Monday, September 17, 2012

Chính Chu - Người Việt thành danh ở Phố Wall (OMG such a lie)




Chính Chu là Giám đốc điều hành cấp cao của Private Equity, Blackstone Group với những khoản đầu tư từ 250 triệu đến 1,5 tỷ USD. Ở tuổi 44, ông Chính Chu có tổng tài sản hơn 1 tỷ USD. Ông là chồng của ca sĩ Hà Phương, người mà thời gian gần đây khá ầm ĩ với việc tậu phi cơ riêng và mua trung tâm Thúy Nga.

You can compare to Mitt Romney Net worth

Average Net Worth: $169,363,061*

Minimum Net Worth: $80,873,131
Maximum Net Worth: $257,852,991

Average 2010 Income: $26,343,067**

Min. Gross Income: $9,592,421
Max. Gross Income: $43,093,712

 Don't forget that Mitt Romney was the co-founder of Bain Capital,  a private equity investment firm that became highly profitable and one of the largest such firms in the nation


Chinh Chu is the Managing Director of Blackstone, another famous Private Equity firm like KKR, Bain Capital, TPG, etc..

Chin Chu must be rich, very rich but claiming that his net worth is $1.5 billion is such a non-sense statement. Journalists in Vietnam are so dumb.




Một cô gái bị CA tra tấn & xúc phạm nhân phẩm trong trụ sở

Sau hơn một tháng tố cáo Công an (CA) P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM đánh đập đến bầm tím hai đầu gối, ngày 12/9, chị Đinh Thị Thu Diễm (SN 1992, ngụ P.Bình Trưng Tây, Q.2, TP.HCM) đã được CA Q.7 trả lời. Theo đó, thương tích trên người chị là do… tự té.

Chị Diễm trình bày lại sự việc
Nhắc lại sự việc bỗng dưng bị vu là “kẻ cướp”, chị Diễm vẫn còn bàng hoàng và phẫn uất. Khoảng 18g30 ngày 29/7, khi chị đang chạy xe Air Blade (biển kiểm soát 54S7 - 5321) chở theo anh họ là Huỳnh Ngọc Vinh từ xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh về Q.7. Khi đang lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Thọ (P.Tân Phong, Q.7), bất ngờ có hai thanh niên chạy từ phía sau lao tới la “cướp, cướp”, sau đó đạp vào cổ xe của chị, khiến chị Diễm và anh Vinh ngã xuống đường.
Sau đó, hai anh em chị Diễm bị đưa về trụ sở CA P.Tân Phong. Theo chị Diễm, tại đây, chị bị lực lượng thi hành nhiệm vụ CA phường tra vấn việc chị “lấy trộm xe máy”. “Tôi không biết chuyện gì mà khai, tôi có lấy trộm xe máy của ai đâu. Khi tôi không thừa nhận việc mình lấy xe thì bị mấy anh CA còng và treo tay lên cao, dùng gậy cao su, cán dao đánh vào đùi, đầu gối và chích điện vào hông. Sau đó, họ bắt tôi lột quần áo, kể cả đồ lót để kiểm tra”, chị Diễm bức xúc nói. Đến tối 29/7, CA phường đưa nhân chứng nhận dạng và cho rằng chị không phải là người ăn trộm xe của họ nên sau khi bị nhốt một ngày một đêm, đến 16g30 ngày 30/7, CA P.Tân Phong mới cho chị Diễm về.
Những vết bầm trên gối chị Diễm
Ngay sau khi sự việc xảy ra, chị Diễm được gia đình đưa đến Bệnh viện Q.2. Các bác sĩ chẩn đoán, chị bị chấn thương mô mềm hai đầu gối. Suốt một tháng qua, hai đầu gối vẫn còn bầm tím, hông và đùi vẫn còn đau nhức, đi lại khó khăn.
Ngày 11/9, Báo Phụ Nữ đã liên hệ với CA Q.7 để xác minh. Cơ quan này cho biết, đã nhận được đơn của chị Diễm tố cáo về việc chị bị CA P.Tân Phong đánh trong trụ sở. Trung tá Vũ Văn Minh (Đội trưởng đội tổng hợp - CA Q.7) cho biết, Ban chỉ huy CA Q.7 đã giao cho Thanh tra CA quận xác minh vụ việc.
Ngày 12/9, chị Diễm bất ngờ được CA Q.7 gọi lên trụ sở để nhận “Thông báo về kết quả xác minh đơn tố cáo”, do trung tá Trang Viết Thanh, Phó Trưởng CA Q.7 ký ngày 11/9. Theo đó, ngày 1/8, CA Q.7 nhận được đơn tố cáo của chị Diễm, ngày 6/8 CA Q.7 ra quyết định xác minh nội dung đơn tố cáo. Căn cứ vào hồ sơ, lời khai của những người liên quan và biên bản làm việc với chị Diễm về nội dung tố cáo; hồ sơ giải quyết vụ việc của CA P.Tân Phong, CA Q.7 nhận thấy: chị Diễm chở theo anh Vinh bị dân phòng xã Phước Lộc (huyện Nhà Bè) và một số người dân nghi ngờ cướp xe, rượt đuổi đến đường Nguyễn Hữu Thọ (P.Tân Phong, Q.7) thì bị té, sau đó chị Diễm và anh Vinh được giao CA P.Tân Phong. Việc chị Diễm tố cáo một số cán bộ, chiến sĩ CA P.Tân Phong treo lên và đánh vào hai đầu gối, chích roi điện vào hông bắt khai nhận việc lấy xe là không có cơ sở.
Thương tích của chị Diễm được Bệnh viện quận 2 xác nhận
Nhận công văn của CA Q.7, gia đình chị Diễm rất ngỡ ngàng, bức xúc vì sự thật đã hoàn toàn bị đảo ngược. Bà Nguyễn Thị Tuyền, mẹ của chị Diễm, cho biết: “Họ đánh con tôi như vậy mà ra thông báo là con tôi bị té thì không còn một chút lương tâm nào nữa. Mẹ con tôi sẽ gửi đơn kiện lên CA TP, để mọi chuyện được sáng tỏ. Chúng tôi không cần tiền bồi thường danh dự mà chỉ cần CA phường xin lỗi con tôi, trả lại sự trong sạch cho cháu”.
Quỳnh Mai - Hải Dương
Điều 6, Bộ luật Tố tụng hình sự nêu rõ, nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Nếu có căn cứ về việc CA dùng nhục hình xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị Diễm có thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định tại điều 334 Bộ luật Tố tụng hình sự: Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Người tố cáo có quyền: gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền; yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù. Người tố cáo có nghĩa vụ: trình bày trung thực về nội dung tố cáo; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật (điều 335 Bộ luật Tố tụng hình sự).

Blogger bất đồng chính kiến ​​Việt Nam cảnh báo: Chúng tôi đấu tranh bất chấp mối đe dọa tù 20 năm

Một lệnh bắt giữ mang mối đe dọa là bị ngồi tù cho những người đứng sau ba trang blog bất đồng chính kiến ​​ở Việt Nam đã được ban hành nhưng các blogger Dân Làm Báo (không phải tên thật) và Trần Hưng Quốc (biên tập viên của Quanlambao) cho biết họ sẽ không đầu hàng - bất chấp những gì mà chính phủ ném vào họ. 
"Chúng tôi không có sự lựa chọn. Hai mươi năm trong tù để đòi lại quyền làm người của chúng tôi là một cái giá mà chúng tôi sẵn sàng trả nếu cần." Blogger Danlambao nói. 
Một loạt các trường hợp tương tự đã dẫn đến cái chết của mẹ một blogger, người đã tự thiêu để phản đối việc giam giữ con gái mình vào tháng Tám. Bà Đặng Thị Kim Liêng, 64 tuổi, đã chết trên đường đến bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh.
Con gái của bà, cô Tạ Phong Tần, một cựu sĩ quan cảnh sát, người đã viết một blog về các vấn đề xã hội, đã bị bắt vào tháng 9 năm 2011 về tội tuyên truyền chống nhà nước. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gia tăng áp lực lên các blogger và ra lệnh cho công an đàn áp. Ông đặc biệt nhắm vào Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông. 
Theo báo cáo Kẻ thù của Internet bởi cơ quan giám sát quốc tế Phóng viên Không Biên giới, Việt Nam là nước thứ hai tồi tệ nhất trên thế giới về tự do internet, chỉ đứng sau Trung Quốc. 
Tùy tiện giam giữ 
Human Rights Watch (Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền) đã cáo buộc chính phủ "tuỳ tiện" bắt giữ hàng chục cư dân mạng "vì công việc của họ như là nhà báo công dân, những người ủng hộ môi trường, những đội quân chữ thập chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền."
Nếu bị bắt giữ, các blogger làm việc với Danlambao (những người dân làm Báo Chí), Quan Làm Báo (cán bộ làm Báo chí) và Biển Đông sẽ làm tăng thêm số lượng tù nhân sau song sắt.
Blogger cho rằng chính phủ chịu trách nhiệm về các phương pháp thậm chí còn nguy hiểm hơn để bịt miệng quần chúng. "Công an gần gũi với Thủ tướng đã đe dọa giết chết đối với chúng tôi", ông Trần Hưng Quốc, biên tập viên của Quan Lâm Báo nói. 
"[nhà cầm quyền] triệu tập blogger - đặc biệt là những người nổi tiếng để thẩm vấn và sau đó đe dọa họ nhằm tạo một gương điển hình và dọa dẫm những người khác khi nghĩ đến việc hỗ trợ phong trào truyền thông độc lập hoặc tham gia vào cộng đồng blog độc lập", blogger Dân Làm Báo, người đã giấu tên vì lý do an ninh, phát biểu. 
Đảng Cộng sản, đã điều hành đất nước kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam giữa thập niên 70, ngày càng khó kiểm soát các tiếng nói bất đồng chính kiến ​​đang nhanh chóng lan rộng trên thế giới mạng. 
Một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo cho thấy rằng Việt Nam có dân số internet phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Một trong ba người Việt Nam có truy cập internet.
Trong 3 trang blog bị nhắm đến, Dan Làm Báo đăng tải những bài viết chủ yếu về chính trị. Quan Làm Báo có một cách tiếp cận tin tức chính trị giật gân hơn và thường nhắm đến Thủ tướng và đời tư của ông ta. Trang Biển Đông chú trọng riêng vào cuộc tranh cãi lâu dài của Việt Nam với Trung Quốc về lãnh thổ ở Biển Đông. 
Trước khi lệnh bắt giữ được ban hành, chính phủ với hệ thống tường lửa kiểm duyệt nhưng dễ dàng để vượt qua, đã sử dụng những cuộc tấn công mạng nhắm vào các blog bất đồng chính kiến - các chuyên gia cho biết. 
"Chúng tôi đã bị tấn công liên tục thông qua công nghệ IT kể từ khi một tuần sau khi blog của chúng tôi được thành lập", ông Trần nói.
"Các nhà chức trách sử dụng phương tiện khác nhau như DDoS (phân phối của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ), virus, tường lửa và phần mềm gián điệp," Dân Làm Báo nói.
Tuy nhiên, chiến dịch chống lại họ đã phản tác dụng, kể từ khi lệnh bắt được ban hành, độc giả của ba trang blog tăng vọt.

