Tuần
trước, ông Bùi Tín, cựu phó chủ bút báo Nhân Dân (Hà Nội) hiện đang tị
nạn tại Pháp, viết một bài nhận xét về bản “Tuyên bố chung” giữa Trương
Tấn Sang và Tập Cận Bình, ký ngày 21 Tháng Sáu vừa qua tại Bắc Kinh:
“Không hề có một chữ nào (xác định) về Hoàng Sa, Trường Sa là đất Việt
Nam bị cưỡng chiếm bằng vũ lực. Không một lời yêu cầu nào đòi bảo vệ
tính mạng tài sản của ngư dân Việt Nam trong vùng biển quốc gia của
mình. Không một lời bác bỏ nào đối với cái ‘lưỡi bò’ phi pháp trên bản
đồ Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia đã bị hoàn toàn từ bỏ.”
Hòa
Thượng Thích Quảng Ðộ cũng công bố một bản Nhận Ðịnh về cùng vấn đề
này, ngài viết: “Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào
xác định việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo
Trường Sa của Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới,
đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, v.v. hay đòi hỏi Trung Quốc
hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm.”
Những lời lên án trên khiến
dư luận chú ý hơn đến văn kiện mà hai ông Trương Tấn Sang và Tập Cận
Bình đã ký sau một chuyến công du ba ngày. Trong thực tế, xưa nay người
Việt ở trong và ngoài nước không mấy khi chú ý đến các bản thông cáo
chung của lãnh tụ hai đảng Cộng Sản, vì biết trước rằng đó thường chỉ
gồm những lời tuyên truyền trống rỗng.
Nhưng khi vị tăng thống
thứ năm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phải viết rằng Hội
Ðồng Lưỡng Viện của giáo hội “vô cùng quan ngại về nội dung bản tuyên bố
chung này” thì mọi người Việt Nam yêu nước phải cùng chia sẻ nỗi lo
lắng đó. Mặc dù bản tuyên bố chung có nhắc đến quan hệ giữa hai đảng
Cộng Sản, Trương Tấn Sang đã ký kết với tư cách là chủ tịch nhà nước
Việt Nam, nhân danh cả đất nước và dân tộc Việt Nam.
Hòa Thượng
Thích Quảng Ðộ phải cảnh cáo: “Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà
rồi, ông chủ tịch nước vẫn ‘nhất trí’ với mưu kế của kẻ xâm lăng...”
Giống như nhà báo Bùi Tín viết: “Lũ giặc bành trướng được coi là bạn bè
thân thiết nhất, là đồng chí tin cậy nhất.” Ông lên án: “Chưa bao giờ có
sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy.”
Ðầu hàng nhanh
chóng như thế nào? Chỉ trong ba ngày, ông Trương Tấn Sang đã ký tên vào
một văn kiện dài bốn ngàn chữ, trong đó đề cập đến hàng chục bản văn
khác về việc hợp tác giữa hai nhà nước; và hai bên cũng ký kết nhiều văn
bản mới khác nữa. Chỉ trong ba ngày, họ đã xem lại để “nhất trí hợp
tác” thi hành rất nhiều văn kiện. Trong đó có, thí dụ, “Nghị định thư
hợp tác giữa hai Bộ Ngoại Giao; Ðối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ
trưởng; Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch hành
động thực hiện Hiệp Ðịnh Văn Hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015; Kế
hoạch công tác năm 2013 của ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền hai
nước,” vân vân. Hai bên còn thảo luận và “nhất trí” về việc “hoàn thành
việc xây dựng trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp
tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất
trí tổ chức Liên Hoan Thanh Niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm
nay;” lại “tăng cường hơn nữa hợp tác” giữa các bảy tỉnh của Việt Nam và
bốn tỉnh của Trung Quốc ở hai bên biên giới. Bao gồm mọi lãnh vực, chỉ
trong ba ngày đã ký kết xong.
Hãy nhìn vào danh sách các văn kiện
mới được Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình cam kết với nhau, với các
“thỏa thuận” cũ được duyệt xét, sửa đổi, bất cứ người nào có suy nghĩ
cũng phải tự hỏi làm sao họ “thỏa thuận” với nhau nhanh chóng như vậy?
Xin kể ra mấy bản văn mới ký: Một “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ
Quốc Phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc;” một “Chương trình hành động
triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung
Quốc;” một “Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt
Nam và Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các
vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.” Lại thêm,
“Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Tổng
Cục Giám Sát Chất Lượng, Kiểm Nghiệm, Kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác
trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu;”
“Ðiều lệ công tác của ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
Việt Nam-Trung Quốc;” “Bản ghi nhớ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ
Trung Quốc về việc thành lập trung tâm văn hóa tại hai nước;” “Bản ghi
nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa liên hiệp các tổ chức
hữu nghị Việt Nam và hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc;” “Thỏa
thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam và Tổng công ty
dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới vịnh Bắc bộ;” đặc
biệt còn có một bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải
quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc;” và nhiều thỏa hiệp hợp tác
kinh tế khác. Tất cả đều được ký kết trong chuyến thăm trong ba ngày.
Trong
trường bang giao quốc tế, ít có hai quốc gia nào lại ký kết với nhau,
cùng một lúc, nhiều văn kiện “hợp tác” bao trùm đủ các lãnh vực sinh
hoạt của quốc dân như vậy. Hai nước Canada và Mỹ đã sống bên cạnh nhau
một cách hòa bình hơn hai thế kỷ, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao lãnh
vực nào cũng hợp tác với nhau. Nhưng họ cũng chưa bao giờ ký kết cùng
một lúc nhiều thứ cam kết ràng buộc nhau, sau ba ngày thăm viếng như
vậy!
Phải nhấn mạnh đến các điều liên quan đến quân đội, vì quân
đội nước nào cũng là lực lượng bảo vệ quốc gia. Tập Cận Bình và Trương
Tấn Sang ký kết, hứa hẹn với nhau sẽ “...làm sâu sắc thêm hợp tác giữa
quân đội hai nước... đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác đảng và chính
trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ.”
Chúng ta phải chú ý tới việc “đào tạo cán bộ” trong quân đội, đặc biệt
về “công tác đảng” và “chính trị,” nghĩa là giáo dục, đào tạo não bộ của
các sĩ quan trong quân đội. Theo tinh thần những cam kết này, chúng ta
có thể thấy tái diễn cảnh “rèn cán chỉnh quân” mà Hồ Chí Minh đã đem vào
Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp: Việc huấn luyện chính trị
và nhồi sọ lý thuyết Mác Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Ðông cho các sĩ
quan trẻ Việt Nam có thể sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của các cố vấn
Trung Cộng; hoặc đưa họ sang Trung Quốc thụ huấn các giáo điều tương tự!
Chính trong các đợt “rèn cán chỉnh quân” bắt đầu từ những năm 1950, sau
khi Hồ Chí Minh đưa tư tưởng Mao Trạch Ðông lên hàng lý thuyết chỉ đạo
cho đảng Lao Ðộng, mà rất nhiều sĩ quan trẻ tài ba đã bị nghi kỵ, bị hạ
tầng công tác, nhường chỗ cho thành phần bần cố nông được các cố vấn
Trung Cộng chấp thuận.
Tuy việc nhồi sọ các cán bộ trong quân đội
là điều đáng lo ngại nhất, nhưng bản Tuyên bố chung của Tập Cận Bình và
Trương Tấn Sang còn mở rộng chương trình “đồng hóa” về tư tưởng, về lý
luận bao trùm hầu hết các lãnh vực khác, không giới hạn trong quân đội.
Họ ký kết như sau: “Hai bên... nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa
hai đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai ban đối ngoại và ban
tuyên giáo, tuyên truyền của hai đảng vận hành thuận lợi, tăng cường
hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ đảng và nhà nước. Hai bên nhất trí
phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt hội thảo lý luận hai đảng lần
thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng đảng và quản
lý đất nước... ở mỗi nước.”
Ðọc những lời cam kết bao gồm đủ các
lãnh vực từ quân sự đến “đào tạo cán bộ đảng và nhà nước,” đến “Ðối
ngoại, Tuyên giáo, Tuyên truyền” như trên, chúng ta cảm thấy có một “âm
mưu đồng hóa” của đảng Cộng Sản Trung Quốc; mà họ đang được đảng Cộng
Sản Việt Nam tích cực ủng hộ để thi hành. Chưa kể tới những cam kết giữa
hai đảng cộng sản khi nhắc tới các tranh chấp đang xảy ra trên biển
Ðông; sẽ bàn trong mục này vào dịp khác.
Nhà báo Bùi Tín cũng
nhận thấy: “Ðọc kỹ các văn bản, có cảm giác như Việt Nam đã hội nhập vào
trong lòng Trung Quốc. Tuy hai mà một. Hòa nhập triệt để về mọi mặt,
đặc biệt là về quốc phòng, về đối ngoại, về an ninh, trị an xã hội, về
đảng, nhà nước, về quân đội, về công tác đảng, bảo vệ đảng, bảo vệ quân
đội.”
Có thể nói, Cộng Sản Việt Nam đang tiếp tục đưa cả nước
chui đầu vào trong cái thòng lọng do Trung Cộng đưa ra. Hòa Thượng Thích
Quảng Ðộ giải thích sự hợp tác mật thiết giữa hai đảng cộng sản hiện
nay đã “xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài
thơ tuyên truyền ‘Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ’ (Cứu Trung Quốc là tự
cứu mình) đưa đăng trên báo Cộng Sản Tàu Cứu Vong Nhật Báo năm 1940 tại
Quế Lâm.” Chúng ta thông cảm với Hòa Thượng Quảng Ðộ khi ngài viết:
“Người con Phật không thể khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu
nguyện, mà phải đem từng biệt nghiệp chuyển hóa cộng nghiệp ác hành.”
Hơn tám mươi triệu người Việt Nam cũng không thể chỉ “khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu nguyện!”
Hot news from Vietnam | Tin nóng Việt Nam | Vietnam daily post | Vietnam daily news | TRANG CHU DOC BAO TRUC TUYEN. Đọc báo | Tin tức | Tin nóng | Tin hot | Ngoi sao | Bong da | Website Tin tức Điện tử | Doc Bao Vem
Thursday, July 11, 2013
Wednesday, July 10, 2013
Lý Nhã Kỳ được truyền thông nước ngoài săn đón tại Cannes (hahahahahahahahaha)
Các đài truyền hình và phóng viên của các nước Hàn Quốc và Anh đã phỏng vấn Lý Nhã Kỳ.
Kết thúc ngày đầu tiên đến với thành phố Cannes (Pháp) và khoe sắc tại thảm đỏ Liên hoan phim Cannes cùng dàn sao Việt, Lý Nhã Kỳ phần nào đã ghi được điểm với báo chí trong nước cũng như người hâm mộ. Bước sang ngày thứ hai tại đây, Lý Nhã Kỳ đã có buổi tham quan một show room thời trang có tiếng tại thành phố biển xinh đẹp của nước Pháp. Với bộ trang phục màu trắng quyến rũ và đầy sang trọng, Lý Nhã Kỳ liên tiếp thu hút sự chú ý của giới truyền thông nước ngoài. Các đài truyền hình và phóng viên của các nước Hàn Quốc và Anh đã phỏng vấn ngôi sao xinh đẹp Lý Nhã Kỳ đến từ Việt Nam.Lý Nhã Kỳ đầy xinh đẹp tại thành phố biển Cannes của nước Pháp
Cô lúc nào cũng toát lên sự sang trọng và quyến rũ
Lý Nhã Kỳ nhận được nhiều sự yêu mến của người dân tại đây
Không quên chụp hình với người hâm mộ
Lý Nhã Kỳ cũng đã có buổi trò chuyện với truyền thông Anh
Phong thái làm việc đầy chuyên nghiệp của cựu Đại sứ Du lịch Việt Nam
Lý Nhã Kỳ cũng được truyền thông Hàn Quốc săn đón
Lý Nhã Kỳ vui vẻ trả lời các câu hỏi của đài KBS Hàn Quốc
Nguy cơ "vỡ trận" hàng loạt Trung tâm thương mại
Tại buổi công bố Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý II/2013 vào sáng ngày 10/7 của Công ty Savills Việt Nam có một thông tin đáng chú ý: quý III/2013 có tới 4 trung tâm thương mại, siêu thị phải đóng cửa tái cơ cấu hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động.
