Wednesday, December 11, 2013

Báo VN đồng loạt gỡ bài đập tượng Lenin

Một loạt báo trong nước đã phải gỡ bài tường thuật về biểu tình hôm 8/12 ở Ukraina, trong đó có phản ánh việc người dân lật đổ và đập vỡ tượng Lenin.
Các báo như Thanh Niên, Dân Trí, Pháp luật TP HCM, VietnamPlus... đều đã xóa bài và các đường link dẫn tới tin này đều báo lỗi.
Tuy nhiên các bài báo ngắn về cuộc biểu tình ở Kiev vẫn được lưu lại tại một số diễn đàn và blog riêng.
Hôm Chủ nhật 8/12, một nhóm người biểu tinh đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko ở Kiev. Cho tới tận tối muộn, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng.
Tượng đài lãnh tụ Cách mạng Nga Vladimir Iliytch Lenin được coi như biểu tượng cho quan hệ của Ukraina với nước Nga và thời kỳ Xô viết.
Những người tham gia biểu tình hô vang 'Vinh quang cho Ukraina' khi đập tan bức tượng Lenin to đẹp nhất thủ đô Kiev này.
'Chỉ đạo miệng?'
Trong các bản tin mà báo Việt Nam đăng tải trước khi gỡ xuống, đa phần dịch từ tin của các hãng thông tấn quốc tế và còn bản lưu cache trên mạng, người biểu tình Ukraina bị gọi là "đám đông quá khích".
Cũng có báo dẫn lời quan chức địa phương nói đây không phải chủ trương của chính quyền mà chỉ là 'bạo động'.
Tuy nhiên dường như hình ảnh tượng vị lãnh tụ Cộng sản Nga bị đập tan một cách đau thương vẫn bị cho là khó có thể chấp nhận trên mặt các báo chính thống do nhà nước quản lý.
Nguồn tin trong ngành cho BBC hay biên tập một số tờ báo đã nhận 'chỉ đạo miệng' từ quan chức quản lý báo chí về việc phải dỡ bỏ bài về "lật đổ tượng Lenin".
Lệnh chỉ đạo này không được thể hiện bằng văn bản, có thể vì sợ bị rò rỉ ra ngoài như một số trường hợp đã xảy ra trước đó.
Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan phụ trách báo chí của Đảng, từng bị phản ánh đã "nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật" các báo không tuân thủ chỉ thị của ban này.
*
‘Người VN có tình cảm với Lenin’
Người biểu tình Ukraine không muốn nhìn thấy tượng Lenin ở Kiev 
Nhân sự việc người biểu tình Ukraine giật đổ và đập phá tượng Lenin ở thủ đô Kiev, một nhà nghiên cứu lịch sử từ trong nước nói với BBC rằng ‘nhân dân Việt Nam phải biết ơn Lenin’.
Ông cũng chỉ trích hành động của người biểu tình Ukraine.
Bình luận về vụ phá hủy tượng Lenin ở Kiev, Tiến sỹ Vũ Minh Giang thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nói rằng hành động này là ‘thiếu văn hóa’ và ‘không tôn trọng lịch sử’.
“Lenin dù sao cũng gắn liền với thể chế Liên Xô trước đây,” ông nói. “Người Ukraine ít nhiều chịu ơn của Liên Xô vì dù chế độ nào hay học thuyết nào cũng thấy chủ nghĩa phát xít là quái thai của lịch sử.”
‘Manh động, thiếu văn hóa’
“Hành động này nếu xét từ góc độ văn hóa và ứng xử của người trí thức thì nhẹ là manh động còn nặng là thiếu văn hóa,” ông nói.
Để dẫn chứng, Tiến sỹ kể lại câu chuyện về một lần ông sang Brazil đến thăm ‘một trường đại học lớn’ thì ‘thấy một bức tượng lớn của toàn quyền Bồ Đào Nha đặt giữa sân trường’.
“Tôi có hỏi là trước đây Brazil bị Bồ Đào Nha cai trị thì tại sao lại để bức tượng thế này,” ông kể. “Ban lãnh đạo trả lời tôi: ‘Tất cả đều là một phần của lịch sử’.”
Ông Giang cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng Ukraine từng bị Liên Xô xâm lược.
“Sự hiện diện của quân đội nước này ở nước khác trên thế giới từ xưa đến nay cũng có nhiều nhưng không phải sự hiện diện nào cũng gắn với cái gọi là xâm lược,” ông giải thích.
Còn về cáo buộc Liên Xô áp đặt chủ nghĩa cộng sản vào Ukraine, vị giáo sư lịch sử này nói rằng ‘mỗi học thuyết đều có vị trí lịch sử nhất định của nó’.
“Ứng xử có học là phải thấy rằng sự hiện diện của bất cứ chủ nghĩa nào cũng sản sinh ra trong hoàn cảnh nhất định và chắc chắn khi nó đã tồn tại trên quy mô rộng lớn thì nó có những giá trị nhất định trừ học thuyết phân biệt chủng tộc hay chủ nghĩa phát xít,” ông nói.
“Đánh giá lịch sử cần cái nhìn bình tĩnh, tôn trọng khách quan, gắn với hoàn cảnh lịch sử. Bất cứ hành động gì manh động kèm theo thái độ hận thù thì đáng lên án.”
Biết ơn Liên Xô 
Việt Nam có bức tượng Lenin lớn ở trung tâm Hà Nội 
Riêng về cách nhìn nhận lãnh tụ cộng sản Lenin ở Việt Nam hiện nay, ông Giang nói có sự khác biệt giữa các thế hệ.
“Thế hệ trước hiểu rất rõ mối quan hệ của Liên bang Xô Viết với Việt Nam,” ông nói.
“Trong sự nghiệp bảo vệ độc lập của Việt Nam, đất nước của Lenin có vai trò rất lớn,” ông nói rõ thêm, “Khi Hoa Kỳ dùng máy bay B-52 ném bom bệnh viện, khu vực đông dân thì phải có tên lửa của Liên Xô thì mới bắn rơi B-52.”
“Ai giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp này đều được đánh giá cao. Thế hệ từng trải qua hiểu rất rõ và dành tình cảm tốt đẹp đối với đất nước Xô Viết và Lenin.”
Tuy nhiên ông cũng nhìn nhận thế hệ trẻ sau này ‘có mối quan tâm khác đi’ đối với Liên Xô và Lenin nhưng ‘họ cũng được giáo dục văn hóa và lịch sử của người Việt Nam’.
“Tôi nhìn thấy sự trân trọng quá khứ vẫn là thuộc tính của người Việt Nam, nhất là đối với những người trong quá khứ đã từng có ơn với mình,” ông nói.
Lý do thứ hai người dân Việt Nam ‘trân trọng Lenin’ theo ông Vũ Minh Giang là vì Lenin đại diện cho ‘ý tưởng xây dựng xã hội tốt đẹp’ vốn là điều ‘cả thế giới mong muốn’.
Người Mông Cổ kéo đổ tượng Lenin ở Ulan Bator năm 2012

Tuesday, December 10, 2013

Tiến Bộ kiểu Việt Nam

Alan Phan

Hôm qua, trong lúc chờ đợi khám bệnh, tôi rãnh rổi lướt Net và tình cờ đọc vài tin tức trên các báo mạng. Nói chung là nếu không sống ở Việt Nam, chúng ta sẽ có một cảm giác vô cùng lạc quan vì sự tiến bộ về mọi mặt trên bình diện chính trị, kinh tế, xã hội…của đất nước. Sau một giờ lục lọi, chúng ta không thể có kết luận nào khác là chỉ vài năm nữa thôi, Việt Nam sẽ qua mặt Singapore để dẫn đầu Á Châu về mức thu nhập, về môi trường sống, về vị thế quyền lực…để mọi người Việt cùng hãnh diện khắp năm châu.
Về cơ chế chính trị, chúng ta vừa có một bản hiến pháp mới toanh, yêu thích bởi 99% dân số và quốc hội. Chúng ta còn là hội viên quản trị gì đó của hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (bọn tư bản Âu Mỹ sẽ câm miệng lại về nhân quyền của Việt Nam). Về xã hội, ngoài việc đăng cai liên tục trong Top 3 của chỉ số hạnh phúc suốt 10 năm qua, người Việt còn hãnh diện với số lượng siêu xe, hàng hiệu, đại gia và chân dài. Về kinh tế, chúng ta đạt chỉ tiêu dài dài, thành tích đếm không xuể.
Hai mẫu tin tiêu biểu cho sự tiến bộ vượt bực:
Một tờ nhật báo nói về triều cường lịch sử ngày 5/12 vừa qua tại thành phố HCM. Sau những hình ảnh ngập lụt, xe sụp ổ gà…là một bầy tỏ vô cùng cảm động của một người dân. “Cách đây vài năm, mỗi lần lụt là nước tràn vào nhà ngập lên tới cổ. Bây giờ chỉ lụt có đến đầu gối.” Anh ta chỉ quên câu…nhờ ơn Bác và Đảng…như đồng chí gì vừa được minh oan sau 10 năm tù.
Trong khi đó, các cơ quan chính phủ truyền điệp rộng rãi thông tin là chỉ riêng năm nay, thu nhập GNP mỗi đầu người Việt Nam gia tăng 23%, chạm mức 2,000 USD. Tức là năm ngoái bạn thu được 10 triệu một tháng, năm rồi lương đã tăng thành 12.3 triệu. Tôi không biết có bao nhiêu bạn vừa coi lại túi tiền mình? Chỉ một chú thích nhỏ: tập đoàn Samsung năm rồi xuất khẩu hơn 20 tỷ USD, gần 15% GDP của Việt Nam. Tôi không biết họ có đem chia cho 90 triệu dân theo tinh thần XHCN; nhưng nghe nói họ chỉ đóng thuế có 50 triệu USD.
Thực ra đây chỉ là một chiêu PR nhằm vào các nhà đầu tư quốc tế. Tiếc là không hãng truyền thông nước ngoài nào loan báo cho nhân loại mừng. Vì đây là một kỷ lục mới của niên đại công nghệ số.
Trong khi đó thì các báo mạng lề phải chỉ lướt qua mà không cho chúng ta biết về những tiến bộ khác, như tỷ lệ tội phạm, như số lượng hoá chất độc hại nhập từ Trung Quốc, như số bệnh nhân u bứu ung thư trên toàn quốc, như chỉ số hàng ngày về ô nhiễm cùa không khí và nước, như con số thất thoát về lãng phí và tham ô của các doanh nghiệp nhà nước…
Thôi Tết cũng sắp về. Chúng ta lại có một cơ hội khác để hy vọng và mơ mộng về một tương lai rực rỡ đang chờ đón quê hương. Mong chúng sẽ sống lâu hơn những nhánh hoa mai đang khoe sắc cùng vạn vật để rồi sửa soạn héo tàn chỉ trong vài tuần.

Friday, December 6, 2013

Best joke of the month, if not the year

"Thu nhập [bình quân đầu người] của người Việt Nam tăng 23% trong vòng một năm":
http://kinhdoanh.vnexpress.net/inter...9359&c=1003170




Phát biểu tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi tăng trưởng và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Với mức tăng GDP đạt 5,4% trong năm 2013 (trung bình 3 năm là 5,6%), quy mô kinh tế hiện tại của Việt Nam hiện đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD.

Như vậy, so với mức thu nhập 1.600 USD được Thủ tướng thông báo tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2012, thu nhập của người Việt Nam đã tăng gần 23% trong một năm và nhiều khả năng hoàn thành sớm mục tiêu đạt 2.000 USD vào năm 2015 mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra.