"Nhờ sự chăm sóc của Thủ tướng, chúng tôi đã có hơn 1,5 triệu lượt xem. Ông nâng chúng tôi từ một nguồn không chính thức sang vị thế của ngôi sao sáng trong bầu trời web". 
Chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với đàn áp 
Số lượng độc giả hàng ngày của Danlambao tăng gấp đôi đến 500.000 vào ngày lệnh xử lý được ban hành, các blogger tuyên bố.
"Chúng tôi chuẩn bị để đối mặt với trấn áp và bỏ tù hơn là sống cuộc sống của một con chó câm rọ mõm, không dám sủa và vẫn còn lệ thuộc vào những người lợi dụng quyền lực của họ..." là một bình luận đăng trên trang Danlambao.
"Không ai có thể ngăn cản chúng tôi chiến đấu chống lại các tổ chức tham nhũng đang cai trị đất nước chúng tôi", ông Trần lập lời tiếp. 
Họ kêu gọi các chính phủ phương Tây hỗ trợ những chiến dịch vận động của họ.
"Không ai có thể tự chiến thắng một mình. Chúng tôi cần phương Tây làm nhiều hơn và nhiều hơn nữa để giúp tự do ngôn luận ở Việt Nam", ông Trần nói.

"Chính phủ này không quan tâm đến bao nhiêu khổ đau mà nó gây ra đối với nhân dân của chúng tôi, nhưng nó quan tâm nhiều đến đầu tư nước ngoài, giao dịch kinh tế và thương mại với các nước thứ ba. Biện pháp trừng phạt có thể xảy ra về ngoại giao và kinh tế của phương Tây đối với các hành vi vi phạm nhân quyền là một vấn đề lớn đối với chính quyền", Dân Làm Báo nói. 
Cuộc đàn áp trên các blog có thể là một hậu quả của sự sụt giảm thị trường chứng khoán theo sau việc bắt giữ ông trùm Nguyễn Đức Kiên, người sáng lập của một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam - các quan sát viên cho biết.
Ông Kiên đã bị bắt vào tháng Tám bởi bị nghi ngờ là có những hành vi vi phạm kinh tế.
Dân Làm Báo đã suy đoán rằng việc giam giữ ông Kiên không phải do sai phạm tài chính, nhưng vì ông là nạn nhân một cuộc đấu tranh quyền lực ở thượng tầng chính phủ.
Thủ tướng đã được đăng tin là có những mâu thuẫn với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và con gái của Thủ tướng được cho là gần gũi với nhân viên ngân hàng bị bắt. 
"Lệnh ban hành của Thủ tướng Chính phủ để chống lại chúng tôi là một chỉ dấu của sự chiến thắng cho chúng tôi - chiến đấu cho tự do ngôn luận và cho các phương tiện truyền thông độc lập, chúng tôi đã phải chạm đúng huyệt để kích hoạt nên sự trả thù này", Dân Làm Báo nói.
Ông Trần nói thêm: "Nếu chúng tôi có chết cho một nước Việt Nam tốt hơn, chúng tôi sẽ sẵn sàng vì mục tiêu đó."

Nghe mà buồn 'nôn'!

Đúng là “hạ tướng”, nói mà không biết “ngượng mồm”. Cũng có cơ hội đi Đông đi Tây hội họp Asean mấy lần mà cái não trạng “bã đậu vẫn hoàn bã đậu” – 80% quốc gia thành viên Asean không có “gắn” cái CNXH vậy chắc họ đang không có độc lập chủ quyền? Mà Việt Nam thì gắn chặt cái CNXH nhưng lại lạc hậu và nghèo nàn hơn người ta mà lại còn bị Tàu Cộng cướp đất biên giới, mất chủ quyền biển đảo nữa chứ!

Và tổ phụ CNXH Sô Viết cùng toàn bộ các nước Đông Âu đã không còn gắn chặt, gỡ ra vứt bỏ CNXH lâu rồi bây giờ chắc họ không có Độc Lập chủ quyền? Cụ thể hơn, sao 4000 năm dựng nước Tiền nhân, ông cha ta, đâu có lấy cái cái kim chỉ nam cộng sản - CNXH ấy để nằm trong “Lò…” đâu mà vẫn giữ được độc lập vẹn toàn cương thổ quốc gia, để cho ông Hồ và cộng sản VN du nhập “đứa con” ngoại lai vô thừa nhận “CNXH” này về “thờ tự” lúc nào cũng châm bẩm để nằm trong “Lò…” nhưng sao dẫn đến hao hụt mất chủ quyền “biên cương đất trời biển đảo” của cha ông!?

Rồi 1975, cộng sản miền Bắc đánh chiếm miền Nam, lãnh thổ phía Nam VN đâu cần XHCN nhưng không mất 1cm2 đất nào, ngược lại lãnh thổ Bắc vĩ tuyến 17 tô son quét phấn cái CNXH thì “hao hụt” đất trời biển đảo” quê nhà về tay đồng chí bạn vàng CNXH Tàu Cộng? Sao cứ nói lấy được, mà không nghĩ đến liêm sỉ, nhân cách?
Đã vậy thì chắc nhờ cái “kim chỉ nam” nằm trong “Lò..” ấy mà 1958 “Bác và đảng” sáng suốt chỉ đạo cho chóp bu “Đồng” mắt nhắm, mắt mở ký vào cái công hàm công nhận lãnh hải thuộc Tàu Cộng, trong đó bao gồm cả Biển đảo đất trời của chính mình? Ngày nay vẫn còn trơ mặt “cãi cối cãi chày” tranh chấp chủ quyền không xong với bá quyền Tàu Cộng.
Với câu nói của ông “hạ tướng”: Bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền” Thì té ra ông “hạ tướng” này đến hôm nay mới thành thật gián tiếp xác nhận cùng đồng bào nhân dân mình là vì nhà nước “đảng ta” chưa bảo vệ vững chắc CNXH nên nước nhà hoàn toàn “chưa có độc lập và chủ quyền” thật sự, khi “Huyện Đảo” Hoàng Sa một phần lãnh thổ của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng và đang xây dựng qui mô cơ sở hạ tầng trên đó.
Nhưng thật lạ! Sự việc vi phạm chủ quyền nghiêm trọng là vậy mà Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa là ông Đặng Công Ngữ “đắc cử” được bổ nhiệm ngày 25/4/2009 với nhiệm kỳ 5 năm (2009-2014). Cứ ngồi nhắm trà hút thuốc ở cơ quan thường trú của UBND huyện Hoàng Sa tại số 132 Yên Bái, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, Đà Nẵng (Điện thoại: 05113.827853). Sao không chịu nhờ ông “hạ tướng” Vịnh xin tàu Hải Quân hộ tống ra huyện Hoàng Sa mình kiểm tra sự thể xem nó ra sao? Bà con có ai rảnh điện thoại hỏi ông chủ tịch Huyện Hoàng Sa này bộ tiền bạc nhân dân là lá mít lá đa hay sao? Hàng tháng ngửa tay nhận nhưng ngồi chơi sơi nước?
Nghe ông “hạ tướng” hùng biện mà hai cái lỗ tai cũng lùng bùng: “Chúng ta đang sống trong môi trường toàn cầu hoá, hội nhập mạnh mẽ...". Nhưng “hai nước (VN và TQ) phải tin con đường Việt Nam và con đường Trung Quốc đang đi là một CNXH đích thực, một CNXH độc lập, vững vàng, không thể bị chuyển hóa bởi những yếu tố bên ngoài”(??)
Trời ạ! gần 200 quốc gia tư bản đa nguyên đang hội nhập toàn cầu hoá mạnh mẽ, ông cũng xác nhận như vậy! Chỉ riêng hai nước cộng sản VN-TQ lẻ loi còn sót lại là đang đi trên con đường “CNXH đích thực”. Nhưng gần hết một thế kỷ rồi không có một chóp bu cộng sản nào của VN hay TQ chỉ ra điểm đến cuối cùng của CNXH nó ở đâu, chỗ nào và còn phải đi bao lâu nữa? Tướng Vịnh có biết chính xác “đích thực” nó ở chỗ nào? Lên mạng chỉ giùm cho bà con đồng bào “nghía” một chút để lấy thêm khí thế mà đi cho nhanh?
Còn với đồng chí 4 tốt 16 vàng, thêm một lần nữa, tướng Vịnh khẳng định: “Việt Nam không còn bất cứ băn khoăn gì khi hợp tác với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực, giải quyết với Trung Quốc mọi bất đồng.
Bà con đồng bào nhân dân mình thấy sao ? Qua cái cách phát biểu “vô tư” của ông “hạ tướng” Vịnh này!
Trên địa chỉ trang WEB của công ty khai thác tài nguyên trầm tích biển Hải Dương, Trung Quốc vẫn còn thông báo kêu gọi thầu nước ngoài tham gia khai thác dầu mỏ trên các “lô” mặt biển nằm sâu trong sân nhà lãnh hải Việt Nam. Còn đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa Trung Quốc cướp của Việt Nam sau khi xây dựng hạ tầng đang khẩn trương kéo đến 8 đường cáp quang nối mạng với đất liền, bộ ngoại giao VN đang phản đối nhưng ông “hạ tướng” Vịnh thì khẳng định: “Không còn bất cứ băn khoăn gì” nữa hết…
Xin đoan chắc cùng ông “hạ tướng” – cái này thì chắc chắn là cá nhân ông nói cho sướng cái mồm ông, chứ bảo đảm hỏi lại 87 triệu nhân dân, nếu lớn nhỏ ai cũng biết nói thì người ta sẽ cùng trả lời mà cũng không có gì băn khoăn: Đừng nghe những gì cộng sản nói!

Lệnh “hỏa tốc” của ông (Thủ) Tướng

Trước năm 1975 chưa có điện tử, chưa fax, chưa email, chưa cell phone, chưa tin nhắn qua mạng… Điện tín (télégramme) là phương tiện chuyển tin nhanh thông dụng nhất. Công văn hay công điện được gửi đi khẩn cấp theo ba bậc: “Khẩn”, “Thượng Khẩn” hay “Hỏa Tốc”. Hỏa tốc dùng trong công văn/công điện cho một tình thế hết sức khẩn trương, cơ quan nhận phải thi hành tức khắc. Có lẽ vì vậy mà Hỏa tốc thường được dùng trong Quân đội nhiều hơn là trong Hành chánh. Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Hỏa tốcrất gấp gáp không được phép chậm trễ.” Có lẽ phải nói rõ là việc thực thi mệnh lệnh từ văn thư hỏa tốc không được phép chậm trễ.


