Wednesday, July 11, 2012

Nghĩ về hoạt động đấu tranh

Vài năm gần đây, ngày càng có nhiều người không chọn con đường dễ để tiến thân, họ lại chọn cách lao thân vào chốn dữ nhằm khẳng định quyền được sống, quyền tự do của cuộc đời làm người. Trong số dấn thân vào bão lửa, họ bị trù dập đàn áp, bị trả thù hèn hạ, bị mạ lị phỉ báng, bị xâm phạm thân thể, bị nhục hình tra tấn, thậm chí tống tù với chứng cứ ngụy tạo vô lý bất công nhằm dập tắt mầm mống đấu tranh chống xấu ác, chống bạo lực khủng bố của bạo quyền giành lấy quyền làm người. 


Thế nhưng, bạo lực khủng bố của dùi cui súng đạn, nhục hình nhà tù vẫn không khuất phục được khát vọng sống làm người đúng nghĩa của những người yêu chuộng tự do, muốn quyền biểu đạt chính kiến, quyền thể hiện lòng yêu nước, muốn công lý phải được thực thi, luật pháp phải được thi hành trong thực tiễn đời sống, muốn được tự do làm những gì luật pháp không cấm và được sống như những con người tự do trong đời sống an bình của cộng đồng nhân loại. 
Thời gian gần đây lớp người yêu chuộng tự do tiên phong đấu tranh cho tự do dân chủ, cho tương lai tươi đẹp của tổ quốc phải trả giá tự do bằng chính tự do của mình trong nhà tù của bạo quyền cộng sản, ngoại trừ blogger Điếu Cày, nhà báo Trương Minh Đức, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, trung tá quân đội nhân dân Trần Anh Kim... tất cả còn lại khi đi tù, bị giam mình trong chốn nhà lao ở tuổi đời còn trẻ như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Tấn Hoành, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Nguyên Sang, Phạm Thanh Nghiên, Hồ Thị Bích Khương, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Sơn cùng nhóm thanh niên Công giáo... và còn rất nhiều, những người dũng cảm vô danh khác. 
Đó chỉ là những tấm gương dũng cảm dám sống cho lý tưởng mà chúng ta biết, còn lại biết bao người vô danh chiến đấu đơn độc, âm thầm nằm trong nhà tù cộng sản không ai biết đến. Chính những tấm gương sáng này nên ngoài nhà tù sức lan tỏa của các cá nhân sống không tầm thường đó tác động đến nhận thức của nhiều người, nhiều thành phần xã hội, tạo hiệu ứng dây chuyền giúp cho các cá nhân còn thờ ơ với vận mệnh mình, đất nước mình bước qua sợ hãi, nhập cuộc đấu tranh cho quyền tự do, cho phẩm giá con người mà mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng như Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tuyên nhận năm 1948, cách nay hơn nữa thế kỷ. 
Hiện nay con số đấu tranh sống ngoài nhà tù nhỏ mà chúng ta biết đến không ít và con số đấu tranh âm thầm chúng ta chưa biết đến, chắc hẳn đông hơn nhiều. Cũng như sức đấu tranh đã lan tỏa, chạm đến các thành phần xã hội, tôn giáo chỉ cần mồi lửa nhỏ là có thể bùng lên thiêu đốt cả chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam. Thế thì tại sao chúng ta những người yêu chuộng tự do vẫn chưa làm nên bão lửa? 