HAHAHAHAHAHA 23% in one year ? HAHAHAHAHAHAHA
 

Wednesday, December 4, 2013

Quán ăn hai ngàn đồng cho người nghèo ở Sài Gòn

Tại Việt Nam trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, người nghèo càng thêm chật vật chạy ăn từng bữa. Rất may là cũng có những tấm lòng vàng : ngoài một số bếp ăn từ thiện ở các bệnh viện, cũng có một số sáng kiến mở các quán ăn giá rẻ, hầu như là cho không, dành cho dân lao động nghèo.
Đặc biệt tại Saigon, phải kể đến quán cơm Nụ Cười 1 và 2 do nhà báo Nam Đồng chủ xướng, và quán Nụ Cười 3 của nhà báo Trần Trọng Thức. RFI Việt ngữ đã liên lạc với những người phụ trách quán Nụ Cười 3 (số 298A đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7) để tìm hiểu thêm.
Trước hết, anh Nguyễn Đức Huy, một tình nguyện viên của quán giới thiệu sơ qua hoạt động tại Nụ Cười 3 :
Anh Nguyễn Đức Huy : Quán mình hoạt động thứ Ba, Năm, Bảy, từ 10 giờ đến khoảng 2 giờ chiều mỗi ngày. Hiện nay mình bán chừng 400 phần ăn, mỗi phần ăn mình bán cho người nghèo giá tượng trưng là 2 ngàn đồng, nhưng giá trị của nó tương đương khoảng 14 ngàn.
Thông thường khi mọi người đến ăn, người ta mua vé, xong đi ngang qua một quầy có những khay cơm đầy đủ các thứ. Khách cầm khay đó tự mang ra bàn ăn, sau khi ăn xong cứ để đó sẽ có người đi dẹp. Người khách ăn xong đi ra ngoài có nước uống, và có một quầy báo. Tất cả các loại báo, truyện… đều bán giá 2 ngàn đồng một cuốn.
Thực đơn các món ăn mỗi ngày đều thay đổi, chứ không cố định. Tất cả những người phục vụ đều là tình nguyện đến đó phụ giúp quán, mỗi người góp một phần nhỏ. Có thể là giữ xe, có thể là bán phiếu, dọn bàn, múc cơm, cũng có thể là rửa chén hoặc đi dọn khay…Đa số là sinh viên các trường đại học.
Tiêu chí của quán mình ở đây là mình bán chứ không phải là mình cho họ, nên khi người ta đến ăn bên em vẫn xem họ như là thượng khách. Hai ngàn đồng đó chỉ lấy tượng trưng, cho người nghèo cảm thấy đến ăn là người ta có trả tiền, chứ không phải là đồ cho, nên người ta rất vui vẻ.
Còn chị Lý, quản trị viên quán Nụ Cười 3 cho biết :
Chị Lý : Quán cơm từ thiện thì có rất nhiều, nhưng riêng quán 2.000 đồng thì ở Saigon bắt đầu có từ năm 2008. Có một nhóm người quan niệm rằng tuy là quán cơm từ thiện nhưng không muốn có chuyện ban phát, mà bán với giá hỗ trợ cho người nghèo, để cho người tới ăn người ta không có mặc cảm, và người bán thì phục vụ đúng như là đang bán, một dịch vụ chứ không phải ban phát. Ý nghĩa là như vậy.
Chúng tôi đi sau nên chỉ bắt chước mô hình đó để làm theo, chứ không phải chúng tôi nghĩ ra chuyện đó. Như đã biết, Nụ Cười có ba quán 1,2,3, và quán chúng tôi là Nụ Cười 3 - quán sinh sau đẻ muộn nhất, mới vừa làm được khoảng bốn tháng nay thôi. Địa điểm do một ngân hàng cho mượn một năm, sau một năm lại tính tiếp.
RFI : Nếu đã sinh sau đẻ muộn, chắc chị cũng rút được nhiều kinh nghiệm từ các quán trước ?
Thật ra thì mỗi quán có cách điều hành khác nhau, chỉ cùng trực thuộc một quỹ từ thiện của thành phố. Nói là quỹ từ thiện thành phố nhưng bọn mình tự lo hết, tự lo huy động và tự quản lý - nghĩa là tự thân vận động, và mỗi quán có cách quản lý khác nhau một chút. Vì ra sau chót nên có thêm một cái mới nữa.
Thay vì chỉ lo món ăn vật chất thôi, chúng tôi còn làm thêm một tủ sách món ăn tinh thần, mà chúng tôi rất tự hào đã giúp thêm cho bà con. Người nghèo cái ăn người ta đã khó rồi, nói chi tới cái đọc. Và quan trọng nhất là con em của những người đó lại càng không có tiền để mua sách. Chúng tôi làm được quầy sách cũng với giá hai ngàn đồng. Cũng là huy động, xin trong xã hội mọi người đóng góp.
Sách ở Việt Nam bây giờ đắt, bốn năm chục ngàn hay bảy tám chục ngàn một cuốn, nhưng mình vẫn bán với giá tượng trưng hai ngàn đồng. Do số sách có hạn nên mỗi người khách tới ăn mỗi ngày chỉ dám chưng bán mỗi người một quyển sách thôi. Tuy vậy các em nhỏ đi ăn được mười ngày thì cũng có được mười cuốn sách rồi. Các em rất sung sướng vì nếu không, các em không bao giờ có thể mua được sách để xem. Đó là niềm vui lớn nhất của chúng tôi hiện nay.
RFI : Như vậy cha mẹ đi ăn rồi mua sách về cho con hay sao thưa chị?
Thường thường cha mẹ đi ăn thì dắt theo con, hoặc cha mẹ là những người lao động đến ăn thì mua cho con họ. Đối tượng của chúng tôi nhắm đến rất rõ, đó là những bà con lao động nghèo. Khách của mình chẳng hạn như người bán vé số, xe ôm, thợ hồ, ve chai…và các sinh viên hoàn cảnh khó khăn. Vì đa số các sinh viên dưới quê lên thành phố thì các em khó khăn lắm, chuyện ăn chuyện học tiền gia đình cung cấp rất giới hạn. Đó là hai đối tượng chính chúng tôi phục vụ.
Hiện nay chúng tôi đang phục vụ mỗi ngày 400 suất ăn, tức là cho 400 khách. Do mới mở nên khả năng hoạt động một tuần chỉ ba buổi thôi, thứ Ba, Năm, Bảy, vì nguồn trợ giúp của những nhà hảo tâm chưa được nhiều nên chưa thể mở rộng. Đây là quán từ thiện nên tất cả nhân lực toàn là các tình nguyện viên, và các tình nguyện viên chưa đủ. Số suất ăn cũng vậy. Đầu tiên mới mở là 300, lần lần lên 350, nay là 400, và có lẽ trong tương lai sẽ như các quán đi trước, thường thường vào khoảng từ 500 đến 600.
Chúng tôi luôn đảm bảo ba món : món mặn, món xào, món canh, tráng miệng và nước. Về chất lượng thì rất tự tin để nói rằng bữa ăn đảm bảo được mấy tiêu chí. Thứ nhất là chất lượng thức ăn, từ thịt thà mọi thứ, mình mua thứ tốt, từ những nguồn cung cấp bảo đảm, và cố gắng tối đa để cho bà con ngon miệng. Thứ hai là đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều đó là quan trọng nhất, vì đó là vấn đề lớn trong xã hội ở Việt Nam hiện nay.
RFI : Xin phép được ngắt lời chị ở đây, thấy báo chí trong nước vẫn thường xuyên báo động về vấn đề vệ sinh thực phẩm…
Kinh khủng, thành ra bọn mình cái đó là bảo đảm. Bọn mình cân nhắc từ nước rửa chén trở đi. Thịt thì những tiệm ăn bình thường mười tiệm hết chín tiệm mua thịt trôi nổi cho rẻ, mà mình mua thịt của Vissan là công ty uy tín giá mắc hơn. Về nước uống, rất may có nhà hảo tâm cho hệ thống lọc nano, mình đem đi Viện Pasteur kiểm nghiệm - phải có tờ giấy đó rõ ràng mình mới nhận. Nước thì bà con có thể an tâm, chứ trước đây một ngày nấu cả trăm lít nước rất là cực khổ. Từ hồi có hệ thống lọc bảo đảm thì bà con uống nước thoải mái.
Bọn mình hết sức kỹ, vì khi mấy chị em trong nhóm điều hành ngồi lại với nhau thì đã thỏa thuận, cái gì mà tôi không mua cho nhà tôi ăn là tôi không mua cho ở đây. Nếu đồng ý với nhau thì làm, chứ hổng có cái kiểu muốn chọn thứ rẻ.
Đôi khi cũng có một số nhà hảo tâm - tội nghiệp lắm - ở chợ, thì họ đem lại nước rửa chén. Tụi tôi phải xin lỗi không nhận, vì nếu nước rửa chén loại xấu không những làm hại cho các cháu tình nguyện viên khi rửa, mà làm hại cho người ăn nữa nếu rửa không sạch. Bọn mình cẩn thận lắm, trước hết vì trách nhiệm của mình - ba bốn trăm người ăn, lỡ có chuyện gì là mình chết luôn.
RFI : Thưa, chị có thể cho biết thêm về các tiêu chí kế tiếp của quán ?
Thứ ba là cho bà con ăn đủ no, tức là phần cơm không hạn chế. Nhưng cái thứ tư, tiêu chí lớn nhất mà chúng tôi bảo đảm được là thái độ phục vụ.
Bởi vì 95% tình nguyện viên phục vụ là các em sinh viên. Các em được huấn luyện rằng, tuy là đến để làm việc thiện nguyện, nhưng hướng đến cách phục vụ chuyên nghiệp. Đó là phục vụ với sự hòa nhã, trân trọng, vui vẻ. Đây là tiêu chí rất cao.
Mình tạo được không khí ấm áp cho người ta tới ăn. Ít ra trong cuộc đời cực nhọc hiện nay thì trong ngày họ có được nửa tiếng đồng hồ vào đây họ được hết sức trân trọng. Họ có được bữa ăn ngon, bảo đảm, họ rất vui. Đó là điều chúng tôi rất tự tin khoe rằng đã làm được.
RFI : Như vậy người nghèo sẽ không bị mặc cảm…