Báo cáo của Savills cho biết, Trung tâm Thương mại Hàng
Da Galleria (chợ Hàng Da cũ) chính thức đóng cửa vì vắng khách thuê với
lời thông báo "tái cấu trúc, để nâng cấp, sửa chữa mới TTTM theo mô
hình mới". Ngoài ra, 3 siêu thị điện máy tại Ba Đình, Hà Đông và Đống Đa
phải đóng cửa.
Các siêu thị điện máy như iêu thị điện máy Trần Anh tại
292 Tây Sơn, quận Đống Đa; Siêu thị Việt Long cũng dừng bán hàng ở Hà
Đông. Trước đó, Siêu thị Media Mart đã phải đóng cửa điểm bán hàng ở
Nguyễn Chí Thanh...
Trước đóm Trung tâm thương mại Grand Plaza (Trần Duy
Hưng, Hà Nội) từng được ví như thiên đường mua sắm đệ nhất Hà thành, sau
2 năm hoạt động, cuối năm 2012, Grand Plaza phải đóng cửa vì ế ẩm, chủ
đầu tư và khách thuê không thống nhất được giá và các loại phí dịch vụ.
Trung tâm thương mại Mipec Mall cũng vừa tái cơ cấu lần
2 khi cho nhà bán lẻ Lotte Mart (Hàn Quốc) thuê toàn bộ diện tích 4 sàn
thương mại (khoảng 20.000m2) của trung tâm thương mại Mipec Mall (Pico
Mall trước đây).
Một Trung tâm thương mại khác là Trung tâm thương
mạiParkson Keangnam Land Mark Tower (Phạm Hùng, Từ Liêm) cũng đang hoạt
động khó khăn.
Khó khăn nối nên Trung tâm Thương mại Cửa Nam (chợ Cửa
Nam cũ) vắng khách thuê, còn Trung tâm Thương mại chợ Mơ (chợ Mơ cũ)
tiếp tục lùi ngày khai trương...
Nhiều dự án Trung tâm thương mại phải hoãn vô thời hạn
như Dự án Ciputra Hanoi Mall trong khuôn viên Dự án Ciputra Hanoi (quận
Tây Hồ). Khởi công từ cuối năm 2010, sau khi hoàn thành phần hầm móng,
Dự án đã bỏ hoang cho đến nay. Đây là khu TTTM có diện tích thiết kế lớn
nhất Hà Nội (130.000 m2), do Tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu
tư. Khủng hoảng kinh tế đã khiến Ciputra Hanoi Mall “chết yểu”.
Câu chuyện các trung tâm thương mại lại càng chồng chất
khi quý II/2013 có thêm 4 siêu thị gia nhập thị trường nâng tổng số
diện tích Trung tâm thương mại lên hơn 750.000m2. Và trong nửa cuối
2013, dự kiến sẽ có thêm 17 dự án đi vào hoạt động với gần 500.000m2
diện tích mới.
Áp lực vô cùng lớn này sẽ khiến thị trường bán lẻ của
Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Nguy cơ "vỡ trận"
Trung tâm Thương mại đang hiển hiện./
'Ưu tiên thi Đại học' mẹ VN anh hùng
Một thông tư mới ban hành của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Việt Nam về ưu tiên cho những phụ nữ có chồng con hy sinh vì
chiến đấu cho Đảng Cộng sản đang gây nhiều bàn tán và cả gây cười trên
mạng xã hội và báo chí.
Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được chính phủ Việt Nam dành cho những phụ nữ có chồng, con được công nhận là liệt sĩ.
Thông tư ngày 4/7 nói bà mẹ Việt Nam anh hùng và đối tượng tham gia cách mạng đươc cộng 2 điểm ưu tiên nếu đi thi Đại học hoặc Cao đẳng.
Theo một chuyên gia, một phần của thông tư mới này dành cho những người khoảng 80, 90 tuổi muốn đi thi đại học, hoặc dành cho thế hệ bà mẹ Việt Nam anh hùng trong tương lai.
“Quy định này có thể... phòng xa cho những người được phong bà mẹ Việt Nam anh hùng trong những thời điểm lịch sử sau này,” theo báo Tuổi Trẻ dẫn lời giáo sư Nguyễn Minh Thuyết.
"Với người hoạt động cách mạng trước năm 1945, cứ tính họ tham gia cách mạng từ rất sớm, từ 15 tuổi thì nay đã ngoài 80 tuổi," ông Nguyễn Minh Thuyết nói.
Còn một nhà giáo, giáo sư Văn Như Cương, thấy quy định của Bộ Giáo dục “buồn cười và vô lý quá mức”.
“Nếu có thì tặng các mẹ 20 triệu và đặc cách luôn chứ tặng 2 điểm làm gì,” ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia được báo chí dẫn lời.
‘Lỗi anh đánh máy’
Giáo sư Văn Như Cương nói, “chắc lỗi ở anh đánh máy”, nhưng người ký cũng phải đọc kỹ và thấy được sự vô lý này.Theo báo Tiền Phong, đại diện bộ Giáo dục đã giải thích trước báo chí hôm 10/07 rằng thông tư này nhằm cụ thể hóa pháp lệnh số 04 (về ưu đãi người có công với cách mạng) và Nghị định 31 của Chính phủ.
“Chúng tôi xây dựng dự thảo thông tư 24 sửa đổi bổ sung thêm đối tượng thuộc đối tiện ưu tiên khi dự thi đại học,” ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục nói.
Ông Khôi giải thích thêm: “Bà mẹ Việt Nam anh hùng được ưu tiên không phải là bà mẹ 80, 90 tuổi mà còn là các bà mẹ có con đi bộ đội ngày nay mà hy sinh trong quân đội, sẽ được nhà nước xem xét phong tặng”.
Đại diện ngành Giáo dục nói, đây là điều mà Bộ đã tính toán để đảm bảo đúng thời điểm, và các đối tượng được hưởng ngay chính sách.
Các đối tượng được ưu tiên khác được nhắc đến trong thông tư là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng.
Văn bản nhà nước
Không ít lần các văn bản hay đề xuất của cơ quan nhà nước Việt Nam đã gặp phải sự châm biếm của dư luận.Mới đây, tin cho hay ở TP. HCM, chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình đề xuất quy định tuổi sinh con của phụ nữ không quá 33.
Cơ quan này đề xuất với lãnh đạo thành phố rằng nên bắt buộc các đôi lứa muốn được đăng ký kết hôn phải khám sức khỏe, khuyến khích tuổi sinh con không quá 33 đối với phụ nữ.
Trong một trường hợp khác, một công văn do Bộ Xây dựng ban hành không cho phép các công trình xây dựng nhại kiến trúc cổ điển Pháp – châu Âu.
Sau đó, bộ này đính chính, nói rằng đó là "lỗi đánh máy".
Nhiều người bình luận trên mạng xã hội Facebook về các quy định trên, có người viết: “Sáng nay dậy, mình suýt ngất với hai tin nóng sốt trong ngày. Một là bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học được ưu tiên, hai là phụ nữ 33 tuổi trở lên không được phép mang thai...”
Tuesday, July 9, 2013
Scientist pleads guilty in Pa. trade secrets case
A scientist working on solar cell technology
has pleaded guilty to several counts of an indictment that charges he
stole trade secrets from his employer and tried to take them to a
competitor in China.
Forty-eight-year-old Tung Pham pleaded guilty in federal court in Philadelphia on Monday to seven counts of wire fraud.
Prosecutors say Pham stole product formulas from his former employer. The indictment says he misled the company about what he'd be doing at his new firm in order to escape a non-compete clause in his contract.
Forty-eight-year-old Tung Pham pleaded guilty in federal court in Philadelphia on Monday to seven counts of wire fraud.
Prosecutors say Pham stole product formulas from his former employer. The indictment says he misled the company about what he'd be doing at his new firm in order to escape a non-compete clause in his contract.
A judge ordered Pham to surrender his passport a few days before he
was to leave for China to begin work for his new employer.
Pham faces a maximum sentence of 140 years in prison when he is sentenced Nov. 6.
Pham faces a maximum sentence of 140 years in prison when he is sentenced Nov. 6.
Monday, July 8, 2013
Nghề... đổ máu
Không biết từ bao giờ, ở ấp
Tân Hiệp (xã Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương), có một xóm cư dân nghèo từ
các tỉnh ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam tụ về, mưu sinh bằng nghề gom nhặt
kiếng (kính) vỡ. Cái nghề không phải ai cũng đủ gan làm, bởi nó khiến họ
thường xuyên đổ máu.
Lúc hỏi thăm đường vào xóm kiếng, một
người dân đã nửa đùa nửa thật “đe” tôi: "Vào đó coi chừng đổ máu nha”,
khiến tôi không khỏi băn khoăn. Thực ra, tìm vào xóm kiếng không khó,
bởi hai bên con đường đất nhỏ, ngoài những bao kiếng xếp la liệt, còn có rất nhiều mảnh kiếng vỡ vương vãi khắp nơi.
Đường vào xóm kiếng
Lời cảnh báo của người chỉ đường không
hẳn là hù dọa. Bởi, con đường vào xóm đã xuống cấp vì những ổ trâu, ổ
gà, lại thêm những mảnh kính vỡ vụn càng khiến cho các phương tiện lưu
thông trên đường gặp nhiều khó khăn, chỉ cần tay lái không chắc là té
ngã. Khi đó, mảnh kiếng vỡ đâm toạc da thịt là chuyện hoàn toàn có thể
xảy ra!
Xóm kiếng là một bãi đất trống, trên
đó có hơn chục căn phòng nhỏ tuềnh toàng, “hàng rào” làm ranh giới giữa
các phòng là những bao tải đựng kiếng vỡ dựng sát vách. Trong cái nắng
gay gắt buổi trưa, những người thợ kiếng đầu đội nón lá, tay đeo găng
bảo hộ, khuôn mặt đầm đìa mồ hôi, đỏ lựng, vẫn đang miệt mài làm việc.
Xưởng sản xuất bên trong xóm kiếng, ngổn ngang kiếng vỡ
Một phụ nữ bịt khẩu trang kín mít, đôi
tay đeo găng đang thoăn thoắt hốt từng bụm kiếng vụn bỏ vào bao. Thấy
tôi, chị dừng tay: “Anh đi đâu vậy? Coi chừng mảnh kính, sắc lắm đấy”.
Tôi rón rén bước từng bước tránh mảnh kiếng vỡ nằm la liệt dưới đất, lại
gần chị làm quen.
Chị cho biết tên Trang, 34 tuổi, quê
Nghệ An. Làm nghề kiếng vỡ từ 4 năm nay. Gom xong đống kiếng vỡ vào bao
tải, chị ngồi xuống, dùng búa tiếp tục đập những tấm kiếng khác cho nát
vụn. Tiếng búa chan chát, tiếng kính vỡ loảng xoảng, âm thanh khô khốc,
mảnh kiếng vụn văng tứ tung khiến tôi nổi da gà.
Chị Trang cho biết, xóm kiếng hình
thành cách đây hơn chục năm. Ban đầu chỉ có mấy hộ ở miền Trung vào, đến
giờ tăng lên gần 3 chục hộ rồi. Tôi nhìn quanh, những căn phòng lợp
tôn, thấp tè. Chị Trang như hiểu ý tôi, nói: “Phòng này trời nắng thì
nóng như lửa đốt, trời mưa thì ồn không chịu được nhưng được cái gần bãi
kiếng nên cũng ráng ở. Trời nóng nực thế này, ở ngoài trời dễ chịu hơn
chui vào phòng đấy”.