Trò trẻ nít, chuyện như đùa
Nhìn vào văn thư của Văn Phòng Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thấy hai chữ HỎA TỐC nằm trong cái khung Tên Lửa đang bay lên từ bệ phóng, cứ ngỡ đó là trò trẻ con: Tên lửa chở Hỏa Tốc! Tên lửa còn gọi là Hỏa tiển. Hỏa tiển thì nhanh, mạnh, có sức đốt cháy và tàn phá khủng khiếp! Bèn lý luận theo kiểu trẻ nít rằng ông (Thủ) Tướng chơi bạo hay chơi ngông gì đây mà bắn hỏa tiến hỏa tốc cùng một lúc nhằm vào 3 đối tượng: Dân – Quan – Biển Đông!! Phải chăng muốn thiêu rụi cùng một lúc cả DÂN (Dân Làm Báo) lẫn QUAN (Quan Làm Báo) và BIỂN ĐÔNG hay sao đây? Hoặc biết đâu Văn phòng Chính phủ muốn chơi xỏ chủ tướng mình? Hoặc nữa có ai đó cắc cớ vẽ rồng thêm chân, thêm vào công ăn hỏa tốc cái hỏa tiển phụt lên để tăng tính cấp tốc “khẩn trương” của mệnh lệnh?
Rõ ràng văn thư chỉ nêu đích danh ba tên tội đồ - Dân Làm Báo, Quan Làm BáoBiển Đông, trong khi những “mạng phản động khác” thì lại ấm a ấm ớ chấm chấm chấm. Vậy, có hậu ý gì khi dồn ba món Dân – Quan – Biển Đông vào cùng một chão lửa?! Ba “tên đầu sỏ” ấy cả gan sờ gáy ông (Thủ) Tướng! “Lôi cổ bọn chúng ra đây!” là vừa!
Nhưng than ôi! Diệt hết dân, giết hết quan, thiêu rụi cả Biển Đông trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, liệu ông (Thủ) Tướng còn làm tướng được với ai nữa không? Ông nên “hỏa tốc” nên rút vào hang thủ thân là vừa!
Những “trang mạng khác” cũng tội tày trời: "Vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội"… Tất thảy đều tiếp tay thực hiện "thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch!" Thế tại sao không hỏa tốc vạch mặt chỉ tên hết những cái “mạng phản động” ấy, để cận thần cùng thuộc hạ các cấp “nắm bắt” hầu xa lánh, không xem, không sử dụng, không loan truyền và không phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động” ấy?
E rằng cán bộ, công chức, viên chức của ông (thủ) tướng sẽ “mất lãnh đạo”. Từ đó họ sẽ thản nhiên “xem, sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động” thì càng nguy khốn hơn cho chế độ và chiếc ghế của ông tướng! Ông (Thủ) Tướng có gào “Hỏa tốc! Hỏa tốc! Hỏa tốc” đến mấy thì cũng đã muộn! Họ đâu phân biệt nổi mạng nào là mạng phản động, mạng nào là mạng CAM (Công an mạng đấy mà). Họ biến chất trở thành “phản động” vô thức dễ như chơi!
Hậu duệ của Tào Tháo
Trên đây là những lời “bàn loạn” kiểu cà phê, cà… pháo, trà dư tửu hậu thật thật giả giả “mua vui chưa được một vài trống canh.” Giờ xin trở lại với cái hỏa tốc của văn thư Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xhcn VN.
Hai chữ “HỎA TỐC” trên văn thư ở thời đại điện tử tin nhanh rõ ràng là một biểu hiện không bình thường của một cơn bệnh hiểm nghèo đang lâm vào trạng thái nguy kệch mất ăn mất ngủ: Bệnh hoảng loạn vì hoảng sợ!
Thời Tam Quốc bên Tàu có gã Tào Tháo nổi danh gian hùng. Một hôm hắn tạm dừng chân, đóng quân ẩn náu tại nhà một nông dân chất phác. Vốn mến mộ tài đánh giặc nổi tiếng của Tào Tháo, nay được chính Tào Tháo quá bước nghỉ đêm ở tệ xá, chủ nhà cảm động, phấn khởi quá, nửa đêm thức giấc mài dao định giết heo béo dâng đãi thượng khách. Nào ngờ Tào Tháo nghe tiếng mài dao, giật mình, cho rằng gia chủ mài dao âm mưu hạ sát mình, bèn truyền quân sĩ chém đầu gia chủ!
Thời nay, ở CHXHCNVN và trước nó là VNDCCH không phải chỉ có một Tào Tháo mà là cả một tập đoàn Tào Tháo nối tiếp nhau gần một thế kỷ chuyên quyền thống trị đất nước bằng con đường bá đạo theo sách lược của chủ nghĩa CS vô nhân. Từ đó, họ đâm ra nghi ngờ hết mọi người! Nội bộ thì thanh toán lẫn nhau. Bên ngoài thì giết hại dân lành bằng đủ mọi phương chước đốn mạt hạ cấp nhất, kể cả dàn cảnh đụng xe gây tai nạn, đóng vai côn đồ du đãng tấn công, gây thương tích, chết chóc cùng nhiều trò chụp mũ bẩn thỉu đê tiện khác, vô pháp luật. Càng hại người, tập đoàn CSVN càng mất ăn, mất ngủ vì nỗi sợ cứ bám theo ám ảnh. Sợ mất ghế, mất thế, mất quyền!
Văn thư hỏa tốc ngày 12/9/2012 rõ ràng là một trong những hình thái biểu hiện cái bệnh hoảng sợ trầm kha đang lưu thông trong huyết quản đám cầm quyền CSVN mà Nguyễn Tấn Dũng là điển hình nổi cộm nhất! Cái mệnh lệnh hỏa tốc bạo ngược được ban ra xuất phát từ tâm lý vừa ác vừa sợ ấy! Tội ác chồng chất thì nỗi sợ cũng gia tăng đè nặng!
Phàm sợ quá hóa dại! Nhưng những kẻ chuyên quyền CSVN và đặc biệt Nguyễn Tấn Dũng có lẽ không dại mà điên! Điên tiết đến nỗi chẳng kịp tính trước lường sau, vội vã ban hành cái văn thư vừa quái đản vừa trẻ con nói trên!
Tuy nhiên, nhờ cái văn thư hỏa tốc mà ở Việt Nam bỗng rộn rịp bầu khí “trẩy hội” tưng bừng: Hàng triệu lượt người ồ ạt “hỏa tốc” vào thăm và chia sẻ tâm tình với Dân Làm Báo. Không biết Dân Làm Báo đã hậu hỉ đền ơn trả nghĩa Văn phòng Chính phủ nước CHXHCNVN và cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng đã đầu tư trí tuệ làm cái việc quảng cáo không công ấy chưa? Cả Quan Làm Báo và Biển Đông cũng đắc khách và cũng nên hậu tạ ông thủ tướng!
Nói vậy, nhưng không phải vậy đâu nhé! Thực ra chủ đích của Nguyễn Tấn Dũng và Chính phủ của ông khi đánh vào Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông là nhằm “răn đe” các mạng khác, nhằm bịt miệng, bịt tai công chúng để không còn ai nói, ai nghe, ai bàn những chuyện động trời cướp giật và thanh toán nhau vì miếng đỉnh chung trong chốn thâm cung bí hiểm! Nhưng nào ngờ!
Hậu quả của đàn áp, trù dập và đày đọa
Năm 1956, nhân chuyến đi Bruxelles (Bỉ) dự cuộc họp do Hội Luật gia Dân chủ Thế giới triệu tập, Luật gia Nguyễn Mạnh Tường trên đường về Bắc, có ghé Liên Xô. Tại đây, Giáo sư Tường mở một cuộc nói chuyện với các quan chức CS Liên Xô. Vị giáo sư bèn mượn cái diễn đàn LX để bắn ra cái thông điệp hùng hồn gửi về cho CSVN do Hồ Chí Minh cầm đầu. Vì ở Miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ, người ta bịt miệng ông kỹ lắm, không lộ liễu như bịt miệng Lm Nguyễn Văn Lý đầu thế kỷ 21, song khá tinh vi, tinh vi đến độ ông giáo sư bị dồn nén trong câm lặng, cho đến khi có dịp công tác nước ngoài mới thố lộ tâm can.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường cảnh báo: “Quyền lực được giao phó cho quý vị không được dùng để đàn áp, trù dập hay đọa đày bất cứ ai lên tiếng nói đến quyền hành và trách nhiệm… Nhưng nếu quý vị cứ vướng mãi các hành động dại dột, mất trí hay điên khùng, quý vị sẽ… tiếp tục các chuyện chuyên quyền, phạm luật và vô nhân đạo thì quý vị sẽ khó kéo dài lâu! Ngay cả khi quý vị đã chết, nhân dân cũng tiếp tục nguyền rủa, đào mồ, quăng cái xác thối rữa của quý vị cho sài lang và diều hâu cắn xé! Tên tuổi của quý vị sẽ bị đóng ghi trong lịch sử và sẽ bị khinh bỉ hàng trăm năm sau.” (Nguyễn Mạnh Tường: Kẻ Bị Khai Trừ. Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2011. Trang 70-71).
Tiếng nói của người dân nói lên điều gì? Giáo sư Tường trả lời: Tiếng nói người dân nói lên những tàn phá của CHỦ NGHĨA BAO CHE và kế tiếp là sự tàn phá của TỆ NẠN THAM NHŨNG.” Ông thẳng thắn vạch ra: “Chủ nghĩa bao che được thực hiện trực tiếp bởi các Ông Lớn hay gián tiếp bởi những kẻ luôn cuồng nhiệt làm vui lòng thượng cấp…” Rồi ông giảng giải thêm: “Tham nhũng là muôn mặt, nhưng cái chính là trực tiếp hay gián tiếp ăn cắp tài sản Nhà Nước, tham ô, sử dụng giấy tờ giả mạo, chiếm đoạt đất công, dùng tài sản công vào chuyện riêng tư… Các cấp lãnh đạo chóp bu nêu gương xấu mà không hề bị trừng phạt đã khuyến khích cấp dưới lao vào con đường kiếm chác mà không sợ rủi ro.” (Sđd).