Đúng ! Các em sinh viên khi vào luôn luôn được đọc điều lệ ở đây : thực khách mua chứ không xin, và chúng ta phục vụ chứ không ban phát. Điều đó phải được tuân thủ một cách tuyệt đối trong quán này. Không bao giờ được nói lớn tiếng. Tuy quán là quán bình dân, nhưng phục vụ hướng đến chuyên nghiệp và « có sao » chứ không phải là quán « không sao ».
Luôn luôn nói với các em là, các con là bộ mặt của quán, cho nên phục vụ sẽ đem lại tiếng tốt cho quán. Nhưng điều đó tốt luôn cho cả các con nữa, bởi vì các con sẽ học được tính kiên nhẫn, sự hòa nhã, cực bao nhiêu các con cũng phải vui vẻ. Trong vòng một tiếng rưỡi mà phải phục vụ 400 khách thì cũng rất vất vả nhưng mà các em làm được hết.
Thương lắm, như là một gia đình ! Chúng tôi là người lớn nên nói, cô chú hết sức là hạnh phúc, tự dưng có thêm một đàn con ngoan và có tấm lòng. Ngược lại các con có thêm những bậc cô chú thương yêu, hướng dẫn các con mọi thứ, và bạn bè chung quanh các con lại vui vẻ với nhau. Bọn mình là một cái gia đình ấm cúng lắm, rất là dễ thương.
RFI : Có lẽ vì vậy mà quán lấy tên là Nụ Cười ?
Vâng, quán Nụ Cười thì tất cả các em đồng phục là tablier có hình nụ cười rất lớn trước ngực, để nhắc nhở mọi người lúc nào cũng phải cười.
RFI : Từ lúc mở quán tới giờ có những trường hợp nào gây ấn tượng cho chị, chị có thể kể lại được không ?
Ôi trời ơi, không biết bao nhiêu mà nói ! Các nhà hảo tâm nói điều quan trọng là làm sao mình lọc được đúng đối tượng của mình. Khi làm cái này rồi mình mới biết là không ai có thể nói cứ nhìn bề ngoài mà đánh giá được. Có những người mà khi họ tới mình tưởng đó là nhà hảo tâm. Họ ăn mặc rất là lịch sự, thì mình tiếp cũng lịch sự.
Tất nhiên khi khách người ta tới, nếu 95% là đúng đối tượng của mình thì đó là thành công lớn rồi, thế nào cũng có khoảng 5-6% là không đúng đối tượng. Trong đó có những người là nhà hảo tâm, người ta tới ăn cho biết trước khi người ta giúp mình. Có những người tuy không phải là người nghèo như đối tượng của mình nhưng người ta tò mò tới ăn một lần cho biết.
Và còn lại tất nhiên cũng có những người họ dựa dẫm vào mình. Họ không phải là quá nghèo, nhưng mà có chỗ này vừa rẻ vừa sạch thì tới ăn. Chúng tôi luôn luôn bắt buộc phải cố gắng lọc ra những người không đúng đối tượng của mình, vì nhà hảo tâm người ta góp tiền cho mình bao giờ cũng muốn đồng tiền đi tới đúng chỗ.
Chúng tôi, những người điều hành phải tới gặp những người đó, trước hết lịch sự nói rằng, thưa, chắc đây là nhà hảo tâm. Khi họ nói « không » thì mới nói, dạ thưa, tới ăn một lần cho biết thôi, chứ xin nhường cho những người nghèo, chúng tôi chỉ phục vụ người nghèo. Thì có những người họ bỏ đi, như bản thân tôi bị rồi.
Một người đàn ông ăn mặc rất là lịch sự, áo sơ mi trắng bỏ trong quần, mang giày đàng hoàng vô, tôi cũng nói như vậy thì ông quày quả bỏ đi. Nhưng mà ổng đi chút xíu thì có lẽ ổng tức, ổng quay trở lại nói : « Tui nói thật với chị, tui là xe ôm, xe tui để bên kia đường kìa. Chị đừng có nhìn bề ngoài mà chị nói vậy. Vì tui chạy xe ôm, tui phải ăn mặc cho đàng hoàng thì khách người ta mới chọn tui, chứ ăn mặc lôi thôi thì không ! ». Rồi ổng bỏ đi, mình phải chạy theo năn nỉ, thôi tôi xin lỗi. Sau này người đó thành khách quen của mình.
Rồi có những đứa nhỏ…Không phải chúng tôi chỉ làm cơm không thôi, mà tới mùa tựu trường thì lại xin tiền nhà hảo tâm, bạn bè quen để mua cặp táp, sách vở…để làm quà tựu trường cho các em, cũng nhắm vào con của người lao động. Nếu hai mẹ con nhà nghèo , nhìn là biết đối tượng VIP của mình rồi, thì đồng ý liền ghi tên để tuần sau mình đưa.
Bữa hôm có em tới, mặt mày bụ bẫm lắm. Riêng cháu đó tôi mới nói rằng, con ơi con không phải là đối tượng của bà, thôi con về nói ba mẹ lo đi. Thì người mà dắt cô bé này mới nói không cô ơi, bé này là con nhà nghèo, ở kế bên nhà em. Hai cha con mới vừa vô ăn, khi ăn xong cháu mới nói ba dắt vô ghi tên thì ba nó tự ái không chịu dắt vô, đã vậy còn đánh con bé nữa. Cái tay đỏ, sưng lên, con bé đứng khóc.
Trời ơi, tôi xót không thể nói được. Về mới nói lại trong nhóm điều hành, kể từ nay tôi dứt khoát thà tôi giúp lầm người chứ tôi không để sót người nữa. Không bao giờ có thể nhìn bề ngoài mà đánh giá người ta được.
Còn người nghèo cô biết hông, có người họ vô ngồi ăn mà họ chảy nước mắt. Bởi vì, nói thật, những người nghèo họ ít được trân trọng, ít được tiếp đón một cách nồng hậu. Họ chảy nước mắt, mình cũng muốn khóc theo họ. Những điều đó làm cho mình cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa lắm.
RFI : Có nhiều người khách quen không chị ?
Không phải chỉ quán này không thôi, mà sau một thời gian thì khách hàng 80% sẽ là khách quen, tức là những người lao động xung quanh đến ăn. Chỉ có 20% là khách vãng lai ở nơi xa tới, là những người thí dụ như bán vé số, ve chai…tiện đâu họ ghé đó.
Do đó khi tìm địa điểm mở quán, bọn mình phải tìm như thế này. Thứ nhất là gần các trường đại học, thứ hai là gần khu lao động, để những người chung quanh đúng đối tượng ở gần đó họ mới tới mình được. Có 80% là những người lao động nghèo xung quanh : xe ôm, người giúp việc giờ, người buôn gánh bán bưng chung quanh khu vực đó.
Những khách hàng bình thường thì mua phiếu đi vô và lấy khay. Riêng những người tàn tật thì tình nguyện viên sẽ đưa thẳng vô, đi mua phiếu, đem khay lại phục vụ tại chỗ luôn.
RFI : Tuy là quán ăn giá rẻ nhưng có những người khách khó tính không?
Bốn trăm người thì cũng có người này người khác. Mình có hai người khách tật nguyền rất là nhõng nhẽo ! Bao giờ tới là mình phải ra đón, đưa vô. Cứ kêu hôm nay tôi ăn cái này không được, mai tôi ăn cái kia không được, hôm nay tôi mệt phải cho tôi nằm nghỉ, đủ thứ…
Đến một lúc thì các em đều hơi mệt mỏi với bà, thì mình giải thích với các em như vầy. Các con phải biết rằng họ không có ai chăm sóc đâu, và bây giờ có người chăm sóc thì nên để cho bà nhõng nhẽo một chút. Các con cứ chăm sóc và tập tính kiên nhẫn đi, phải kiên nhẫn với bà bởi vì bà không có nhõng nhẽo với ai được đâu. Không có ai chú ý đến bà đâu ! Thì các em lần lần nhẫn nại hơn, hiểu hơn, đó là bài học lớn nhất cho các em tình nguyện viên của mình.
RFI : Nguồn hỗ trợ của quán là từ đâu ạ ?
Hoàn toàn trong xã hội, tức là từ các nhà hảo tâm. Có cái may là những quán cơm ra đời luôn được báo chí, đài truyền hình tới đưa tin, các mạng xã hội lan truyền nhau. Phải nói thật một tháng đầu khi mở ra thì phải dùng cái chữ « bàng hoàng » - một cái chuyện tôi nghĩ là rất nhỏ mà lại lay động xã hội đến như vậy.
Có nhiều người họ giúp như vầy mới là cảm động nè. Có cô bán vé số ăn xong rồi đi ra vét hết tiền, mua một chai dầu ăn nhỏ vô giúp. Cầm cái chai dầu ăn đó mà rưng rưng, vì biết rằng người ta đã góp hết tiền của người ta ngày hôm đó để mua gởi cho mình. Cái công đức đó nó lớn lắm. Lớn hơn là thí dụ bạn gởi cho tôi một triệu, mà tôi yên tâm chắc bạn vẫn còn có một triệu.
Mà cái đó nhiều lắm, người ta cho đường, cho nước mắm, họ cho những cái càng nhỏ thì mình thấy giá trị của nó càng lớn.
Một cái việc thiện trong xã hội nó lay động lòng con người ta kinh khủng lắm. Đôi khi bọn mình nói đùa như thế này, chắc tại vì bây giờ ở đây ít có việc tốt quá, cho nên có được một việc tốt thì mọi người sung sướng quá, cùng chung tay giúp đỡ.
Bọn mình bàng hoàng lắm, không nghĩ là cái việc quá nhỏ của mình mà nó lay động con người ta đến như vậy, lay động tấm lòng của xã hội đến như vậy. Nhiều lắm, người ta giúp thấy thương lắm.
Có những người cho hàng tháng, có người cho một năm, có những nhóm thiện nguyện hứa cho mỗi năm một lần trong vài năm. Đó là lòng tốt của người ta, nhưng về khả năng có khi hôm nay người ta có nhưng đâu có biết trong tương lai như thế nào. Thì thôi không sao hết, bọn mình thanh thản nghĩ, thôi thì mình cứ làm hết khả năng của mình, thì không có gì để phải ân hận.
RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn chị Lý và anh Nguyễn Đức Huy đã vui lòng tham gia tạp chí xã hội của RFI Việt ngữ hôm nay.