Rửa kiếng vỡ trước khi đập vụn
Chị Trang cho biết, mỗi ngày, từ sáng
sớm, đàn ông trong xóm đạp xe ba gác tỏa đi khắp nơi để gom kiếng vỡ đến
chiều tối mới về. Hôm sau, những người phụ nữ ở nhà sẽ làm công việc
phân loại kiếng rồi lau chùi, cắt, đập… Trước khi chở đi bán cho các nhà
máy kính, để được trả giá cao, kính vụn phải được phân loại và làm
sạch. Sau khi phân loại, kính phải được làm sạch bằng nước, hóa chất,
tùy theo độ bẩn.
“So với đàn ông, cánh nữ tụi tôi còn
nhàn chán. Chứ hàng ngày chồng em và mấy người đàn ông trong xóm này đi
mấy chục cây số, đến mọi nơi, từ bãi rác đến công trường xây dựng để gom
kiếng, vất vả lắm”. Làm vất vả là thế nhưng thu nhập chẳng bao nhiêu.
“Ngày nào khá thì hai vợ chồng cũng được chừng 2 trăm ngàn. Nhiều khi đi
cả ngày mà chỉ được bốn, năm chục ngàn, không đủ tiền xăng và ăn uống.
Đấy là trời nắng đẹp, chứ mưa thì đói luôn”.
Nói về nghề thu gom kiếng vỡ, ông
Nguyễn Văn Bền (52 tuổi, quê An Giang), một trong những người đầu tiên
là nghề đập kính “đúc kết” bằng một câu cụt ngủn: "Cực khổ và nguy
hiểm". Cực vì đập kiếng chỉ có thể làm dưới trời nắng. Nguy hiểm vì chỉ
cần một sơ suất nhỏ, họ cũng phải trả giá bằng máu và những vết sẹo trên
cơ thể, suốt cuộc đời. Thậm chí phải đánh đổi bằng một phần cơ thể.
Trên tay, chân những người làm nghề gom kiếng vỡ, chỗ nào cũng có sẹo
Nói rồi ông chìa bàn tay cho tôi xem,
những đầu ngón tay nát tươm vì sẹo, vết cũ vừa lành, đã có vết mới đè
lên. Cổ tay, cánh tay ông cũng chẳng ít sẹo hơn “Sao chú không mua một
đôi găng tay dày cho an toàn?”, tôi hỏi. “Kiếm đủ tiền mua gạo, mắm muối
ngày 2 bữa là may rồi, lấy đâu ra mà mua bảo hộ. Nghề này kiếm tiền thì
khó chứ kiếm vài “nhát” kiếng đâm trên da thịt thì dễ”, ông Bền cười
chua chát.
Những đầu ngón tay nát tươm vì kiếng vỡ cứa
Anh Nguyễn Văn Ngọc, chồng chị Trang
bảo: “Cực chẳng đã mới phải làm cái nghề này, chứ nguy hiểm lắm. Có
người mù mắt vì mảnh kính bắn vào rồi đấy”. Gần đó, một phụ nữ khác trẻ
hơn, mang bụng bầu khá to, cũng đang đập kiếng, chị tên Tình, 30 tuổi.
Theo chồng vào đây làm nghề kiếng này từ hơn 1 năm nay.
Đưa cánh tay có vết sẹo lồi khá to,
chị nói: “Hồi đầu chưa quen, bị kiếng đâm, cứa chảy máu hoài. Giờ chân
tay tôi đầy sẹo”. Chỉ tay vào người phụ nữ gần đó, chị Tình nói: “Chị ấy
còn nhiều sẹo hơn tôi nữa. Có vết ở chân dài cả nửa gang tay”. Tôi hỏi:
“Chị có bầu vậy mà cứ phải ngồi vậy chắc vất lắm?”. Chị đáp: “Biết làm
sao được, một ngày kiếm mấy chục ngàn, không làm lấy gì ăn?”.
Anh Đặng Văn Đông (35 tuổi, quê Hà
Tĩnh), theo nghề đập kiếng vài năm nay, kể: Nhiều hôm về, cởi áo ra giặt
mới thấy rất nhiều vết máu đã khô, mới thấy sao cái nghề cực khổ, nguy
hiểm quá, muốn bỏ nghề nhưng nghĩ nát óc mà chẳng nghĩ ra làm gì. Cuối
cùng, lại tiếp tục cái nghề “đổ nhiều máu” này.
Kiếng đập vụn xong, gom vào bao mang đi bán
Ở xóm kiếng, ai cũng xót xa, tiếc cho
cô gái trẻ Cao Thị Hương khi mới 19 tuổi đã bị mảnh kiếng làm hư một bên
mắt trái. Cách đây chưa lâu, chiếc xe ba gác chở đầy kiếng của anh
Nguyễn Huynh (33 tuổi, quê Nghệ An), bị nghiêng, anh dùng tay chống, do
xe nặng nên anh bị ngã, gãy tay, mảnh kiếng đâm tứ tung trên người. Bác
sĩ nói anh phải nghỉ không làm nặng ít nhất 1 tháng, nhưng rồi, mới nghỉ
vài ngày anh đã “lọ mọ” đi làm.
“Ngồi ở nhà một tháng thì chết đói. Vợ
đi làm công nhân cũng đủ trả tiền nhà và gửi về quê chút đỉnh cho đứa
con nhỏ. Thôi thì mình cứ nai lưng ra làm, được đồng nào đỡ đồng đó”,
anh Huynh phân trần.
Nhắc đến những “tai nạn nghề nghiệp”,
ông Bền cho biết, giáp tết năm ngoái, xóm kiếng đã lặng người khi chứng
kiến một nữ đồng nghiệp mang bầu, vì làm kiệt sức mà cả mẹ và con đều
không sống nổi. “Mang bầu sắp đến ngày sinh mà vẫn phải ngồi làm quần
quật từ sáng đến tối. Ăn uống lại không đủ chất. Có lẽ vì thế mà đến khi
sinh thì mẹ kiệt sức, con cũng không cứu được”, ông Bền ngậm ngùi nói.
Buổi trưa, mặt trời ở ngay trên đỉnh
đầu, không khí càng thêm nóng bức. Ánh nắng rọi thẳng xuống những mái
đầu được che chắn bằng chiếc nón lá cũ, rách. Họ “lỳ lợm” đối mặt với
những mảnh kiếng vỡ đủ mọi hình thù, nhọn hoắt, sắc hơn dao, chĩa về mọi
hướng, như đe dọa da thịt con người.
"Chênh lệch giá vàng rất lớn nhưng không ai dám buôn lậu"
Haha, ông này ngây ngô đến buồn cười.
Buôn xì ke bị bắn chết người ta còn dám, ở đó mà không dám buôn lậu vàng, vốn "ít tội" hơn nhiều, và khi bị bắt thì 99% công an cho qua, chỉ tịch thu vàng bỏ túi.
Buôn xì ke bị bắn chết người ta còn dám, ở đó mà không dám buôn lậu vàng, vốn "ít tội" hơn nhiều, và khi bị bắt thì 99% công an cho qua, chỉ tịch thu vàng bỏ túi.
Trại giam Z30A Xuân Lộc cùm chân tù nhân cho đến chết
Hồi cuối tháng 8/2011, một tù nhân
tên Quách Công Ninh đã bị CA trại giam Z30A Xuân Lộc hành hạ bằng cách
cùm chân, rồi bỏ mặc cho nạn nhân phải chịu cảnh đói khát trong lúc bệnh
tật. Hậu quả là sau 8 ngày đau đớn, nạn nhân Quách Công Ninh đã qua đời
trong khi chân vẫn còn đang bị cùm.
'Kỷ luật cùm chân' là một hình thức tra tấn, trừng phạt hết sức man rợ
thường được chế độ lao tù cộng sản mang ra áp dụng đối với tù nhân. Sau
cuộc nổi dậy tại Z30A Xuân Lộc, chính thiếu tướng côn an Hồ Thanh Đình
đã lớn lối đe dọa sẽ trả thù những tù nhân tham gia đòi yêu sách. Trong
các hình thức trừng phạt do ông Đình đưa ra, nhẹ nhất sẽ là kỷ luật cảnh
cáo hoặc cùm chân.
Cái chết đau đớn của tù nhân Quách Công Ninh đã bị trại giam Z30A Xuân
Lộc che giấu và ém nhẹm. Tuy nhiên, một tù nhân khác cùng bị kỷ luật
chung đã chứng kiến toàn bộ sự việc.
Sau khi mãn hạn tù, nhân chứng Lưu Quang Hiền đã quyết định công bố sự
thật về cái chết thương tâm của tù nhân Quách Công Ninh. Những điều được
anh Lưu Quang Hiền ghi lại trong Bản tường trình dưới đây sẽ là bằng
chứng đanh thép tố cáo chế độ lao tù CS độc ác, phi nhân.
Bản tường trình của nhân chứng Lưu Quang Hiền do nhà báo tự do Trương Minh Đức
*
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Tôi tên: Lưu Quang Hiền. Năm sinh 1985.
Nguyên quán: TP. Hồ Chí Minh
NĐKHKTT: 74 Bà Hom. Phường 13. Quận 6.
Can tội: Cướp giật tài sản.
Bị bắt: 29/06/2009 – Án phạt: 3 năm 6 tháng.
Ngày nhập trại: 22/02/2010
Hiện đang là phạm nhân đội 3, phân trại số 4 trại giam Xuân Lộc.
Nay tôi làm đơn này kính gởi lên ban giám thị và Hội Đồng cán bộ sự việc như sau:
Vào ngày 20/08/2011, khi tôi được đưa xuống chấp hành kỷ luật với hành
vi xăm trổ lên cơ thể mình, tôi được A. Lá (trật tự) bố trí cho nằm cùng
chung với Quách Công Ninh.
Hôm sau, 21/08/2011, khoảng 18h chiều, tôi thấy phạm nhân Ninh có biểu
hiện khó thở và khát nước. Đêm đó có báo cấp cứu thì có cán bộ y tế vào
cho thuốc.
Ngày 22/08/2011, khi phát cơm chiều xong, khoảng 1 tiếng sau, tôi thấy
anh Ninh lại khó thở. Tôi cũng có báo cấp cứu nhưng chỉ được nhắc nhở và
la rầy.
Qua ngày 23/08/2011, sáng tôi phát hiện anh Ninh đã uống mấy lần nước tiểu. Tôi có hỏi tại sao, anh Ninh trả lời: “cơm thì ít, muối thì nhiều, mà cho có một ít nước làm sao chịu nổi”. Ráng cầm cự đến tối, tôi lại thấy anh Ninh lấy hơi lên. Tôi báo cấp cứu, thì anh Lá chạy vào chửi và nói “quẻ thì cho mày chịu”.
Tôi nói thật và cũng bị chửi. Tối đó anh Ninh như mất kiểm soát, cầm cả
xô nước tiểu uống ừng ực, tự xối lên người mình rồi đổ xuống sàn nhà.
Làm cả đêm không ai ngủ được. Báo thì nói sẽ cùm chân còng 2 tay nên tôi
không dám (vì tôi cũng đang cố chấp hành hình phạt mình đã làm sai nội
quy).
Sáng 24/08/2011, khi anh Lá mở cửa buồng, tôi có chỉ là lúc tối anh Ninh
mê sảng đã uống nước tiểu và đổ khắp sàn nhà. Mùi khai nồng nực, người
ngoài bước vào còn chịu không nổi. Thử hỏi người đang cố chấp hành thì
khó chịu cỡ nào. Anh Lá nói “đổ thì trùi hết chứ không cho rửa gì hết”. Đóng cửa bỏ đi.
Đến trưa, anh Ninh lại khó thở. Tôi không dám báo nữa vì sợ bị còng tay,
cán bộ sẽ nghe anh Lá mà cho là tôi quậy phá. Vì anh Lá nói “mày có tin tao sáng cho mày thêm 1 lệnh 10 ngày nữa không”.
Có nhờ buồng 1 báo, mà khi nhắc đến tên anh Ninh lại bỏ đi. Trưa đó,
anh Ninh lại uống nước tiểu rồi đổ tung tóe, rồi nằm thở gấp. Khi mở cửa
vào đưa nước, tôi có đứng lên xin anh Lá ra báo cho tôi để tôi được đổi
chỗ nằm vì quá hôi và khó chịu. Tôi phải giữ sức khỏe để chấp hành nữa.