Hậu quả là gì cho đất nước? Chưa bao giờ và ở bất cứ đâu, ngay cả các nước tư bản, lại thấy cảnh tượng kinh hoàng và mức băng hoại tận cùng như thế: Toàn bộ guồng máy nhà nước ngập chìm trong sự mua chuộc! (Sđd, trang 131-132). Quả là cú đấm trời giáng đánh thẳng vào mặt chế độ CSVN hôm qua, hôm nay, và cả cho ngày mai bao lâu chế độ CSVN còn ngự trị trên đất nước Việt Nam!
Đừng chọc giận dân
Ngày 12/9/2012, khi Văn phòng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tung ra văn thư hỏa tốc, lập tức báo chí lề đảng đồng loạt đưa nó lên khuôn.
Riêng tờ QĐND hai hôm sau, ngày 14/9/2012, bắt đầu loạt bài Làm thất bại “Chiến lược diễn biến hòa bình”: “Thông tin ảo” và “hiểm họa thật” mà bài 1 là Cơn bão “vi rút độc” từ web, blog "đen".
Dân Làm Báo liền có bài đáp lễ Sau khi Thủ tướng ra lệnh "xử lý" đến phiên QĐND xách súng nước ra bắn tát nhẹ vào mặt bài báo trên tờ QĐND cùng với bài viết của Trần Mạnh Hảo - Các Mác bác bỏ văn bản cấm tự do báo chí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trang Dân Luận cũng  cống hiến người đọc hàng loạt bài bình luận phân tích sâu sắc cái ngông, cái dại và cả cái ác độc của công văn hỏa tốc lẫn bài phụ họa trên tờ QĐND vì hành động của họ nhằm phỉ nhổ nham nhở vào quyền tự do ngôn luận của người dân và đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống an bình của những công dân chỉ muốn đóng góp tiếng nói của mình vào việc chung, khi sự đóng góp trực tiếp của họ với các cấp quan chức bị gạt ngoài tai, thậm chí sự góp ý còn là duyên cớ để người ta trấn áp, đè bẹp, hãm hại hoặc tiêu diệt! Bạn đọc có thể vào Dân Luận để đọc Nguyễn Ngọc Già - Nguyễn Tấn Dũng và Mặt Trời Đen; Đông A - Ghi lại bên lề (trận đấu Thủ tướng vs Quan Làm Báo); Lưu Mạnh Anh - (Báo) Quân Đội Nhân Dân đã hết thời; cùng nhiều tác giả khác.
Ai là kẻ thù của ai?
Có nói gì thêm thì cũng bằng thừa. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót lớn, nếu chúng tôi không nại thêm nữa lời nhận xét của vị luật sư tài danh Nguyễn Mạnh Tường là người đã từng chấp nhận cọ xát, lăn lộn và cả vật lộn với Cộng sản ngay giữa pháo đài chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Gs Tường viết: “Người cộng sản cần hiểu kẻ thù của họ không phải ai khác mà chính là họ… Họ ngỡ mình [họ và đảng của họ] là Thượng Đế được ban tặng một sức mạnh siêu nhân, ngự trị trên thiên đàng, vượt khỏi mọi thực tại thế gian từ quyền hạn, pháp luật, công lý tới bình đẳng.” (Nguyễn Mạnh Tường – Kẻ Bị Khai Trừ, trang 133).
Thật chính xác! “Kẻ thù của họ không phải ai khác mà chính là họ.” Thế lực thù địch của CSVN là ai? Chẳng phải là chính CSVN sao? Ai diễn biến hòa bình? Ai tự diễn biến? Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường đã chỉ cả ra rồi: CSVN là kẻ thù của chính CSVN đồng thời là kẻ thù của Tổ quốc và dân tộc Việt Nam.
Vị luật sư nhấn mạnh: “Mức điên dại của họ [nhà cầm quyền CSVN] là tin chắc rằng họ luôn luôn hữu lý ngay giữa khi họ đang sai lầm.” Theo luật sư Tường, “loại bệnh này chỉ còn cách đưa vào bệnh viện tâm thần” (Sđd, trang 133). Nhận định của giáo sư Tường từ nhiều thập niên về trước nay vẫn còn áp dụng chính xác cho văn thư hỏa tốc ngày 12/9/2012 của Văn phòng Chính phủ CSVN!  
Từ nhận định trên, giáo sư Nguyễn Mạnh Tường trương lên cho mọi người thấy hình ảnh cái bộ mặt xám xịt, dị hợm và khả ố của CSVN: “Thật kinh ngạc về con người được nhào nặn trong lò nung cộng sản đã từ bỏ hết cá tính và luôn các nhân cách của mình để thay thế bằng một hình nộm chỉ biết cử động theo các tín hiệu bấm nút từ xa.”
Rồi vị giáo sư kết luận: “Cổ tích phương Tây đã kể chuyện một kẻ bán linh hồn cho quỷ dữ. Người cộng sản, được sản xuất bởi nền văn hóa cộng sản, đã bán linh hồn cho Đảng.” (Sđd, trang 187).
Làm sao biết người CSVN “bán linh hồn cho Đảng” Gs Tường trả lời: “Cộng sản sống bằng dối trá, đạo đức giả, nhưng sai lầm lớn nhất là đã đề cao sự bạo ngược với cái vỏ bọc lường gạt để từ đó diễn dịch theo ý riêng nhằm tiêu diệt những ai bị họ gọi là kẻ thù.”
Lời cảnh báo dành cho kẻ cơ hội
Đáng buồn thay! Có bao giờ nhà cầm quyền CSVN nhìn mình sai lầm! Cũng như không ít người Việt Nam tuy biết cộng sản là “sư tổ” dối trá và dạo đức giả, vẫn tin, vẫn theo, vẫn a tòng họ, thậm chí tiếp tay gieo oan giáng họa cho đồng bào đồng loại! Nghĩa là hiện nay vẫn có không ít người hoặc là cúi đầu chịu hoặc là về hùa với cộng sản là sao? Đơn giản chỉ vì có một số người chấp nhận “nín thở qua sông.” Bên cạnh đó có người tuy đã trốn bỏ quê hương vì Cộng sản, lại thích xênh xang “áo gấm về làng”.
Với những người này, thiết tưởng trích dẫn thêm nữa những suy tư phát biểu của Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường không phải là thừa. Theo giáo sư Tường, “Thói quen cúi đầu tán thành, hai bàn tay luôn dùng để vỗ, miệng luôn mở chỉ để nói đồng ý, tất cả cho thấy sự tê liệt của lý trí, cái chết của trí thông minh, chặt bỏ các phản xạ của phê bình.” (Sđd, trang 151).
Vị luật gia dày dạn kinh nghiệm và kiến thức đã không ngại chỉ ra rằng những thói tật trên làm gia tăng mức nguy hiểm cho quê hương và dân tộc, bởi lẽ chúng ngăn cản không cho nhà cầm quyền “đi kiếm sự thật đang giấu mình sau những nụ cười, những chào hỏi săn đón, những lời nói ngoa và tung hô nhất trí.” (Sđd, trang 150).
Cho nên sự khôn ngoan ở cả hai phía, phía nhà cầm quyền và phía người dân là làm sao để cho mọi thành phần, mọi tầng lớp “phải được tự do phát biểu, có khả năng gạt bỏ những gì giấu giếm trong sâu thẳm của suy tư.” Và rồi, “khi nhiều quan điểm khác nhau được phát biểu, lãnh đạo sẽ có khả năng điều chỉnh những cái nhìn sai lầm, chưa đầy đủ của mình, để có thể có những quyết định chính xác, thích đáng, hợp thời và mang lại lợi ích.” (Sđd, trang 150).
Hy vọng là thế, nhưng cuối cùng, bậc thiên tài văn học và luật học của đất nước đã phải thất vọng ngao ngán thở than: “Có kẻ tự che mắt bịt tai hòa chung với ban hợp ca gồm những kẻ cơ hội chủ nghĩa, bợ đỡ cùng cao giọng ‘Chủ nghĩa cộng sản bách chiến bách thắng! Đảng Cộng Sản quang vinh!’ Những kẻ này thu góp vinh quang và đặc quyền, vui sướng hưởng lợi cho đến đời con, đời cháu.” (Sđd, trang 209). Giáo sư Tường quả quyết: “Công chúng quá biết họ và không dành cho họ chút kính trọng nào.” (Sđd, trang 209).
Rồi thân phận của những kẻ dám nói, dám vạch ra những sai trái của nhà cầm quyền sẽ như thế nào, Ls Nguyễn Mạnh Tường cho biết: “Người biết suy nghĩ và có lòng yêu thương dân tộc, tổ quốc thi không thể kéo dài im lặng và thờ ơ với nỗi đắng cay vì niềm hy vọng đã mất và giấc mơ bị giễu cợt. Họ lớn tiếng tố cáo nguyên do của những sai lầm và đề nghị biện pháp sửa sai. Họ bị đánh gục, bỏ tù suốt đời với cái tội phản đảng [phản động], phản cách mạng, kẻ thù của dân tộc!” (Sđd, trang 209).
Văn thư hỏa tốc ngày 12/9/2012 của Văn phòng Chính phủ nước CHXHCNVN và bài phụ họa ngày 14/12/2012 của báo Quân Đội Nhân Dân đang báo trước chiến dịch “đánh gục” bất nhân tàn bạo ấy! Một trận bão dữ đang đe dọa càn quét các chủ blogs lẫn các blogs của họ về tội không đi trên lề đảng và tội dám nói lên sự thật xúc phạm các Ông Lớn đang tự cho mình là Đảng và là Nhà Nước, bất khả xâm phạm, không ai được phép đụng tới lông chân!