Optimism Over Vietnam Property, With Caveats (Who is Mike Ives ? Response: Mike Ives is a freelance writer living in Hanoi)

Optimism Over Vietnam Property, With Caveats

HO CHI MINH CITY, Vietnam — Dinh Thien Thien’s barbecue business bloomed just as Vietnam’s property market wilted. It was not a coincidence.
In 2010, Mr. Thien said he rented an empty lot downtown here, where construction had largely stopped, and installed a grill. He added some homemade wooden furniture intended to conjure the image of a saloon — a motif inspired by his love of American westerns. Word of his movable feasts began to spread on Facebook, and within months he was renting 15 lots for the equivalent of $1,000 to $5,000 a month.
But as construction picks up again, Mr. Thien, 32, is down to five locations. Some of his former grill sites are dotted with cranes or cement mixers, and he predicts that in three years he will be forced to pursue an entirely new line of work.
Vietnam’s beleaguered property market is bottoming out just as macroeconomic indicators stabilize and the ruling Communist Party makes new pledges to reform a struggling and corruption-riddled banking sector, say developers and businessmen here, the country’s commercial capital. And if Vietnam signs onto the Trans-Pacific Partnership, a proposed trade agreement that involves a dozen countries, including the United States, it may bolster the Vietnamese economy and speed a real estate recovery.
Yet although lending rates have fallen to 12.8 percent, from 20.3 percent in 2011, no one in Vietnam knows whether the market can rebound to the peaks it hit before 2008, much less whether the government’s statistics or commitments to banking reform are reliable. For the moment, the mid- to high-end apartment markets remain oversupplied in this city and in the capital, Hanoi.
“It’s going to be another year before things get more clear — it’s rather opaque at this point,” said Trinh Bao Quoc, chief executive at Son Kim Land Corporation, a local developer. “But if you talk to foreign investors, a lot of them who are here in Vietnam know that this is a good time to buy.”
In this city, asking rates for office rentals, now at about $20 to $30 per square meter, or about 10 square feet, began to rise in late 2012 for the first time since 2007, according to the Los Angeles-based real estate company CBRE. And in recent months, average selling prices for low-end residential properties in Hanoi have held steady around $800 per square meter after falling precipitously for two years.
Some foreign investors have bought real estate here this year, in what brokers suggest is a sign of rising liquidity and investor confidence. And a few major construction projects are in the pipeline, including a tower that will include Vietnam’s first Ritz-Carlton.
And in July, Vingroup, a real estate developer in Vietnam, opened the country’s largest shopping mall, which has a gross floor area of more than 200,000 square meters, or 2.1 million square feet. A company spokesman said 53 percent of the 4,518 units at a new apartment complex nearby had already been sold, and 29 percent of them were leased for 50 years.
“We believe the real estate market is recovering well now and is expecting a positive turnaround by the end of this year or early next year,” said Le Thi Thu Thuy, chief executive of Vingroup.
But Vietnam’s economy has underperformed relative to predictions that accompanied its 2007 entry to the World Trade Organization, and its current annual growth rate of about 5.3 percent is the slowest in more than a decade. A central obstacle to economic recovery is that local banks are saddled with bad debts linked to speculative property investments.
Credit has tightened in the years since the market began to sour in 2008, and in July the government created an asset management firm tasked with buying bad debts in the banking sector. In September, Prime Minister Nguyen Tan Dung also pledged to raise the cap on foreign ownership in local banks to 49 percent from 30 percent.
But analysts say many of the bad debts are still linked to real estate.
“There are early indicators that the market is beginning to move,” said Stephen Wyatt, the Vietnam country director at Jones Lang LaSalle. “It doesn’t take away the fact that the banking sector still has to work itself out.”
Vietnamese lawmakers have debated draft laws aimed at allowing foreigners to buy more than one apartment unit, secure apartment leasehold rights longer than the current limit of 50 years and buy land, David Lim, a Ho Chi Minh City lawyer who is advising the government on land reform, said last month.
Mr. Lim said the draft laws were codifying years of piecemeal reforms and clearing up legal gray areas. They are likely to help the country compete with its Southeast Asian neighbors for foreign investment, he added.
And some local developers are changing their habit of building high-rise apartment towers with only wealthy consumers in mind, according to real estate brokers. Mr. Wyatt of Jones Lang LaSalle said low-end buyers dominated residential sales in this city, and a typical case is a 50- to 70-square-meter, or 540- to 750-square-foot, apartment that sells for the equivalent of about $30,000.
Don Lam, chief executive of the fund manager VinaCapital, said that many middle-class Vietnamese couples were more interested in townhouses than high-rise apartments, and that his company was focusing on a potential new growth area: American-style gated communities on the city’s outer fringes, with three-bedroom units priced at the equivalent of about $200,000.
Mr. Lam added that although banking and political reform was sorely needed in Vietnam, the property market would rebound with or without the government’s help. “Buyers and sellers are not waiting,” he said in a 17th-floor office with panoramic views of the city’s skyline. “Transactions are happening.”
The American private equity firm Warburg Pincus led a consortium that in May pledged to invest $200 million to acquire about 20 percent equity interest in Vincom Retail, a subsidiary of Vingroup. A few brokers and fund managers in Vietnam say, without offering specifics, that the deal is likely to be the first in a series here by international investors.
Other businessmen counter that although Vietnamese developers have emerged relatively unscathed from previous real estate slumps, their current debts are larger, and the overall banking crisis may be more severe than the government has acknowledged.
ABB Merchant Banking, an investment bank based in Hanoi, recently analyzed 61 Vietnamese construction and real estate companies on Vietnam’s Ho Chi Minh Stock Exchange and found they were trading at up to 30 percent below their book value.
And Frederick Burke, managing partner at the Vietnam office of Baker & McKenzie, an American law firm, said that although there was a perception among Vietnamese developers that the country’s property market was bottoming out, the logistics of real estate development in Vietnam were mired in tedious bureaucracy that would inhibit a swift rebound. A typical development project in this city officially takes a minimum of 580 days from start to finish, he added, and often far longer.
“What do Vietnamese developers do?” Mr. Burke asked. “They spend their lives going from one office to another getting little pieces of paper chopped and stamped, and then going back and getting them rechopped and stamped when some designer tells them they have to change a project.”
But Mr. Thien, the restaurateur, said property owners had in recent months taken back a few of the lots he once leased for his barbecues.
He said his next idea was for a chain of restaurants that would be decorated like motorcycle garages. He has already rented one downtown location for the equivalent of $3,000 a month, he said, and it is on track to open by Christmas.

Tuesday, December 3, 2013

Deutsche Bank divests from Vietnamese land grabber HAGL following Global Witness’ expose

Deutsche Bank no longer holds any significant stock in Vietnamese rubber giant Hoang Anh Gia Lai (HAGL) Global Witness has learned. The decision comes after the campaign group’s research revealed a wide range of environmental and human rights abuses in HAGL’s plantations in Cambodia and Laos. However the bank would not confirm if the decision came in response to Global Witness’ call last week for HAGL’s investors to divest following repeated failure to address these concerns.
“Deutsche Bank has refused to explain why it has dropped its stake in HAGL, but we were informed of its decision just six days after making our recommendation that they divest. This move sends a clear message to HAGL and other companies that lack of action to stamp out this kind of abuse is unacceptable and poses a financial and reputational risk to investors,” said Global Witness’ Megan MacInnes.(1)
Deutsche Bank has invested in HAGL for many years, and its subsidiary (Deutsche Bank Trust Company Americas) acted as HAGL’s depository bank when the company listed on the London Stock Exchange in 2011. In May 2013, Global Witness’s Rubber Barons report revealed how the company, one of Vietnam’s biggest, was routinely bulldozing local communities’ land and clearing large areas of intact forest.
Since August 2012, Global Witness has made repeated requests to HAGL to bring its operations in line with local law, resolve disputes with affected communities and publicly disclose details of their concessions. Despite making a range of commitments when the report was launched, Global Witness’ consultations with villagers affected by the company’s concessions indicate that very little has improved on the ground.(2)
In a press statement issued on 14th November 2013, Global Witness said that HAGL now represented a reputational and financial risk to investors, and that its financial backers should divest from the company. In an email to Global Witness dated 27th November, Deutsche Bank confirmed information that it no longer held any significant stock in HAGL, retaining only ‘minor residual holdings’.
“Deutsche Bank’s decision is good news, but it won’t bring justice for the people who have lost their farms to HAGL’s plantations”, said MacInnes. “HAGL must stop breaking the law, resolve its disputes with communities and publish details of its holdings. Current efforts to implement what the company calls ‘social programmes’ have not helped and appear to be little more than a cheap PR exercise.”
Cambodia and Laos are undergoing a land grabbing crisis that has seen more than 3.7 million hectares of land handed over to companies since 2000, forty percent of which is for rubber plantations. The secrecy that pervades such land and forest deals allows elites in both countries to profit at the expense of people and the environment. Global Witness is campaigning for deals to be done with the consent of the people who live on the land, and to end private finance for land grabs and deforestation.
ENDS/
Contact: Megan MacInnes, mmacinnes@globalwitness.org, or Oliver Courtney ocourtney@globalwitness.org, +44 (0) 7912 517147
Notes to editors:
(1)   When asked by Global Witness between April and September 2013, HAGL denied any disputes with local communities or involvement in law-breaking.
(2)   When questioned by Global Witness on 13th November 2013, HAGL refuted the lack of progress made towards its commitments to change. The company stated it had provided jobs and implemented economic and social development projects (including building roads, houses and hospitals), but that the monsoon and Cambodia’s national election had prevented the company from accessing affected communities. HAGL claimed that their moratorium was being followed, describing the satellite evidence provided by Global Witness as “untrustworthy”. In addition, HAGL says it is “looking for an independent consulting firm to help HAGL make the survey and give advice to HAGL to improve the issues related to the communities” but that such consultants must be accompanied by company staff in order to “assure the consultant’s independency of their findings”.

Monday, December 2, 2013

Quốc hội liên hoan, tiệc bế mạc

Chiều ngày 29/11, Nguyễn Sinh Hùng, tuyên bố bế mạc, kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13, sau đó Nguyễn Phú Trọng, chủ trì tiệc liên hoan, bế mạc, trưa ngày 30/11/2013.
Cái tuồng mặt cố hữu của ông Trọng, lúc nào cũng bơ bơ, bình bình, y như cái XHCN của đảng, nó cứ bình bình, bơ bơ, không biết hết cái thế kỷ này, nó trôi tới đâu, nó dạt về phương nào! Ông uể oải đứng lên tuyên bố:
“Thay mặt trung ương đảng, bộ chính trị, tôi nhiệt liệt tuyên dương, khen ngợi tinh thần làm việc của tất cả các đồng chí trong quốc hội, hơn một tháng qua. Kỳ họp thứ 6 này, quả là kỳ họp lịch sử, xác định một lần nữa, đảng ta đã liên tục chiến thắng nhân dân, thành quả vẻ vang này không kém những chiến thắng oanh liệt, thần thánh trong quá khứ.” Một tràng pháo tay vang dội, kéo dài như bất tận, ông Trọng xua tay, ra dấu chấm dứt, rồi tiếp với giọng điệu rất phấn khởi:
“Thưa các đồng chí, (ông nhìn qua một loạt cử tọa, mỉm cười) mới chỉ cách đây ba chục phút thôi, tôi vừa mới nhận một cuộc điện thoại, hỏi rằng:
Tại sao trong kỳ họp quốc hội lần này, tổng số 488 đại biểu, mà chỉ có 2 người, là sao?
Đầu dây bên kia, tiếng nói của một gã đàn ông, nó hỏi nguyên văn như thế.
Tôi tình thật trình bày: Thì con số như thế, chúng tôi công bố trung thực như thế, mới là dân chủ chứ?
Các đồng chí biết đầu dây bên kia nói gì nữa không? Cả hội trường im như tờ, ông Trọng tiếp:
“Hắn xuống giọng: Không, ý tôi muốn hỏi là tại sao trong 488 đại biểu, mà chỉ có 2 người, số còn lại là heo chó hết hay sao? Cúp máy!”
Hỏi các đồng chí, thế có đểu không? Thế, không suy đồi đạo đức là gì? Khi hắn cúp máy, tôi mới phát hiện cú phone gọi từ Mỹ! Một đồng chí đại biểu quốc hội, đứng phắt lên, phát biểu: Tại sao đồng chí không cẩn thận, đi nghe điện thoại nước ngoài? Một đại biểu khác ý kiến: Chúng ta nên cảnh giác tối đa, lúc rày không cứ gì ngoài hay trong nước, tụi phản động đâu đâu cũng có, ngay như trong đảng cũng không thiếu, vì vậy không nên nghe “điện thoại lạ.”
Ông Trọng, tiếp: Thôi các đồng chí, chúng ta mệt nhọc vất vả hơn tháng nay, bây giờ mời tất cả nâng ly chúc mừng! Hàng trăm cánh tay nâng cao, cụng ly cơm cớp, rồi đưa lên môi, nhưng hết thảy đều đồng loại để xuống, nhăn mặt, ai cũng sững sờ không hiểu sao rượu nghe tanh sặc mùi máu!?
Ông Trọng gọi thiếu tướng an ninh nhà bếp lên hỏi: Đồng chí quản lý thế nào, mà trong rượu tanh máu như vậy? Ông thiếu tướng đáp: Thưa đồng chí, tôi bảo quản và kiểm tra rất kỹ lưỡng, ngay những chị em phụ nữ, phụ trách nấu nướng, hoặc phục vụ cho quý quan chức cao cấp, tới ngày “treo cờ đỏ”, tôi đều cho họ nghỉ việc cả, làm sao rượu của ta lại tanh máu cho được, ông Trọng đưa ly rượu cho thiếu tướng an ninh, đấy đồng chí uống xem, ông ta hai tay nhận lấy ly rượu, đưa lên mũi hít hít, rồi nói: Rượu thơm phức, chứ tanh tưởi gì đâu? Ông Trọng hất hàm: Đồng chí uống xem? Ông thiếu tướng làm một hơi cạn ly! 488 đại biểu quốc hội thấy vậy đưa lên ngửi, nhưng rồi lắc đầu: Ôi tanh quá, tanh còn hơn trước nữa kìa, chịu không nổi. Ông Trọng cho thay rượu mới, còn nguyên trong hộp mới cáu, thay luôn ly mới, rượu được khui trước hàng trăm con mắt giám sát, lần này ông chủ trì chẳng dám mời nâng ly đồng loạt, sẹ sẹ từng người đưa lên mũi, nhưng rượu vẫn tanh sặc mùi máu, tanh đến nhức óc, chỉ riêng ông thiếu tướng uống được, uống ngon lành, bực mình ông Trọng gọi bếp trưởng, và thủ kho ra nếm rượu, cả hai đều uống tự nhiên, ông Trọng hỏi: các đồng chí có nghe mùi gì không? Họ đáp tỉnh bơ: Thưa mùi rượu!
Ông Trọng cho triệu tập 10 đồng chí đại biểu, đã vắng mặt trong “thời khắc lịch sử” và bắt mấy người này thử rượu, cả mười ông đều nói: Rượu có hơi thoang thoảng mùi máu, nhưng uống được, với cố gắng hết mình, họ uống hơn nửa ly. Như vậy đã rõ, ai hiện diện trong “thời khắc lịch sử”, không thể uống được rượu mừng, vì nó tanh mùi máu. Muốn đánh bại ý tưởng này, ông Nguyễn Sinh Hùng, đứng dậy, nâng cao ly rượu và tuyên bố:
Các đồng chí xem đây, ông nín thở, dốc hết ly rượu, nhưng chưa trôi tới cổ họng, ông sặc sụa, rượu và máu bắn vọt ra ngoài, lần này tanh hết cả phòng ăn, người ta đồng loạt đứng dậy, xô lấn nhau chạy ra ngoài.

