Ngày xưa ngày xưa ở một nước giáp biển Đông, có tên là nước Chai.
Năm ấy nước Chai
loạn, kinh tế, chính sự, chủ quyền mọi thứ đều be bét. Bởi thế triều
đình mới sửa hiến pháp gọi là có thay đổi chút ít từ trên cao, ngõ hầu
trấn an dân chúng.
Đám nhân sĩ, trí thức
lựa dịp ấy, mới làm tờ sớ trình một bản hiến pháp mới có sửa đổi dựa
trên bản hiến pháp cũ. Sớ được đưa đi bốn phương để thỉnh bá tánh.
Sớ đưa ra công chúng hàng ngàn người ký đồng tình, triều đình vội vã họp lại nghị luận. Các quan trách nhau rằng.
- Vội bày ra trò đó làm chi, không khéo bọn hủ nho lợi dụng làm xằng.
Quan khác nói.
- Giờ uy tín triều
đình đã không còn trong bá tính, kêu góp ý sửa chứ đã sửa cái gì đâu mà
phải lo. Cứ kệ cho chúng góp ý để khách quan. Dao kia ta nắm đằng chuôi,
có gì phải sợ.
Quan nọ nói.
- Đúng, cho chúng kiến nghị lên trời là hết chuyện.
Các quan nhìn lại thì
ra đại thần bộ Học họ Đường, tên chữ là Thế Hoang. Đường Thế Hoang
người trấn Sơn Nam Hạ mặt mỏng, mắt rắn. Mới được cất nhắc làm đại thần
nghị sự, giỏi nghề bẻ chữ, lái câu, phao tin , đồn tiếng. Tài của Hoang
giỏi đến nỗi từng đem con hươu ra Đại Học Quốc Đường, gọi bọn nho sinh
lại nói rằng đó là ngựa. Đám nho sinh tin đến nỗi thi nhau là bài phú,
bài vè để vịnh con ngựa có gạc.
Bây giờ các quan xúm
lại hỏi Đường Thế Hoang cách nào để kiến nghị của bọn nho sĩ không tới
khắp dân chúng mà lại bay lên trời. Hoang đáp.
- Cứ theo lệ cũ, tổng
hợp mọi biện pháp đấu tranh, phòng ngừa mà làm. Thứ nhất sai bọn dư
luận viên cũng làm kiến nghị, kiến nghị thật nham nhở như cho đồng tính
lấy nhau, kiến nghị lập nền quân chủ, kiến nghị lập giáo chủ...bọn hủ
nho kiến nghị một bản thì quân ta trà trộn trong đám dân, đám sĩ kiến
nghị cả mười bản, cốt sao đòi hỏi thật phi lý. Sau đó ta cho người phê
phán là có quá nhiều kiến nghị không ra đâu vào đâu, thiếu ý thức xây
dựng, không thực tế....
Bước song song ta cho
người ký tên vào bản kiến nghị của bọn hủ nho, sau cho kẻ đó lên công
chúng nói ăn năn hối lỗi , kiểu như là nhận thức thấy kém, chủ quan, vội
vã nên đã ký vào kiến nghị. Nay thấy nói nhiều kiến nghị không thực,
tế, thiếu xây dựng. Lấy làm hối hận muốn rút lui.
Cùng đó ta cho công
sai toả khắp nơi ngăn cản việc dân chúng ký kiến nghị của bọn hủ nho,
chúng không có điều kiện để thu thập chữ ký. Muốn thu thập chúng phải in
nhiều tờ, cho người đi nhiều nơi. Chúng lấy đâu ra người, nếu kẻ nào
đến đâu mở điểm thu thập chữ ký. Công sai đến gô cổ về phủ, hỏi về ai
soạn bản kiến nghị, ai cấp giấy, in ở đâu. mở điểm thế này đã xin phép
triều đình chưa, có biết vi phạm sắc lệnh 83 của tể tướng không.. chúng
trả lời xong từng ấy câu hỏi mà khôn ngoan không phạm tội gì thì cũng
hết thời hạn triều đình thu thập kiến nghị.
Quan đại thần Hoang ngừng nói, đưa mắt nhìn quanh hỏi các quan.
- Bổn quan chỉ có vài kế sách ấy, xin các quan chỉ bảo thêm.
Các quan đều nghiêng mình vái lạy nói.
- Triều ta thật có
phúc mới được đại quan, Gia Cát Lượng chỉ tính đến 2 kế sách, nay ngài
tính đến gấp mấy lần. Cứ thế này kiến nghị của bọn hủ nho chỉ có nước
hoá vàng mà gửi lên trời.
Về sau hiếp pháp chả
có gì thay đổi, cãi nhau , dèm nhau một chập rồi phần thắng vẫn thuộc về
bên nắm quyền. Bấy giờ dân chúng mới nhận ra quan lại nước mình chả ai
mọc râu trên mặt cả. Bởi vậy họ tự đặt nước mình là nước Chai.
No comments:
Post a Comment