an H.Giá Rai điều tra làm rõ một vụ khai báo mất trộm với số tiền lớn.
Theo trình báo của ông Phạm Minh Tú (37 tuổi, ngụ ấp 2, thị trấn Giá Rai, H.Giá Rai, hiện là Trưởng Ban quản lý dự án H.Đông Hải) với công an, vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 10.2 (mùng 1 Tết) gia đình ông đi chúc tết bà con trong xóm nên nhà được khóa cửa cẩn thận.
Lợi dụng lúc gia đình ông Tú đi vắng, kẻ gian đã phá cửa đột nhập vào lấy trộm tiền, vàng, USD, tổng trị giá gần 2 tỉ đồng.
Theo ông Tú khai báo, trong số tiền bị mất có 1 tỉ đồng mà nhiều doanh nghiệp gửi để qua tết nộp ngân sách, 4.000 USD cha mẹ vợ ông Tú gửi, số tiền và vàng bị mất trộm còn lại là của gia đình.
Theo cơ quan công an, nhà ông Tú có lắp đặt camera chống trộm. Qua kiểm tra ban đầu phát hiện một thanh niên có đeo khẩu trang đột nhập vào nhà ông Tú, lục tung đồ đạc để lấy trộm tiền, vàng.
Dù cánh cổng biệt thự khá chắc chắn nhưng vẫn bị trộm cắt khóa
Trước đó, ngày 18/10/2012, ông ngôi biệt thự của ông Đồng Xuân Thọ (Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai) tại phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa cũng bị trộm ‘thăm’ và khiến chiếc ô tô Toyota Altis trị giá hơn 800 triệu đồng không cánh mà bay.
Theo khai báo của gia chủ, tên trộm đã cắt khóa cổng căn biệt thự, vào khu vực nhà để xe ở sảnh trước ngôi biệt thự, lấy mất ôtô.
Một vụ việc tương tự tại căn biệt thự bị của thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an cũng không được trộm kiêng dè.
Vào ngày 24/12/2011, lợi dụng lúc gia đình ông đi vắng, 2 tên trộm đã trèo cổng vào nhà để trộm tiền.
Vụ trộm đêm đó, chúng lấy được tổng cộng hơn một tỷ đồng gồm: đôla Mỹ, vàng, đồ trang sức...

Gửi bà Lê Phong Lan và đồng bọn!

Tôi là một người sinh sau đẻ muộn và cũng là dân Bắc, hay còn gọi là sinh trong cái nôi xã hội chủ nghĩa “đỉnh cao trí tuệ loài người”. Nói như vậy cho bà rõ tôi không có thân nhân nào trong vụ thảm sát Mậu Thân năm 1968. Tuy nhiên tôi nói cho bà và đồng bọn rõ rằng: “Dù một giọt máu của DÂN TỘC tôi, ĐỒNG BÀO tôi đổ xuống do tội ác của đồng bọn của bà cũng không thể tha thứ. Huống chi bà và đồng bọn còn cho quay một bộ phim tài liệu lịch sử đổi trắng thay đen 100% để vu cáo tội ác của Hồ Chí Minh và đồng bọn cho người khác - đó là tội ác không thể dung tha.”

Thưa bà Lan, tôi biết bà cũng là người Việt Nam như tôi. Như vậy chúng ta không thể nào có thể làm ngơ trước những tội ác của những kẻ giết người man rợ. Ấy vậy mà bà lại cho làm một bộ phim hoàn toàn bịa đặt lịch sử. Bà đổ lỗi cho những hố hầm đầy xác người tết Mậu Thân là do “Mỹ Ngụy”. Chính vì bà và những người đang làm tay sai cho chế độ cộng sản khát máu đã cố tình quên đi sự thật để đổi trắng thay đen đã làm tôi không thể ngồi yên để nói với bà rằng những người như bà và đồng bọn là một lũ cơ hội và vô đạo đức. 
Thưa bà Lan, nhân dân Việt Nam có câu: “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Bà có biết câu đó không? Tôi hi vọng rằng bà không mất gốc đến nỗi quên mất câu đó. Nếu có biết thì bà có hiểu câu đó không? Đó là đối với người đã khuất thì cái nghĩa của chúng ta phải là cái nghĩa tận tụy nhất, cao cả nhất. Thế nhưng, bà và đồng bọn lại đi làm một bộ phim hoàn toàn bịa đặt lịch sử để đổ vấy sang cho người khác. Tôi thì không lạ gì trò này của cộng sản vì đây là nghề của bà và đồng bọn: “ném đá giấu tay, ngậm máu phun người”. Bà đã bịa đặt hoàn toàn lịch sử, như vậy bà đã làm cho vong hồn những người chết oan uổng bởi đồng bọn của Hồ Chí Minh không được an nghỉ. Bà có lúc nào đó nghĩ rằng làm điều đó thì sẽ gặp quả báo không? Tôi không mê tín nhưng tôi là đệ tử Phật Gia nên tôi tin có quả báo. Bà và đồng bọn cứ chờ đấy!
Thưa bà Lan, nếu nói xuông với bà và đồng bọn thì bà sẽ cho rằng tôi đang nói lấy được mà thôi. Nhưng xin bà nhớ cho rằng còn rất, rất nhiều bằng chứng lịch sử đang còn sống thậm chí ngay cả những người trực tiếp tham gia tàn sát dân lành đã gặp tôi và họ đã kể cho tôi nghe những gì thật nhất về sự kiện Mậu Thân. Họ sẵn sàng ra đối chất để nói lên sự thật kinh hoàng mà bè lũ khát máu cộng sản gây ra cho nhân dân Huế năm 1968. Hôm nay tôi chỉ có đôi dòng gửi đến bà như sau:
Thứ nhất, bà trả lời cho tôi những chứng cứ mà tôi công khai viết tại bài 14 “Những sự thật không thể chối bỏ” là sai hay đúng. Nhất là bà cho tôi ý kiến về những cuốn sách của các tác giả trung lập, thiên tả... viết về sự kiện mậu thân 1968 tại Huế.
Thứ hai, có một người lính cộng sản thuộc trung đoàn Thừa Thiên (cho đến giờ phút này tôi xin được giấu tên vì lý do an ninh) sẵn sàng cùng tôi ra đối chất tại phiên tòa nếu có của LHQ về tội ác cộng sản đã nói với tôi thế này: “Chú là trung đội phó của trung đội tự vệ nhân dân. Chú đã thực hiện lệnh cấp trên tham gia xử chôn sống 14 người ở khe Đá Mài - Huế. Chú xin nhận trách nhiệm nếu phải ra tòa án làm chứng. Chú muốn chú sống quãng đời còn lại thanh thản và con cháu chú không bị quả báo...” Bà cho tôi biết bà có sẵn sàng đối chất không?.
Thứ ba, sau đây 5 ngày tôi xin gửi bà và đồng bọn cũng như đông đảo bạn đọc BẢN CÁO TRẠNG tội ác Hồ Chí Minh và cộng sản (bài 2) có thêm rất nhiều tài liệu cụ thể về sự kiện Mậu thân - Huế. Lúc đó tôi mong bà nếu có thể lên tiếng phản biện cho tôi và bạn đọc xem sự thật là thế nào?
Thưa bà Lan, tôi không có ý thách thức cá nhân bà và đồng bọn, nhưng tôi sẵn sàng thách thức kẻ nào dám viết láo lịch sử bênh vực cho những kẻ sát hại ĐỒNG BÀO tôi. Thưa bà, tôi đã khóc rất nhiều lần khi viết về sự kiện Mậu Thân cũng như khi nghe bài hát “Hát trên những xác người”. Tôi không hiểu sao bà lại có thể đổi trắng thay đen để bịa đặt lịch sử, bà không có trái tim một con người hay sao bà? Con thú còn biết yêu thương nhau, sao bà là người Việt lại đi bịa đặt lịch sử để cho những oan hồn vô tội kia phải buồn tủi? 
Đáng buồn cho những kẻ vì tiền, vì quyền lợi mà phải sống hèn hạ!

Tui thách anh Tư Sang...

Hôm mùng một tết anh Tư ghé thăm anh Sơn, chị Tươi vừa chúc tết, vừa đốt pháo đầu năm điếc con ráy cả chung cư Chu Văn An: “Vũ khí của chúng ta là dám nói lên sự thiệt!” Mèn, đầu năm đầu tháng mà anh Tư đem súng ống ra pháo kích tùm lum như hồi Mậu Thân 68. Khi anh Tư nói “Từ trước đến nay, chúng ta có “cái bệnh” rất lớn là không dám nói lên sự thật” (1) hổng biết anh có tính luôn... Tư Sang trong cái đám chúng ta không. Tính hay không tính, đầu năm tui thách anh Tư chơi ngon một cú, công khai lên đài tàng hình hiên ngang nói thật như đảng rằng:

1. Bác Hồ và anh nhà báo Trần Dân Tiên là 2 người khác nhau, người họ Hồ, kẻ họ Trần không liên hệ mắc mớ gì với nhau cả. 
2. Bác muôn vàn kính yêu của đảng ta một lòng vì nước, cả đời hy sinh, ngày ra ao bèo, tối nằm chèo queo, không gái gú, vợ con, đến khi băng hà vẫn còn... trong trắng. 
3. Thảm sát Mậu Thân 1968 là do “Bom đạn, pháo Mỹ từ Hạm đội 7 ngoài khơi Thái Bình Dương bắn vào, 80% thành Huế đổ nát và bị san phẳng như một bãi chiến trường, nhưng tuyệt nhiên, không có một vụ thảm sát nào do quân đội phía ta gây ra như một tiểu thuyết tâm lý chiến của phía Việt Nam cộng hòa đã dựng lên...” như đồng chí gái Lê Phong Lan đã “với sự thôi thúc của lương tâm, phải nói ra sự thật.” (2
4. Lãnh hải và lãnh thổ của Việt Nam dưới sự lãnh đạo anh hùng của đảng ta không mất một ly, không đi một dặm vào tay thằng lạ nào cả. Tất cả vẫn còn y nguyên xi như ngày bác đọc tuyên ngôn tôi nói đồng bào nghe rõ không... 
5. (Gần) toàn bộ 14 Ủy viên Bộ Chính trị đều trên răng dưới 13 khoai mì và 1 bướm; sống bằng lương công chức chết đói, đích thực là đại diện chân chất của giai cấp vô sản-dân oan ngày hôm nay. Không tính đồng chí Ếch. 
6. Và cuối cùng: Tư Sang này chưa bao giờ làm gì để hỗ thẹn với tiền nhân cả. 
He he he, còn nếu anh Tư lắc đầu quầy quậy rằng láo láo láo!!! đã biểu đừng nghe những gì cộng sản nói... sao còn xúi dại Sang này nói láo thì tui thách anh Tư cũng y chang những câu như trên, mỗi câu anh cứ phang thêm 2 chữ "KHÔNG LÀ”, hay "HỔNG PHẢI”. 
Vậy nghe, cứ như trên mà nói ngược cho nó thiệt, cho nó khác ý đảng mà đúng lòng dân, cho nó có một lần nói thiệt trong đời nghe anh Tư. 
thiệt cũng mang nhiều nghĩa ngược xuôi. Nói thiệt coi chừng thiệt mạng đó anh Tư. Đừng có giỡn mặt với đảng. Nhưng mà anh Tư là chủ tịch nước mà. Có phải là Điếu Cày đâu! Sợ gì thằng nào trù úm (3)!? 

Bánh vẽ của Vũ Mão

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão cho rằng, việc có luật về sự lãnh đạo của Đảng là phù hợp với tư duy về nhà nước pháp quyền. Đảng vẫn giữ quyền lãnh đạo nhưng không làm thay Quốc hội, không làm thay Chính phủ
Xin hỏi ông Vũ Mão: Quốc hội gồm những ai? Chính phủ gồm những ai?
Xin nhắc ông những điều mà ông biết rất rõ: 
- Quốc hội gồm có 91,6% đảng viên đảng cộng sản và 8,4% những cá nhân có quyền lợi gắn bó với đảng cộng sản. 
- Người đứng đầu Quốc hội là ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính Trị đảng của ông. 
- Người đứng đầu chính phủ là ông Nguyễn Tấn Dũng, cũng là Ủy viên Bộ Chính Trị. 
- Tất cả Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ nhiệm, Thanh tra, Thống đốc, Viện trưởng  - 100% là Ủy viên Bộ Chính trị, hoặc Ủy viên Trung Ương đảng. 

Vậy thì luật nào có thể phù hợp với tư duy nhà nước pháp quyền trong một chế độ mà tư duy đảng quyền đã và đang khống chế và thống trị bởi sự hiện diện của đảng viên cộng sản bao trùm khắp mọi cơ chế chính trị?
Ông cho rằng: "Vấn đề mấu chốt nhất (của sửa hiến pháp) xác định rõ mối quan hệ quyền lực giữa Đảng và các cơ quan nhà nước, giữa Đảng và người dân. Điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng, trong dự thảo lần này bổ sung thêm nội dung ở Khoản 2 (Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình) là đúng. Nhưng nếu chỉ dừng ở đấy thôi thì chỉ như một khẩu hiệu và chưa có cơ chế nào để đảm bảo sự giám sát của nhân dân cũng như đảm bảo Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân." 
Thực tế, ông cũng biết rất rõ:
- Cái gọi là mối quan hệ quyền lực giữa đảng và các cơ quan nhà nước trên thực tế cũng chỉ là mối quan hệ giữa các đảng viên cộng sản với nhau với các vai trò mà các "đồng chí" của ông "đồng lòng" chia chác. Đến khi các "đồng chí" không "đồng lòng" thì các ông phải lôi những thứ quan hệ quyền lực được các ông quy định trên văn bản ra để đấu nhau. Điều này đã xảy ra và lần sửa đổi này cũng nằm trong mục đích nội bộ các ông muốn kiểm soát lại quyền lực phe nhóm của đảng các ông. 
- Cái gọi là mối quan hệ quyền lực giữa đảng và nhân dân đã được các đảng của ông biến thành mối quan hệ giữa đảng và đại diện của nhân dân Các đại diện đó bao gồm: đoàn, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ... tất cả đều là cánh tay nối dài của đảng, đều được cai quản bởi cán bộ đảng viên.
Ông nói: "Nếu chúng ta nhận thức sâu sắc và có tư duy về Nhà nước pháp quyền thì việc có Luật về sự lãnh đạo của Đảng là hoàn toàn cần thiết." 
Thưa ông nguyên Chủ tịch Văn phòng Quốc hội đồng thời cũng là đảng viên trung thành của đảng CS, nếu chúng... ông có chút nhận xét sâu sắc và có tư duy về Nhà nước pháp quyền thì ngay lập tức đã không thể có cái "sự lãnh đạo của Đảng" (Đảng viết hoa tức là duy nhất, danh từ riêng) và từ đó đã và sẽ không phải, không cần có cái gọi là Luật về sự lãnh đạo của Đảng
Bây giờ và sắp tới, nếu các ông bày ra cái "luật về đảng lãnh đạo" thì ai (con người làm nên cơ chế) kiểm soát việc thi hành luật đó. Nếu không phải cũng là đảng viên các ông!? 
Ngày nào mà việc lãnh đạo duy nhất của đảng được xem như là đương nhiên, bất chấp khả năng lãnh đạo, bất chấp sự thoái hóa và suy đồi của mọi tầng lớp đảng viên mà chính các ông thú nhận; ngày nào mà mọi cơ chế chính trị, xã hội của Việt Nam đều bị nắm giữ bởi toàn bộ đảng viên đảng cộng sản, ngày đó mọi tuyên bố của các ông về một nhà nước pháp quyền, về quan hệ quyền lực giữa đảng và nhà nước đều là bánh vẽ mỵ dân. 
PHO - Danlambao
Hay có thể nói một cách khác - theo lối của ông Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng đang ngồi ghế Chủ tịch của Nước - chúng ông nói láo, chúng ông“cái bệnh” rất lớn là không dám nói lên sự thật: Chúng ông đang tráng một lớp kem màu mè lên cái bánh vẽ mà chúng bây đã ngán đến tận cổ trong mấy mươi năm qua: cái bánh mang tên đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ 
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn 
Cầm lên nhấm nháp 
Chả là nếu anh từ chối  
Chúng sẽ bảo anh phá rối 
ĐĐêm vui 
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc... 
Thế thì còn dịp đâu nhai thứ thiệt? 
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn 
Như không có gì xảy ra hết 
Và những người khác thấy anh ngồi 
Họ cũng ngồi thôi 
Nhai ngồm ngoàm. (Chế Lan Viên)

Friday, February 15, 2013

Các vụ thâu tóm của đại gia Việt khiến thế giới choáng (HAHAHAHAHAHAHA)

Báo chí nước ngoài đã nhiều lần phải thốt lên với sự ngưỡng mộ về mức độ siêu giàu của các đại gia Việt.


 Đại gia Việt đã không ngần ngại bỏ ra một số tiền cực lớn để mua lại bất động sản đấu giá ở một trong những nơi xa hoa nhất thế giới - Mỹ.

Cụ thể, hồi tháng 4/2012, hai doanh nhân TP.HCM đã trở thành chủ nhân của thị trấn Buford, ở Wyoming (Mỹ), sau khi đưa mức giá 900.000 USD trong một cuộc bán đấu giá vào ngày 5/4/2012.

Buford là một thị trấn nhỏ thuộc bang Wyoming, miền trung nước Mỹ. Thị trấn có diện tích khoảng 4 hecta, gồm một trường học, một trạm xăng, một tháp phát sóng thông tin di động, vài căn nhà và một tiệm tạp hóa. Burford có mã số bưu điện độc lập.

Thị trấn Buford ở độ cao 2.438 m so với mực nước biển, nằm trên đường nối từ New York đến San Francisco, nằm giữa Cheyenne, thủ phủ của bang Wyoming, và thành phố Laramie.

Sau này, một trong hai doanh nhân được biết là ông Phạm Đình Nguyên, Tổng giám đốc Công ty IDS, chuyên về phân phối và phát triển thương hiệu. Ông Nguyên tiết lộ, ông sẽ dùng Buford như là một bàn đạp tinh thần để giới thiệu các thương hiệu từ Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, ông Nguyên đã trả giá quá cao để sở hữu thị trấn này. Có người lại tỏ ra tiếc nuối khi một thị trấn đẹp như Buford lại được bán với mức giá "rẻ mạt". Nhiều người băn khoăn, không biết ông Nguyên sẽ làm gì với thị trấn này.

Bên cạnh phi vụ thâu tóm của đại gia Việt này, thì báo giới cũng tốn khá nhiều giấy mực khi đưa tin Công ty Hanel Hà Nội đã mua lại 100% cổ phần của khách sạn 5 sao Deawoo Hà Nội từ doanh nghiệp Hàn Quốc. Đây là một trong số ít khách sạn lớn, sang trọng bậc nhất của Hà Nội, có vị trí đắc địa nằm ngay góc ngã tư Kim Mã, Liễu Giai, cạnh công viên Thủ Lệ.