“Họ có còn là đại biểu của nhân dân nữa không?”
Đó là câu hỏi của giáo sư Tương Lai, trong youtube, tựa đề:
“Quốc Hội khóa 13, có tội với dân tộc”
Thưa giáo sư, tất cả “đại biểu quốc hội” của chế độ CS, do đảng chọn, và người dân đi bầu, cũng như đi chơi cho có lệ, chứ dân chủ tí nào đâu! Ví như hai vợ chồng kia, không có khả năng sinh con, được ai đó đem cho đứa con, bắt buộc hai vợ chồng đó phải nuôi, tới lúc nó phản phúc, làm bại hoại gia phong, làng xóm thét lên: Chúng mày có còn là con của ông bà Tương Lai nữa hay không? Chắc chúng cũng phì cười, miễn trả lời.
Thưa giáo sư quốc hội là đám con hoang, chỉ biết cúi đầu vì miếng ăn, cho dù trăm phần trăm cử tri bất tín nhiệm, hiển nhiên họ vẫn cứ là “quốc hội”!

Cuộc họp Cuốc Hội trước ngày bấm nút

Những điều chúng ta cần làm

Trịnh Hội

Tất nhiên tôi cũng biết có rất nhiều điều chúng ta cần làm. Và mỗi người cuối cùng đều phải quyết định điều gì cần phải làm ngay và điều gì có thể gác sang một bên đợi đến khi rảnh rỗi làm tiếp. Nhưng hôm nay tôi muốn nhắc đến một vấn đề - liên quan đến hai chữ Việt Nam – mà tôi nghĩ ai cũng cần phải làm ngay. Đặc biệt là đối với những người còn quan tâm đến tình trạng nhân quyền ở trong nước và chúng ta có thể làm gì để cải thiện nó.

Đó là việc Việt Nam sẽ phải ra điều trần trước Liên Hiệp Quốc ở Geneva vào ngày 28 tháng 1 năm 2014 sắp tới. Theo đúng tiến trình Universal Periodic Review (UPR) mỗi 4 năm mới có một lần như tôi đã trình bày trước đây.

Đây là một cơ hội hy hữu để các tiếng nói của công dân và các tổ chức xã hội dân sự được lắng nghe một cách chính thức và có hệ thống hẳn hoi ngay tại diễn đàn lớn nhất và có sự tham dự của tất cả các nước. Đặc biệt là phần trình bày của nước phải điều trần trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà chính họ cũng vừa mới được gia nhập: Việt Nam.

Đương nhiên vào ngày 28 tháng 1 đại diện cho Việt Nam sẽ thông cáo cho cả thế giới biết rằng chính phủ Việt Nam đã đạt được những thành tích lẫy lừng về nhân quyền đến độ nào. Họ cũng sẽ cố chứng minh cho thấy trong 4 năm vừa qua chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục ủng hộ và bảo vệ quyền làm người của mọi công dân đến ngần nào. Và thế thì làm gì có cái gọi là tù nhân lương tâm Việt Nam!

Nhưng sự thật có phải vậy không?

Cả tôi và bạn thừa biết.


Giáo dân Thái Hà ở Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân.Giáo dân Thái Hà ở Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân.
Đã đến lúc chúng ta không chỉ lên các báo, đài tiếng Việt, các trang mạng truyền thông xã hội để nói cho nhau nghe về những điều tàn tệ đang xảy ra ở Việt Nam. Một nhà giáo Đinh Đăng Định đang bị ung thư nhưng vẫn phải ngồi tù vì tội “tuyên truyền”. Một Lê Quốc Quân và những tù nhân khác đang tiếp tục bị ngược đãi vì không được phép có luật sư đại diện làm kháng cáo mà phải tự biên, tự viết trong ngục tù trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị xử, theo đúng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự hiện hành.

Những sự thật hiển nhiên như vậy. Những điều luật mơ hồ, bất cập. Một hệ thống pháp lý từ trên xuống dưới phải phục tùng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tất cả cần phải được trình bày cho cả thế giới nghe.

Một cách bài bản. Có hệ thống. Và hoàn toàn từ tốn.

Đã đến lúc chúng ta không thể và không chỉ nói cho nhau nghe. Để sau đó tất cả đều phải nhẫn nhịn, không dám lạm bàn.

Vì đây là một cơ hội hiếm có và cũng là điều mà ai cũng có thể làm được.

Đối với những anh em trong nước, các bạn có thể đích thân tìm đến các toà đại sứ ở Hà Nội để thông báo cho họ về điều này. Chưa hẳn ai cũng biết sáng ngày 28 tháng 1 sắp tới đây là phần điều trần của Việt Nam ở Geneve. Cũng chưa hẳn họ biết là chúng ta cần họ làm gì.

Đối với các cá nhân, hội đoàn ở hải ngoại, chúng ta nên phát động một phong trào vận động các nước thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, liên lạc, tiếp xúc với họ để nói lên, thứ nhất, những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong 4 năm qua. Và thứ hai, quan trọng hơn, yêu cầu họ đặt thẳng vấn đề với chính phủ Việt Nam. Điều gì họ hứa họ sẽ làm và điều gì họ sẽ chối bỏ. Ít nhất ra thế giới cũng sẽ có cơ hội thấy được bộ mặt thật của nhà cầm quyền Hà Nội.

Nếu làm được như vậy tiếng nói của chúng ta, của những người đang thật sự quan tâm về tình trạng nhân quyền ở quê nhà, sẽ được đi xa hơn, được nhiều người nghe hơn và chắc chắn sẽ trở thành tiếng nói chính thức ngay tại buổi điều trần sáng ngày 28 tháng 1 năm 2014.

Riêng đối với VOICE và các tổ chức phi chính phủ đang cùng hợp tác, chúng tôi sẽ cùng đưa ra 4 Đề nghị (Recommendations) sau:
  1. Việt Nam huỷ bỏ những điều khoản mơ hồ và bất cập trong Bộ Luật Hình Sự theo đúng các quy ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đặc biệt là các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia như điều khoản 79 (hoạt động lật đổ nhà nước), 88 (tuyên truyền chống phá chế độ) và 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ làm tổn hại lợi ích nhà nước).
  2. Việt Nam sửa đổi và ban hành luật công nhận quyền của tất cả mọi công dân được xét xử công bằng và được luật sư bảo vệ ngay từ lúc bị bắt cho đến khi hồ sơ kết thúc mà không cần phải xin phép bất kỳ một tổ chức hay toà án nào.
  3. Việt Nam tôn trọng và tạo điều kiện cho mọi công dân tham gia vào các hoạt động xã hội dân sự theo như các biểu quyết của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua mà Việt Nam giờ là thành viên.
  4. Việt Nam thực thi những cam kết mà chính họ đã hứa vào năm 2009 trong tiến trình UPR đầu tiên nhưng trong 4 năm vừa qua họ đã không thực hiện.
Đọc đến Đề nghị 4 chắc có lẽ một số bạn sẽ ồ lên bảo: năm 2009 tụi nó cũng hứa đó mà có làm đâu. Vậy thì tiếp tục vận động để làm gì, mất cả công lẫn của?

Thưa bạn, nếu nghĩ như thế thì chúng ta sẽ không thể tranh đấu để thay đổi được bất kỳ điều gì trong xã hội. Chúng ta phải làm vì chúng ta không còn một sự lựa chọn nào khác. Thứ nhất, chúng ta phải nói thay cho những người không có tiếng nói hiện đang phải ngồi tù. Thứ hai, chúng ta phải nói để thế giới biết được sự thật về những gì đang xảy ra ở quê hương chúng ta. Và thứ ba chúng ta phải nói vì đó là điều cần phải làm.

We do it because it’s the right thing to do.

Thế không biết có ai muốn cùng tôi đi vận động không nhỉ?

THỰC PHẨM ĐỘC HẠI VIỆT NAM

Những thực phẩm kém phẩm chất (có thể nguy hại đến sức khỏe) nhập cảng từ Việt Nam mà FDA đang cấm


Người Việt Hải Ngoại cần lưu ý những thực phẩm kém phẩm chất nhập cảng từ Việt Nam.
Mới đây Cơ Quan An Toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối, không cho nhập cảng vào Hoa Kỳ, 27 lô hàng mà phần lớn là thực phẩm đã chế biến, sản xuất từ Việt Nam vì lý do thiếu an toàn sức khỏe.
Những loại thực phẩm này không chỉ nhập cảng vào Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) mà còn được nhập cảng vào tất cả những quốc gia nơi có người Việt Tị Nạn sinh sống như những nước tại Âu châu, Nhật, Úc, v.v...
Nhận thấy rằng đây là vấn đề vô cùng lớn lao liên hệ đến sức khỏe của hàng triệu người Việt trên khắp thế giới, và tại Việt nam, nên chúng tôi chuyển ngữ và khẩn cấp gửi thông tin nầy đến tất cả qúy vị, đặc biệt lưu ý các bà nội trợ, các nhà hàng. Các đấng mày râu lo chuyện nước non, chuyện quốc gia đại sự, cũng cần lưu tâm lưu ý qúy phu nhân, qúy vị sẽ không thực thi được trọn vẹn lý tưởng của mình một khi sức khỏe bản thân và gia đình có... vấn đề. Riêng bà con nhân dân trong nước và những người Việt hải ngoại về thăm thân nhân, cũng xin hết sức cảnh giác, đau ốm, ngộ độc thực phẩm và đi khám, chữa bệnh ở Việt Nam là cả một vấn đề không thể coi thường, đừng để cho đến khi quá muộn.
Dưới đây là danh sách các công ty và địa chỉ, các loại thực phẩm bị FDA từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ, lý do vi phạm các điều khoản quy định về an toàn dược/thực phẩm:

1- Aquatic Products Trading Company, Tôm đông lạnh cỡ lớn có đầu, trộn lẫn các chất dơ bẩn và độc tố có hại cho sức khỏe (FILTHY, SALMONELLA), vi phạm các điều khoản 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(a)(1)
 
2- Mai Linh Private Enterprise, Vũng Tàu, Thịt cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol (CHLORAMP) không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)(c) (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S...C. 348;
 