Càng xin càng bị nói nặng. Nhưng tôi đã vi phạm nên im lặng chịu đựng.
Anh Lá còn nói “không chết đâu mà lo, chết thì tính sau”. Đóng cửa bỏ đi.
Sáng ngày 25/08/2011, anh Ninh nằm thở gấp, tôi có xin thuốc, đến trưa tôi hỏi “có cho thuốc em không?” thì bảo là quên. Đến chiều tôi lại hỏi, thì nói “không nhắc sao tao nhớ”.
Trong đêm đó, anh Ninh mê sảng, la hét lung tung, tiểu ra chỗ nằm của
cả 2, có lúc tiểu lên người tôi. Tôi có báo đêm đó 4 đến 5 lần đều bị vũ
trang chửi. Tôi thấy người anh Ninh co quắp từ từ. Tôi cố an ủi anh
Ninh, nhưng anh Ninh chỉ rên chứ không trả lời. Ban Giám Thị và Hội Đồng
Cán Bộ nghĩ xem, 1 người 8 ngày không ăn 1 hột cơm (vì muối quá nhiều),
nước 1 ngày 2 li nhỏ tí làm sao có sức, phòng thì kín mít. Nước tiểu
thì bốc lên không thở nổi, sức khỏe suy yếu làm sao chịu nổi.
Sáng ngày 26/08/2011, 5h30’, anh Lá mở cửa tôi cũng có báo lại tình
trạng trên. Cũng không thấy trả lời hay biểu hiện gì. Tôi chờ khoảng 1
tiếng sau báo tiếp lại bị anh Lá chửi. Nhờ người báo giùm cũng bị chửi.
Đến khi có cán bộ vào, mới biết anh Ninh đã ngừng thở, mới cho tôi qua
chỗ khác nằm.
Tôi xin cam đoan những lời tôi khai là sự thật, từ lời tường trình đầu
tiên. Nếu có gì sai trái tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước lời
mình nói
Xuân Lộc ngày 27 tháng 08 năm 2011
PN viết đơn
Lưu Quang Hiền
Tuesday, July 2, 2013
Egg Rolls Allegedly Used To Bribe US Immigration Officer, Mai Nhu Nguyen Charged With Bribery
An immigration officer took thousands of dollars of bribes - and 200 egg
rolls - from people seeking immigration benefits, federal prosecutors
said.
U.S. Citizenship and Immigration Services officer Mai Nhu Nguyen, 47, of Irvine is charged with three counts of soliciting and taking a bribe, the U.S. Attorney's Office said in a statement Wednesday.
Nguyen was arrested on June 6 after taking a $2,200 bribe from an immigrant seeking citizenship, prosecutors said in the statement.
"In addition to the bribe earlier this month, the indictment alleges that Nguyen solicited and took bribes from immigrants in 2011. In one case, Nguyen is accused of taking $1,000 from an immigrant seeking a 'Green Card' and 200 egg rolls from an immigrant seeking citizenship," the U.S. attorney said in the statement.
Nguyen, who worked at the USCIS office in Santa Ana for 8 years, had the power to approve or deny applications for immigration benefits.
She will be arraigned on July 1. Each count of bribery by a public official is punishable by up to 15 years in federal prison.
Nguyen is free on $20,000 bond.
U.S. Citizenship and Immigration Services officer Mai Nhu Nguyen, 47, of Irvine is charged with three counts of soliciting and taking a bribe, the U.S. Attorney's Office said in a statement Wednesday.
Nguyen was arrested on June 6 after taking a $2,200 bribe from an immigrant seeking citizenship, prosecutors said in the statement.
"In addition to the bribe earlier this month, the indictment alleges that Nguyen solicited and took bribes from immigrants in 2011. In one case, Nguyen is accused of taking $1,000 from an immigrant seeking a 'Green Card' and 200 egg rolls from an immigrant seeking citizenship," the U.S. attorney said in the statement.
Nguyen, who worked at the USCIS office in Santa Ana for 8 years, had the power to approve or deny applications for immigration benefits.
She will be arraigned on July 1. Each count of bribery by a public official is punishable by up to 15 years in federal prison.
Nguyen is free on $20,000 bond.
2 chữ đủ mô tả CP Việt Cộng: LÁO KHOÉT
Hãy nhìn vào đây để thấy thực tế nền kinh tế và cuộc sống người dân VN.
Đừng nhìn vào tiền bạc của tụi CS, tụi COCC....
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72...ngay-buon.aspx
Đọc mà buồn....
Và đây là 70% xứ Việt.
Người bán chỉ bán được 33 ngàn đồng/ ngày, tức 1,5 USD, mỗi năm 500 USD. Cho dù lời 10% thì cũng chỉ 50 USD/năm mà thôi. Mỗi ngày chỉ 15 xu Mỹ.
Và có lẽ bà này cũng có con cái, cho dù chỉ phải nuôi 1 đứa, thì chia ra 2 mẹ con, mỗi người chỉ 7,5 xu Mỹ/ngày, mỗi NĂM 25 USD.
Nhưng THỰC TẾ dân quê không có 2 đứa con/gia đình đâu, mà là 5, 7 đứa. Chia ra, mỗi đầu người chừng 10 USD/NĂM là may.
Việc này chính người VN tại các thành phố cũng ít ai hiểu, biết. Đám VK loại óc heo rửng mỡ thì lại càng không biết, do họ chỉ bám víu chơi bời trong các thành phố.
Ngoại quốc thì lại càng dốt đặc về THỰC TẾ Việt Nam.
------------------
Khoảng 70% dân Việt ĐANG ở nông thôn.
Trong các thành phố thì chỉ do có (1) Kiều hối, (2) mượn nợ nước ngoài, (3) viện trợ ngoại quốc, (4) bán dầu, mà có vẻ kha khá 1 chút.
Nhưng cho dù vậy cũng có rất nhiều góc khuất. Thiếu gì "trẻ em cơ nhỡ" đi bán vé số, chewing gums, mắt kiếng.
Ở đó mà "thu nhập bình quân hơn 1000 USD/ đầu người, GDP 135 tỉ USD/năm".
2 chữ đủ mô tả CP Việt Cộng: LÁO KHOÉT.
Đừng nhìn vào tiền bạc của tụi CS, tụi COCC....
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72...ngay-buon.aspx
Đọc mà buồn....
Và đây là 70% xứ Việt.
Người bán chỉ bán được 33 ngàn đồng/ ngày, tức 1,5 USD, mỗi năm 500 USD. Cho dù lời 10% thì cũng chỉ 50 USD/năm mà thôi. Mỗi ngày chỉ 15 xu Mỹ.
Và có lẽ bà này cũng có con cái, cho dù chỉ phải nuôi 1 đứa, thì chia ra 2 mẹ con, mỗi người chỉ 7,5 xu Mỹ/ngày, mỗi NĂM 25 USD.
Nhưng THỰC TẾ dân quê không có 2 đứa con/gia đình đâu, mà là 5, 7 đứa. Chia ra, mỗi đầu người chừng 10 USD/NĂM là may.
Việc này chính người VN tại các thành phố cũng ít ai hiểu, biết. Đám VK loại óc heo rửng mỡ thì lại càng không biết, do họ chỉ bám víu chơi bời trong các thành phố.
Ngoại quốc thì lại càng dốt đặc về THỰC TẾ Việt Nam.
------------------
Khoảng 70% dân Việt ĐANG ở nông thôn.
Trong các thành phố thì chỉ do có (1) Kiều hối, (2) mượn nợ nước ngoài, (3) viện trợ ngoại quốc, (4) bán dầu, mà có vẻ kha khá 1 chút.
Nhưng cho dù vậy cũng có rất nhiều góc khuất. Thiếu gì "trẻ em cơ nhỡ" đi bán vé số, chewing gums, mắt kiếng.
Ở đó mà "thu nhập bình quân hơn 1000 USD/ đầu người, GDP 135 tỉ USD/năm".
2 chữ đủ mô tả CP Việt Cộng: LÁO KHOÉT.
Ăn Trứng có tốt không?
TRỨNG BỔ DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?
Khi
ta ăn một miếng thịt luộc hay rô ti, thì đó chỉ là một phần thịt heo,
bò… với vài chục dưỡng chất mà chủ yếu là các acid amin… Còn lại các
chất khoáng cần cho xương cốt thì ở phần xương; các sinh tố ở gan, lòng,
gelatin cần cho da thì ở da; keratin cần cho lông tóc lại ở sừng bò… mà
ta không thể ăn được. Ngược lại, khi ta ăn một quả trứng thì ta hưởng
được trọn vẹn hơn 60 dưỡng chất trong quả trứng, mà nếu để ấp sau 21
ngày sẽ nở ra một cá thể gà hay vịt con có đủ da, thịt, xương, lông,
cánh… không dư không thiếu một chất nào. Tính bổ dưỡng toàn phần này
được chứng minh bằng giá trị sinh học của
trứng, nghĩa là lấy lượng nitrogen của protein tăng cân (sinh cơ) chia
cho lượng nitrogen của protein trứng được ăn vào sẽ có tỉ số bằng 1,
tức là ăn bao nhiêu protein của trứng vào thì sẽ biến bấy nhiêu thành
protein cơ thể.
> Lấy tỉ số này nhân với 100 ta sẽ có giá trị sinh học của trứng là 100, trong khi của các thực phẩm khác luôn thấp hơn. Protein của trứng hoàn hảo như vậy nên được gọi là protein lý tưởng. Lưu ý trứng ở đây là trứng gà, vịt, cút… ăn cả lòng trắng và lòng đỏ thì mới đạt hiệu quả toàn vẹn được. Để thấy rõ tính chất bổ dưỡng của trứng, người ta phân tích thành phần acid amin trong protein trứng. Chất lượng này được dựa trên sự dồi dào và cân bằng của các acid amin thiết yếu trong protein trứng. Bảng 1 cho ta thấy hàm lượng protein cũng như các acid amin thiết yếu trong trứng rất giàu và có tỉ lệ cân bằng như trong cơ thể con người. Trứng rất giàu sinh tố và khoáng chất mà trên 70% chúng nằm ở lòng đỏ (2 quả trứng gà hay vịt hoặc 10 trứng chim cút đủ cung cấp trên 50% nhu cầu các sinh tố và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể người lớn trong ngày).
TRỨNG GÀ, TRỨNG VỊT, TRỨNG CÚT, TRỨNG LỘN, TRỨNG MUỐI, TRỨNG VỮA… TRỨNG NÀO BỔ HƠN?
Theo
nguyên tắc chung: trứng vịt bổ hơn trứng gà vì nó vừa to vừa cùng giá
tiền với trứng gà. Hơn nữa vịt thường được thả rong hay lùa đi ăn ngoài
đồng nên trứng vịt có nhiều chất bổ dưỡng hơn gà công nghiệp, tuy về mặt
cảm quan, trứng gà sạch sẽ hơn và ít tanh hơn trứng vịt (gà đẻ trong
chuồng khô sạch; vịt đẻ dưới đất bẩn). Ngoài ra, Vịt thuộc nhóm chim
chân màng (vịt, ngỗng, le le, thiên nga) mỡ của nó chứa nhiều acid béo
omega-3 có lợi cho tim mạch hơn mỡ gà. Trứng chim cút bổ nhất vì 50% là lòng đỏ, trong khi trứng gà, vịt chỉ có 35-40% là lòng đỏ.
- Trứng càng tươi càng tốt
(ở các nước người ta thường ghi ngày đẻ trên mỗi quả trứng), trứng để
quá một tuần thì kém chất lượng hơn. Ở Pháp, trứng đã ấp sau 7-10 ngày
loại ra chỉ được dùng làm thức ăn gia súc nói gì đến trứng vữa, trứng
ung!
- Trứng lộn
thì bổ hơn vì đã biến thành phôi dễ tiêu hóa hấp thụ, nhưng đôi khi nó
dễ gây dị ứng đối với trẻ con dưới 6 tuổi hơn trứng tươi.
- Trứng muối thì ăn được nhưng không bổ dưỡng mấy vì protein đã bị biến chất, sinh tố bị hủy gần hết và mặn không dùng được nhiều.