Lại nói về sự thỏa hiệp chính trị

Cuộc đấu tranh để đạt được một thể chế chính trị tốt đẹp hơn, bản thân nó là một cuộc đấu tranh chính trị. Dù những người đấu tranh không phải là những người làm chính trị đúng nghĩa; họ thuộc đủ mọi thành phần xã hội, từ sinh viên, những người hoạt động xã hội thiện nguyện, nghệ sĩ, trí thức khoa bảng, nhà văn, nhà báo, luật sư... với những ưu thế sẵn có, họ lên tiếng cho Dân chủ Tự do, nhưng với một thái độ chính trị nhất định và với sự phản kháng chính trị dành cho nhà cầm quyền độc tài, cuộc đấu tranh ấy của họ là một cuộc đấu tranh chính trị và mang đầy đủ tính chất của sự đấu tranh chính trị.

Trong những người đấu tranh cho Tự do Dân chủ hôm nay, có nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Có một nhóm người chủ trương không đối thoại với Cộng sản; còn số khác thì ngược lại, lại cổ vũ cho một sự thỏa hiệp mà họ tự cho là nhân bản và thích đáng trong một thế giới văn minh hôm nay. Bản thân người viết dù chỉ là một người thiếu kinh nghiệm, với tất cả những khiếm khuyết của mình, tôi thiết nghĩ, một cách nhìn nhận trung dung là thỏa đáng hơn cả. Cả Đức Phật, Khổng Tử của Đông Phương đến Socrates của văn minh Hy La Tây phương đều cổ vũ cho một sự trung dung cần thiết. Bởi bất cứ sự cực đoan nào cũng dẫn ta tới thái cực kia, theo chiều ngược lại. Tôi không cổ vũ cho sự thỏa hiệp chính trị với nhà cầm quyền độc tài nhưng cũng không phủ nhận hoàn toàn cái gọi là “sự thỏa hiệp” trong chính trị (miễn sao nó có lợi). Tha thiết xin quý độc giả kiên nhẫn lắng nghe những chia sẻ của một người trẻ như tôi.
Điều mà hôm nay tôi muốn lạm bàn trong giới hạn tri thức của mình, đó là sự đối thoại và thỏa hiệp chính trị, cũng như tính cần thiết nếu có của chúng. Sự thỏa hiệp chính trị theo nghĩa đơn giản nhất của nó là sự tiến lại gần nhau, đứng cùng nhau trong một sự đồng ý chung giữa hai phe đối lập về lập trường tư tưởng chính trị. Đã nói đến thỏa hiệp là nói đến một khế ước về ý chí giữa hai phía khác biệt quan điểm hoặc thậm chí là đối lập, thù nghịch. Mà nhắc đến khế ước thì phải có một điều kiện tất yếu để đảm bảo tính chất của nó, đó là cả hai bên cùng tiến đến một điểm ở giữa, để chính ở đó, họ chấp nhận được nhau như trong bất cứ khế ước dân sự nào. Thế nhưng, đấu tranh chính trị không đơn giản như hoạt động kinh tế - dân sự. Các hoạt động kinh tế dân sự được điều chỉnh và chế tài trong những chế định luật pháp minh bạch, sẵn có và được thông báo trước. Dù hoạt động đó diễn ra trên phạm vi quốc tế thì tư pháp quốc tế vẫn điều chỉnh được hoạt động này. Đấu tranh chính trị quốc gia và quốc tế thì phức tạp và hàm ẩn nhiều bất trắc hơn gấp bội. Chúng ta có bao giờ tự hỏi, sự thỏa hiệp trong chính trị có thể đạt được hay không, mà dù có đạt được thì việc thực hiện nó có hiệu quả hay không?
Trong thế giới liên lập và cởi mở ngày hôm nay, những thỏa hiệp chính trị có vẻ minh bạch và ít bất trắc hơn. Vì tư duy chính trị hôm nay là “cùng thắng” (win-win) là hai bên cùng có lợi. Nhưng điều đó không có nghĩa là khả năng win-win là hoàn toàn chắc chắn và không thể đảo ngược. Các mâu thuẫn chính trị càng lớn, khả năng “cùng thắng” này càng nhỏ; hai phía càng đối lập sâu sắc về quyền lợi thì hy vọng “cùng có lợi” lại càng hiếm. Thế giới hôm nay không phải là nơi “cá lớn nuốt cá bé” nữa, nhưng mọi ưu thế trong đàm phán và thỏa hiệp chính trị luôn thuộc về kẻ có sức mạnh về quân sự, kính tế, chính trị trên trường quốc tế.
Thỏa hiệp là phía này cho phía bên kia một thứ, để đổi lại, sẽ nhận được một thứ có giá trị tương đương. Trong những khó khăn riêng về nội bộ và về thế lực của phe nhóm mình, thiển nghĩ một sự nhượng bộ thích đáng trong từng tình hình cụ thể là có khả năng được đặt ra. Nhưng nhượng bộ là để tiến về phía trước để đạt được mục đích chính, để tiếp tục đấu tranh; chứ không phải nhượng bộ đánh mất quan điểm chính trị cố hữu, để hòa tan và tự làm mình biến mất. Giữa sự thỏa hiệp và đầu hàng có biên giới rất mong manh mà chỉ cần sự bất cẩn và không giữ được thăng bằng, tất cả những giá trị đấu tranh mà mình đang cổ vũ sẽ là vô nghĩa. Vì thế, thỏa hiệp với phe đối địch là một trò chơi nguy hiểm của những người có “cold head”, không phải là những toan tính ngây thơ của những người chỉ có trái tim nóng nhưng thiếu kinh nghiệm. Bởi vậy, quan điểm của tôi, với tất cả những cẩn trọng cần thiết của một người thiếu kinh nghiệm, tôi chưa bao giờ nghĩ đến đối thoại hay thỏa hiệp với chính quyền Cộng sản Việt Nam, bởi điều đó là quá nguy hiểm.
Trong đấu tranh chính trị nói chung, không phải là hoàn toàn không có khả năng đối thoại hay thỏa hiệp. Một sự đấu tranh không có sự ngừng lại và nhượng bộ sẽ là cứng nhắc mà không tận dụng những điều kiện thuận lợi bên ngoài như một cây cao không biết uốn mình trong gió bão sẽ khó có thể vươn cao, nếu không muốn nói là sẽ bị bẻ gãy. Cả thực tế lẫn lý luận đều cho thấy, thỏa hiệp chính trị là không thể không có, nhưng đồng thời nó cũng không thể là chân thật. Hiệp định Geneve, hiệp định Paris, Mao Trạch Đông thỏa hiệp với Tưởng Giới Thạch để kháng Nhật…và tất cả những sự thỏa hiệp chính trị khác, không thể nào mang lại cho chúng ta một cảm quan tin tưởng khả dĩ về tính chân thật và hiệu quả của các thỏa hiệp. Thỏa hiệp trong đấu tranh chính trị vì thế, không thể là thỏa hiệp chân thật, bởi ngay từ khi thỏa hiệp chưa hình thành, những âm mưu và khả năng xóa bỏ nó đã tồn tại và tất nhiên được giấu trong bí mật. Chúng ta đều có thể thấy, hai phía có quyền lợi đối lập, không thể nào có những đồng ý thực sự với nhau về một điểm nào đó. Những ai trông mong vào sự thỏa hiệp thật trong cuộc đấu tranh hôm nay sẽ sớm nhận thấy nguy cơ và thiệt thòi cho mình.
Hơn nữa, không phải lúc nào cũng có thể thỏa hiệp, ngay cả thỏa hiệp giả. Vậy khi nào thì hai phía đối lập (ví dụ như hai bên: những người đấu tranh cho Dân chủ và chính quyền Cộng sản) có thể thỏa hiệp? Đương nhiên, ngay từ đầu, chúng ta có thể nhận thấy: thỏa hiệp là cùng dừng lại ở một điểm cân bằng, rồi cho và nhận. Vậy thì chúng ta phải có thứ gì đó mới có thể mang ra mà trao đổi, nên phải có thực lực mới có thể thỏa hiệp. Thứ nữa, khi cả hai bên đều tiến vào tình trạng “dẫm chân tại chỗ” trong một điều kiện cụ thể nào đó, cả hai không thể tiếp tục chiếm thêm bất cứ ưu thế nào nữa, thì người ta sẽ cùng ngồi lại với nhau để có một sự đồng ý chung về một câu chuyện cụ thể. 
Vậy trong tình thế hiện nay, khó có thể, nếu không muốn nói là không thể có sự đối thoại hay thỏa hiệp giữa những người đấu tranh cho Tự do và chính quyền Cộng sản. Bởi lẽ những người đấu tranh chưa thực sự tập trung được thành một lực lượng chính trị đủ mạnh có đủ thế và lực để cạnh tranh với chính quyền cộng sản. Nhà cầm quyền cộng sản lại đang nắm trong tay tất cả quyền lực chính trị, kinh tế, xã hội và kể cả bạo lực nhà nước. Trong khi lực lượng đối lập chỉ là những nhóm người chưa có sự phối hợp hoạt động và chưa có người lãnh đạo, chưa có được vị thế vững vàng trong xã hội. Có chăng là chúng ta đang thủ đắc chính nghĩa đấu tranh phù hợp với các giá trị mà nhân loại đang hướng tới, nói khác hơn chúng ta có được “công đạo”. Nếu chúng ta không có gì để trao đổi với chính quyền thì không bao giờ có thể thỏa hiệp với họ, vì họ không có nhu cầu phải đối thoại và thỏa hiệp vợi một lực lượng mà họ đang có khả năng chặn đứng và đàn áp bất cứ lúc nào. Sự thỏa hiệp trong điều kiện này, không khác hơn là sự tự đánh mất lập trường và giá trị của mình, tạo ra khả năng bị lợi dụng và gia tăng sự chính danh cho nhà cầm quyền. Còn nếu khi chúng ta có đủ sức mạnh như một lực lượng đối trọng với họ thì không có lý do gì để chúng ta phải thỏa hiệp với họ khi điều này đồng nghĩa với việc phải từ bỏ một ưu thế vốn có của mình. 
Cũng phải nói thêm một điều, khi xảy ra một trường hợp, cả hai phe phải đương đầu với một lực lượng thứ ba, mà lực lượng này là kẻ thù chung của hai phía, là trở ngại khiến hai phía chẳng thể tiến lên thêm một bước nào nữa thì có khả năng dẫn đến sự thỏa hiệp. Nhưng trong tình hình Việt Nam hiện nay, khả năng này khó xảy ra, vì ngay đối với ngoại xâm (lực lượng thứ 3 nguy hiểm) những người cộng sản Việt Nam cũng chỉ muốn hợp tác, ngược lại, họ lại coi những người đối lập là kẻ thù không đội trời chung. Thậm chí, họ còn dựa vào ngoại bang để có ưu thế và thời gian đàn áp lực lượng Dân chủ.
Nói chung, sự thỏa hiệp nằm trong trang thái cân bằng động mà một động thái nhỏ cũng có thể phá vỡ sự cân bằng này. Trong đấu tranh chính trị, một là ưu thế thuộc về phe này, hai là thuộc về phe kia và khi một phía vẫn chiếm thế thượng phong không ai dại gì thỏa hiệp. Thỏa hiệp là một câu chuyện ở xa phía trước, nên đặt ra vấn đề đó lúc lực lượng dân chủ còn yếu hôm nay là không phù hợp. Còn trong tương lai có nhiều biến chuyển không thể nói trước, rất khó để có thể đưa ra dự phóng. Nhưng có một điều quan trọng là, với những gì người Cộng sản đã gây ra đối với dân tộc này, bất cứ sự thỏa hiệp nào với họ cũng dễ dẫn đến sự giảm sút uy tín của những người đấu tranh dân chủ. Ấy là chưa kể đến khả năng chúng ta tặng họ sự chính danh để rồi sau đó họ đẩy chúng ta ra bên lề. Thỏa hiệp giữa Hồ Chí Minh và những người Quốc gia trong chính phủ Liên hiệp là một ví dụ sáng giá mà những người đấu tranh chính trị cần nhớ mãi.
Trong thời gian này, quả thực khi nói đến sự thỏa hiệp, tôi luôn nghĩ đến một cụm từ "bình mới rượu cũ” . Kẻ yếu thỏa hiệp với kẻ mạnh thì chỉ có một cách là làm cho mình tan biến đi thôi: mà dù là giữa hai kẻ có sức mạnh ngang nhau thì cũng không có gì đảm bảo là một trong hai phía, thậm chí là cả hai vi phạm thỏa hiệp. Là một người luôn mong muốn một sự đổi thay với kịch bản tốt nhất cho đất nước, tôi luôn đề cao một sự hòa giải trong lòng người, hòa giải văn hóa, hòa giải lịch sử. Nhưng muốn có hòa giải thực sự phải có Công lý. Vì bản thân Công lý là một giá trị mang lại sự hài hòa trong mọi mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ chính trị-xã hội. Công lý chưa được thực thi, tội ác chưa bị trừng phạt, công lao chưa được vinh danh, hòa giải chỉ là giả.
Đối thoại cũng được, thỏa hiệp cũng chẳng sao, nhưng trước tiên cả hai phía phải cùng đứng trên một võ đài trong vị thế bình đẳng cùng với sự tương xứng về thực lực; và những ai muốn đối thoại phải đảm bảo mình đủ sáng suốt và khôn ngoan để không bị đưa vào bẫy, bị đẩy vào tình thế “thả con rô bắt con tép”. Lại nói một lần nữa, thiết nghĩ cũng không thừa, đối thoại hay thỏa hiệp là một trò chơi nguy hiểm không dành cho những người thiếu tư duy chiến lược và thiếu khả năng nhạy bén vượt trội về chính trị.

REUTERS: Sinh viên, thanh niên Hà Nội phản đối giá xăng tăng

heo tin từ REUTERS, hôm qua, ngày 16/9/2012 tại Hà Nội, một nhóm sinh viên, thanh niên đã đạp xe tuần hành với những khẩu hiệu phản đối giá xăng tăng trước trụ sở của tập đoàn xăng dầu VN Petrolimex tại Hà Nội, theo lời kêu gọi trên Facebook.

Sau đó, các sinh viên đã giương áp phích, tuần hành bằng xe đạp trên nhiều tuyến phố và các đại lý xăng dầu nhằm phản đối việc tăng giá xăng dầu.
*

(REUTERS) - Hơn chục sinh viên đã đạp xe qua các trạm và đại lý xăng dầu ở thành phố thủ đô Hà Nội vào ngày Chủ Nhật để phản đối lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất theo lời kêu gọi trên Facebook.
Theo thống kê trên báo chí, bốn nhà cung cấp nhiên liệu chính đã được Bộ Tài Chính chấp thuận cho tăng giá bán lẻ xăng dầu lên đến 1.300đ/lít vào hôm thứ Hai, ngày 10/09/2012.
Biểu ngữ mà các bạn sinh viên đưa ra được đọc từ trái sang phải như sau:
- Xăng tăng giá ta điêu đứng
- Giã từ xe máy
- Đổ xăng như đổ máu

Đau đầu vì tiền, vì đâu?

Dạo gần đây, tôi thường hay bị "phê bình" là người thực tế quá, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền. Mở mắt ra đã nghĩ đến tiền, trước khi đi ngủ cũng nhắc đến tiền. Đồng ý rằng tiền là phương tiện để sống chứ không phải sống vì tiền. Nhưng không có phương tiện ấy thì con người sống thế nào đây nhất là ở thời buổi lạm phát gia tăng, mọi loại thuế má, mọi loại chi tiêu – tất cả đều cần đến tiền.