3- Batri Seafood Factory, Bến Tre, Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)(c) (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S.C. 348;
 
4- Nam Hai Company Ltd, có 2 sản phẩm vi phạm:
a) Thịt cua nấu chín đông lạnh, có trộn lẫn độc tố gây ngộ độc, độc chất salmonella và hóa chất phụ gia chloramphenol (POISONOUS, CHLORAMP, SALMONELLA,) gây tai hại cho sức khỏe, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801(a)(3), 601(a), 402(a)(2)(c) (i), 402(a)(1) theo định nghĩa của luật 21 U.S.C. 348;
b) Lươn đông lạnh, có độc chất salmonella, và nhãn ghi giả mạo (FALSE, SALMONELLA,) một loại sản phẩm khác gây hiểu lầm cho người tiêu thụ, vi phạm các điều khoản 403(a)(3), 801(a)(3), 502 (a), 402 (a) (1);
 
5- ACECOOK VIETNAM CO...., LTD, Mì lẩu Thái có hương vị hải sản, chế biến có lẫn lộn các chất dơ bẩn và không ghi các thành phần cấu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE, FILTHY,) vi phạm các điều khoản 403 (i) ( 2), 801 (a) (3), 601 (b) 402 (a) (3) ;
 
6- Olam Vietnam Ltd, thị xã Gia Nghĩa, có 7 lô hàng bị ngăn chặn gồm Tiêu đen nguyên hạtTiêu đen xay đều có chứa độc chất Salmonella, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
 
7- Don Nguyen, 3 sản phẩm thô là Đậu khấu (Cardamon), Cam thảo (Licorice) và Quế (Cinnamon) ghi sai nhãn về hình thức và nội dung được quy định theo các điều khoản 4(a), 801(a)(3);
 
8- Van Nhu Seafoods Limited Company (VN Seafoods Co.), Nha Trang, Cá sòng ngân (Mackerel) cắt khúc đông lạnh, chế biến dơ bẩn, lẫn lộn các chất hỗn tạp, điều khoản vi phạm 601(b), 801(a), 402(a)(3);
 
9- Nam Phong Trading Co, Tiêu bột chứa độc chất Salmonella, theo điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
 
10- Lucky Shing Enterprise Co Ltd, Bột ngũ cốc ăn liền vi phạm rất nhiều điều khoản bị nghiêm cấm gồm có: Thiếu thông tin đầy đủ (NOT LISTED) về sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), 510 (k);
Không ghi thành tố gây rủi ro bệnh tật hiện diện trong sản phẩm dưỡng sinh (UNSFDIETLB) , theo các điều 402 (f) (1) (A);
Giả mạo sản phẩm (FALSE) gây hiểu lầm, điều 403 (a) (1), 502 (a);
Trên nhãn thiếu thông tin đặc biệt về thực phẩm dinh dưỡng (DIETARY,) theo điều 403 (j);
Nhãn không ghi phần tiếng Anh (NO ENGLISH,) 403 (f), 502 (c), vi phạm các điều luật 21 CRF 101. 15 (c), 801.15 (c) (1) và 201.15 (c) (1);
Thực phẩm dưỡng sinh nầy (được coi) là một loại dược phẩm mới nhưng CHƯA có đơn xin thử nghiệm để được chấp thuận (UNAPPROVED, ) theo điều 505 (a);
 
11- Nhan Hoa Co., Ltd, Cá đông lạnh, chứa độc tố Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
 
12- United Seafood Packer Co. Ltd, Thịt (Fillet) cá lưỡi kiếm (swordfish) đông lạnh, chứa độc chất gây ngộ độc (poisonous), vi phạm điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a);
 
13- Seapimex Vietnam, có 7 lô hàng về Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia Chloramphenol không an toàn sức khỏe theo định nghĩa của điều luật 21 U.S.C. 348, vi phạm các điều khoản 402 (a) (2) (c) (i), 801 (a) (3) ;
 
14- MY THANH CO., LTD, có 5 lô hàng gồm 4 sản phẩm:
Cá hồng (Red Snapper) đông lạnh bị từ chối nhập cảng, vi phạm các điều:
- Ghi không đúng tên sản phẩm mà là dưới tên một loại sản phẩm khác (WRONG IDENTIFICATION), vì không biết hay nhằm đánh lừa người tiêu thụ? Điều này chỉ có công ty sản xuất mới có thể trả lời !) theo điều 403 (b), 803 (a) (3);
- Thiếu ghi chú về trọng lượng hay số lượng (LACKS N/C) theo điều 403 (e) (2), 502 (b) (2);
- Nhãn sai (WRONG LABELING) về vị trí, hình thức và nội dung theo điều 4 (a), 801 (a) (3);
- Dưa muối và Nước chấm chay (nước tương: Vegetarian dipping sause) có các vi phạm:
- Không đăng ký là loại sản phẩm đóng hộp có độ acid thấp (NEEDS FCE) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 (c) (1) hoặc 801.35 (c) (1), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);
Không ghi chú thông tin về tiến trình sản xuất (NO PROCESS,) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 (c) (2) hoặc 801.35 (c) (2), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);
- Cá sòng ngâm muối (mắm cá sòng) vi phạm:
Độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, gây hại cho sức khỏe theo các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);
Sản phẩm dơ bẩn, có chứa các chất dơ bẩn hỗn tạp (FILTHY) theo các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3);
 
15- Kien Giang Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm là Cá nhồng (barracuda) và cá mang giổ (Perch,) đông lạnh, dơ bẩn, trong sản phẩm có tạp chất vi phạm các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3) ;
 
16- Vinh Sam Private Trade Trade Enterprise, Tuy Hòa, Cá lưỡi kiếm tươi (swordfish), có độc tố gây ngộ độc, vi phạm các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a) ;
 
17- Tu Hung Trading Company aka Doanh Nghiep Tntm Tu Hung, có 3 sản phẩm:
a) Bánh hạnh nhân, nhãn không ghi các thành phần nguyên liệu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE,) vi phạm các điều 403 (i) (2), 801 (a) (3);
b) Bánh chay: Không đủ phẩm chất (STD QUALITY,) như được ghi trên nhãn, vi phạm điều 403 (h) (1), 801 (a) (3)
Nhãn hiệu giả mạo (FALSE,) không ghi đúng nguyên liệu hay ghi sai lạc gây nhầm lẫn cho người tiêu thụ, vi phạm điều 502 (a), 801 (a) (3);
c) Bánh tráng mè: Không ghi đúng tên theo định nghĩa, tính chất và tiêu chuẩn của sản phẩm (STD IDENT,) theo điều 401, do đó vi phạm các điều 403 (g) (1), 801 (a) (3) ;
Nhãn hiệu không ghi các tố chất chính yếu gây dị ứng (ALLERGEN,) hiện diện trong sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 403 (w), 403 (w) (1), 801 (a) (3) ;
 
18- Trung Nguyen Coffee Enterprise (Cà phê Trung Nguyên), Cà phê bột uống liền "3 in 1" (túi có 20 gói), đã vi phạm các điều:
- Không ghi thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (LIST INGRE,) 403 (i) (2) ;
- Nhãn hiệu giả mạo hay ghi chú sai lạc (FALSE ID,) vi phạm các điều 403 (a) (1), 801 (a) (3), 502 (a) ;
- Sản phẩm không cung cấp đầy đủ thông tin về các thành phần dinh dưỡng và chất béo (TRANSFAT,) có trong sản phẩm theo đòi hỏi của điều 21 CRF 101.9 (c), vi phạm điều 403 (q), 801 (a) (3) ;
 
19- Dragon Waves Frozen Food Factory Co. Ltd, Nha Trang, Cá ngừ (cắt thành từng miếng) đông lạnh, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất gây ngộ độc, cùng với độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, vi phạm các điều 402 (a) (1), 402 (a) (3), 601 (b), và 801 (a) (3);
 
20- Thang Loi Frozen Food Enterprise, Tôm đông lạnh, có độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
 
21- Hai Dang International Trading Services Co. Ltd, t/p HCM, hóa chất hay dược liệu Lidocaine (dùng trong thực phẩm [?], có thành phần hóa học là C14H22N2O,) đã vi phạm 2 điều:
- Không liệt kê thông tin đầy đủ về sản phẩm (NOT LISTED,) theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), hoặc 510 (k);
- Dược liệu mới chưa xin phép kiểm nghiệm để được chấp thuận xử dụng (UNAPPROVED, ) vi phạm điều 505 (a), 801 (a) (3);
 
22- Chinh Dat Co., Ltd, Bao tử cá sấy khô, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402 (a) (3),601 (b), và 801 (a) (3) ;
 
23- Vinh Hiep Co., Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm:
Thịt hào (ngêu, sò) hấp chín đông lạnh,Mực đông lạnh, là các sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402(a)(3), 601(b), và 801(a)(3);
 
24- Vifaco Nong Hai San-Xay, thịt ốc hấp chín đông lạnh, chứa độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
 
25- Vuong Kim Long Co. Ltd, có 3 sản phẩm về bún khô, loại đặc biệt, sợi lớn, sợi nhỏ, sản phẩm dơ bẩn và loại phẩm màu không an toàn, vi phạm các điều 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(c), 501(a)(4)(B) . 

Friday, November 29, 2013

Theo con số CÔNG BỐ mà thôi, thì NỢ QUỐC GIA BẰNG VND NAY TƯƠNG ĐƯƠNG 245 TỶ USD, tức 300% GDP

"Chính phủ: 127 tập đoàn, tổng công ty nợ gần 1,35 triệu tỷ đồng":
http://vietstock.vn/2013/11/chinh-ph...768-323351.htm

Nợ trái phiếu 571 ngàn tỷ, tính tới hết tháng 6/2013:
http://asianbondsonline.adb.org/viet...ary_201309.pdf

Như vậy, Việt Cộng công nhận NỢ QUỐC GIA BẰNG TIỀN VN là 1,920 triệu tỷ đồng, tức 95 tỷ USD.

Ngoài ra còn nợ bằng NGOẠI TỆ trong và ngoài nước.

---------------

Chú ý: đây là con số CÔNG BỐ, chứ con số THẬT chắc chắn cao hơn nhiều.

Ngoài ra còn 3 triệu tỷ giấy bạc, tức 150 tỷ USD NỢ QUỐC GIA, vì TIỀN MẶT LÀ 1 LOẠI NỢ QUỐC GIA. Việc này đã được giải thích cặn kẽ rất nhiều lần ngay tại board này.

Như vậy, theo con số CÔNG BỐ mà thôi, thì NỢ QUỐC GIA BẰNG VND NAY TƯƠNG ĐƯƠNG 245 TỶ USD, tức 300% GDP.

Ngoài ra còn nợ BẰNG NGOẠI TỆ khoảng 75 tỷ USD.

Thử hỏi VC có DÁM công bố tiền đóng thuế của 100 nhân vật giàu nhất sàn Chứng khoán, các người tuyên bố mình giàu nhất nhì VN, lên cả báo Forbes như là tỷ phú đô la đầu tiên của VN, rồi Bầu Đức tuyên bố mình có cả tỷ USD dư sức mua đa số cổ phần Arsenal, v.v... hay không?

1 đồng quỵt thuế là 1 đồng quỵt tiền dân nghèo, do người giàu tiêu thụ nhiều công sức từ các công chức hơn, nhiều tài nguyên quốc gia hơn, do đó họ PHẢI đóng thuế nhiều hơn để trả lại sự CÔNG BẰNG.

Ông Chúa đảo Tuần châu tuyên bố mình có 2,5 tỷ USD, được lắm, tôi "tin", như vậy ông phải đóng 1 tỷ USD theo luật, vậy đóng mau, không thì dựa cột!