- Trứng vữa, trứng ung
thì không nên dùng vì protein đã bị biến chất, hơi có độc vì lưu huỳnh
trong trứng đã biến thành sulfur hidrogen (mùi trứng thối). Tuy vậy dân
nhậu lại thích trứng ung, trứng vữa mà mới đây người ta chứng minh rằng,
một H2S hữu cơ lại có tính làm tăng NO giống như Viagra!
- Trứng bách thảo cũng bị biến chất, sinh tố bị giảm nhiều, dùng để ăn chơi lấy hương vị….
ĂN TRỨNG CÓ BỊ TĂNG CHOLESTEROL KHÔNG ?
Bảng cholesterol trong 100g thực phẩm:
Nghêu: 454 mg
Cật heo: 410 mg
Gan heo: 368 mg
Mực ống: 348 mg
Cật bò: 340 mg
Gan bò: 323 mg
Oc heo: 310 mg
Trứng: 266 mg
Mực tươi: 265 mg
Bơ, mỡ bò: 260 mg
Tôm hùm: 200 mg
Thịt bê: 173 mg
Lạp xưởng: 150 mg
Kem (cream)140 mg
Thịt bò nạc: 125 mg
Phô mai: 100 mg
Lòng trắng trứng: 0
Dầu thực vật: 0
Rau quả tươi: 0
Theo bảng 3, trứng không phải là thực phẩm giàu cholesterol lắm. Tuy cholesterol chỉ tập trung ở lòng đỏ trứng, nhưng đây là "cholesterol tốt". Có 2 nhóm cholesterol chính:
-HDL-C(High-Density Lipoprotein cholesterol),
> cholesterol tỉ trọng cao, còn gọi là Cholesterol tốt và VHDL-C (Cholesterol tỉ trọng rất cao),
> cholesterol tỉ trọng cao, còn gọi là Cholesterol tốt và VHDL-C (Cholesterol tỉ trọng rất cao),
-LDL-C (Low-Density Lipoprotein Cholesterol) còn gọi cholesterol tỉ trọng thấp, Cholesterol xấu và VLDL-C...
Cholesterol trong lòng đỏ trứng nhờ kết nối với glycerol, cholin, phosphor và các acid béo nhiều nối đôi trong phức hợp gọi là Lecithin. Lecithin có đặc tính nhũ tương hóa rất mạnh giúp chất béo hòa tan được trong nước (máu) nên cholesterol hòa vào máu đi đến những chỗ tế bào bị hư hại để sửa chữa lại, nhờ vậy mà cơ thể không bị tổn thương; lượng cholesterol dư thừa lại được đưa về gan sử dụng tạo ra muối mật và các nội tiết tố điều hành cơ thể. Cholesterol như vậy là rất cần thiết cho cơ thể, kể cả cho việc sinh sản tế bào. Đối với trẻ con đang lớn và người lớn đang đang phát triển khối cơ như các vận động viên, nhất là vận động viên thể dục thể hình, cần tăng nhanh tế bào cơ thì không thể thiếu cholesterol được. Người bình thường và ngay cả người già yếu, cao tuổi vẫn cần cholesterol hàng ngày cho việc sửa chữa tế bào hư hại. Thật ra cholesterol do thực phẩm ăn vào (gọi là cholesterol ngoại sinh) chiếm tỉ lệ không nhiều.
Thường
người bị cholesterol máu cao là do cholesterol nội sinh, do gan tạo ra
từ thực phẩm giàu acid béo no (không nối đôi, trong mỡ bò, bơ, dầu dừa,
dầu cọ, dầu hidrogen hóa như margarin, shortening) và do ta ăn uống
không đúng cách (thiếu rau quả tươi, thiếu cholin và các chất hướng mỡ
khác), thiếu vận động… Nói chung cholesterol từ trứng không những vô hại
mà còn tốt cho cơ thể vì lecithin làm tăng HDL-C và cholesterol nằm
trong công thức lecithin được gọi là chất hướng mỡ (lipotropic) giúp cơ
thể biến dưỡng chất béo tốt hơn, thuận lợi cho sức khỏe. (Chính tác giả,
trong 40 năm nay gần như ngày nào cũng ăn 1 quả trứng luộc (trung bình
tuần 5 trứng) mà khi thử máu (lipidogramme) mỗi năm 1 lần, lúc nào lipid
máu, cholesterol máu cũng ở trị số normal)
MỖI NGÀY ĂN ĐƯỢC BAO NHIÊU TRỨNG ?
Theo
thống kê hàng năm (World Almanac), trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ 300
quả trứng/năm, người Pháp 280 trứng. Nếu muốn có đủ lecithin thì mỗi
ngày phải ăn 3 trứng mới đủ cho nhu cầu cơ thể. Nhưng vì ngũ cốc, nhất
là đậu mè cũng có lecithin nên mỗi ngày ta nên ăn 1 trứng là vừa. Các
chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng từ 5 trứng mỗi tuần. Đối với các vận
động viên có thể dùng gấp đôi hay hơn số lượng trên (2-3 trứng mỗi
ngày).
NÊN ĂN TRỨNG SỐNG HAY TRỨNG CHÍN? LÒNG TRẮNG HAY LÒNG ĐỎ?
Cơ
thể ta không thể tiêu hóa được lòng trắng trứng sống, ngoài ra nó còn
chứa chất avidin, ăn sống vào sẽ kết hợp với biotin làm hại sinh tố này.
Ngoài ra, lòng trắng trứng sống còn có thể bị nhiễm khuẩn. Do đó ta nên
luộc trứng để dùng là tốt nhất. Trứng luộc chín (cả lòng trắng lẫn lòng
đỏ) hoặc trứng la cót (luộc cho lòng trắng trứng vừa chín mà lòng đỏ
còn mềm) đều bổ dưỡng giống nhau và là cách ăn trứng tốt nhất. Trứng
tráng (omelet), trứng ốp la (tráng lòng trắng chín mà lòng đỏ còn mềm)
cũng được nhưng hai cách này đều có thêm nhiều dầu mỡ không tốt bằng
luộc. Không nên ăn trứng sống, hoặc nếu có thì chỉ dùng lòng đỏ trong
các ly "sô đa hột gà sữa" hoặc "sô đa hột gà cam đường" nhưng phải dùng
trứng thật tươi và lấy lòng đỏ cẩn thận tránh nhiễm trùng từ vỏ trứng.
Từ tháng 8 đến tháng 2 dương lịch năm sau không nên ăn trứng sống kiểu
trên để ngừa cúm gà.
SỮA GÀ MÁI CÓ TỐT KHÔNG?
"Sữa
gà mái": đập 1-2 quả trứng gà thật tươi vào một ly lớn, đánh tan đều
với ít đường hay mật ong rồi chế nước đang sôi vào (nước phải thật sôi
và tối thiểu 200 ml mới làm chín trứng)khuấy
đều, ta sẽ có 1 ly trắng đục như sữa nên gọi là sữa gà mái, người lớn
tuổi dùng cho bữa điểm tâm, rất bổ dương. Người sợ lên cân cũng có thể
điểm tâm bằng sữa gà mái. Mỗi tuần có thể dùng vài ba ly sữa gà mái này
nghĩa là không quá 5 trứng/tuần.
TRỨNG NGÂM GIẤM TRỊ ĐƯỢC BỆNH GÌ?
Có
người chế ra kiểu ăn lạ: trứng gà mới đẻ, rửa sạch, rồi dùng gòn thấm
cồn 70 lau sạch, để nguyên vỏ, sắp đầy vào keo lọ rồi đổ giấm thật chua
vào cho ngập trứng, để yên trong 10 ngày. Giấm (acid acetic) sẽ làm tan
vỏ trứng, (biến carbonat calcium vỏ trứng thành acetat calcium tan trong
nước), khuấy đều rồi để dành dùng dần, mỗi ngày tương ứng với vài ba
muỗng canh (½ -1 trứng). Có thể thêm một ít mật ong khi dùng. Dùng trứng
cách này có thể hưởng được hết các chất khoáng và vi chất dinh dưỡng
khác trong vỏ trứng (xem bảng 6), bổ túc dưỡng chất mỗi ngày cũng tốt
nhưng một số sinh tố sẽ bị giấm làm hư. Theo kinh nghiệm dân gian thì
trứng gà ngâm giấm trị được nhiều bệnh, nhưng theo chúng tôi đây chỉ là
thức ăn bổ sung hoặc được coi như thuốc bổ tổng quát mà thôi. Dùng
trứng gà ngâm giấm ở mức độ mỗi ngày vài muỗng canh cũng có cái tốt khác
là nếu dùng trong bữa ăn thì giấm cũng giúp cho một số khoáng có hóa
trị 2 thành dạng cation như Ca++, Zn++, Fe++ … dễ hấp thụ hơn.
TẠI SAO NGƯỜI TA ĐỒN RẰNG CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ DỤC THỂ HÌNH CHỈ ĂN TOÀN LÒNG TRẮNG TRỨNG VÀ BỎ HẾT LÒNG ĐỎ?
Hầu hết chất bổ dưỡng đều nằm trong lòng đỏ trứng. Lòng
trắng chỉ có chất đạm (albumin) và mặc dù chất đạm này không chứa
cholesterol, không chứa chất béo, nhưng nếu tách riêng lòng trắng ra thì
chất đạm của nó không còn hoàn hảo nữa. Mặc dù các vận động viên thể
hình Mỹ đều được các “chuyên gia” của họ khuyên nên dùng lòng trắng
không thôi (chế độ tiết thực trước lúc thi đấu để giảm cân: Vận động
viên Jay Cutler ăn 26 lòng trắng trứng mỗi ngày, Eddie Robinson 27-34
lòng trắng/ngày, Dennis Newman 21 lòng trắng/ngày, Laura Creavalle 6
lòng trắng/ngày…) nhưng đó là chế độ tiết thực của người Mỹ để giảm mỡ,
tăng cơ. Người Mỹ vì đã ăn quá nhiều thịt cá, trứng, sữa, bơ, mỡ như
thống kê nói trên nên họ mới dùng lòng trắng trứng như là cách để giảm chất béo và giảm cholesterol. Vã
lại lòng trắng trứng là thứ rẻ tiền nhất lại dễ tìm khi đi thi đấu ở xứ
khác (ở Mỹ người ta dùng lòng đỏ sấy khô làm lecithin để bán như dược
phẩm hoặc thực phẩm bổ sung cho người già (để tăng trí nhớ), người cao
huyết áp; còn lòng trắng đóng hộp bán riêng rất rẻ), dễ chế biến nhất
nên họ dùng trong những ngày bận rộn cho việc chuẩn bị thi đấu mà thôi
(thường là 2 trứng nguyên + 6-10 lòng trắng cho một bữa điểm tâm với ít
bánh mì và rau).
Trong
hoàn cảnh nước ta, các VĐV thể hình đang thiếu dinh dưỡng, việc dùng
trứng cả lòng đỏ là nguồn thực phẩm chẳng những bổ dưỡng mà còn rất cần
thiết cho việc tăng khối cơ (2-4 trứng cả lòng trắng và lòng đỏ/ngày là
rất tốt trong thời gian tập luyện thể hình. Lượng cholesterol trong lòng
đỏ không nhiều mà lại còn cần thiết để phát triển tế bào cơ bắp. Vã
lại, người thực hành thể dục thể thao tự nó làm cho cholesterol máu thấp
dù họ có ăn nhiều cholesterol trong trứng. Thay vì chỉ dùng lòng trắng
trứng, các vận động viên thể dục thể hình có thể dùng 2 quả trứng gà vịt
hoặc 10 trứng cút nguyên và 300g cá mỗi ngày thì tốt hơn và kinh tế
hơn.
ĂN TRỨNG CÓ HẠI GAN KHÔNG?