Tuy nhiên, đó không phải là thương vụ đầu tiên mà các đại gia Việt Nam mua lại các khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Một thương vụ dù im tiếng nhưng lại khiến giới đầu tư thán phục là việc nhà đầu tư Việt Nam mua lại khách sạn Hilton Opera - một khách sạn có vị trí hiếm có ở Hà Nội.

Vụ mua lại khách sạn 5 sao Hilton Opera Hà Nội từ tay các ông chủ Đức và Áo của Tập đoàn Tập đoàn BRG mà người đứng đầu là doanh nhân Nguyễn Thị Nga diễn ra êm thấm và đa số mọi người chỉ biết khi đã xong việc.

Chủ nhân của Tập đoàn BRG là doanh nhân Nguyễn Thị Nga rất nổi tiếng với 2 sân golf ở Đồ Sơn Hải Phòng và Sóc Sơn, người nắm giữ mảnh đất vàng ven hồ Thành Công Hà Nội, Chủ tịch Ngân hàng Seabank có trụ sở đối diện Bộ Tài chính.

Một thương vụ khác cũng gây được chú ý là việc một trong những khu resort 5 sao đầu tiên của Việt Nam, có tiếng tăm trên toàn thế giới là Furama Resort Đà Nẵng đã được doanh nghiệp Việt Nam mua lại.

Giữa năm 2005, Tập đoàn nội địa Sovico đã mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (gồm Công ty Du lịch Đà Nẵng và tập đoàn Lai Sun Hong Kong).

Sovico Holdings là một tập đoàn nội địa là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank. Hiện nay, Tập đoàn đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực khách sạn qua việc nắm giữ cổ phần chi phối trong khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, đầu tư khu du lịch Phú Quốc cùng Saigontourist, và xây dựng một resort 5 sao tiêu chuẩn quốc tế thuộc Dự án Ariyana ở Đà Nẵng. Đặc biệt, SOVICO Holdings là cổ đông sáng lập lớn nhất của VietJet Air.

Tương tự, Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh công bố đã mua lại hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng Victoria tại nhiều địa phương ở Việt Nam và Campuchia. Theo đó, chuỗi 5 khu nghỉ dưỡng - khách sạn mang thương hiệu Victoria do Công ty TNHH EEM Victoria của Hong Kong phát triển tại Việt Nam và Campuchia sẻ được chuyển nhượng từ chủ đầu tư là liên doanh khách sạn Victoria Việt Nam sang công ty Thiên Minh, bao gồm Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa, Victoria Sapa Resort & Spa, Victoria Cần Thơ Resort, Victoria Châu Đốc Hotel, Victoria Hội An Beach Resort & Spa và Victoria Angkor Resort & Spa (Campuchia).

Giám đốc Thiên Minh là một doanh nhân trẻ nổi tiếng trong du lịch: ông Trần Trọng Kiên đã sở nhiều địa chỉ du lịch nổi tiếng như Buffalo Tours, Intrepid Indochina, Mai Châu Lodge, Jetwing Indochina và khách sạn Festival Huế.

Không dừng ở đó, các vụ đại gia trong nước mua lại khách sạn, resort của nhà đầu tư ngoại phải kể đến Công ty Cổ phần Sao Sáng Sài Gòn, thành viên của Ngân hàng Nam Á, đã trả 11 triệu USD để sở hữu dự án Peninsula (P. Thảo Điền, Q.2, TP.HCM) từ tay đối tác JSM Indochina Ltd. Ngoài ra, dự án sân golf 36 lỗ ở Củ Chi (với quy mô 200ha) vốn thuộc sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Phát triển GS Sài Gòn, Hàn Quốc (GS Engineering & Construction Corp., viết tắt là GS E&C) thì nay bỗng nghiễm nhiên trở thành "tài sản" của C.T Group và xuất hiện trên website của công ty này với tên gọi mới là C.T Sphinx Golf Club & Residences...

Trước đó, năm 2008, khách sạn 4 sao Amara Saigon (đường Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM) chính thức được đổi tên thành Ramana Hotel Saigon sau khi được một công ty trong nước - Công ty TNHH phát triển BĐS Vina (Vina Properties) - mua lại từ công ty nước ngoài. Amara Saigon trước đây thuộc sở hữu của Công ty TNHH khách sạn Amara Saigon, 100% vốn nước ngoài.

Như vậy, có thể thấy, với tình hình hiện nay, việc các "đại gia" Việt vươn vòi bạch tuộc, thâu tóm các các dự án tầm cỡ quốc tế là hoàn toàn khả thi.

Wednesday, February 13, 2013

Công an TP.HCM trả thù gia đình ca sĩ Anh Thư vì tham gia DVD Asia 71

Ca sĩ Anh Thư đến Mỹ năm 2011, đoạt giải nhất giọng ca vàng của trung tâm Asia trong cùng năm. Cô nhanh chóng trở thành một trong những giọng ca trẻ được yêu thích của trung tâm này.
Trong bộ DVD 71 của trung tâm Asia 71 (2013), Anh Thư tham gia bài hát hợp ca mở màn Saigon đẹp lắm của nhạc sĩ Y Vân, cùng nhiều ca sĩ khác.
Trong chiến dịch trừng phạt các nghệ sĩ tham gia DVD 71 (vì Thành Uỷ Tp.HCM đánh giá rằng trong đó có một số ca khúc chống Nhà nước Việt Nam), nhiều nghệ sĩ bị rút giấy phép biểu diễn trong nước như Gia Huy, Thanh Tuyền, Quang Minh, Hồng Đào... Trong đó Anh Thư thì cầm chắc sẽ không được diễn ở VN khi quay về, gia đình cũng bị công an địa phương Gò Vấp và công an thành phố đến làm việc nhiều lần.
Ba của Anh Thư, nhạc sĩ Nguyễn An, là một người hiền lành, vốn dĩ sợ hãi công quyền đã bị triệu tập để nghe phán quyết về "tội lỗi" của con mình nhiều lần, khiến ông hoảng sợ, suy sụp và khiến cho cả ca sĩ Anh Thư cũng lo lắng về sức khoẻ của ba mẹ mình.
Sự việc xảy ra trước Tết Quý Tỵ, và các công an viên nói rằng gia đình tạm thời cứ ở yên đó để chờ giấy phạt tiền hành chính gửi đến. Giấy phạt này, ông Nguyễn An sẽ phải đóng cho con mình.
Trước đây, năm 2008, do trình bày các bài hát của em rể mình là Lê Hựu Hà trong một chương trình của TT Asia, ca sĩ Bảo Yến cũng từng bị sở VH-TT-TT của TP.HCM ra mức phạt hành chính với mức 20 triệu đồng VN. Mức phạt này, cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào gửi đến cho nạn nhân, giải thích rõ dựa trên điều luật, bộ luật nào, và số tiền phạt rất cao và cụ thể đó là dựa vào khung, lý lẽ nào.
Có lẽ ca sĩ Anh Thư cũng bị phạt với mức tương đương hoặc hơn, cho dù các bài hát của ca sĩ Bảo Yến và Anh Thư trình bày đều đã được Nhà nước VN cho phép tái lưu hành trong nước, sau 1975.
Ghi nhận rằng trong trường hợp ca sĩ Anh Thư, việc xét người thân phải chịu tội thay cho đương sự (chuyện thật sự có tội hay không chưa bàn đến), là một biểu hiện của các nền luật pháp đô hộ của thực dân Pháp hay chế độ phong kiến của quân xâm lược Trung Hoa từ hàng trăm năm trước, vốn nằm trong những tuyên ngôn đấu tranh cần tiêu diệt của Đảng Cộng Sản VN, nay là hiện thân Chính quyền Việt Nam.

Trong STAGFLATION mà Việt Cộng sắp gặp phải, thì vừa có STAGNATION, vừa có HYPERINFLATION, 2 cái này cộng lại mới là chết chắc nền KT.

Hãy trở lại phân tích CƠ BẢN: cái gì làm nên GIÁ hàng hóa?

ĐÚNG là có luật cung cầu, tiền tung ra ít đi, cầu ít, thì cung phải xuống giá mới bán được. D'accord, tới đây thì không ai không đồng ý.

Nhưng giá xuống bao nhiêu? Chỉ tới giá vốn là cùng, hoặc cho dù có chịu lỗ ngắn hạn thì dài hạn cũng sẽ phải ngưng sản xuất do phá sản.

Nếu CẦU tiếp tục giảm, bán vốn cũng không ai mua, thì nhà sản xuất phải NGƯNG SẢN XUẤT do phá sản.

KHI ĐÓ, KHI QUÁ NHIỀU NHÀ SẢN XUẤT BỊ PHÁ SẢN, SẼ GÂY TÌNH TRẠNG KHAN HIẾM HÀNG HÓA.

Và đây mới là hiểm họa gây SIÊU LẠM PHÁT, cho dù tiền tung ra ít.

-------------------

Tôi đã ghi ra ví dụ: 1 dây chuyền sản xuất có thể làm ra 100 đơn vị, nếu chỉ 1 công đoạn trong đó bị gãy đổ, chỉ làm 10% năng suất, thì toàn dây chuyền đó chỉ có thể làm ra 10 đơn vị. Các công đoạn còn lại KHÔNG làm hết năng suất.

Do đó, hàng làm ra sẽ bị LÊN GIÁ mạnh, vì marginal cost của từng đơn vị làm ra tăng mạnh.

Ví dụ, làm ra 100 đơn vị bán 1 đồng/đơn vị được 100 đồng, lời 20 đồng tức 20%.

Nay chỉ làm 10 đơn vị thì đâu có lời 2 đồng, do overhead cost, costs of running a business, tiền thuê nhà không vì làm 10% năng suất mà được giảm còn 10%, v.v... Tiền lời ngân hàng không giảm chút nào.