---------------

Nói chơi mà nghe, chứ đố cha thằng hồ, thằng hùng dũng sang trọng cũng không dám công bố con số tiền thuế các nhân vật trên đóng, và TÀI SẢN quan chức cấp Bộ, trong đó có của chính bè lũ 4 tên này.

Vì lẽ, tuyên bố ra thì đồng nghĩa với phản bội Đảng, "nói xấu cán bộ, nhà nước XHCN", hổng được, hổng được! 

Tuesday, November 26, 2013

Người Việt…Kiều…Xấu Xí

Thật đấy, nói “Người Việt Năm Bờ Oăn” không sai tí nào! Hồi Tư tôi còn ở quê, đọc thư bạn bè, bà con từ Mỹ gửi về, cứ tả oán là “Câm, Què, Đui, Điếc”, không biết nói tiếng Anh là câm, không biết đi xe là què, không biết chữ là đui, không nghe được gì là điếc. Mỹ gọi thì chỉ biết “Dét, Sơ”, lâu lâu nói lộn thành “Nô, Sơ!”, ngoài ra thì vất vả, cực khổ lắm.
Thế nhưng khi qua Mỹ theo diện “hát ô”, thì Tư tôi tá hỏa tam tinh, vì thấy hoàn toàn ngược lại những gì mình nghe khi trước. Người Việt mình, sau 15 năm tái định cư, đã trở thành Năm Bờ Oăn hết rồi! Cứ đi chợ thì biết liền, các bà vô chợ lục tung tất cả trái cây, rau củ của người ta lên mà lựa tan nát, coi cuộc đời cứ như củ khoai ấy. Có những thùng Lê ngon, giá cao, đã để trong hộp đàng hoàng, và dán chữ “Xin đừng lựa”, các ông bà Năm Bờ Oăn cứ tỉnh bơ, nhặt trong chồng hộp ấy, quả nào to nhất, ngon nhất thì cho vào hộp mình, rồi tàn tàn ra tính tiền, để mặc đống quả kém kém chút chút kia nằm tụm năm, tụm ba, ngơ ngác.
Túi cam cũng thế, mặc dù tính tiền theo túi, các bà cũng tháo giây cột miệng túi ra, lựa cho đã rồi cột dây lại, coi như không có gì xẩy ra. Lại còn chỉ cho nhau mánh lựa cam ngon nữa chứ! Lựa trái làm rớt lỏng chỏng dưới đất, thi lấy chân đá vào gậm, đôi khi cũng chả thèm đá cho bẩn chân. Mấy vị mua cá nhờ chợ làm giùm cũng ít khi nói lời cảm ơn với người đã giúp gọt vẩy, rửa ruột. Vài vị khác thì lựa cho đã, đưa người làm rồi bỏ đi luôn, không thèm trở lại. Ra tới quầy tính tiền, thì chả toàn thấy những bộ mặt đưa đám. Không thấy có nụ cười nào cả. Người tính tiền cứ lầm lầm lì lì làm việc, khiến người mua cũng tiếc một lời cám ơn. Chả ai cám ơn ai! Ai cũng Năm bờ Oăn mà!
Bữa hổm, Tư tôi đến chợ Mỹ, đang đứng chờ một chiếc xe ra để đậu xe mình vào, khi chiếc xe trong de ra ngoài rồi, mừng húm đang tính gài số quẹo vô, chợt một chiếc xe khác phóng vèo tới, quẹo gắt một cái, thắng cái két. Tư tôi tức quá, tính “sổ nho chùm” cho bõ ghét, thì thấy cửa xe mở, một bà Năm Bờ Oăn bước xuống, mặc đồ bộ trắng muốt, nhìn thấy rõ đồ đạc bên trong, tay lại cắp cái nón lá! Tư tôi ngồi như trời trồng luôn. Thiệt! Coi nước Mỹ này y hệt cái củ khoai tây..

Mặc áo ngủ đi chợ Mỹ! Lại cắp nón lá đặc trưng của người Việt nữa chứ! Hết biết luôn! Lúc ấy, nếu có ai hỏi tôi là người giống gì, chắc Tư tôi sẽ nói tôi là người Nhật! Không dám nhận cùng giòng giống Tiên Rồng nữa… Hồi mới sang, Tư tôi còn bị tá hỏa tam tinh khi đang rề rề xe vào chỗ quẹo trái ở Bolsa, thì vù một cái, một chiếc xe cù lũ sỉ ào qua mặt, thắng cái rét trước mặt mình ngay tại chỗ quẹo. Hết hồn hết vía, Tư tôi thắng gấp, bẻ tay lái đâm vào con lươn “ình” một cái, miệng rủa thầm “thằng nào chết bầm” chơi mình, tí nữa thì đụng đít nó, là bảo hiểm tăng.. Sau này, hỏi ra, mới biết đó là trò của mấy trự Năm Bờ Oăn, cứ đi xe cà là tàng, rồi tìm cách cho xe khác đụng đít để ăn tiền bảo hiểm. Vụ này xẩy ra nhiều lắm, làm các hãng bảo hiểm cứ thấy dân Mít bị đụng, nhất là thấy trên xe có mấy trự choai choai, thì điều tra rất kỹ. Nhưng nghe nói, trời không dung cái trò gian lận này, một Tổ Sư chuyên dàn xếp cho bị đụng đã bị một cú quá cỡ thợ mộc, chiếc xe dúm lại như đàn accordion, mấy mạng trên xe về chầu trời hết, nên từ đó, bớt các vụ dàn dựng.

Người ta nói cộng đồng Việt hải ngoại là nơi “gió tanh, mưa máu” đúng thiệt. Cũng vì ai cũng cho mình là nhất thiên hạ, nên mỗi lần bầu bán chức chưởng gì đó, ở bất cứ tiểu bang nào, là các thứ vũ khí độc hại bay đầy trời. Từ truyền đơn, đến đài phát thanh, đến báo lá cải.. Mấy tên tay sai cộng sản nằm vùng cũng có báo tuần, lợi dụng cơ hội, là nhấy vô ăn có, thế là không gian bị nhiễm độc, người người nhức đầu, mệt mỏi, lánh xa mấy công tác cứu dân, cứu nước. Ai cũng sợ bị dính loại thuốc độc vô hình này, nên các hoạt động cộng đồng dần dần bị thu hẹp ở những nơi làm việc, nhưng điều tréo cẳng ngỗng là các hoạt động ấy lại nở ra tại các phòng tập thể dục gọi là “spa” ở gần Thủ Đô Tị Nạn.
Tại các hồ nước nóng, trong các phòng xông hơi, xông nước, các trự phê bình chính trị cứ ào ào tuôn ra hàng tràng lý luận, gọi mọi người đều là “thằng, con” hết. Vì tiếng Việt bị vặn “volume” hết cỡ, nên người Mỹ từ từ lảng đi, dần dần trong mấy cái “spa” gần Bolsa chỉ thấy các vị Năm Bờ Oăn chiếm đóng. Nhất là tại chỗ máy chạy bộ, người ta đang lẳng lặng đứng chờ tới phiên, thì khi một cái máy vừa trống, một vị nữ lưu phe ta, vèo một cái phóng vô chiếm ngay, rồi nhét nút tai bằng hai cái máy nghe, tỉnh bơ đạp đạp trước mắt tức tối của những người khác. Đã có lần, Tư tôi thấy hai vị cãi lộn, rồi vị đứng dưới kéo giật vị đứng trên té sấp mặt xuống đất. Security phải mời cả hai vị ra ngoài. Mắc cở quá xá chừng! Nghe nói là trong phòng thay đồ, mấy nữ lưu Năm Bờ Oăn cứ tỉnh bơ để đồ thiên nhiên chạy qua chạy lại, í a, í ới và hát ông ổng “Đời tôi cô đơn nên yêu bao nhiêu cũng cô đơn..” làm Mỹ gái chạy tóe khói.
Thời buổi thay đổi, “Lady first”, nên quý bà bây giờ bạo dạn quá. Trong các chương trình khám bệnh sản khoa trên “la-dô”, các bà cứ tưng tửng đưa chuyên phòng the, chuyện… mình ra mà hỏi những câu thật ớn lạnh. Và các bác sĩ cũng phải tỉnh bơ mà cho toa.. nghe rùng mình. Tưởng tượng các chàng trai sồn sồn chưa có vợ, mà nghe đối thoại qua lại về những căn bệnh phụ nữ thế thì chắc.. thà chết già còn hơn lấy vợ. Hãi quá! Không còn “bàn tay năm ngón kiêu sa…dáng huyền tha thướt trong gió chiều…” mà chỉ có hình ảnh người phụ nữ với đủ thứ bệnh đáng sợ! Nhất là lại gặp các bà trong các tiệm bán quần áo, đồ phụ nữ, nghe các bà “Nổ” kinh hoàng. “Tui mà hát thì người ta cứ tưởng Thanh Lan đấy!”, “Giọng tui nghe giống Lệ Thu không, mấy bạn?” Trời đất! Những Thanh Lan, Lệ Thu này, những người có thể mắng chồng trước mặt bạn bè, mà khi đi ăn nhà hàng thì nhồm nhoàm như người đói bẩy ngày, gắp lấy gắp để. Đĩa tôm hùm vừa mang ra, là bà lấy đũa của mình ra khoắng, lật tung đĩa lên mà tìm miếng nạc. Tiệc cưới chưa xong, đã vội kêu “Tu gô đi!” rồi mang về lủng lẳng hai tay mấy gói. Tư tôi đã chứng kiến môt buổi ra mắt sách đau khổ. Tác giả mua sẵn những hộp nhựa, mỗi hộp là một phần cơm nhẹ để trên bàn dài gần cửa. Chương trình chưa xong, tác giả chưa ký sách, thì các vị Năm bờ Oăn đã ẵm nhẹ hết bàn ăn rồi tửng tửng ra xe, trên tay ba bốn bịch.. làm tác giả đứng chới với, vừa cười vừa khóc.
Về nhà hàng cũng đặc biệt hơn người. Có chủ nhà hàng ở gần khu Thủ Đô Tị Nạn thu hết tiền Tip của nhân viên, là những người tị nạn kém may mắn. Có ông chủ nhà hàng tiếp khách bằng khuôn mặt lạnh như tiền, giống như nhà vừa có đám ma, ai hỏi thêm chút rau, chút giá thì tỏ vẻ khó chịu, y hệt mấy tiệm “phở chửi ở Hà Nội”. Đặc biệt nữa là thịt gà trong phở gà ở đây, thay vì để miếng chặt vừa phải như các tiệm khác, lại thái nhỏ, xắt lát như thái thịt bò, trông thấy chán, vậy mà người mình cũng cứ nhẫn nhục đến ăn. Kỳ thiệt đó! Có lẽ ông chủ ở đây cũng là một Năm Bờ Oăn, ai thích ăn đồ của ông thì cứ lại, không cần chiều khách.

Nói về thái độ thân thiện, Tư tôi mới thấy người mình Nhất đủ thứ, coi trời bằng vung thiệt. Có những vị nổi tiếng không thích bắt tay thiên hạ, mà chỉ đưa ra năm trái chuối mềm nhũn, sắp thối cho mình nắm trong khi lại đưa mắt nhìn ra xa, suy tư, không cần nhìn mặt người bắt tay mình…Tư tôi khâm phục quá! Thế mới đúng là Dân Việt Thành Công chứ! Phải có bộ dạng thế mới là Năm Bờ Oăn! Chứ còn bắt tay chặt chẽ thì xuống giá mất!