Nói chi xa, nạn đói ở Thanh Hóa ngay hồi năm ngoái, người dân nghèo không có đủ nổi tiền mua gạo ăn, khiến hơn 24.000 người dân chịu đói. Đâu phải ai cũng biết đến điều đó và thường thường thì họ sẽ thốt lên "Ủa thời này rồi mà còn có người chết đói ở Việt Nam  nữa à?". Người thành phố thường không biết đến nạn đói, nạn mù chữ ở các tỉnh vì trước đây các tin thuộc dạng này ít được đăng tải trên các trang báo chính thống. Và nếu có thì mấy người quan tâm để ý đến, khi cuộc sống mưu sinh cơm áo gạo tiền  cũng đang đè nặng lên chính đôi vai họ.
Ba ngày thì giá xăng tăng, bốn ngày thì giá gas lên, năm  ngày thì đến lượt giá điện, giá nước… Gạo, mắm muối, cá, rau, thịt… cứ thế cũng tăng theo. Giá cả cứ nối đuôi nhau tăng một cách tự nhiên và không chịu đi xuống. Người dân chỉ biết kêu ca than vãn mà không biết nguyên nhân  nằm ở đâu? Cái điệp từ tiền-tiền-tiền nó ngấm vào máu hầu hết người dân thường Việt Nam.
Cơ chế quản lý yếu kém, nạn tham nhũng bao trùm thì việc lạm phát là điều tất yếu xảy ra nhưng người dân nước tôi rất lạc quan mà nói với nhau rằng "Chúng nó tham nhũng thì kệ m... chúng nó, hơi đâu mà đi lo việc chúng nó bây giờ, việc của mình là lo mà làm ăn kiếm tiền cho đủ sống". Người khác lại cười hì hì "Thôi, hơi đâu mà phản đối,  thấp cổ bé họng thì phải chịu, có phải một mình mình đâu, tăng là tăng là tăng chung, đứa nào cũng phải chấp nhận hết..." Nhiều khi nghĩ lại những phản ứng của nhiều người mà tôi vừa thấy buồn lại vừa thấy buồn cười.
Mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm chúng ta đều phải đối mặt với các loại thuế, thuế nhà, thuế đất, thuế tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, thuế giá trị gia tăng… Mỗi loại thuế tính riêng nhìn vào cũng không nhiều, nhưng gộp chung lại thì nó lại là một con số khủng đối với túi tiền, với thu nhập của người dân.
Nhiều khi người ta được nhận từ chính những đồng tiền mình đóng ra mà không hay biết. Các cụ già khác luôn hăm hở, vui vẻ chờ có dịp gì đó để được hội của phường tặng 100- 200 ngàn, bà tôi cũng vậy nhưng họ không biết được rằng, số tiền đó được trích ra từ đâu? – Từ tiền thuế của chúng ta cả đấy.
Dường như chưa đủ đau đầu với các loại thuế, loaị phí, người dân còn phải gánh thêm một loại phí mới được gắn nhãn "quyên góp, ủng hộ".
Hôm trước đang ở công ty làm việc, người của bên đoàn phường đến kỳ kèo, đòi công ty phải mua ủng hộ đoàn thanh niên hộp bút bi với giá 150k đắt hơn nhiều so với thị trường. Công ty đang đông khách mà người này cứ năn nỉ, bắt không ra bắt, mà xin không ra xin, ép người ta phải mua. Nghĩ về mấy bạn thanh niên, ở tỉnh lên thành phố ăn học, không có tiền trang trải, tôi đồng ý mua hộp bút bi. Sau đó thì tôi đã hối hận vì điều này. Dù không đáng bao nhiêu nhưng thật bức xúc khi mà sử dụng không được bao nhiêu thì chiếc bút bi đã hết mực, một cảm giác thật khó chịu, cảm thấy tôi như đang bị lừa gạt.
Hôm nay đọc được cái stastus của một người bạn làm cùng ở Sài Gòn, nói về việc tổ dân phố đến đòi thu tiền phòng chống lũ lụt, 5000đ/1 người và cô ấy cảm thấy vô lý quá nên không đóng. Nếu là tôi lúc trước, chắc tôi cũng nghĩ là đóng cho xong, có 5000đ/1 người. Nhưng suy nghĩ của tôi đã khác đi khi nhìn nhận lại, đúng là 5000đ/ 1người không đáng bao nhiêu, nhưng nhân lên với số cư dân trong thành phố thì nó lại là con số  không hề nhỏ. Năm nào cũng kêu gọi đóng góp, ủng hộ bằng hình thức thu phí như vậy mà lũ lụt vẫn ngang nhiên đe dọa tính mạng và tài sản người dân. Nguy cơ thủy điện Sông Tranh lù lù thấy rõ trước mắt trước những dư chấn của động đất mà người ta còn không quan tâm chặt chẽ thì phòng tránh lũ lụt ra sao? Người dân Quảng Nam đang mỗi ngày phải sống trong sự hoang mang lo sợ trước những lời khẳng định an toàn của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cùng các cơ quan chức năng – những người không sống cùng, không bám trụ, không trải sinh mạng mình ra đánh cược với đập thủy điện Sông Tranh.
Khi lũ lụt xảy ra, nhìn vào những năm qua có được bao nhiêu người nhận được cứu trợ? Hầu hết người dân miền lũ đều trắng tay sau mỗi trận bão càn quét. Số tiền ủng hộ lũ lụt cũng đâu còn là 5000đ/ 1người nữa, mà có khi còn là 50000đ, 100000đ/ người, vậy thì số tiền đó đã đi về đâu? Nó có thực sự được sử dụng đúng với mục đích "ủng hộ" của nó hay không?
Từ "ủng hộ" đã bị lạm dụng rất nhiều lần với đủ các loại hoạt động của phường xã. Lúc thì ủng hộ hội phụ nữ, khi thì ủng hộ quỹ thể thao phường…Dần dần người dân cũng không còn muốn biết đó là loại quỹ gì, đóng góp cái gì, đóng góp cho ai, chỉ biết bảo đóng là đóng.
Thiết nghĩ việc ủng hộ là phải từ tâm, người dân Việt luôn có truyền thống yêu nước thương nòi, cũng không thiếu những người có tấm lòng.
Nếu như sự đóng góp mà thu được gía trị và ý nghĩa tích cực thực sự thì tôi nghĩ ai cũng sẽ không tiếc gì mà ủng hộ hết mình, nhưng nếu quá lạm dụng việc "ủng hộ" và "quyên góp" để ép buộc người dân phải đóng tiền, không rõ ràng trong việc thu chi trong các khoản quỹ thì đó là sự vô lý, bất minh.
Giả dụ như việc đóng tiền quỹ bảo vệ an ninh khu phố cũng vậy, năm nào cũng đóng tiền  mà trộm vẫn ngang nhiên vào khoắng sạch đồ trong nhà. Trình báo công an bị mất trộm vẫn không thể tìm lại được tài sản thì tự khắc số tiền đóng góp đó dù ít cũng không ai muốn bỏ ra, đóng loại quỹ vô ích nữa.
Qúa nhiều khoản tiền mà không kể sao cho hết. Thật là khó cho các bà vợ khi không nghĩ đến tiền. Trách là trách người dân quá lạc quan và thỏa hiệp với những sai trái bất công. Chỉ khi nào có đủ cái ăn, cái mặc thì có lẽ lúc đó đồng tiền mới thực sự được coi là phương tiện sống.

Nói với tướng Vịnh: Còn CNXH là còn mất chủ quyền

Báo Quân Đội Nhân Dân hôm 16/09 vừa đăng tải một bài phỏng vấn ông Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh với lời dẫn:
"Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Giữ vững ổn định chính trị để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình"

QĐND - “Để có thể bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, điều tối quan trọng là phải giữ vững ổn định chính trị trong nước. Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra. Bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân..."

Cho đến bây giờ, đảng CSVN vẫn đặt quyền lợi của mình lên trên độc lập và chủ quyền của đất nước. CSVN vẫn thực thi chiến lược cúi mình trước TQ ẩn dưới chữ "hòa bình" trong khi đó lại dùng những hành động vô cùng tàn bạo và đê tiện để đàn áp người dân Việt Nam khi thể hiện lòng yêu nước trước nguy cơ tổ quốc bị xâm lăng.
Thật nực cười, TQ chiếm các đảo ở Trường Sa trong hoàn cảnh nào? Lúc đó là lúc Việt Nam ở dưới cái chế độ XHCN đó. Như vậy chúng ta cần nhắc cho tướng Vịnh rằng "Độc lập dân tộc đã mất với CNXH" và "Bảo vệ CNXH là bảo vệ chế độ đã đánh mất chủ quyền".
Nếu tin tưởng vào một quốc gia đã vẽ ra đường lười bò liếm khắp biển Đông qua đối thoại quốc phòng thì đúng thật là ấu trĩ. Với cam kết các bên không sử dụng quân đội vào tranh chấp trên biển, TQ thực ra đã buộc Việt Nam vào thế mất khả năng chống cự. Bởi vì TQ sẽ dùng lực lượng đóng vai ngư dân dưới sự yểm trợ của lực lượng hải giám (thực chất là quân đội trá hình) để đánh chiếm đảo của Việt Nam. Đừng quên rằng khi TQ đánh chiếm các đảo ở Trường Sa trước đây, quân đội Việt Nam đã hoàn toàn không có nổi bất cứ một hành động chống cự nào.
Đúng là Việt Nam không thể so sánh lực lượng với TQ trong đối đầu được đặc biệt là trên biển. Việt Nam muốn hòa bình, nhưng nếu nói là dùng phương pháp hòa bình để bảo vệ lãnh thổ thì quả thật là đến con nít cũng không nghe nổi.
Việt Nam có thể trông cậy và sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới đặc biệt là Mỹ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp về lãnh thổ của mình. Muốn có đồng minh thì quan hệ phải minh bạch rõ ràng, không thể có ai muốn quan hệ với một kẻ lập lờ. Không thể so sánh với Singapore để đưa ra cách thức quan hệ với thế giới, vì vị trí địa lý và kinh tế của Singapore hoàn toàn khác xa với Việt Nam. Mặc dù Singapore tuyên bố như vậy thôi, nhưng hãy nhìn người ta thực tế làm cái gì ! Họ đã mời Mỹ xây dựng căn cứ hải quân trên lãnh thổ của mình rồi.
Thực chất chính sách của đảng CSVN vẫn không có gì thay đổi. Đặt quyền lợi của mình lên trên lợi ích dân tộc. Đảng cộng sản VN sẵn sàng hy sinh lãnh thổ, sẵn sàng chà đạp lên quyền tự do và dân chủ của người dân để giữ được sự thống trị của mình. Khi có nguy cơ bị nhân dân vùng lên lật đổ chúng lại dùng chiêu bài bảo vệ lãnh thổ để lừa dối xoa dịu nhân dân, đánh lạc hướng dư luận.
Nhân dân Việt Nam không thể để đảng CSVN dùng độc lập, chủ quyền của tổ quốc làm con tin được nữa. Chúng ta phải chiến đấu tiêu diệt kẻ bắt cóc con tin, đã đến lúc chúng ta phải cương quyết với kẻ khủng bố này rồi.

Thu nhập chục triệu không đủ nuôi con ở Thủ đô

Lao đao vì thu không đủ chi
Gia đình công chức, vợ là giáo viên một trường tiểu học, chồng là nhân viên của một công ty công nghệ thông tin, thu nhập trung bình một tháng khoảng trên 20 triệu đồng. Với khoản thu nhập đều đặn như vậy, không phải là quá thấp, song đến thời điểm này, vợ chồng anh Nguyễn Văn Chiến, chị Phùng Thị Ngọc Lan ở Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy vẫn đau đầu với bài toán chi tiêu hàng ngày cho bốn miệng ăn.
Chị Lan than thở: "Trước đây, chi tiêu của hai vợ chồng tạm ổn, thỉnh thoảng còn đưa các cháu đi chơi chỗ này, chỗ kia. Còn bây giờ, giá cả đắt đỏ nên khoản nào cắt, giảm được đã cắt giảm hết rồi. Việc vui chơi của các cháu cũng bị tạm gác. Ngay cả bữa ăn trong gia đình tôi cũng phải cân nhắc, chi tiêu dè xẻn hơn nhưng phải đảm bảo chất lượng. Ấy vậy mà vẫn thấy thiếu trước hụt sau".
Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Giang, anh Lê Văn Thuận ở Trường Chinh, quận Đống Đa cũng chật vật, khó sống khi các khoản chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày thời gian gần đây luôn cao hơn khoản thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng.
Hiện chị Giang làm nhân viên tại một công ty truyền thông, lương 6,5 triệu đồng/tháng, còn chồng chị làm tại một công ty liên doanh tại khu vực huyện Từ Liêm với mức lương 8 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập của cả hai vợ chồng là gần 15 triệu đồng nhưng lúc nào cũng cảm thấy thiếu.
 