Giá từng sản phẩm nay không còn 1 đồng, mà phải 2, 3 đồng, mới HUỀ VỐN. Bán 3 đồng, x 10 sản phẩm được 30 đồng, có khi còn không đủ vốn.

Như vậy, sản phẩm này buộc phải tăng giá rất cao, trong hoàn cảnh KT khó khăn sẽ không bán được, do đó phải dẹp tiệm.

Mà nếu sản phẩm này CẦN THIẾT cho bộ máy khác, thì cty có bộ máy kia hoặc dẹp tiệm, hoặc phải cắn răng chịu mua giá cao để tiếp tục sản xuất, do đó giá thành sản phẩm kia lại cũng phải tăng giá, hoặc cty đóng cửa nếu không bán được.

Vòng xoáy ác hiểm này quay vài lượt, thì nền KT vừa co cụm, vừa có SIÊU LẠM PHÁT.

Đó là định nghĩa của STAGFLATION vậy.

Chứ nếu tung tiền ra nhiều gây lạm phát, thì đó chỉ là HYPERINFLATION thôi, không có stagnation.

-------------------

Chỉ Hyperinflation trong tình trạng sản xuất không giảm thì dễ giải quyết hơn Stagflation, vì lẽ nếu chỉ có Hyperinflation, sức CẦU còn cao, sản xuất còn cao, do đó thất nghiệp không quá tệ hại. Vài biện pháp giảm giá có thể được tung ra.

Trong STAGFLATION mà Việt Cộng sắp gặp phải, thì vừa có STAGNATION, vừa có HYPERINFLATION, 2 cái này cộng lại mới là chết chắc nền KT.

"Hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản", tại VN chỉ nói tới thất nghiệp, cty sụp đổ mất tiền, v.v... nhưng KHÔNG AI nghĩ tới vấn đề THIẾU HỤT SẢN PHẨM DO CÁC DOANH NGHIỆP NÀY TỪNG LÀM RA.

Việc THIẾU HỤT SẢN PHẨM này, theo tôi, còn nguy hiểm hơn phần mất wealth, mất good will, mất book value, mất việc làm.

Bởi vì wealth, việc làm, thì còn có thể có lại, chứ SẢN PHẨM 1 khi mất sản xuất thì rất khó lập lại cả quy trình công nghệ, mua lại máy móc, tìm lại các mối giao dịch giao hàng, mua hàng, đem tiêu thụ, v.v...

Hàng loạt cty sản xuất bị đóng cửa làm NỀN KINH TẾ BỊ GÃY ĐỔ, bây giờ làm sao TÁI TẠO các quy trình công nghệ này?

-------------------

Thiếu phụ tùng từng sản xuất trong nước, hàng loạt máy móc sẽ nằm ụ, sét rỉ, thành sắt vụn.

Máy móc nào còn ráng xài được thì giá thành rất cao, sản phẩm làm ra rất ít, giá rất cao.

Từ đó, hàng hóa VỪA HIẾM, VỪA KÉM CHẤT LƯỢNG, VỪA MẮC, vì bên CUNG tuy ráng giảm giá nhưng không thể giảm dưới giá vốn khi đó rất cao.

Thiếu cạnh tranh, cắt bới cái này cái kia để giảm giá thành, v.v... do đó CHẤT LƯỢNG sẽ sút kém, gây lãng phí càng lớn.

KT VN có nhiều đặc thù như trên, không dễ gì hiểu, lại không dễ lãnh đạo.

VC từ trong rừng ra, dùng "Hồng hơn Chuyên", mà "Hồng" thì toàn loại mặt bư, bụng bự, óc và chân đều ngắn, thì làm sao trông coi nền KT 70 tỉ USD.

Cho dù dùng "Chuyên", bỏ "Hồng", cũng chưa chắc coi nổi đâu, các Đầu chí ơi.

Bên Thắng Cuộc

Các bạn có thể đọc Bên Thắng Cuộc tại đây:
http://baosaigon.info/files/Ben_thang_cuoc.pdf
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn

Việt Cộng bị Huy Đức viết trúng tim đen, bèn tức điên

Việt Cộng oánh Huy Đức quá xá, ít ra là bề ngoài:
http://www.congan.com.vn/?mod=detnew...=942&id=487794
http://www.congan.com.vn/?mod=detnew...=942&id=487864
http://www.congan.com.vn/?mod=detnew...=708&id=488013

Họ "đấu tố" y chang thời đấu tố địa chủ, Cải cách Ruộng đất.

Họ tố cáo đủ thứ, NGOÀI việc chứng minh anh ta viết sai.

Ví dụ, họ nói sao lại kể ra là sĩ quan VNCH bị bỏ đói, hành hạ, trong khi Việt Cộng bị nhốt trong Chuồng Cọp Côn đảo thì không nói.

Lạ không, Huy Đức tóm gọn bài viết SAU KHI CHIẾN TRANH CHẤM DỨT, thời gian gói gọn như vậy, thì làm sao nói chuyện trước 1975, vì nếu như vậy lát hồi phải nói tới thời Hai Bà Trưng, thậm chí thời Hùng Vương.

Và họ KHÔNG HỀ CHỨNG MINH HUY ĐỨC VIẾT SAI SỰ THẬT.

Anh ta chỉ cóp nhặt tin tức, viết ra, ai có vấn đề thì tranh luận các lời anh ta viết có đúng sự thật hay không.

Chứ sao lại dán nhãn cho anh ta đủ thứ, trong khi vấn đề chính, các hành động ác độc SAU 1975 CÓ XẢY RA NHƯ ANH TA VIẾT HAY KHÔNG thì không thấy nói tới.

Hèn chi Việt Cộng không có được 1 tác phẩm hay nào, vì lý luận kém quá. Cô giáo không dạy cho họ biết cách PHÊ BÌNH TÁC PHẨM là như thế nào.

Họ PHÊ BÌNH TÁC PHẨM bằng cách mắng tác giả, còn NỘI DUNG người ta viết ra thì chẳng thấy bàn tới, thậm chí tôi cho rằng họ KHÔNG DÁM đọc quyển sách trên quá vài hàng, vì quyển sách nói lên toàn những điều họ chôn dấu, muốn không ai biết.

Nay bị vạch ra tim đen nên tức điên, đúng là văn phong, truyền thống, Công an Nhăn răng Việt Cộng.

Nói theo bố Tàu của ông hồ: "Nếu muốn người ta không biết, thì mình đừng có làm".

Thế nhé, câu này của bố ông hồ, các đầu chí công an đừng đụng tới, coi chừng bị gõ đầu tội phản quốc [Tàu].

Tuesday, February 12, 2013

Chính thức duyệt đề án nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia (hahahahaha)

Theo đề án, đến 2020 sẽ từng bước nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên mức khởi điểm đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Theo đề án này, đến 2020 sẽ từng bước nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia đạt mức xếp hạng tín nhiệm tối thiểu bằng mức khởi điểm đầu tư (Baa3 đối với xếp hạng tín nhiệm của Moody’s hoặc BBB- đối với xếp hạng tín nhiệm của S&P hoặc Fitch).

Hàng loạt chỉ tiêu cụ thể cần đạt


Đề án đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể nhằm tiếp tục nâng cao nội lực của nền kinh tế, tăng cường chủ động và chuyên nghiệp trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia;

Bảo đảm thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu như sau: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm trong giai đoạn 2011-2020; đến năm 2020 GDP theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.

Đồng thời, tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; có chính sách khuyến khích tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội duy trì trong khoảng từ 33-35% GDP, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công, phấn đấu đưa chỉ số ICOR về mức trung bình so với các nước có cùng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 - 12%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5-7% vào năm 2015 và được tiếp tục duy trì ở mức hợp lý trong giai đoạn 2016-2020.

Bên cạnh đó, phấn đấu giảm thâm hụt cán cân vãng lai, ổn định cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tiến tới thặng dư; tăng mức dự trữ ngoại hối nhà nước đạt ít nhất 12 tuần nhập khẩu, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đạt mức mức trung bình so với các nước có cùng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giảm xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 và khoảng 4% GDP trong giai đoạn 2016-2020.

Ngoài ra, nợ công (bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP; nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế


Một trong những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu trên là phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cụ thể là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả; thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu.

Trong đó, Việt Nam sẽ thực hiện các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn tín dụng phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án hiệu quả, đồng thời kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích ở mức độ hợp lý và hạn chế nợ xấu.

Đồng thời, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển kinh tế "xanh", đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện đầy đủ các cam kết về nghĩa vụ trả nợ; đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường đầu tư cho con người, gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; rà soát, sắp xếp lại danh mục đầu tư, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung vốn cho các dự án cấp thiết, sớm hoàn thành, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có tác động lan tỏa cao, tạo ra tiền đề để tái cơ cấu nền kinh tế.

Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, kiểm soát giá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ độc quyền, sản phẩm công ích. Tôn trọng quyền tự định giá, thoả thuận giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Công khai, minh bạch giá các hàng hóa, dịch vụ, đi đôi với các giải pháp hỗ trợ hợp lý cho sản xuất gặp khó khăn và thực hiệc chính sách an sinh xã hội trong từng giai đoạn.

Xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu thông qua việc tăng cường xúc tiến thương mại để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, vật tư, giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Người buôn gió - Kiến nghị lên trời và sự tích nước Chai

Ngày xưa ngày xưa ở một nước giáp biển Đông, có tên là nước Chai. 
Năm ấy nước Chai loạn, kinh tế, chính sự, chủ quyền mọi thứ đều be bét. Bởi thế triều đình mới sửa hiến pháp gọi là có thay đổi chút ít từ trên cao, ngõ hầu trấn an dân chúng. 
Đám nhân sĩ, trí thức lựa dịp ấy, mới làm tờ sớ trình một bản hiến pháp mới có sửa đổi dựa trên bản hiến pháp cũ. Sớ được đưa đi bốn phương để thỉnh bá tánh. 
Sớ đưa ra công chúng hàng ngàn người ký đồng tình, triều đình vội vã họp lại nghị luận. Các quan trách nhau rằng. 
- Vội bày ra trò đó làm chi, không khéo bọn hủ nho lợi dụng làm xằng. 
Quan khác nói. 
- Giờ uy tín triều đình đã không còn trong bá tính, kêu góp ý sửa chứ đã sửa cái gì đâu mà phải lo. Cứ kệ cho chúng góp ý để khách quan. Dao kia ta nắm đằng chuôi, có gì phải sợ. 
Quan nọ nói. 
-  Đúng, cho chúng kiến nghị lên trời là hết chuyện. 
Các quan nhìn lại thì ra đại thần bộ Học họ Đường, tên chữ là Thế Hoang. Đường Thế Hoang người trấn Sơn Nam Hạ mặt mỏng, mắt rắn. Mới được cất nhắc làm đại thần nghị sự, giỏi nghề bẻ chữ, lái câu, phao tin , đồn tiếng. Tài của Hoang giỏi đến nỗi từng đem con hươu ra Đại Học Quốc Đường, gọi bọn nho sinh lại nói rằng đó là ngựa. Đám nho sinh tin đến nỗi thi nhau là bài phú, bài vè để vịnh con ngựa có gạc. 
Bây giờ các quan xúm lại hỏi Đường Thế Hoang cách nào để kiến nghị của bọn nho sĩ không tới khắp dân chúng mà lại bay lên trời. Hoang đáp. 
- Cứ theo lệ cũ, tổng hợp mọi biện pháp đấu tranh, phòng ngừa mà làm. Thứ nhất sai bọn dư luận viên cũng làm kiến nghị, kiến nghị thật nham nhở như cho đồng tính lấy nhau, kiến nghị lập nền quân chủ, kiến nghị lập giáo chủ...bọn hủ nho kiến nghị một bản thì quân ta trà trộn trong đám dân, đám sĩ kiến nghị cả mười bản, cốt sao đòi hỏi thật phi lý.  Sau đó ta cho người phê phán là có quá nhiều kiến nghị không ra đâu vào đâu, thiếu ý thức xây dựng, không thực tế.... 
Bước song song ta cho người ký tên vào bản kiến nghị của bọn hủ nho, sau cho kẻ đó lên công chúng nói ăn năn hối lỗi , kiểu như là nhận thức thấy kém, chủ quan, vội vã nên đã ký vào kiến nghị. Nay thấy nói nhiều kiến nghị không thực, tế, thiếu xây dựng. Lấy làm hối hận muốn rút lui. 
Cùng đó ta cho công sai toả khắp nơi ngăn cản việc dân chúng ký kiến nghị của bọn hủ nho, chúng không có điều kiện để thu thập chữ ký. Muốn thu thập chúng phải in nhiều tờ, cho người đi nhiều nơi. Chúng lấy đâu ra người, nếu kẻ nào đến đâu mở điểm thu thập chữ ký. Công sai đến gô cổ về phủ, hỏi về ai soạn bản kiến nghị, ai cấp giấy, in ở đâu. mở điểm thế này đã xin phép triều đình chưa, có biết vi phạm sắc lệnh 83 của tể tướng không.. chúng trả lời xong từng ấy câu hỏi mà khôn ngoan không phạm tội gì thì cũng hết thời hạn triều đình thu thập kiến nghị.  
Quan đại thần Hoang ngừng nói, đưa mắt nhìn quanh hỏi các quan.
 - Bổn quan chỉ có vài kế sách ấy, xin các quan chỉ bảo thêm. 
Các quan đều nghiêng mình vái lạy nói.
 - Triều ta thật có phúc mới được đại quan, Gia Cát Lượng chỉ tính đến 2 kế sách, nay ngài tính đến gấp mấy lần. Cứ thế này kiến nghị của bọn hủ nho chỉ có nước hoá vàng mà gửi lên trời. 
Về sau hiếp pháp chả có gì thay đổi, cãi nhau , dèm nhau một chập rồi phần thắng vẫn thuộc về bên nắm quyền. Bấy giờ dân chúng mới nhận ra quan lại nước mình chả ai mọc râu trên mặt cả. Bởi vậy họ tự đặt nước mình là nước Chai.

Đây là sự GÃY ĐỔ TOÀN DIỆN của nền KT

..Và theo thông lệ, 1 khi lên, sẽ không bao giờ xuống:

"Mùng 3 Tết giá thực phẩm tiếp tục leo thang":
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2...c-leo-thang-1/


Đây là sự GÃY ĐỔ TOÀN DIỆN của nền KT.


Hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất.

Nạn khan hiếm hàng tiêu dùng, phụ tùng thay thế, sẽ tăng cao cực độ trong các tháng tới đây. Giá cả hàng hóa từ đó sẽ tăng cao chưa từng thấy.

Tôi có người quen làm thợ tiện, có xưởng làm ở Bình Chánh, gần SG. Hồi trước anh ta làm theo đơn đặt hàng, tự mua sắt thép về làm, chất lượng tốt, giá rẻ hơn phụ tùng ngoại quốc rất nhiều.

Gần đây do nhiều lý do, anh ta đóng cửa ngưng làm. Các mối cũ than quá, do nay thiếu phụ tùng thay thế, máy móc chỉ cần thiếu 1 bộ phận thì cả bộ máy và toàn dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ.

Muốn nhập phụ tùng thì vừa mắc tiền, vừa không hề dễ dàng mua ngoại tệ trong NHNN, rồi còn phải làm đơn xin nhập hàng.

-------------------

Kể từ tháng 5/2011, các đơn xin nhập hàng đều phải được duyệt xét, đa số bị bác bỏ, vì Việt Cộng bị teo tóp ngoại tệ, họ chỉ muốn ngoại tệ "vào", không muốn "ra".

Trước NQ11, muốn nhập hàng thì chỉ việc ra chợ đen mua USD, bỏ vô ngân hàng, dùng đó mua hàng nhập về rất dễ dàng, TRƠN TRU.

Nay phải qua cả chục "cửa" chỉ để nhập 1 phụ tùng thay thế, giá cả do đó bị đội lên gấp chục lần so với khi trước có thể đặt thợ tiện làm trong nước, hoặc tự nhập về.

Toàn bộ nền KT bị gãy vụn từng khúc thế này, thì làm sao mà không sập.

Các nông dân trồng lúa, trồng rau, cũng phải có nhiều máy móc, cần bơm nước, cần xúc đất, v.v... Nay các loại phụ tùng thay thế bị khan hiếm, máy hư không sửa được, làm năng suất kém, từ đó giá thành cao.

Rồi còn chuyên chở, khi trước xe hư mua phụ tùng trong ngoài nước đều dễ. Nay hàng trong nước thì doanh nghiệp làm ra dẹp gần hết rồi, nơi nào "sống sót" thì do ít bị cạnh tranh nên làm hàng dỏm, bán giá cao. Hàng ngoại nhập thì càng khó mua, giá lại càng cao.

-------------------

Tất cả các việc trên cộng lại làm giá thành tăng vọt, mà ai cũng bị hại cả.

Nông dân do năng suất thấp, bán giá cao nhưng lời không bằng khi trước.

Người chuyên chở do xe hư, xăng tăng giá, lời thì ít mà chi phí thì nhiều, cũng méo mặt. Tới tay người tiêu dùng thì "giá trên trời", họ mua ít, lại gây tình trạng mất economies of scale.

Ví dụ khi trước chở 10 tấn thực phẩm tốn x đồng, nay do CẦU giảm nên chỉ chở 6 tấn, lại tốn 2x do xăng tăng, phụ tùng tăng. Như vậy, giá chuyên chở mỗi tấn từ x/10 nay tăng vọt lên 2x/6 = x/3, từ 1 đơn vị lên 3,3 đơn vị!

Đây là các việc cần 1 chút SUY LUẬN, chứ không cần qua London School of Economics học 8 năm đâu.

Nhân lên cho toàn quốc, biết bao khúc mắc thế này, nền KT không bị đứt khúc, rồi sập như cái cầu bị sập nhiều nhịp, mới là lạ.

Nhiều người cố trấn an, cố "lạc quan tếu", rồi "wishful thinking", cho là năm 2013 KT sẽ khá hơn.

Không cần nói nhiều, tôi đưa bài toán đơn giản trên đây, đố họ giải nổi.

Muốn "trơn tru" trở lại thì phải mở cửa ngoại tệ trở lại, cho người ta mua bán tự do, nhập hàng tự do KHÔNG CẦN phải làm đơn xin nhập hàng gì ráo, rồi khi nhập về không được vòi vĩnh đóng thuế, thông hải quan, v.v...

Nhưng như vậy LẬP TỨC giá USD sẽ trở lại giá trị THẬT của nó, hay nói đúng hơn là VND sẽ sụt giá cực mạnh theo đúng quy luật thị trường, là vì bị in ra quá nhiều, giá sụt.

USD sẽ tăng vọt lên 30 ngàn VND là ít, lại gây biết bao hệ lụy khác.

-------------------

VC tom góp ngoại tệ đang gây gãy khúc nền KT nặng nề, nhưng NGƯNG việc này thì cũng không phải là cách.

Nền KT Việt Cộng không còn có thể cứu nổi.

SIÊU LẠM PHÁT sẽ bắt đầu rất mau, và không gì cản nổi.