Chả thế mà trên diễn đàn, đa số các vị gửi bài lên Net, đều coi thiên hạ là những củ khoai ngu ngốc cả. Tha hồ mà bình loạn! Tha hồ mà gọi những vị đã từng lãnh đạo đất nước ngày trước, những nhà văn, nhà thơ khác, những chính trị gia đang tranh đấu cho dân tộc, những sĩ quan cao cấp cũ là “thằng này, thằng nọ”. Ngay cả Tổng Thống Mỹ cũng không thoát khỏi bị goi là “thằng”! Không cần kính trọng ai! Cứ chửi tá lả! Rồi phê bình lịch sử dưới cặp mắt của những anh chị Cầu Ông Lãnh, nghĩa là muốn áp đặt ý kiến của mình vào bất cứ giai đoạn nào, bất cứ nhân vật nào cũng được, ai viết khác ý là đập tơi bời, bằng cả tiếng Đan Mạch nữa!

Thiệt đáng nể cho dân Việt ta trên mọi phương diện! Nhớ lại trong thập niên trước, cả Bolsa tưng bừng cảnh sát đi bố ráp một loạt những ông làm luật, những Lương Y bán thuốc, khám bệnh mà gian lận tiền bảo hiểm, tiền Medical… Có điều là chính phủ vì sợ dân Việt nên vẫn bỏ qua các vị chuyên viên nắn bóp, châm cứu mà tự xưng là Bác Sĩ, dụ ngon dỗ ngọt thiên hạ mua cao đơn hoàn tán, trị bá bệnh luôn! Chỉ mấy viên bột tròn tròn, pha trộn thuốc Tây, mà chữa đủ thứ, từ ung thư đến bao tử, từ cao mỡ đến cao máu, đến đau nhức phong thấp, tim mạch và cả làm đẹp ra nữa. Gần đây, sau vụ Sữa Ong Chúa bị bể, lại có vụ bán “tế bào gốc” để làm đẹp! Rẻ hề! Tuy người nghe đôi khi thắc mắc là lấy đâu ra tế bào gốc nhiều thế và rẻ thế, nhưng có lẽ vì tin rằng người mình luôn Năm Bờ Oăn, nên lại tin theo. Nhất là lại nghe nói chắc chắn rằng “Thuốc này đã được FDA chấp thuận”, nên mua ào ào làm giầu cho mấy Vị Bác Sĩ mà Hải Thượng Lãn Ông cũng có lẽ phải gọi bằng Sư Phụ!

Thôi, thì được thế thì cũng mừng cho dân tộc ta, tiến nhanh, tiến mạnh hơn các sắc dân khác cũng ngụ cư trên đất Mỹ này. Sang sau mà khá hơn người cũ thì đó là điềm tốt. Chúc mừng! Chúc mừng! Chỉ xin một điều là đừng có tiến nhanh lên giai cấp lừa đảo, lưu manh, gạt gẫm đồng hương, gà què ăn quẩn cối xay, thì xấu hổ lây cho cả cộng đồng Việt trên toàn thế giới.

Cái gọi là kinh tế Việt Nam…

T/S Alan Phan
25 November 2013

Mỗi tuần tôi đều nhận vài Email hỏi sao bác không viết bài về kinh tế Việt Nam? Nhiều lý do; nhưng các trợ lý của tôi lại lưu ý là các bài viết về kinh tế của tôi thực ra cũng không nhiều người đọc. Những bài của khách khá nổi danh như anh Phạm Đỗ Chí, Phạm Chí Dũng…đăng trên GNA cũng cùng chung số phận hẩm hiu. Có lẽ các Emails là từ những dư luận viên hướng dẫn chúng tôi ra khỏi các bài về lịch sử và văn hoá xã hội thường liên quan chút đỉnh đến chính trị gây khó chịu cho các quan lãnh đạo?
Dù thế nào, cách đây 2 năm, tôi đã cảm nhận là hệ thống kinh tế của Việt Nam đã biến thái thành một sân chơi hoàn toàn do các chính trị gia điều khiển theo mục tiêu chính trị của họ. Mặc cho những lời nói bầy tỏ quyết tâm này chương trình nọ trong kế hoạch 5 năm, 10 năm, 50 năm… không một kinh tế gia nào sống tại Việt Nam thực sự tin vào những chiêu PR hay các khẩu hiệu này. Sau 80 năm, chỉ còn những thế hệ trẻ vừa tập tễnh ra đời là còn chút hy vọng.
Kinh tế Việt Nam đã trở thành một nơi chốn mà mọi thành phần có quyền có lợi tranh dành xâu xé, mang những miếng mồi ngon nhất về cho gia đình và phe nhóm mình. Một chế độ tư bản hoang dã, với nhiều cách phá luật, để kiếm tiền nhiều nhất và nhanh nhất. 5% dân số đang kềm kẹp và thuyết phục đa số còn lại nhận những mẩu cơm vụn, canh thừa…để an phận (sinh ra đã đòi …làm chủ?).
Vả lại, điều này cũng không gì xa lạ. Cách đây 150 năm, Mỹ đã xây dụng nền kinh tế vĩ đại của mình trên những thủ thuật tương tự, dù kín đáo hơn. Gần đây, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Phi Luật Tân…đều có những trải nghiệm đau thương của tư bản hoang dã. Họ may mắn là nền kinh tế toàn cầu lúc đó chưa liên thông rộng rãi nên họ thoát khỏi vũng bùn mà không có nhiều cạnh tranh. Hiện nay, Việt nam sẽ vất vả hơn nhiều và chu kỳ trì trệ chắc chăn sẽ kéo dài thành thập kỷ, nếu không canh tân theo môi trường mới.
Đó cũng là lý do chính khiến tôi không nói chuyện về kinh tế Việt Nam nữa. Chúng ta không có chính sách hay kế hoạch kinh tế nghiêm túc để thi hành. Chúng ta có một cơ chế hành chánh đã bén rễ sâu từ 80 năm qua, và những nhóm đặc quyền sẽ không cho ai đụng tới. Mặc cho mọi kêu gào về tái cấu trúc hay đổi mới, những người biết chuyện đều quay lưng cười đểu. Chúng ta có một kỹ năng ngoại giao rất giỏi, nên chúng ta ca bài con cá rất phù hợp với những gì người Mỹ, người Nhật, người Hàn…hay người Tàu , người Nga muốn nghe (cũng không nên tự hào lắm về việc này, họ chỉ gật đầu khi quyền lợi của họ được tôn trọng). Chúng ta tuyên huấn dậy dỗ bọn dân đen, nhưng phần lớn thời gian và đầu óc chúng ta còn loay hoay với đơn đặt hàng của mẹ đĩ, của xếp lớn, của đối tác, của con cháu…
Tuy nhiên, với các bạn BCA muốn phân tích sâu rộng hơn về nền kinh tế này, tôi xin nhắc các bạn về vài điều căn bản:

1.      Số liệu thống kê
Hơn 3 thập kỷ nay, phân tích định lượng (quantitative analysis) của kinh tế vĩ mô càng ngày càng chiếm ưu thế tuyệt đối so với định tính (qualitative). Các số liệu thống kê và dữ kiện chính xác là yếu tố đầu tiên và cuối cùng. Điều này cũng không tránh được những “xoa bóp” cố tình của chính trị gia để trục lợi cho chánh sách và quyền lực. Tuy nhiên, trong một thể chế minh bạch với sự soi mói của ngàn góc nhìn từ chuyên gia đến báo giới, mọi lạm dụng đều bị giới hạn.
Trong những quốc gia mà quyền tự do ngôn luận bị kiểm soát chặt chẽ, mọi sử dụng số liệu là một trò hài kịch cỡm. Trừ khi vì miếng cơm manh áo, khi các chuyên gia khoác cho dự đoán và phân tích của mình cái áo khoa học dựa trên các số liệu sản xuất từ bệnh thành tích, họ đã tự lừa dối bản thân và bao nhiêu người dân khác?

2.      Quán tính (inertia) là một lực đẩy bền bỉ
Ngược với thái độ tô hồng vô trách nhiệm ở trên là những đánh giá vô cùng tiêu cực của nhiều chuyên gia khi họ nhận ra những hiểm nguy và rủi ro lớn của bất cứ nền kinh tế nào. Danh từ “vỡ trận”, “sụp đổ”,  suy thoái “trăm năm” …được sử dụng bừa bãi. Một thí dụ điển hình là xứ Zimbabwe của ông Mugabe. Mặc cho lạm phát cả trăm ngàn phần trăm mỗi năm, dân tình phải bỏ chạy khỏi xứ hàng loạt, cuộc khủng hoảng làm thế giới há hốc miệng cũng chấm dứt sau 6 năm. Đến nay, dù không khá gì hơn các nước láng giềng, Zimbabwe và ông Mugabe (đắc cử từ 1980) vẫn tồn tại và nhe răng cười rất tươi trước các ống kính phóng viên (hay ngủ say sưa trong một cuộc họp thượng đỉnh các quốc gia Phi mấy ngày trước).
Những thí dụ về các quốc gia khác như Bắc Triều Tiên, Hy Lạp, Argentina..tràn đầy trong lịch sử kinh tế thế giới.

3.      Mọi nền kinh tế đều có những mảng tối sáng khác nhau và luôn thay đổi
Không một nền kinh tế nào giống nhau. Ngoài kích cỡ, đặc thù cạnh tranh, cơ hội và rủi ro, các nền kinh tế quốc gia lại còn luôn biến dạng theo tình thế hay theo lãnh tụ. Phi Luật Tân đang trì trệ vì các Tổng Thống từ Ramos đến Arroyo đã để quán tính và các phe nhóm lợi ích lôi cuốn. Đến 2010, khi vị Tổng Thống trẻ Aquino nắm quyền, ông đã quyết tâm theo đuổi một chính sách cải cách và hiện đại, tạo nhiều thành quả ngoạn mục trong mấy năm vừa qua.
Quay lại với Việt nam, trong khi các doanh nghiệp tư nhân vất vưởng vì nhiều thế yếu cạnh tranh, lồng trong một nền kinh tế vĩ mô giáo điều và nặng nề, khu vực FDI hiện đang phát triển tốt với những đặc lợi ban phát vô cùng béo bở. Các nhà đầu tư FDI rất nhậy bén với cơ hội và thêm vào đó, thị trường tương lai của 90 triệu dân số trẻ trung luôn tạo hấp dẫn. Sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI sẽ là đầu tàu chính cho những phát triển sắp đến.

4.      Ba gánh nặng ngàn cân
Tuy nhiên con rồng kinh tế Việt Nam sẽ không cất cánh được, ngay cả khi gia nhập TPP (dự trù vào cuối 2014); vì trọng lực nặng nề của 3 yếu tố: doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu ngân hàng và ngân sách chánh phủ. Ngày nào mà toàn dân còn phải khiêng đỡ các hành lý này, thì ngày đó kinh tế Việt Nam chỉ nên bàn về mô hình “sống sót” (survival).
Khi các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế vẫn kiên định về định hướng lạ lùng và ngược đời của Việt Nam, thì hệ quả là ngay cả 120 năm sau, chúng ta cũng không bắt kịp Singapore. Các thế hệ trẻ sau này sẽ tiếp tục đi đào vàng giũa sa mạc hay biển cả.

Nhưng trên hết, tôi vẫn muốn chia sẻ một nguyên lý mà tôi hay lập đi lập lại: kinh tế cá nhân vẫn quan trọng hơn vĩ mô. Một doanh nghiệp đầy đủ kỹ năng và có một kế hoạch chi tiết bài bản về mô hình kinh doanh, cùng một quyết tâm và kiên nhẫn cao độ, vẫn sẽ tìm cho mình một chỗ đứng xứng đáng dưới ánh mặt trời.