 
Gửi con về quê là giải pháp để các gia đình công chức ở Hà Nội bớt khó khăn

Chị Giang cho biết, hai vợ chồng đều là dân ngoại tỉnh, học xong làm việc luôn ở Hà Nội. Nhà cửa không có phải đi thuê. Mấy năm trước, cuộc sống gọi là tạm đủ ăn đủ mặc, tháng còn dư ra được đôi ba triệu gửi về quê cho ông bà. Nay giá cả sinh hoạt đắt đỏ, tiền xăng, điện, gas, thực phẩm... rồi tiền thuê nhà không ngừng tăng trong khi thu nhâp nhập của gia đình vẫn dậm chân tại chỗ, có tháng còn bị chậm lương do công ty khó khăn.
Chị Giang tính toán, giờ nguyên tiền thuê nhà mỗi tháng đã mất đứt 5 triệu đồng, tiền xăng xe đi lại của hai vợ chồng mất thêm khoảng trên dưới 1 triệu nữa, rồi tiền chi tiêu ăn uống hàng ngày cho gia đình 3 miệng ăn tiết kiệm lắm mỗi tháng cũng ngốn không dưới 7 triệu đồng. Đó là chưa kể đến các khoản khác như: tiền tiêu vặt, tiền học cho con, tiền sữa... Chị đau đầu khi vừa rồi, học phí còn tăng từ bậc mầm non cho tới đại học.
"Vợ chồng cố gắng tiết kiệm nhưng nếu cứ thu vượt chi kéo dài thì không thể cầm cự được nữa", chị Giang nói.
Trần Thị Thu Hà, phiên dịch cho một công ty của Nhật tại Cầu Giấy, kể rằng, do chưa có gia đình, con cái, chỉ cần lo cho bản thân thôi mà với thu nhập mỗi tháng 10 triệu đồng, Hà vẫn phải cắt bớt mua sắm, tiêu tiết kiệm mới thấy tạm đủ. Vậy thì với những gia đình mà thu nhập chỉ nhỉnh hơn Hà một chút thì làm sao trụ được khi đủ mọi chi phí phát sinh?
Đành gửi con về quê
Để giải quyết bài toán thu vượt chi, không ít những gia đình trẻ tại Hà Nội đã chọn cách gửi con về quê nhờ cậy ông bà chăm hộ nhằm giảm bớt gánh nặng trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Anh Lê Văn Thuận chia sẻ: "Bố mẹ nào chẳng muốn ở gần con cái. Hai vợ chồng tôi lấy nhau gần chục năm trời mới có một đứa con, nhưng giờ kinh tế khó khăn đành phải gửi cháu về quê cho ông bà chăm sóc hộ. Giờ con ở đây thì nhà không đủ ăn, rồi phải tính toán tiết kiệm, cắt giảm khiến con cái cũng khổ theo".
Gửi cháu về quê sống với ông bà, tuy vợ chồng anh Thuận phải xa con nhưng đổi lại cũng có nhiều thuận lợi. Anh Thuận giải thích, cháu năm nay vào lớp 2, cho về quê học trường làng cả năm mới mất khoảng 2,5triệu đồng tiền học; còn tại Hà Nội, con số đó chỉ đủ trong một tháng. Chuyện ăn uống, đi lại cũng được ông bà chăm lo có khi còn chu đáo hơn cả bố mẹ.
"Bây giờ ở quê đâu có thiếu thốn như trước, cái gì cũng có. Với lại về quê, cháu còn được tiếp xúc với nhiều người, không khí thoáng mát, thoải mái chơi đùa chứ ở Thủ đô, ngoài giờ học ở trường, ra đường toàn xe cộ, về nhà quanh ở cái phòng trọ thuê rộng hơn 20m2 muốn chơi gì cũng khó".
Khi gửi con về ông bà, mỗi tháng, hai vợ chồng anh Thuận cũng tiết kiệm được vài triệu đồng. Số tiền này gửi về quê phụ giúp cho ông bà chăm cháu. Tính ra, số tiền thu nhập hàng tháng vẫn hết nhưng đổi lại, cuộc sống của gia đình và con cái được đảm bảo hơn.
Cùng chung quan điểm, vợ chồng anh Chiến, chị Lan cũng quyết định gửi con lớn về quê cho ông bà chăm hộ. Chị Lan cho biết, chi phí ở Hà Nội cái gì cũng đắt đỏ, để các cháu sống ở đây cùng bố mẹ thiếu thốn đủ bề có khi còn vất vả hơn sống xa bố mẹ.
Vừa rồi, nghỉ hè vợ chồng anh chị cho con lớn về quê chơi rồi bàn với ông bà chuyện cho con về quê, thấy ông bà vui vẻ ủng hộ mà cháu cũng thích. Còn đứa thứ hai vẫn đang đi nhà trẻ, còn nhỏ tuổi quá sợ về quê ông bà vất vả nên ở cùng bố mẹ đến khi vào tiểu học rồi tính.
Giờ mỗi tháng, vợ chồng anh Chiến, chị Lan gửi 2-3 triệu đồng về quê cho ông bà nuôi cháu. Ngần ấy tiền không nhiều nhưng ở quê có thể sống tốt, còn tại Hà Nội thì chẳng thấm vào đâu với một đứa trẻ

Tôi ơi, đừng bệnh!

Bệnh viện tăng giá, đồng lương èo uột, kinh tế khó khăn... mọi người chỉ còn biết tự nhủ với bản thân "Tôi ơi, đừng bệnh."
 

Bệnh viện - không chỉ là nỗi sợ hãi vì những ngày dài nằm hồi hộp, lo lắng chống chọi với bệnh tật mà còn gánh cả nỗi lo mang tên viện phí. Người bệnh đã ốm yếu vì bệnh còn phải héo hon tinh thần khi cầm hóa đơn thuốc và dịch vụ.
Viện phí tăng 4 lần - lo chứ sao không!
Sau khi có khung giá trần của liên Bộ Y tế - Tài chính, các bệnh viện phía Bắc rục rịch điều chỉnh giá viện phí. Ở TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Chợ Rẫy và Thống Nhất là 2 cơ sở y tế đầu tiên chính thức áp dụng khung phí tối đa từ ngày 10/9/2012. Theo đó giá khám bệnh tại các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I là 20.000 đồng/lần khám (mức giá cũ là 3.000 đồng/lần khám); giá giường bệnh được nâng từ 20.000 lên 80.000 đồng/giường/ngày. Những người dân nghèo đã khó khăn lại càng khổ não hơn nữa trước bài toán viện phí leo thang như hiện tại.
Người bệnh ở nước ta lại khỏe thật! Vì ngoài sự đau đớn do bệnh tật gây ra, họ còn trăn trở với viện phí, đau đầu với cảnh nằm chung giường. Đi dọc các bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh thì cảnh 2 - 3 bệnh nhân chen chúc một giường không phải là hiếm, rồi cái cảnh băng – ca nhỏ nhỏ xếp ngoài hành lang làm giường khiến nhiều người ngán ngẩm.
 
 
Cảnh đông đúc tại bệnh viện
Tình trạng quá tải ở bệnh viện trên cả hệ thống xảy ra từ năm 1997 với mức công suất sử dụng giường các năm luôn vượt trên 100% và năm 2011 là 111% (theo báo cáo của Bộ Y tế). Ở các bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Đại học y dược, Ung bướu, Chấn thương chỉnh hình, Nhi Đồng 1,2,…thì con số không dừng lại ở đó.
Tuấn, nhân viên kinh doanh chia sẻ: “Tui bự con vậy, bị tung xe, gãy xương sườn mà nằm trên băng ca ngoài hành lang bệnh viện 3- 4 ngày không cựa được. Thiệt là chỉ muốn về nhà. Hoàn cảnh khó khăn nên phải chịu thôi, chứ lên phòng dịch vụ hơn 100 ngàn/ngày thì giá cao quá.”
 
 Viện phí tăng khiến không ít người lo lắng

Tôi ơi, đừng bệnh!
Với hết đợt bão giá này, đến đợt bão giá khác, xăng tăng vùn vụt và còn “đe dọa” tăng tiếp thế kia thì có thích nghi giỏi đến đâu cũng đến lúc bó tay! Nếu trước đây với mức lương đó, bạn có thể rủng rỉnh tiêu xài, lâu lâu hàng hiệu, du lịch thì giờ đây chỉ đủ sống và dư ra một khoản nho nhỏ.
 
 Nỗi lo trong bệnh viện

Bệnh một cái, phải nghỉ việc, tốn kém cho thuốc men, viện phí, rồi bồi bổ, ăn uống thế nên cái khoản tiết kiệm kia sẽ nhanh chóng không cánh mà bay! Nói về vấn đề này, Ngân chia sẻ: “Bây giờ bệnh vào một chút, tới bệnh viện khám và uống thuốc cũng hết trên 500 ngàn chứ đừng nói đến những bệnh nặng khác phải nhập viện. Nằm bệnh viện 1 tuần thì phải tính tiền triệu trở lên.”
Cái vòng luẩn quẩn cứ mãi lặp lại: khó khăn, làm việc quần quật, không chăm sóc sức khỏe tốt... rồi bệnh tật, rồi thuốc thang, ra vào bệnh viện liên tục, rồi lại túng thiếu hơn, khó khăn chồng chất khó khăn. Chỉ còn biết tự nhủ mình: "Tôi ơi, đừng bệnh" chứ biết sao giờ.

Sunday, September 16, 2012

"Trục ma quỷ" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Tháng Giêng năm 2011, đại hội đảng XI kéo màn, 90 triệu người Việt Nam bị hân hạnh lãnh đạo bởi một thập tứ thiên lôi mới, đứng đầu là bộ sậu Hùng Dũng Sang Trọng, quyết định dùm mọi thứ trên dải đất chữ S còng lưng này. Ngồi vào ghế Chủ tịch nước chưa được bao lâu, ông Trương Tấn Sang đã bắn pháo hiệu đầu tiên cho cuộc đấu đá nội bộ mới trong nhiệm kỳ TƯ khóa 11: "Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này" (1). Hơn một năm sau, con sâu đầu tiên được đem ra làm thịt là ông bầu đại gia Nguyễn Đức Kiên. Con sâu nguy hiểm mà ông chủ tịch nước nhắm đến hiện hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bầy sâu làm chết đất nước là tập đoàn tư bản đỏ, nhóm lợi ích - đàn em của Thủ tướng.