Ngày
xưa, khi khoa học còn sơ khai, người ta thí nghiệm bằng cách lấy lòng
trắng trứng tiêm vào da thỏ thì thấy da thỏ bị phù, nổi mẩn ngứa nên cho
rằng trứng gây dị ứng. Và vì thời đó cho dị ứng là do yếu gan nên qui
cho trứng là không tốt đối với gan. Gần đây, ở thập niên 1960 trở về
trước, các hiểu biết về cholesterol chưa rõ ràng nên thấy lòng đỏ trứng
chứa nhiều cholesterol thì cho là trứng không tốt. Thật ra từ đầu thập
niên 80 đến nay người ta đã chứng minh cholesterol của trứng là cholesterol tốt và trứng chẳng những không hại gan mà còn có lợi cho gan nữa vì cholin bảo vệ gan. Thật vậy, với thành phần acid amin cân bằng và giá trị sinh học cao nhất trong các thực phẩm (bảng 1 và 2), thì trứng tốt cho gan.
Protein trứng giàu methionin và lecithin là chất bảo vệ gan, giải độc
gan mà Tây y dùng làm thuốc Methionin cho bệnh nhân đau gan. Cholin rất giàu trong lòng đỏ trứng là chất hướng mỡ giúp gan biến dưỡng chất béo dễ dàng hơn tránh tình trạng gan nhiễm mỡ (thuốc
tây có viên Sulfarlem-choline là thuốc trợ gan nổi tiếng một thời)… Gan
cũng biến cholin thành acetylcholin là chất dẫn truyền thần kinh quan
trọng trong hoạt động của hệ thần kinh cũng như làm tăng trí nhớ của
chúng ta. Ngoài ra các sinh tố trong lòng đỏ trứng cũng giúp gan làm việc tốt hơn.Khoa
học ngày càng tiến bộ, giúp chúng ta rất nhiều điều, nhưng hiểu biết
của mỗi người có giới hạn nhưng họ lại biến nó thành định kiến, truyền
đi, truyền lại cho nên mới có sự hiểu lầm đáng tiếc nêu trên!
ĂN TRỨNG CÓ NÓNG KHÔNG? CÓ KHÓ TIÊU KHÔNG?
Cảm
giác nóng hay mát đối với một thức ăn còn rất mơ hồ. Nếu người nội trợ
ít khi đi chợ, chỉ mua trứng về để dành rồi ngày nào cũng trứng, hết
trứng luộc dằm nước mắm, đến trứng chiên, trứng tráng, trứng ốp la… thì
trứng nóng thiệt nhưng nóng vì thiếu rau quả tươi, vì thực phẩm không
đa dạng, nóng vì nhiều dầu mỡ chiên trứng chứ không phải vì trứng. Bản
thân trứng đã có nhiều chất béo (trứng gà chứa 11% và trứng vịt 14% chất
béo), nếu còn chiên rán, ốp la thì còn thêm nhiều dầu mỡ hơn nữa nên ăn
vào có cảm giác no lâu chứ không phải nóng. Vì thức ăn có nhiều chất
béo sẽ lưu lại ở dạ dày lâu hơn thức ăn không béo chứ không phải là khó
tiêu. Ngoài ra, chất bổ nào cũng vậy, khả năng dung nhận của cơ thể mỗi người đều có giới hạn nhất định. Có
người ăn một lúc 3-4 trứng không sao nhưng có người ăn 1 trứng đã thấy
khó chịu, nhưng đôi khi cũng do thành kiến hay định kiến chứ chưa hẵn
như vậy. Chỉ có đối với người nào có cơ địa dị ứng với trứng (ăn trứng
vào thì bị ngứa ngáy, nổi mề đay mới cử trứng mà thôi. Một số trẻ con
dưới 3 tuổi vì chức năng gan chưa hoàn chỉnh, ăn trứng có thể dễ bị dị
ứng, nhưng sau 5-6 tuổi thì ăn không bị gì nữa.
Tóm
lại, trứng gà, vịt, cút là thực phẩm rất cân bằng dưỡng chất, cần thiết
cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, nhất là trẻ con, vận động viên và học
sinh, sinh viên, người lao động trí óc và cả phụ nữ có thai, cho con bú
nữa, rất cần trứng. Nếu dùng thường xuyên thì mỗi ngày nên ăn 1 trứng và
5 ngày mỗi tuần là rất tốt. Phụ nữ mang thai nên ăn mỗi ngày 1 trứng
(5 ngày/tuần) thì não bộ bào thai phát triển rất tốt, sau này bé sẽ
thông minh hơn con các bà mẹ không ăn trứng.
THẾ NÀO LÀ TRỨNG TƯƠI ?
Điều
hiển nhiên là trứng càng tươi càng tốt về mặt dinh dưỡng. Trên thị
trường thế giới, trứng gà, vịt được gói trong một tờ giấy xốp, trên đó
có ghi “trứng tươi” (frais), “trứng thật tươi” (extra-frais), thậm chí
còn ghi ngày gà đẻ trên trứng (pond le…) và được xác nhận của hiệp hội
chăn nuôi nữa; trứng này thuộc loại tươi hơn hết. Cũng còn có sự phân
biệt trứng gà thả rong, gà nuôi trong sân (và không ghi gì cả là gà
nhốt chuồng)...Thật ra các nhà nghiên cứu cũng đã xác nhận rằng thành
phần dưỡng chất trong trứng không những suy giảm theo thời gian tồn trữ,
cách bảo quản mà còn thay đổi tùy theo giống gà, thức ăn mà gà đẻ đang
ăn và tuổi của gà mái... Về mặt trứng tươi, có thể giữ được dưỡng chất
nguyên vẹn hoặc gần nguyên vẹn trong nhiều tháng nếu vỏ trứng còn nguyên
vẹn (chẳng những không bể nứt mà còn không được chùi rửa mất lớp phấn
nhầy bảo vệ tự nhiên của nó) và được giữ mát ở 12-15 độ C kể từ lúc gà vừa đẻ ra
Với
hai điều kiện trên chỉ có những trại gà đại công nghiệp mới đáp ứng
được. Ở Pháp muốn được gọi là trứng ghi ngày có xác nhận (daté approuvé)
phải có một hợp đồng ký giữa nhà chăn nuôi, người phân phối và hội
người tiêu dùng, trong đó gà mái được nuôi với ít nhất là 65% ngũ cốc
(chủ yếu là bắp để lòng đỏ trứng có màu đỏ cam), trứng được vô bao bì và
chuyển tới tiệm buôn chậm nhất là 36 giờ kể từ lúc gà đẻ và bảo quản ở
dưới 18oC. Ta biết rằng trứng gà mới đẻ luôn có một lớp màng
bảo vệ để giữ cho từ 1.000 – 15.000 lổ nhỏ li ti quanh mỗi vỏ trứng được
thông khí qua lại, đáp ứng sự hô hấp của trứng nhưng không cho vi trùng
xâm nhập. Để đáp ứng điều này, lớp nhầy bên ngoài và bên trong trứng
còn có chất kháng sinh tự nhiên (lysozym) nữa. Lúc trứng mới đẻ, buồng
khí ở đầu to của trứng rất nhỏ, dưới 2 mm vuông, trứng rất tươi 4mm,
trứng tươi 6mm và từ 9mm trở lên là trứng đã để lâu (tiêu chuẩn ở Pháp).
Trứng mới đẻ thì khi đập vỡ nhẹ ta tách lòng đỏ khỏi lòng trắng dễ dàng, và dây treo lòng đỏ ở hai đầu trứng rất xoắn. Khi
để lâu, có sự thoát khí carbonic ra ngoài nên khiến lòng trắng trở nên
kiềm (trứng mới pH = 7,4), có thể lên pH = 9, khiến lòng trắng bị nhão
mềm hơn. Do đó ở Mỹ người ta dùng tiêu chuẩn này để đánh giá độ tươi của
trứng. Đập vỡ trứng nhẹ nhàng và để khối trứng không vỏ trên mặt
phẳng nằm ngang và đo chiều cao chỗ lòng trắng phía đầu lớn (chỗ mũi tên
trong hình). Lòng trắng mềm còn do sự rút nước từ lòng đỏ và làm hư hủy
màng ngoài của lòng đỏ khiến nó dính chặt vào lòng trắng hơn (khó tách
ra). Gà mái già cũng cho trứng có chiều cao lòng trắng thấp. Thật ra giá
trị của trứng ngày nay còn được các nhà chăn nuôi tiên tiến điều chỉnh
sao cho có nhiều sinh tố A, D, E, K nữa. Trứng đã ấp sau 6 ngày sẽ được
soi qua máy chiếu để loại trứng ung, trứng không có còi.
Ngày trước, những trứng ung sau 13 ngày ấp được chuyển qua làm bánh kẹo, kem hay sản phẩm có trứng, sữa. Nhưng nay các nước tiên tiến chỉ dùng trứng ung ấy làm thức ăn gia súc vì phát hiện có những chất độc có hại cho sức khỏe. Ở Mỹ và Canada trứng ung bị cấm sử dụng làm thực phẩm cho người từ lâu vì người ta tìm thấy trong trứng ung có chất acid lactic (không độc) và acid succinic làm chuột chết với liều 8mg/kg, và acid beta hydroxybutyric. Do đó luật lệ ở Mỹ và Pháp sẽ xử phạt các sản phẩm có chứa quá 0,3mg acid beta hydroxybutyric/kg trứng. Để tránh sự thiệt hại kinh tế này, các nhà ấp trứng sử dụng loại máy soi để loại trứng không có còi ra vào ngày thứ 6 sau khi ấp trứng để acid beta hydroxybutyric chưa vượt tiêu chuẩn trên..
ĂN TRỨNG CÓ NGUY CƠ CAO BỊ LÂY CÚM GIA CẦM KHÔNG ?
Thông
thường khi gà vịt bị bệnh dịch thì chúng không đẻ được. Nhưng nếu siêu
vi khuẩn cúm gia cầm từ những con khác gần đó có truyền sang trứng thì
siêu vi cũng sẽ bị chết sau 12 giờ, vì ngoài vỏ trứng luôn có chất nhầy
bảo vệ có tính diệt khuẩn. Mặt khác, nếu
con gia cầm bị toi mà ráng đẻ được trứng sau cùng thì trứng này có thể
bị nhiễm siêu vi. Thế nhưng số ít siêu vi ấy dù có ở bên trong quả trứng
thì cũng sẽ nhanh chóng bị lòng trắng có tính kháng sinh hủy diệt và
nếu không bị diệt thì không sinh sôi phát triển được vì tế bào trứng
chưa hoạt động. Chúng
ta biết rằng trứng gà vịt khi chưa ấp thì tế bào chưa hoạt động. Mà đa
dố trứng gà đều không có trống, có nghĩa là nó là cái noản chứ không
phải là tế bào. Siêu vi khuẩn là những tế bào chưa hoàn chỉnh, chúng
không thể tự sinh sản được mà chúng chỉ thâm nhập vào tế bào sống và bắt
tế bào ấy làm cái máy sinh sản giúp ra các thế hệ sau của siêu vi. Như
vậy chỉ ở các trứng được ấp thì siêu vi nếu có bên trong trứng mới sinh
sản được mà thôi. Thế nhưng người ta chỉ ăn trứng lộn sau khi được luộc chín thì siêu vi nếu có cũng không còn. Do đó cơ hội bị lây siêu vi cúm gia cầm qua việc dùng trứng là rất hi hữu.
Chợ quê, những ngày buồn
Chỉ dám mổ lợn vào kỳ phát lương
"Dân không có tiền chú ơi. Nếu có
thì họ đã ra chợ chọn những miếng ngon để mua rồi. Bây giờ phải mang
thịt đến tận từng nhà may ra họ chấp nhận ký nợ, lúc nào bán được lạc,
đậu có tiền trả mình. Hoặc giả họ có trả bằng đậu, bằng lạc thì cũng
phải lấy chứ ngồi đây thì bán được cho ai”, bà Đoàn Thị Hòa, một người
bán thịt chợ Phùng giải thích.
Miếng thịt cũng phải nợ
Chợ Phùng họp phiên chính vào ngày
chẵn và phiên phụ vào chiều hôm sau, là chợ trung tâm phục vụ gần 1.500
hộ dân thuộc hai xã Đức Hương và Đức Liên (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà
Tĩnh). Một phiên chợ quê điển hình. Ảm đạm, nghèo nàn, buồn tẻ.