Từ 1946 đến 2013: Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

1946 đến 2013. 67 năm. Bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã qua 3 lần thay lòng đổi dạ, nay đang đi vào lần đổi dạ thay lòng lần thứ 4. Lần này dường như có một khuynh hướng muốn trở về lại cái thời điểm ban đầu lưu luyến ấy: Hiến pháp 1946 mà theo như đồng chí Gs-Ts Lê Hồng Hạnh - Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý của Bộ Tư pháp thì nó là "Một tuyên ngôn thượng tôn nhân dân trong thực thi quyền lực nhà nước in đậm dấu ấn tư tưởng của Bác Hồ mãi mãi là một thiên cổ hùng văn thể hiện khát vọng dân chủ của Nhân dân và của Đảng ta. Giá trị của tuyên bố trên trong Hiến pháp 1946 thiêng liêng chẳng khác gì tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” mà Lý Thường Kiệt đọc trên sông Như Nguyệt."  

Nghe lời đồng chí Gs. Ts. thì cóc nhái ngồi trong hang cũng phải nhảy ra mà nghiến răng với đảng rằng: sao không lôi Hiến pháp 1946 của bác ra mà xài lại, toàn dân góp ý làm gì cho tốn cơm!
Không riêng gì đồng chí Lê Hồng Hạnh mà nếu bạn gú gồ thì sẽ thấy rất nhiều lời ca tụng hiến pháp 1946 "của bác". Điển hình như theo Wiki
Trích: 
- Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng Hiến pháp 1946 phản ánh đúng tinh thần pháp quyền - "những nguyên tắc và phương thức tổ chức quyền lực sao cho lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự do, dân chủ của nhân dân được bảo vệ". Ông đánh giá "Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới." 
- Giáo sư Trần Ngọc Đường, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (năm 2006), cho rằng các điểm nổi bật của Hiến pháp 1946 là: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nền lập hiến Việt Nam; Tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân; Tư tưởng pháp quyền; Những quy định về quyền con người và đảm bảo quyền công dân; Cơ chế bảo hiến; Sửa đổi hiến pháp. Theo ông, việc nghiên cứu về “quyền phúc quyết” hiến pháp của người dân trong Điều 70 Hiến pháp 1946 rất có ý nghĩa trong hoàn cảnh xây dựng Luật trưng cầu dân ý của Việt Nam. 
- Giáo sư Phạm Duy Nghĩa, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng Hiến pháp năm 1946 là "bản hiến văn dân chủ vào loại bậc nhất Đông Nam Châu Á lúc bấy giờ""đã có thể là một bản khế ước tốt để ràng buộc và khống chế công bộc với lợi ích của ông chủ nhân dân..." 
- Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Đại học Saarland, Cộng hòa liên bang Đức cho rằng: Điểm khác biệt và là nét độc đáo của Hiến pháp 1946 so với các bản Hiến pháp sau này là bản Hiến pháp này không theo bất kỳ một nguyên mẫu Hiến pháp nào có sẵn trong lịch sử... Đây là bản hiến pháp được soạn thảo theo tinh thần "tam quyền phân lập": lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Tòa án) với ảnh hưởng của Hiến pháp Hoa Kỳ, Pháp, và hiến pháp của các nước cộng hòa khác...
hết trích 
Quá tuyệt vời. Chừng đó cũng đủ để cất giọng cuối đời đi về một cõi: Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi / Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt / Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt / Rọi suốt trăm năm một cõi đi về... để đem hiến pháp 1946 ra xài lại. Góp ý, sửa đổi làm gì cho tốn mực, tốn giấy, tốn tiền thuế của dân.
Thế nhưng: 
- Tại sao với một hiến pháp tuyệt vời, "bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới" tồn tại từ năm 1946 cho đến năm 1959 mà: Cả triệu người đã bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, mồ mả tổ tiên, ruộng vườn nhà cửa... gồng gánh, bỏ chạy trối sống trối chết từ Việt Nam DÂN CHỦ Cộng hòa sang Việt Nam Cộng hòa năm 1954? 
- Tại sao cũng là bác Hồ vĩ đại - người vừa mang "Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nền lập hiến Việt Nam" để viết nên hiến pháp, cũng là Chủ tịch vĩ đại / cha già dân tộc thực thi hiến pháp trong quyền hạn chính trị cao nhất nước mà: hàng trăm văn nghệ sỹ bị giam cầm hoặc đày đọa, cả một nền văn học Việt Nam trở thành sân chầu của bồi bút sau vụ án Nhân văn Giai phẩm? 
- Tại sao một bản hiến pháp với những quy định công nhận các quyền cơ bản của công dân như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền khiếu nại tố cáo... một "bản hiến văn dân chủ vào loại bậc nhất Đông Nam Châu Á lúc bấy giờ" mà: gần 200.000 người dân vô tội đã bị tàn sát trong cuộc cách mạng long trời lỡ đất mang tên Cải cách ruộng đất và đứng đầu guồng máy chính trị nhúng tay vào tội ác không ai khác hơn là Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, cũng là người nhúng tay vào bản hiến pháp 1946? 
Một bản hiến pháp tuyệt vời, vĩ đại nhất hành tinh, nhất thiên hà, nhất vũ trụ cũng chỉ là một mớ giấy lộn hay là tờ chứng chỉ sát nhân có thẩm quyền khi nó nằm trong tay của đảng cộng sản Việt Nam. 

Monday, February 11, 2013

Bánh vẽ "Nhân dân là chủ"

Liên hệ đến "phong trào" góp ý cho đảng về Hiến pháp của đảng, Tiền Phong Online đăng bài hỏi đáp của Gs. Ts Lê Hồng Hạnh với tít lớn: Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực. Vài trang mạng lề Dân đăng lại. Cũng nhiều người cám ơn vị nhân sỹ trí thức này. Dân Làm Báo mời các bạn đọc qua và xin phép được góp với thôn làng một vài suy nghĩ để từ đó thôn ta thảo luận trong tinh thần đa nguyên.

*
Bài phỏng vấn của Tiền Phong và những đoạn in nghiên, màu nâu đỏ là của Dân Làm Báo.

Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực 
TP - “Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, cả quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Không một ông vua, không một chính phủ nào có thể tồn tại nếu không có dân”- GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý trao đổi nhân việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. 
GS.TS Lê Hồng Hạnh nói: 
Ý nghĩa nổi bật nhất của việc lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chính là sự thừa nhận ý chí, quyền lực của nhân dân, vị trí tối thượng của nhân dân đối với nội dung bản tuyên ngôn chính trị pháp lý quan trọng bậc nhất của nước Việt Nam
Đoạn mở đầu này đã ngay lập tức không ngần ngại đi vào mục tiêu tuyên truyền cần phải đạt được cho kế hoạch mỵ dân của đảng csvn. Nó muốn gieo vào người đọc thiện chí rất tốt đẹp của đảng csvn. Trên thực tế, nếu dừng lại ngay câu này để đối chiếu với thực tế sẽ thấy rất rõ: vị trí tối thượng không nằm ở chỗ những người góp ý. Nó nằm ở trong tay những kẻ quyết định số phận của những góp ý. Những kẻ đó là đảng viên đảng csvn. 
Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, cả quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Không một ông vua, không một chính phủ nào có thể tồn tại nếu không có dân. 
Đây cũng là một loại khẩu hiệu mỵ dân. Nhân dân vừa là 90 triệu người vừa có thể không là ai hết. Quyền lực của người dân phải được thể hiện qua những cơ chế đại diện, qua những quyền hạn chính trị lẫn kinh tế. Nó có thể được hình thành qua các tập hợp quần chúng, đảng phái chính trị, hội đoàn độc lập. Ở Việt Nam, có một số dạng hình đại diện hiện hữu. Hơn thế nữa, và hơn rất nhiều quốc gia dân chủ trên thế giới, nó hiện hữu với cụm từ Nhân dân làm đuôi theo sau như một bằng chứng về vị trí của người dân. Tòa án Nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Ủy ban nhân dân... Nhưng tất cả đều do đảng csvn tạo ra, kiểm soát và thống trị bởi đảng viên đảng cs. Đảng cs đã tự lập ra những chủ thể cho 90 triệu nhân dân VN mà mỗi chủ thể trong đó toàn là đảng viên csvn.

"Không một ông vua, không một chính phủ nào có thể tồn tại nếu không có dân." Câu này đúng nhưng... tầm phào vì nó rất đương nhiên. Không thể có một chính phủ mà không có dân. Mục đích của câu nói chỉ nhằm để thổi bong bóng cho người đọc lên tận mây xanh. Thực tế VN: có nhiều ông vua, có một đảng-nhà nước tồn tại và muốn tồn tại muôn năm trong một xã hội mà người dân bị cai trị ở mức độ gần như có cũng như không trong lãnh vực quyền lực chính trị, xã hội, kinh tế... 
“Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”- triết lý này Nguyễn Trãi nói cách đây hơn 5 thế kỷ rồi. Việc lấy ý kiến về Hiến pháp làm tăng giá trị nhân dân, giá trị dân chủ và tính khả thi của Hiến pháp sau khi được ban hành. 
Nếu ai còn mơ màng về mục tiêu của đảng csvn trong chiến dịch góp ý cho đảng, xin đọc lại câu trên của vị Gs. Ts. thật kỹ: "Việc lấy ý kiến về Hiến pháp làm tăng giá trị nhân dân, giá trị dân chủ và tính khả thi của Hiến pháp sau khi được ĐẢNG CSVN ban hành." 
Dân phúc quyết Hiến pháp 

TP: Trong thảo luận tại Quốc hội, một số đại biểu đề xuất bổ sung quy định về việc dân phúc quyết Hiến pháp. Phúc quyết, trưng cầu ý dân là quyền rất quan trọng nhưng chưa được quy định rõ ràng là quyền hiển nhiên của người dân cần được hiến định. Lần sửa đổi này theo ông nên được quy định ra sao? 
Gs. Ts. Lê Hồng Hạnh: Tôi ủng hộ những ý kiến đó vì những người đưa ra đề xuất như vậy thực sự muốn bản Hiến pháp có nền tảng dân chủ, nền tảng xã hội lớn hơn. Hiến pháp là tuyên bố của nhân dân trao quyền cho các thiết chế chính trị thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực được giao phó
Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp
Trong suốt bao năm qua, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội đều được quyết định "đâu vào đó" bởi một tập thể 14 người trong BCT của đảng CSVN. Toàn thể quốc hội đều được quyết định bởi một tiến trình dàn dựng kín kẻ gọi là "đảng cử dân bầu" mà các nhân tố chủ yếu gồm có đảng csvn và cánh tay nối dài của đảng là Mặt trận tổ quốc. 