Bên cạnh chuyển biến nhận thức tích cực về bộ mặt thật chế độ cộng sản của số đông quần chúng do những hình ảnh đấu tranh cụ thể thiết thực của các cá nhân tiên phong không sợ khó, quên mình lao thân vào chốn dữ, là kết quả chúng ta dần quy tụ số chiến sĩ thông tin khá hùng hậu với phương tiện truyền thông hiện đại đã phản ứng kịp thời vạch trần những bưng bít thông tin, tuyên truyền dối trá của đảng cộng sản độc tài làm mưa làm gió trên mặt trận thông tin kéo dài mấy mươi năm, tưởng chừng như không bao giờ phá vỡ được nhưng tất cả bưng bít, ngụy tạo thông tin đều vụn vỡ trong thời đại a còng (@) khi khoa học kỹ thuật, nhất là khi kỹ thuật truyền thông lên ngôi. 
Điển hình cho những thành tựu khả quan của các chiến sĩ thông tin là chuyện lật mặt những quan chức nhà nước nói dối lem lẻm, láo lừa dư luận xã hội của sự việc cướp đất ở Tiên Lãng, Văn Giang, vụ thương binh nặng đại náo viện Hán Nôm khủng bố tinh thần TS Nguyễn Xuân Diện, qua việc trực tiếp gặp gỡ người dân viết bài thông tin, ghi hình thực tế tại hiện trường làm bằng chứng phản bác, chỉ ra các tuyên bố dối trá của các quan chức trên các báo lề đảng, khiến các cơ quan truyền thông lề đảng phải tịt ngòi, chuyện mà nhiều năm trước đây được xem như là chuyện thần thoại, chuyện bất khả thi. 
Ngoài những thành tựu đáng khích lệ đó, trên các báo lề dân xuất hiện ngày càng nhiều tác giả, nhiều bài viết có giá trị nhân văn cao thể hiện tâm huyết của công dân có trách nhiệm, với ý tưởng “Quốc Gia hưng vong thất phu hữu trách” cùng với các bài viết chuyên chở nhiều ý tưởng, sáng kiến, kinh nghiệm đấu tranh cách mạng dân chủ đã xảy ra trong đời sống nhân loại nhằm trang bị kiến thức làm bài học hữu ích không thể thiếu cho công cuộc đấu tranh tự do, dân chủ cho Việt nam như: phương đấu tranh bất bạo động chống thuế muối của thực dân Anh ở Ấn Độ do Gandhi lãnh đạo; sáng tạo sử dụng biểu tượng nắm đấm của nhóm Otpor đánh đổ độc tài Milosevic ở Serbia; vận dụng thành công sức mạnh nhân dân xuống đường lật đổ độc tài Mubarak ở Egypt do phong trào 6 tháng 4 khởi xướng... qua loạt bài “Cách Mạng Của Sợ Hãi” nghiên cứu công phu nhiều tâm huyết của tác giả Vũ Đông Hà đã thu hút được nhiều bạn đọc tham gia viết còm. 
Đề cập đến thu hút còm, không thể không kể đến thành quả khác trong loạt bài “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ” về nhân vật “huyền thoại” Hồ Chí Minh của tác giả Đặng Chí Hùng đã độc chiếm số lượng còm kỷ lục, mỗi bài viết được đăng tải đều thu hút trên trăm còm, có bài gần số một ngàn còm, tạo hào hứng sôi nổi, gây xôn xao cư dân mạng. Đặc biệt hiện tượng viết còm này, trừ một số nhỏ còm sĩ có cái đầu nóng mất bình tĩnh, còn lại đa phần các còm sĩ thể hiện tinh thần hòa nhã, kềm chế bức xúc khá tốt, đôi khi có nổi nóng nhưng không quá đà có thể chấp nhận được cho môi trường tranh luận, dẫn đến một ít tranh cãi như cách thực tập sinh hoạt dân chủ, biết chấp nhận khác biệt, khác chính kiến biết dừng đúng lúc trên diễn đàn ảo, thật đáng ghi nhận. 