Đứng đầu danh sách bầy sâu là: 
Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 
Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
Vương Đình Huệ - Bộ trưởng Bộ Tài chính
Nguyễn Thanh Nghị (con trai Thủ tướng) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 
Nguyễn Văn Hưởng - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công An 
Nguyễn Thanh Phượng (con gái Thủ tướng) - Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty Chứng khoán Bản Việt. 
Nguyễn Đức Kiên - Thành viên Hội đồng sáng lập, Phó Ct. HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. 
Trầm Bê - Thành viên HĐQT/Phó Ct. Ngân hàng Phương Nam, Phó Ct. HĐQT Sacombank 
Hồ Hùng Anh -  Chủ tịch Hội đồng Quản trị Techcombank. 
Lê Hùng Dũng - Chủ tịch Eximbank. 
Đây là những đàn em chủ chốt, không tính đến mạng nhện chằng chịt đằng sau. Những chức vụ của các trùm tư bản đỏ viết ra không phải là duy nhất. Mỗi ông, mỗi bà còn bao sân nhiều công ty khác. 
Trong vai trò Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Đinh La Thăng nắm trong tay tất cả những quy hoạch, đề án về xây dựng giao thông đường bộ, cầu đường, đường sắt, đường sắt cao tốc, phát triển vành đai kinh tế và hạ tầng ven biển, giao thông đường thủy, bến cảng, ngành hàng không. Toàn bộ mọi công trình xây dựng hạ tầng về giao thông thuộc quyền thao túng của Đinh La Thăng. 
Để thực hiện những đề án này và biến nó thành những công trình rút ruột béo bở, Đinh La Thăng cần có tiền, có đầu tư từ nước ngoài. Muốn vậy phải liên minh chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
Trong vai trò Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bùi Quang Vinh là xếp sòng của lãnh vực kiếm tiền từ trong nước (rút ruột nhân dân) ra đến nước ngoài (ăn mày viện trợ); đặc biệt là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và khoản viện trợ phi chính phủ. Sân chơi đấu thầu, ai được ai mất những công trình béo bở cũng nằm trong tay Bùi Quang Vinh. 
Những công trình này cần đến vật liệu xây dựng, hoặc những đề án thuộc lãnh vực quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, giải phóng mặt bằng (hay cưỡng chế) thì đã có Nguyễn Thanh Nghị, con trai của Thủ tướng được đích thân Thủ tướng ẩm vào ghế Thứ trưởng Bộ Xây dựng vào tháng 11, 2011. 
Kế đến là Vương Đình Huệ với chức năng quản lý tài chính, ngân sách, thuế, phí và mọi hoạt động liên quan đến lãnh vực tài chính. 
Bên cạnh đó, nổi cộm 2 tập đoàn độc quyền nằm trong tay kiểm soát của Thủ tướng, có ảnh hưởng sát sườn lên đời sống của người dân hàng ngày, hàng giờ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). 
Hai tập đoàn này có mối liên quan hữu cơ chặt chẽ đến các "ông chủ" trên. Tăng giá xăng, giá điện thì bắt tay với Vương Đình Huệ, kiếm tiền xây dựng thêm công trình và lợi quả cho nhà thầu Trung Quốc nào thì bắt chân với Bùi Quang Vinh... 
Hai tập đoàn độc quyền này cũng là quán quân vô địch trong lĩnh vực đầu tư ngoài ngành, đổ tiền vào các thị trường chứng khoán và bất động sản, nơi mà các đàn em của Thủ tướng đang đứng chờ để bắt tay. 
Nhìn vào "sơ đồ" nhân sự trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta thấy đây là một cấu trúc rất hiệu quả, kết hợp thành một chuỗi mắc xích liên hoàn, liền lạc, đủ để đẻ ra nhiều "quả đấm sắt" với ý đồ thao túng toàn bộ nền kinh tế quốc gia và tạo ra một sân chơi riêng béo bở nhất để làm giàu. 
Tuy nhiên, tiền hốt xong thì bỏ vào đâu? 
Thời còn làm y tá, Thủ tướng có thể nhận hối lộ vài con gà mái dầu, vài xị đế đem về nhậu ngay. Sang thời tổ chức vượt biên bán chính thức vào thập niên 80 để hốt vàng thì có thể đào sau vườn mà chôn. Bây giờ tiền lên đến bạc tỷ đô la, "rữa" ở đâu bây giờ? 
Chuyện đó được giao cho đàn em thân tín Nguyễn Văn Bình
Trong vai trò Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nguyễn Văn Bình nắm quyền sinh sát mọi sinh hoạt và nguồn tiền tệ của quốc gia. Thủ tướng cần tiền thì Bình phát. Cần tăng lãi xuất thì Bình tăng. Cần tổ chức thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng thì Bình dựng. Nhưng quan trọng hơn hết Ngân hàng Nhà nước là trạm dừng để Thủ tướng và đàn em chuyển tiền vào túi riêng một cách hợp pháp.
"Đầu vô" đã có các bộ trưởng, thứ trưởng hốt bạc từ các đề án, rút ruột từ các công trình, lợi quả từ các gói thầu Trung Quốc. Bây giờ cần có một "đầu ra".
"Đầu ra" chính là tập đoàn ngân hàng và cổ đông thị trường chứng khoán
Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng với nhóm "đầu-ra tài phiệt", Nguyễn Văn Bình và nhóm "đầu-vô bộ trưởng", cộng với vai trò "đặc biệt" của Thượng tướng - Thứ trưởng CA Nguyễn Văn Hưởng, trục "liên minh ma quỷ" được hình thành:
Trong "trục ma quỷ" này Đinh La Thăng là đàn em thân cận nhất của Thủ tướng trong nhóm Bộ "đầu vô". Trước khi được Thủ tướng cân nhắc vào ghế Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Đinh La Thăng từng là xếp sòng Tổng công ty Sông Đà, Petrovietnam, Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam - những nơi mà bà mụ mắn đẻ ra tiền nhiều nhất.
Nguyễn Thanh Phượng - con gái rượu của Thủ tướng cầm chịch nhóm "đầu ra" Tư bản đỏ, thao túng ngân hàng và thị trường chứng khoán. Nguyễn Thanh Phượng là giám đốc đầu tư của Quỹ Vietnam Holding, Chủ tịch HĐQT của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) và Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt (VCAM).
Nguyễn Văn Bình là cầu nối giữa "đầu ra" - "đầu vô", là chiếc cầu để xe chở bạc từ kho nhà Nước vào kho nhà Nguyễn. Do đó, Nguyễn Văn Bình trở thành "trợ thủ chiến lược" của Thủ tướng. Trong vai trò cầu nối và cầm chịch trong tay hệ thống Ngân hàng, Nguyễn Văn Bình đã tìm cách rót tiền vào túi của các đại gia qua việc cứu nguy các ngân hàng vì "khó khăn thanh khoản". Cùng với Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Văn Bình đã hỗ trợ những ngân hàng tay chân để đạt mục tiêu thu tóm. Điển hình là vụ "cá nhỏ" Phương Nam đã nuốt gọn cá lớn Sacombank. 
Bên cạnh đó Nguyễn Văn Bình cũng là "kiến trúc sư" của các chiến dịch thu tóm vàng, áp-thả giá vàng qua con cờ SJC - công ty vàng bạc thuộc thành ủy Tp HCM nhưng chịu sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; Chiến dịch "cứu nguy" thị trường bất động sản với thông tư 2056 nhưng thực chất "bơm" tiền vào túi của nhóm "đầu ra" (chiến dịch này được tiên phong trước đó bởi cậu ấm Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Thanh Nghị)... 
Trục ma quỷ của ông Nguyễn Tấn Dũng chạy từ trên xuống dưới, bắt đầu bằng cái đầu Thủ tướng, sang bộ phận chân tay là các chức vụ quan trọng trong guồng máy chính phủ, tỏa rộng bởi những vòi bạch tuột đại gia ngân hàng, tập đoàn kinh tế... đã trở thành một black hole "lỗ đen" hút tiền. Những đồng chí giám đốc ngân hàng, chủ cổ đông đàn em của ông ở vào hàng tỉ phú. Tất cả tạo nên một đại công ty vô hình mà Nguyễn Tấn Dũng là CEO. 
Và đó cũng chính là một con sâu bự và một bầy sâu làm chết đất nước này mà ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đề cập.

CA Bạc Liêu xua quân khủng bố lễ cúng 49 ngày của bà Đặng Thị Kim Liêng

Theo tin khẩn báo gửi đến Danlambao, khoảng 3 giờ chiều nay, 16/09/2012, công an TP. Bạc Liêu đã xua quân đàn áp, bắt bớ những người đến tham dự lễ cúng 49 ngày của bà Đặng Thị Kim Liêng - thân mẫu chị Tạ Phong Tần. Tin cho biết, đây là một vụ giàn cảnh bắt người hết sức dã man và thô bạo. Hành vi đánh đập trong lúc bắt người cho thấy rõ bản chất côn đồ của lực lượng CA Bạc Liêu nhằm trả thù gia đình của bà Liêng - người đã chết tức tưởi vì tự thiêu.
Theo ghi nhận, trong quá trình bắt giữ, linh mục Lê Ngọc Thanh bị công an cố tình gây tai nạn rồi đánh đập, hiện chân ngài đang đau. Chị Tạ Khởi Phụng trong lúc phản đối thì bị một nhóm CA tát túi bụi vào mặt. Những người còn lại đều bị hành hung trong quá trình bắt giữ.

Tổng cộng 6 người đang bị công an Bạc Liêu giam giữ trái phép, gồm có: Linh mục Lê Ngọc Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế), chị Dương Thị Tân (vợ cũ Blogger Điếu Cày), chị Tạ Khởi Phụng (Em gái chị Tạ Phong Tần), chị Lư Thị Thu Trang, anh Nguyễn Thanh Hùng và anh Đinh Chí Thiện. 
Hiện nay, tất cả mọi người đang bị giam giữ trái phép tại trụ sở Công an Phường 1, TP Bạc Liêu. Trước lối hành xử côn đồ của công an, mọi người đều tỏ rõ thái độ bất hợp tác. Phía công an Bạc Liêu sau đó tách riêng từng người để dễ bề giở trò đe dọa, khủng bố.

Màn kịch rất bẩn

LM Lê Ngọc Thanh (DCCT) trong đám tang
bà Đặng Thị Kim Liêng
Trao đổi với Danlambao khi đang bị giam giữ trong đồn CA, chị Lư Thị Thu Trang cho rằng đây là vụ đàn áp đã được phía CA chuẩn bị từ trước.

"Một màn kịch rất bẩn vẫn thường xuyên diễn ra đối với những anh em đấu tranh Dân Chủ", chị Trang nhận định.

Sau khi tham dự lễ cúng 49 ngày của bà Đặng Thị Kim Liêng, mọi người chuẩn bị lên taxi ra về thì bất ngờ xuất hiện hai chiếc xe máy gây 'tai nạn'. Cú va chạm có chủ ý của 2 kẻ lạ mặt đã đánh trúng linh mục Lê Ngọc Thanh.

Ngay sau đó, như đã được lên kế hoạch, lực lượng công an nhanh chóng xuất hiện đòi bắt người với cáo buộc 'gây tai nạn'. Trong quá trình bắt giữ, cảnh sát 113 đã hành hung cha Thanh hết sức thô bạo rồi lôi ngài vào taxi áp giải về đồn. Cũng xin được nói thêm, sức khỏe linh mục Lê Ngọc Thanh rất yếu, ngài vốn bị thương nặng ở chân, chính vì vậy mà hành vi đánh đập dã man của CA khiến ngài đang rất đau.

Chị Tạ Khởi Phụng (Em gái chị Tạ Phong Tần) khi lên tiếng phản đối hành thì bất ngờ bị công an xông vào tát túi bụi vào mặt rồi bắt đi. Hiện tại, mặt chị Phụng đang sưng lên vì những cú đánh ác độc.

Sau đó, đến lượt chị Dương Thị Tân, chị Lư Thị Thu Trang cùng những người khác tiếp tục bị hành hung rồi bắt đi.

Lúc 5 giờ chiều, tin cho biết tất cả mọi người đang bị CA khám xét cả người lẫn đồ đạc.