Người dân "bị" giao cho sứ mệnh trao quyền cho các ông bà đảng viên nằm trong các cơ chế nhìn đâu cũng thấy cờ búa liềm này bởi tổ trưởng dân phố, công an phường lùa vào các phòng phiếu  để nhắm mắt gạch chéo danh sách ứng viên 99% là người của đã được đảng cử. 

Tức là: các thiết chế chính trị có được nói gì trong Hiến pháp đi nữa, trên thực tế đã bị khống chế hoàn toàn bởi đảng csvn. Từ đó:

Câu nói "Hiến pháp là tuyên bố của nhân dân trao quyền cho các thiết chế chính trị thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực được giao phó" chính là mục tiêu mà đảng đã đang bỏ ra bao nhiêu công sức ra để đạt được cho màn kịch hiến pháp 2013 này (giống như những lần trước). Hiến pháp 2013 trong đó sẽ khẳng định quyền lãnh đạo duy nhất của đảng, sự trung thành của quân đội đối với đảng, một trong những nhiệm vụ của quân đội là giữ gìn an ninh xã hội... sẽ là tuyên bố của nhân dân trao quyền cho các thiết chế chính trị (dĩ nhiên là của đảng CSVN).
Không ít người, kể cả đại biểu Quốc hội, nhiều chính khách cho rằng Quốc hội có quyền lựa chọn và quyết định hiến định những vấn đề quan trọng của đất nước, ví dụ chọn mô hình nhà nước, chọn chế độ chính trị, vấn đề sở hữu v.v... 
Tôi cho rằng hiểu như vậy chứng tỏ chưa hiểu bản chất của Hiến pháp. Chỉ có nhân dân mới có quyền lựa chọn và quyết định những điều đó. Chính vì thế, phúc quyết của nhân dân đối với bản Hiến pháp mới hay Hiến pháp sửa đổi phải được coi là quyền đương nhiên của nhân dân. 
Một lần nữa, thực tế rõ ràng: người dân chỉ được đảng csvn (qua cơ chế quốc hội với hơn 91,6% thành viên là đảng viên và 8,4% còn lại đều có quyền lợi gắn bó với đảng cộng sản) cho phép góp ý nội dung hiến pháp. Quyền quyết định nội dung đó như thế nào vẫn hoàn toàn nằm trong tay của đảng csvn. Đảng csvn đang "khiêu vũ" bài "hiến pháp 2013 là phúc quyết của Nhân dân chứ không phải của đảng".
Muốn hiểu bản chất của Hiến pháp thì cần phải nhìn cho rõ thực tế của câu "Chỉ có nhân dân mới có quyền lựa chọn và quyết định những điều đó". Thực tế là nhân dân được cho phép góp ý, được bật đèn xanh là không có vùng cấm (những ai có đủ kinh nghiệm đau thương, nhất là không có thẻ đảng trong túi, thì tự động bật đèn vàng cho nó lành). Thực tế chẳng có ông nhân dân, bà nhân dân nào có quyền lựa chọn, quyết định. Nó chỉ có được cái quyền dâng kiến nghị và chấm hết. 
Dù có đưa vào Hiến pháp quyền phúc quyết hay không, các cơ quan quyền lực nhà nước cũng phải có trách nhiệm đảm bảo để nhân dân thực hiện nó. Đương nhiên chính là ở chỗ đó. 
Đảng với tư cách là lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội cũng phải đảm bảo để quyền phúc quyết của nhân dân được thực hiện. Giữa phúc quyết và lấy ý kiến nhân dân có sự khác nhau rất lớn về mức độ đảm bảo dân chủ, sự thượng tôn vai trò của nhân dân. 
Tất cả những xảo ngữ chính trị về cái gọi là quyền phúc quyết của nhân dân này tự nó lột trần truồng nó với quan điểm "Đảng với tư cách là lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội cũng phải đảm bảo để quyền phúc quyết của nhân dân được thực hiện". Nếu nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực chính trị, nếu nhân dân nắm trong tay quyền phúc quyết Hiến pháp là luật mẹ cao nhất của quốc gia thì không có một đảng nào có tự cho mình mang tư cách là lực lượng chính trị lãnh đạo, có tư cách để  đảm bảo để quyền phúc quyết của nhân dân được thực hiện cả. 
Tôi không thấy có lý do nào để không qui định quyền phúc quyết của nhân dân trong Hiến pháp sửa đổi lần này. Ngay khi đất nước mới giành được độc lập, thù trong giặc ngoài bao vây, chống phá, đa số người dân còn mù chữ, song Đảng và Bác Hồ vẫn chủ trương để nhân dân phúc quyết bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước. 
"Đảng và Bác Hồ vẫn chủ trương để nhân dân phúc quyết bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước." Vậy thì nhân dân Việt Nam có được quyền hạn gì là do đảng và bác Hồ của đảng để cho!!!??? Ngay cả việc nói rằng nhân dân phúc quyết bản Hiến pháp đầu tiên cũng là một sự láo khoét, bôi nhọ lịch sử. 
TP: Trở lại lịch sử, Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định nguyên lý mọi quyền bính đều thuộc về dân. Nhân dân là gốc của mọi quyền lực, trong đó có quyền lực nhà nước. Do đó nhân dân phải được quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của đất nước, thưa ông? 
Gs. Ts. Lê Hồng Hạnh: Tôi cho rằng quyền lực của nhân dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần thể hiện theo tinh thần và lời văn của Hiến pháp 1946. Có người cho rằng quay trở lại Hiến pháp 1946 là không đúng, không phù hợp, thậm chí chệch hướng do bối cảnh ngày nay khác với thời điểm năm 1946. 
Nếu thực sự hiểu đúng dân chủ, hiểu đúng vai trò của nhân dân thì không có sự đoạn tuyệt như vậy được. 
Dù ở trong bối cảnh hiện nay, bối cảnh của 100 năm trước hay của 100 năm sau nếu chúng ta thực sự hiểu đúng bản chất của dân chủ và quyền lực nhân dân thì tuyên ngôn của Hiến pháp 1946 “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” vẫn hoàn toàn mang tính thời đại. 
Một tuyên ngôn thượng tôn nhân dân trong thực thi quyền lực nhà nước in đậm dấu ấn tư tưởng của Bác Hồ mãi mãi là một thiên cổ hùng văn thể hiện khát vọng dân chủ của Nhân dân và của Đảng ta. 
Giá trị của tuyên bố trên trong Hiến pháp 1946 thiêng liêng chẳng khác gì tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” mà Lý Thường Kiệt đọc trên sông Như Nguyệt. 

Trở lại Hiến pháp 1946, văn bản mà ông Gs Ts khen ngợi "Một tuyên ngôn thượng tôn nhân dân trong thực thi quyền lực nhà nước in đậm dấu ấn tư tưởng của Bác Hồ mãi mãi là một thiên cổ hùng văn thể hiện khát vọng dân chủ của Nhân dân và của Đảng ta... thiêng liêng chẳng khác gì tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” mà Lý Thường Kiệt đọc trên sông Như Nguyệt." là điều đang đáp ứng ý muốn, tâm lý của nhiều người, trong đó có nhiều "người cộng sản chân chính". Nhưng điều gì đã thực sự xảy ra, đời sống xã hội ở miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà đã ra sao dưới cái văn bản 1946 thiên cổ hùng văn đậm dấu ấn tư tưởng của bác Hồ này. Muốn tỏ tường mời các bạn đọc lại 2 phần sau đây trong loạt bài của Đặng Chí Hùng:

Những sự thật không thể chối bỏ (phần 5) - Nỗi đau Cải Cách
Tất cả đều xảy ra dưới ánh sáng rạng ngời của "Hiến pháp 1946 thiêng liêng chẳng khác gì tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” mà Lý Thường Kiệt đọc trên sông Như Nguyệt."
Quyền lực phải được kiểm soát 
TP: Theo Hiến pháp, quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân, quyền lực của Nhà nước là quyền phái sinh, từ nhân dân mà ra, do nhân dân trao cho. Theo ông sửa Hiến pháp lần này cơ chế kiểm soát quyền lực cần được quy định ra sao và cần nhấn mạnh những yếu tố nào? 
Gs. Ts. Lê Hồng Hạnh: Tha hóa quyền lực, lạm dụng quyền lực là điều khó tránh nếu quyền lực không được kiểm soát, cân bằng bởi cơ chế thích hợp. Nguy cơ này trở nên đáng sợ hơn ở những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển. Ở Việt Nam cũng vậy, nếu chúng ta đi sâu vào thực tiễn kinh tế, xã hội của đất nước. 
Ở Việt Nam, nguy cơ này lại đáng kinh sợ hơn khi mà cả một hệ thống tuyên truyền, phối hợp và khai dụng nhiều thành phần chính trị khác nhau, tạo ra một cơ chế thích hợp trên giấy tờ, "bị đóng dấu đồng tình" bởi cái gọi là của nhân dân Việt Nam, nhưng đảng nắm trọn quyền kiểm soát mọi cơ chế, đứng đầu, đứng đuôi, đứng giữa, đứng mọi nơi trong các guồng máy hành pháp, tư pháp, lập pháp đều là "đảng ta". 
Thú thực, đôi khi tôi thấy kỳ lạ là ngay nhiều người làm bảo vệ cũng tìm cách thực thi quyền “cho qua cổng” theo hướng tối đa hóa sức nặng của nó, chưa nói đến cảnh sát giao thông, nhân viên thuế vụ và trên nữa là nhiều quan chức cao cấp. 
Anh bảo vệ thì có gì kỳ lạ!? Gs. Ts. Lê Hồng Hạnh không biết ở Việt Nam có một nhân vật mang tên đồng chí X?
Với xu thế thích làm quan, thích thể hiện quyền lực như vậy thì lạm dụng, tha hóa quyền lực là đại vấn đề của bộ máy nhà nước và xã hội ta hiện nay. 
Quyền lực muốn được kiểm soát trước hết phải được phân định rõ ràng, cơ quan nào thực hiện quyền gì và phạm vi đến đâu, trách nhiệm của các cơ quan quyền lực như thế nào khi có những vi phạm hay có sự trì trệ, tắc trách. Theo tôi, Hiến pháp khó có thể qui định đầy đủ và chi tiết song những điểm sau đây nhất thiết cần phải được hiến định: 
Thứ nhất, phải xác định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp và tạo ra được những cơ chế kiểm soát lẫn nhau có hiệu quả giữa các cơ quan này. 
Cũng thứ nhất: bao năm qua, trên giấy tờ, trên lý thuyết, trong các hiến pháp do đảng csvn tạo ra và tự sửa, đã có những xác định tương đối về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan của 3 ngành. Tuy nhiên, trên thực tế thì tất cả đều nằm trong tay đảng, mọi chức vụ quan trọng đều được tranh giành, thương lượng, chia ghế, chia phần bởi trung ương đảng và bộ chính trị đảng csvn. Cơ chế tự nó không biết... nhúc nhích để mà kiểm soát lẫn nhau. Chỉ có con người. Ở VN không có những con người như thế trong các cơ chế chính trị mà chỉ có đảng viên cs.
Đây là điều kiện tiên quyết cho việc hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực. Khi không được phân công rõ, không phải chịu trách nhiệm thì các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước dễ lạm dụng để rồi “khiên và áo giáp” bảo vệ các cơ quan này khỏi trách nhiệm pháp lý sẽ là “lỗi hệ thống”, “ý kiến của tập thể”. 
Vì thế, dựa vào lý luận phản hồi ở trên, điều mà Ts Gs Lê Hồng Hạnh phán không phải là điều kiện tiên quyết. Điều kiện tiên quyết để hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực là chấm dứt tình trạng độc quyền chính trị của đảng csvn.
Có mấy ai phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai lầm trong thực thi quyền lực nhà nước nếu như những việc đó chưa đẩy đến mức trách nhiệm hình sự.
Tức là phải trở thành hình sự mới nhận trách nhiệm!? Phải nói cho đúng và có văn minh tối thiểu là: trách nhiệm về sai kém trong thực thi quyền lực nhà nước chỉ có được khi tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Thứ hai, cần tăng cường sự giám sát thực chất của nhân dân. Sự giám sát của nhân dân, không chỉ là sự thể hiện quyền lực tối thượng của nhân dân mà còn là sự đảm bảo cho quyền lực nhà nước không bị tha hóa. 
Cũng thứ hai: sự giám sát của nhân dân là một khái niệm trừu tượng. Giám sát chỉ được và phải cụ thể hoá bằng hệ thống truyền thông báo chí tự do và một cơ chế tư pháp độc lập. Tại Việt Nam, tất cả nằm trong tay đảng csvn. Do đó, cái gọi là sự giám sát của nhân dân không những chỉ trừu tượng mà còn là một bánh vẽ trừu tượng.
Hiện tại, việc giám sát của nhân dân được thực hiện qua các tổ chức chính trị và chính trị xã hội là chủ yếu và các tổ chức này thì khó có được ý kiến độc lập thực sự. 
Cơ chế giám sát hiện hành còn hình thức và ngay cả việc nhân dân lựa ai thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước cũng như vậy. 
Cần có sự giám sát của nhân dân thông qua các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội với những ý kiến độc lập, mang tính chất phản biện thực sự. Với việc sửa đổi Hiến pháp lần này, hãy để cho nhân dân chọn phương thức giám sát phù hợp với nguyện vọng của mình. 
Chính vì không thể, không dám, không muốn nói về vai trò của tự do báo chí nên Gs. Ts Lê Hồng Hạnh nói đến một lãnh vực mà thực tế còn tương đối phôi thai trong xã hội Việt Nam. Hiện nay, đã thành hình một số tổ chức "phi chính phủ", xã hội mà đảng và nhà nước VN đã dùng chúng cho những tuyên bố trong các đại hội quốc tế về những tiến triển của VN trong các lãnh vực này. Tuy nhiên, nếu ai từng hoạt động trong các lãnh vực này đều biết rõ. Tất cả đều bị kiểm soát và khống chế bởi đảng và các cánh tay nối dài của đảng csvn.
Thứ ba, cần lựa chọn kỹ các thiết chế kiểm soát và cân bằng quyền lực có khả năng phát huy tốt trong điều kiện chính trị xã hội của đất nước. Theo tôi Kiểm toán nhà nước, Ủy ban bầu cử độc lập là những lựa chọn có thể phù hợp. Dĩ nhiên, những thiết chế khác cũng hoàn toàn có thể hiến định nếu phần lớn nhân dân yêu cầu phải có những thiết chế đó. 
Thứ ba: điều kiện chính trị xã hội của đất nước là bị gói gọn, bó chặt, tròng lên đầu bởi cái vòng kim cô điều 4 Hiến pháp. "Good luck" cho nhân dân ta nếu tiếp tục vẫn bị mang cái vòng oan nghiệt không khác gì Tôn Ngộ Không của Tây Du Ký và đi vào con đường mà đảng đang dọn sẵn một cách rất thênh thang và rất là "trò khỉ" này: góp ý cho đảng.

Sử Gia và Sử Gian

"Cháu ơi chớ lộn gia, gian
Sử gia thì học, sử gian thì đừng"
Các cháu yêu quí ,
Nhân dịp đầu năm, bác thân ái gửi đến các cháu những lời cầu chúc tốt đẹp nhất mà các cháu từng được chúc hoặc nghe người ta chúc nhau, và thêm vào đó là lời chúc đặc biệt: chúc các cháu trong năm mới này phân biệt được sử Gia với sử Gian.
Nhưng trước khi đi vào nội dung cụ thể, bác cần “làm rõ một số vấn đề”. Đó là danh xưng “bác” và “cháu” trong thư đầu năm khi không xuất hiện “giữa trời” này; “bác” là ai và “cháu” là ai .
Bác này không phải là “bác” của mọi thế hệ kể cả ông Bành Tổ nay có sống lại cũng phải gọi chàng Cu Công xứ Nghệ. Và “Cháu” đây cũng chỉ là những ai có độ tuổi cao lắm là bằng tuổi con của con bác đây tức ông già đang ngồi mổ cò “meo” này. Nếu bạn đọc nào không rơi vào trường hợp “cháu” như định nghĩa này thì xin đừng gọi tác giả bằng “bác” như người ta gọi vị thần hoàng làng gốc Kim Liên Nam Đàn.
Vấn đề cũng giản đơn thôi (đúng ra là bác viết “đơn giản”, nhưng viết... ngạo ngược như thế cho đúng “con người mới văn hóa mới xã hội chủ nghĩa” sau khi bác bị phỏng... te tua). Nó là như vầy, như vầy:
Sử gia là người viết lịch sử. Lịch sử, theo giải thích đơn giản, là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người (http://bttvhqn.blogspot.com/2012/05/lich-su-la-gi.html). Và “lịch sử là khách quan; sự kiện lịch sử là những sự thật tồn tại độc lập...” (Gs. Hà Văn Tấn).
Còn Sử gian là lịch sử tức sự thật bị bóp méo, bị đổi trắng thay đen, hay bị “sử gia” lờ đi sự thật “gây hậu quả nghiêm trọng” như “mất Sổ hưu xhcn”. Sau đây là một vài thí dụ cụ thể về sử Gian:
Vụ Mậu Thân Huế. Sự thật là hàng ngàn người dân Huế vô tội bị “Cách Mạng” chôn sống nay làm phim... tài liệu đổi thành bị “giết bởi vì Ngụy quân”
Vụ Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu Cộng thành ra ta mất Hoàng Sa là do “Mỹ đồng lõa với TQ”.
Vụ Cáo giả Tiên. Khi đề cập đến cuốn “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”, kẻ mệnh danh mình là “sử gia” chỉ đề cập đến nội dung đã làm nên “cú hích vào nghề” cho mình mà lờ đi con Cáo già to tổ bố giả Tiên ông đang thổi ống đu đủ thọc đít mình tự sướng...
Các cháu của bác ơi, có phân biệt được sử Gia với sử Gian, các cháu mới thành người được.

"Cháu ơi chớ lộn gia, gian
Sử gia thì học, sử gian thì đừng"