Tôi có mặt ở Phùng vào phiên chính từ
lúc sớm tinh mơ, khi vừa tỏ mặt người, cũng là thời điểm chợ vào phiên.
Chợ trung tâm của cả hai xã hẳn hoi nhưng chỉ lác đác có vài nông dân đi
chợ sớm để ra đồng, còn lại chỉ thấy toàn là người bán. Một dãy hàng
thịt, một hàng cá biển, một hàng tạp hóa phía bên trong, bao bọc bên
ngoài là rau ria, tương cà muối ớt, một vài quả mít, mớ hẹ, nải chuối...
Phục vụ gần 1.500 hộ dân nhưng lệ
thường, đến khoảng bảy tám giờ thì chợ Phùng vãn khách. Như hôm nay còn
sớm hơn, mới 7 giờ sáng mà khách mua đã vắng hoe. Đám người bán thịt lợn
quây nhau đánh phỏm, ông lão bán cá biển ngáp ngắn ngáp dài phẩy ruồi,
bà bán hàng tạp hóa ngủ gà ngủ gật, khách gọi nhờ đổi tờ 100 ngàn, vét
hết túi, hết rương vẫn không đủ.
Chợ quê
Sang nhất ở chợ quê vẫn là hàng thịt.
Đời sống khó khăn đến nỗi thịt trở thành thức ăn xa xỉ, buôn bán đủ cách
mà phiên nào cũng ế.
Dãy hàng thịt ở chợ Phùng có 4 người,
sắp thành 4 phản. Cứ mỗi một phiên chợ họ chỉ dám chung nhau mổ một con
lợn, mỗi người một chân nhưng bán từ trưa hôm trước đến hết phiên chợ
chính hôm nay mà vẫn còn phân nửa. Đánh bài chán chê, 4 bà chia nhau
đống thịt ế ẩm, khô cong queo nhét làn, đạp xe vào các thôn rao bán.
“Dân không có tiền chú ơi. Nếu có thì
họ đã ra chợ chọn những miếng ngon để mua rồi. Bây giờ phải mang thịt
đến tận từng nhà may ra họ chấp nhận ký nợ, lúc nào bán được lạc, đậu có
tiền trả mình. Hoặc giả họ có trả bằng đậu, bằng lạc thì cũng phải lấy
chứ ngồi đây thì bán được cho ai”, bà Đoàn Thị Hòa, một người bán thịt
chợ Phùng giải thích như thế.
Mấy người làm nghề như bà Hòa nắm rất
rõ quy luật lúc nào thì nên mổ lợn. Bà tính: “Kỳ cán bộ hưu trí, gia
đình chính sách nhận tiền lương, tiền chế độ có thể mổ hoặc thời điểm
ngày mùa, nông dân thu hoạch lạc, đậu bán được giá cũng có thể mổ. Còn
như tháng 7 tháng 8 lụt sạch trơn, con cái vào năm học phải đóng góp,
lúc ấy, chẳng ai dám mổ lợn đi bán mô”.
Thời điểm này cũng là lúc “có thể mổ”,
mùa lạc cũng đã thu hoạch xong, nhưng vì giá lạc quá thấp, dân chưa bán
được nên chẳng mấy nhà đi chợ. Thịt lợn quá sức với nhà nông đã đành,
mấy mẹt cá biển ở hàng cá ông Nguyễn Văn Mão cũng ế sưng ế sỉa. Tính cả
phiên chợ, ông chỉ bán chưa đầy phân nửa. Mà thực ra cũng không hẳn là
bán, hầu hết số cá giải phóng được là do người dân mang chè xanh ra đổi.
Một bó chè xanh giá 3 ngàn, một lạng cá biển cũng 3 ngàn. Bó chè ngang
lạng cá, chè chất thành đống cao nhưng ông hàng cá vẫn cứ phải đổi vì
chẳng mấy ai rủng rỉnh đi mua cá bằng tiền mặt. Rốt cuộc, theo chân các
bà bán thịt, ông Mão phải chở cá đi rao, đến tận từng nhà cho ký nợ, lúc
nào có tiền thì trả.
Đổi cá lấy chè vẫn không bán được
Ở lại chợ cuối cùng là chị bán rau quả
tên là Nguyễn Thị Loan. Một ít bí, một ít hành, một ít cà chua…Thứ gì
cũng có nhưng cả buổi sáng, cả vốn lẫn lãi chị chỉ bán được đúng 33 ngàn
đồng. Tính toán chi li từng đồng một thì lãi khoảng 3 - 5 ngàn. “Những
thứ này bây giờ dân ít mua lắm. Trong vườn trồng được thứ gì thì ăn thứ
nấy. Có vài nghìn bạc thôi mà người ta cũng thắt lưng buộc bụng chứ đừng
nói đến thịt cá”.
Chị Loan không chồng, chỉ xin được đứa
con trai. Năm nay nó học hết lớp 9, không chịu thi vào cấp 3 vì nó biết
chắc là mẹ mình không kham nổi. Bán chác chẳng ăn thua, chị Loan cũng
chẳng dám mua thịt, chỉ nhặt ra mấy quả cà chua về nấu bữa trưa.
Cả phiên chị Loan chỉ bán được 33 ngàn
Phiên chính chợ Phùng, tính ra chạy
nhất chỉ có thúng đậu phụ ở cổng chợ. Nhiều nông dân đi chợ kiểu chỉ đến
cổng, đưa cho bà bán đậu phụ lúc 2 ngàn, lúc 5 ngàn, xách một vài miếng
rồi đi thẳng chứ chẳng vào chợ để làm gì.
"Chỉ làm nông không dám mua thịt mô"
Chủ tịch UBND xã Đức Hương Lê Văn Lợi
nói với tôi như thế. Đức Hương là một xã nghèo, 946 hộ dân thuần nông
thì những người dám ăn thịt lại càng ít ỏi. Tính thẳng ra là chỉ có cán
bộ công chức, giáo viên, quân đội về hưu. Hàng tháng, cứ đến ngày phát
lương hưu, thời điểm bên bảo hiểm thuê một hai người ôm tiền về UBND xã
phát lương thì y như rằng chiều đấy thấy mổ lợn. Tiền lương hưu hàng
tháng của cả xã khoảng 250 triệu, bình quân 2,5 triệu một gia đình, tức
chỉ có khoảng 100 hộ có đời sống kinh tế tương đối ổn định mà thôi.
“Nông dân thuần túy mà bảo họ bán lạc,
bán đậu để mua thức ăn thì khó. Nghề phụ cũng không có thì chuyện người
ta không dám ăn thịt cũng là lẽ thường, ăn rồi lấy gì mà trả. Hỏi dân
sống bằng cái gì? Thì tất nhiên là sống bằng ruộng, bằng đất. Nhưng sở
dĩ sống khổ là vì những nguồn này bây giờ khó khăn lắm”, ông Lợi cho
biết.
Chợ vắng khách mua
Tổng cả đất màu cả đất ruộng xã Đức
Hương chỉ vỏn vẹn có 349 ha. Bình quân mỗi khẩu chỉ 12 thước ruộng, 3
thước đất. Một xã thuần nông, lấy nông nghiệp làm trọng nhưng đó là nền
nông nghiệp hết sức quặt quẹo. Ruộng chỉ làm được một vụ, tưới tiêu hoàn
toàn phụ thuộc vào trời. Toàn bộ diện tích lúa chỉ mang tính tự cung tự
cấp, không có chuyện hàng hóa. Mấy năm trước, dự án IFAC có giúp xã làm
hệ thống đập trên 2 tỷ nhưng không phát huy được tác dụng vì chẳng có
tiền để làm mương dẫn nước về.
Năm nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh có ý định
cấp xi măng để xây dựng kênh mương, nhưng sau khi hạch toán mỗi cây số
kênh mương hết khoảng 2 tỷ, tỉnh chỉ hỗ trợ được một nửa, còn một nửa xã
và dân phải tự làm. Đức Hương được giao chỉ tiêu thu ngân sách 280
triệu mỗi năm nhưng đất đai không bán được nên dự án kênh mương đưa nước
từ đập chứa về vẫn còn đắp chiếu. Họp lên họp xuống, cũng có phương án
huy động dân đóng góp. Nhất trí thôi, nhưng lấy gì để đóng bây giờ?
Thế sức dân có đủ để đóng góp xây dựng
kênh mương không? Cứ nhìn gia cảnh bà Lê Thị Quyền ở thôn Hương Phố thì
biết. Tôi gặp bà Quyền khi chợ vãn rồi mà bà vẫn cứ ngồi bó gối bần
thần bên mớ rau hẹ ế ẩm. Sáng nay, bà cắt 5 bó hẹ trong vườn mang ra chợ
bán, định bụng bán xong thì mua lạng thịt về ăn. Mỗi bó có 2 ngàn đồng
nhưng không bán được cho ai nên bà cứ ngồi chờ. Không bán được hẹ thì
bữa trưa cũng không thịt thà gì hết.
Nghĩ mà tủi. Hai ông bà có 2 sào màu
trồng lạc, hai sào ruộng cấy lúa mà cuộc sống vẫn cứ cơ cực thế này.
Ruộng chỉ cấy được một vụ, vừa đủ gạo ăn hết năm. Hai sào màu một vụ
trồng lạc, một vụ trồng đậu. Con cái đi làm ăn xa, chỉ có hai ông bà
nuôi nhau nhưng không nuôi nổi. Mùa lạc năm nay, lúc bắt đầu trồng ông
bà phải bỏ ra gần hai triệu tiền giống, tiền phân bón, đều phải đi vay
cả. Bà tính rằng, nếu lạc bán được giá 20 ngàn/kg thì đủ tiền trả nợ,
nếu dưới thì lỗ. Giá lạc ở Phùng bây giờ đang 17, nông dân như bà Quyền
chỉ biết kêu trời. “Nhà nông ai cũng trông vào hạt đậu hạt lạc để chi
tiêu thôi. Lúa thì không được phép bán một hạt vì ruộng làm một vụ chỉ
đủ gạo ăn, bán là đói. Rứa mà giá cả kiểu ni thì nỏ ai có tiền mặt để
tiêu mô chú à”.
Monday, July 1, 2013
ĐỊNH HƯỚNG TRUNG QUỐC? ĐỊNH HƯỚNG TRUNG QUỐC?
25 June 2013
T/S Alan Phan
Đồng Đăng đây, nọ Bình Tường
Song song đôi mặt như gương với hình
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…(Thơ Tố Hữu)
Trong cuộc phỏng vấn ngày 19/6/2013 với
RFI, và trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ trước đó, G/S Carl Thayer
đã phân tích và kết luận là Việt Nam đã chọn Trung Quốc làm đối tác
chiến lược căn bản, nhất là trong các vấn đề chính trị và kinh tế; do
đó, vai trò của Âu Mỹ sẽ mờ nhạt tại Việt Nam trong tương lai. Các diễn
biến gần đây cho thấy GS Thayer khá chính xác trong việc chuần mạch.
Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh
tuyên bố là quan hệ Việt-Trung đã đi vào một bước ngoặt mới rất tích cực
sau chuyến viếng thăm của Chủ Tịch nước Việt qua Trung Quốc. Dù là viên
tướng Bắc Việt đầu tiên thăm Ngũ Giác Đài, Tổng Tham Mưu Trưởng Đỗ Bá
Tỵ đã minh định rõ quan điểm của mình trước đó,” Việt Nam và Trung Quốc
là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông. Mối tình hữu nghị
Việt-Trung, tài sản vô giá do chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Mao Trạch
Đông sáng lập và dày công vun đắp đã ngày càng phát triển mạnh mẽ và
được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.”
Nhiều bạn BCA hỏi thăm về hệ quả của
bước ngoặt này trong nền kinh tế tài chánh sắp đến. Nếu Hiệp Định Thương
Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ không xẩy ra, liệu kinh tế Việt Nam
có phục hồi vào 2015 như dự đoán? Những ngành nghề và phân khúc thị
trường nào sẽ phát triển, và ngược lại? Thành phần nào sẽ hưởng lợi, và
ngược lại? Liệu môi trường vĩ mô có giúp cho các doanh nghiệp tư nhân
hay ngược lại? Chúng ta nên đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu?