Phải công nhận các còm sĩ ủng hộ dưới bài chủ “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ” của tác giả Đặng Chí Hùng đã có những lý lẽ chững chạc đầy tự tin, lập luận sắc bén, áp đảo các còm phản đối. Theo nhận xét khách quan sự áp đảo này, không phải do số đông của còm sĩ “phản còm” quá hay, quá hoàn hảo mà do lợi thế sử dụng sự thật để phản bác, khiến còm phản đối do được trang bị, dựa trên kiến thức phần nhiều dàn dựng, không có thật về ông Hồ Chí Minh nên khi “đụng trận sự thật” phải lui về thế thụ động sử dụng giải pháp ngụy biện, cố thủ để chống đỡ và rời xa tranh luận theo nếp sống văn minh, chui vào vỏ bọc tranh cãi giành phần thắng như phường kẻ chợ, càng cãi càng lộ ra kém cỏi rất đáng thương, nhìn thoáng qua như thể phe ỷ đông hiếp yếu nhưng sự thật không phải vậy mà chính tự họ làm khó họ thôi. 
Qua quan sát các hình thức đấu tranh nhiều năm, với một lực lượng chúng ta đang hiện có, không thừa cũng không thiếu bởi từ trong lực lượng này có nhiều cá nhân có kiến thức uyên bác, lập luận sắc bén, tiếp cận lịch sử đông tây kim cổ, có tư tưởng táo bạo, có sáng kiến độc đáo mới lạ được chuyển tải qua các bài viết và thể hiện qua các lời còm trên các báo lề dân rất hăng say, tích cực. 
Thiển nghĩ, đối diện sự thật và thành thật nói, lẽ ra chúng ta những cá nhân, tổ chức yêu chuộng tự do, dân chủ quí trọng quyền con người có thể làm được nhiều hơn cái chúng ta đang có, thậm chí đã có đủ điều kiện để làm nên lịch sử. Thế thì tại sao chúng ta, dân tộc Việt Nam chưa hoàn thành ước mơ, khát vọng tự do, dân chủ, nhân quyền, một giá trị chuẩn mực đa phần nhân loại đã được hưởng? 
Có nhiều nguyên nhân trong đó có phần do chúng ta hoạt động mang tính tự phát, chưa có thói quen phối hợp hành động, hoạt động nhóm (teamwork.) Một hình thức phân công hành động, phối hợp hoạt động biết chấp nhận các cá nhân, tổ chức có khác biệt, có tư duy độc lập cùng tồn tại nhưng chịu ảnh hưởng, tương tác lẫn nhau để thực hiện lý tưởng, mục đích chung. Do đó để đạt được mục tiêu tự do, dân chủ, nhân quyền chúng ta cần thay đổi thói quen sống, làm việc đã ít nhiều trở thành lực cản làm ảnh hưởng, hạn chế đến sức mạnh đấu tranh. 
Vì thế, muốn thành tựu khả quan hơn, lớn hơn hoặc xa hơn nữa thành công trong mục tiêu đấu tranh thì chúng ta những cá nhân yêu chuộng tự do dân chủ, khao khát quyền được sống làm người đúng nghĩa, những tổ chức đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, ngay từ bây giờ phải biết sống thật để thấy cần thay đổi nếp sống, nếp nghĩ cùng tinh thần làm việc theo kiểu cũ đã đeo bám chúng ta khá lâu và bắt đầu nghiên cứu, thực tập sống, làm việc theo nhóm với phân công, phối hợp hoạt động khoa học giữa các cá nhân khác biệt, chấp nhận tư duy độc lập theo tinh thần các nhóm (teamworks) cùng tồn tại để hoàn thành mục tiêu Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền mà các cá nhân, tổ chức đấu tranh đã trả giá máu, mạng sống lẫn tù ngục cho giá trị, lý tưởng chung này.