Con đường mới
Trước hết, xin thưa rõ là tôi sẽ không
bình luận gì về ảnh hưởng của sự lựa chọn này trên địa chính trị hay các
uẩn khúc phía sau. Đây là vùng cấm kỵ và tôi cũng không có thông tin
ngoài luồng nào. Nếu thuần túy nhìn về khía cạnh kinh tế thì tôi cho
rằng đây là một quyết định tích cực. Tôi luôn than phiền về “con thuyền
không bến” của một nền kinh tế “dở dở ương ương”, nửa thị trường nửa xã
hội nửa tả pín lù. Ít nhất, các nhà lãnh đạo xứ này đã không còn dặm
chân tại chỗ và quyết định lái chiếc xe ra khỏi bùn lầy và đi về hướng
…Trung Quốc. Đi đâu thì đi, nhưng chúng ta sẽ được …chuyển dịch.
Đây là một con đường mới, vì Trung Quốc
không theo nền kinh tế thị trường của toàn cầu hay có định hướng XHCN
như Việt Nam ta. Nền kinh tế chính trị Trung Quốc được mô tả như là một
mô hình…có tính chất Trung Quốc…nói nôm na là…chủ nghĩa Đại Hán đại đồng
(không khác gì lắm với chiêu bài Đại Đông Á của phát xít Nhật vào thế
chiến thứ 2). Thực ra, kinh tế Trung Quốc rất tư bản (kiểu hoang dã và
bè nhóm), không có định hướng xã hội dù vẫn trưng cờ CS và cũng không là
kinh tế do thị trường quyết định mà là do sự vận hành tùy tiện của quan
chức Trung Ương và địa phương.
Ảnh hưởng của Trung Quốc
Vì chúng ta đi theo con đường Trung Quốc
thì viễn cảnh của mọi ngành và mọi người sẽ không khác xa với Trung
Quốc bao nhiêu. Bức tranh tổng thể của một Việt Nam đi sau Trung Quốc 15
năm sẽ được sao chép giống một tỉnh trung bình của Trung Quốc vào 2000,
với nhiều tiến bộ hơn về IT và mậu dịch, nhưng cũng nhiều tổn hại hơn
về môi trường và an toàn thực phẩm.
Cái lợi lớn nhất khi hai kinh tế
Việt-Trung hội nhập là sự ổn định của chánh sách. Dường như mọi doanh
nhân đều hiểu các quy trình hành chánh và liên hệ chánh trị cần có cho
những phi vụ, từ doanh nghiệp nhà nước đến công ty tư nhân. Như cái bánh
khi hoàn tất (hay chưa hoàn tất), các phần chia chác cho khách ẩm thực
đã được quyết định từ trước. Không gì bất ngờ.
Cái hại lớn nhất là hàng hóa và đầu tư
Trung Quốc sẽ tràn ngập, tỷ lệ mậu dịch và gia công sản xuất sẽ lớn hơn
con số 80% hiện nay. Doanh nhân Việt nam sẽ giữ vai trò lép vế và phần
bánh lớn nhất sẽ thuộc về doanh nhân Trung Quốc. Quan trọng hơn, Trung
Quốc có thể xuất khẩu “ô nhiễm môi trường” qua Việt Nam, trước hết bằng
những công nghệ lạc hậu và sử dụng nhiều năng lượng.
Tệ hại hơn nữa là sự “rút ruột” những
tài nguyên như lâm sản, khoáng sản và nông hải phẩm. Trong khi đó, các
thương hiệu của thực phẩm Việt Nam có thể bị hoen ố như Trung Quốc trong
các thị trường xuất khẩu Âu Mỹ.
Phân khúc và thành phần hưởng lợi
Giống như Trung Quốc, những ngành nghề
thăng hoa trong nền kinh tế này sẽ gồm các doanh nghiệp nhà nước, các dự
án khủng có chánh phủ bảo kê, các ngân hàng và định chế tài chánh, các
công ty BDS, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, lâm sản, các hãng
cung cấp dịch vụ viễn thông, các nhà sản xuất công nghiệp có ưu tiên về
độc quyền hay liên hệ…
Với sự tiếp tay của các tập đoàn lớn
Trung Quốc, nhiều doanh nhân Việt trong các ngành nghề nói trên sẽ kiếm
tiền nhiều hơn (Forbes sẽ đăng cai thêm vài ông bà tỷ phú đô la). Nhập
siêu vẫn cao vì phần lớn kỹ nghệ Việt có bản chất là gia công, tuy nhiên
thị trường lớn của Trung Quốc cũng sẽ hấp thụ thêm rất nhiều hàng Việt.
Ngành du lịch cũng sẽ hưởng lợi vì doanh
nhân Trung Quốc sẽ tự tay khai thác thị trường này qua các tours dành
cho du khách Trung Quốc. Bù lại, du khách Âu Mỹ sẽ rút lui vì họ thường
“kỵ đụng độ” với du khách Tàu. Tóm lại, số lượng khách sẽ đông hơn nhiều
nhưng chất lượng khách sẽ giảm mạnh.
Những ngành nghề bị thử thách
Trong một nền kinh tế mà DNNN và các
nhóm lợi ích chi phối, những doanh nghiệp nhỏ lẻ tư nhân (SME) sẽ không
cạnh tranh nổi để thu hút các nguồn lực như tài chánh, thị trường, nhân
sự, giấy phép…và sẽ nắm một vai vế thứ yếu. Ngoài những doanh nghiệp làm
việc trực tiếp cho chánh phủ và Trung Quốc, các ngành nghề sản xuất
cũng như dịch vụ sẽ không phát triển nổi. Số người khởi nghiệp kinh
doanh sẽ ít dần và môi trường nuôi dưỡng sáng tạo trên thương trường sẽ
bị bào mòn.
Nền kinh tế Việt sẽ tiếp tục xếp hạng
cuối tại ASEAN về thu nhập cá nhân, về khả năng cạnh tranh, về thị phần
quốc tế, về hiệu quả đầu tư…so với các nước láng giềng. Vời Trung Quốc,
chúng ta sẽ giữ khoảng cách 15 năm sau họ.
Nông nghiệp có thể phát triển mạnh hơn
nhờ đầu tư Trung Quốc; tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận cho nông dân có thể
giảm khi các thương lái Trung Quốc kiểm soát thị trường. Vả lại, nông
nghiệp không phải là điểm mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.
Môi trường sống
Mối quan tâm mà các chuyên gia kinh tế
phải cảnh báo là vấn đế an toàn thực phẩm và nạn ô nhiễm toàn diện trên
không khí và các nguồn nước. Đây là vấn nạn lớn nhất của Trung Quốc vì
chánh phủ Tàu không cách nào giải quyết được. Việc tạm ngưng các giấy
phép kinh doanh cho những doanh nghiệp Trung Quốc gây ô nhiễm nặng sẽ
đẩy họ đi tìm những quốc gia “dung thứ” cho những lạm dụng này. Việt
Nam, Kampuchia và Lào là 3 nơi gần nhất.
Trong khi đó, có thể nói “thế lực thù
địch” lớn nhất của chế độ và xã hội Trung Quốc không phải là Mỹ hay các
nhà đối lập. Đó là sự an toàn thực phẩm. Các cha mẹ có con trẻ phải bay
qua các nước Nhật, Hàn, Thái Lan hay Hong Kong, Macau…để khuân sữa bột
về. Các tầng lớp có tiền than phiền hàng ngày trên những blogs cá nhân
là họ không còn thưởng thức hương vị của bất cứ món ăn gì…vì sợ. Sự bất
an do hóa chất, nguyên liệu đểu, cách pha nấu, vi phạm luật nhờ “lại
quả”…gây ra trên thực phẩm là một sự bất an chia đều trên mọi thành phần
dân chúng (già trẻ lớn bé, nam nữ giàu nghèo). Cái stress hiện diện 3, 4
lần mỗi ngảy sẽ hủy hoại tinh thần những con người mạnh mẽ nhất.
Trên hết là sự hiện diện liên tục của
nền văn hóa tham lam, vô cảm và giả dối trên mọi hành vi xử thế; cũng
như tư duy lợi ích cá nhân luôn đặt lên trên luật pháp và xã hội. Một xã
hội như vậy sẽ kéo dài đến bao lâu? 92 năm đă qua tử ngày Mao sáng lập
đảng CS Trung Quốc. Liệu các lãnh đạo hiện tại có thể kéo dài tuổi thọ
thêm 92 năm nữa? Nếu được, đó sẽ là một phép lạ vĩ đại nhất trong lịch
sử nhân loại…
Friday, June 28, 2013
Ghi lại các bài này để coi chơi, sau vài tháng
"Ông Andy Ho: Bất động sản có khả năng tăng trưởng mạnh hơn chứng khoán":
http://vietstock.vn/2013/06/ong-andy...145-302819.htm
Trưởng phòng Phân tích Đầu tư ORS: Thị trường 6 tháng cuối năm theo xu hướng tăng điểm:
http://vietstock.vn/2013/06/truong-p...145-302429.htm
Chứng khoán SHS: TTCK sẽ tích cực dần về cuối năm:
http://vietstock.vn/2013/06/chung-kh...145-302543.htm
VN-Index dao động quanh mốc 550 điểm cho đến hết năm:
http://vietstock.vn/2013/06/vn-index...145-302041.htm
Tổng giám đốc ACBS: TTCK sẽ không tích cực như nhiều chuyên gia mong đợi:
http://vietstock.vn/2013/06/tong-gia...145-302055.htm
Giám đốc PHS: VN-Index sẽ vượt 600 điểm vào cuối quý 3/2013:
http://vietstock.vn/2013/06/giam-doc...145-301962.htm
Chứng khoán Bảo Việt: Thị trường sẽ điều chỉnh trong suốt quý 3/2013:
http://vietstock.vn/2013/06/chung-kh...145-301925.htm
Giám đốc MBS: Bùng nổ mạnh và đạt đỉnh 650 trong năm nay:
http://vietstock.vn/2013/06/giam-doc...145-301532.htm
Tổng giám đốc QLQ Manulife: TTCK tiếp tục tăng trưởng dù trong ngắn hạn có nhiều biến động:
http://vietstock.vn/2013/06/tong-gia...145-301421.htm
Trưởng phòng Phân tích KIS: VN-Index có thể đạt 570 – 580 vào cuối năm:
http://vietstock.vn/2013/06/truong-p...145-301299.htm
__________________
http://vietstock.vn/2013/06/ong-andy...145-302819.htm
Trưởng phòng Phân tích Đầu tư ORS: Thị trường 6 tháng cuối năm theo xu hướng tăng điểm:
http://vietstock.vn/2013/06/truong-p...145-302429.htm
Chứng khoán SHS: TTCK sẽ tích cực dần về cuối năm:
http://vietstock.vn/2013/06/chung-kh...145-302543.htm
VN-Index dao động quanh mốc 550 điểm cho đến hết năm:
http://vietstock.vn/2013/06/vn-index...145-302041.htm
Tổng giám đốc ACBS: TTCK sẽ không tích cực như nhiều chuyên gia mong đợi:
http://vietstock.vn/2013/06/tong-gia...145-302055.htm
Giám đốc PHS: VN-Index sẽ vượt 600 điểm vào cuối quý 3/2013:
http://vietstock.vn/2013/06/giam-doc...145-301962.htm
Chứng khoán Bảo Việt: Thị trường sẽ điều chỉnh trong suốt quý 3/2013:
http://vietstock.vn/2013/06/chung-kh...145-301925.htm
Giám đốc MBS: Bùng nổ mạnh và đạt đỉnh 650 trong năm nay:
http://vietstock.vn/2013/06/giam-doc...145-301532.htm
Tổng giám đốc QLQ Manulife: TTCK tiếp tục tăng trưởng dù trong ngắn hạn có nhiều biến động:
http://vietstock.vn/2013/06/tong-gia...145-301421.htm
Trưởng phòng Phân tích KIS: VN-Index có thể đạt 570 – 580 vào cuối năm:
http://vietstock.vn/2013/06/truong-p...145-301299.htm
Subscribe to:
Posts (Atom)