Sao chúng tôi sống nổi!


LTS: Đây là một bài viết được đăng trên trang mạng Dân làm báo phản ánh cuộc sống đầy khó khăn của nhân dân trong nước. Chúng ta thấy rõ mồn một những số phận sống quanh ta đang bị đẩy vào đường cùng bởi khủng hoảng kinh tế. Mưu sinh ngày nay sao mà khó khăn thế, làm người lương thiện tử tế kiếm sống qua ngày càng lúc càng khó. Dường như những tiếng oán thán, than thân trách phận đó đang là dấu hiệu báo hiệu một sự thay đổi lớn của toàn xã hội. Ngày toàn dân bị dồn tới đường cùng bởi hoàn cảnh kinh tế khó khăn không còn xa. Và như ngàn đời này, khi dân đói tất sẽ LOẠN.
Lưu ý: Tựa đề do ban biên tập đặt lại.
***
Đã mấy năm nay, gia đình tôi không có nổi thịt cá đầy đặn để mà ăn rồi.
Tôi rớt nước mắt khi các con tôi hỏi mẹ nó:

“Mẹ ơi, sao các bạn có sữa uống, có bim bim ăn còn bọn con chỉ được uống nước đậu?”; 

“Nhà bạn Lan bự lắm mẹ ạ, to gấp mười lần nhà mình luôn, bố bạn ý làm công an đấy, oai lắm, bạn ý khoe, bố bạn ý còn có súng nữa mẹ ạ”; 
“Còn nhà bạn Hà còn có cả cái vườn to đùng, mẹ bạn ấy là giám đốc cơ”; 
“Con nghe các bạn ấy kể thôi, các bạn không cho con về nhà chơi, các bạn ấy bảo mày là con bà bán đậu phụ, nghèo lắm, bố mẹ tao dặn không được chơi với bọn mày”.
Bữa cơm nào của chúng tôi cũng chỉ là rau muống với đậu, bữa thì đậu rán, bữa thì đậu luộc, bữa lại đậu kho.
Chúng tôi lao đầu vào kiếm tiền nhưng dường như cuộc sống vẫn chẳng thể nào khá lên nổi.
Tôi ngày xưa cũng được bố mẹ cho ăn học đầy đủ, nào có kém ai, nhưng cuộc sống không được như ý muốn. Học hết lớp 12 thì bố tôi mất, bỏ lại 3 mẹ con tôi bơ vơ. Tôi đành phải nghỉ học, phụ mẹ bán đậu ngoài chợ, rồi từ đó, cái nghề bán đậu nó đã theo tôi đến tận bây giờ.
Tôi lấy anh lúc 22 tuổi, anh cũng chẳng giàu có gì. Số phận cũng nghiệt ngã, gia đình anh vốn là gia đình liệt sĩ, có công với cách mạng, vậy mà bị người ta cướp hết ruộng đất, nhà cửa, rồi ném 2 mẹ con anh ra ngoài đường. May là còn giữ được một cái mảnh đất vỏn vẹn 14m2 vốn là cái chuồng lợn cũ của ông ngoại anh để lại, nên giờ mới có chỗ ăn ở.
Hai vợ chồng cố gắng làm ăn, tôi bán đậu còn anh làm xe ôm, những tưởng chỉ cần cố gắng là cuộc sống sẽ tốt hơn. Nhưng càng ngày tôi càng thấy cuộc sống này khốn khó quá.
Hai vợ chồng lấy nhau được một năm thì tôi sinh cháu đầu lòng, làm được bao nhiêu thì trang trải cho cuộc sống hết, không để ra nổi đồng nào. Hai năm sau thì chúng tôi sinh đứa thứ hai. Tôi cũng đâu có muốn đẻ nhiều làm gì, đẻ ra rồi có nuôi nổi đâu mà đẻ cho tội với các con. Nhưng chồng tôi nói “thôi, cố mà đẻ cho chúng nó có anh có em, một đứa rồi sau có gì thì xót xa lắm. Hai vợ chồng có nhịn đói thì cũng cố, cho các con được lớn thành người rồi sau nó trả nghĩa mẹ cha”.
Đẻ con ra tiền cho một cái tã cũng phải tính toán cho kĩ, chúng nó tè nhiều tốn tã thì xót của. Mà quấn xô thì tội lắm. Chúng tôi làm sao mà đủ tiền mua sữa ngoài cho chúng ăn, chỉ có dòng sữa mẹ nuôi con từng ngày. Có những đêm không đủ sữa cho con, tiếng khóc chúng khiến tôi xé từng khúc ruột. Tôi nhớ, lúc tôi sinh đứa thứ hai, chồng tôi mang về một hộp sữa, mặt hớn hở lắm, hạnh phúc vô cùng “Mình ơi, hôm nay anh gặp được một ông khách sộp, ông ý nghe hoàn cảnh, nên cho anh thêm tiền, anh thêm vào một ít, mua hộp sữa cho hai mẹ con bồi dưỡng”.
Dường như bao lo toan, vất vả đều qua nhanh khi chứng kiến những đứa con mình lớn thêm từng ngày.
Một đợt dạo, làm ăn được, chúng tôi sắm được nhiều thứ lắm, chồng tôi đổi được cái xe wave mới, wave Hàn hẳn hoi, cái Wave Tàu cũ quá rồi không đi được nữa. Chồng tôi còn động viên, dồn tiền cho tôi mua cái máy tính cũ ở tiệm internet gần nhà thanh lý, cái giá 3 triệu khiến tôi tiếc của bao nhiêu ngày trời. Anh ấy biết tôi là con người ham học hỏi, ngày còn đi học, tôi cũng ước ao trở thành bác sĩ, giáo viên, làm ông này bà nọ nên đã để ra mà mua cho vợ. Mới đầu tôi cứ đòi bán đi, có máy mà không nối mạng thì có để làm gì đâu, nhưng sau cũng đành phải nghe vì chồng mình kiên quyết quá. Chiều vợ, anh đã sang xin với bà chủ tiệm bên cạnh cho nối mạng nhờ. Rồi cũng từ đó, lúc nào rảnh rảnh là tôi lại lên mạng đọc thông tin với mong muốn đọc được những tin tốt lành cho người lao đọng nghèo khó.
Những tưởng cuộc sống khấm khá dần lên, có thể mở mày mở mặt ra. Các con được ăn uống ngon hơn, không phải khoai, phải đậu, lạc rang nữa mà là thịt, là cá, là cua. Thế nhưng rồi, mấy năm trở lại đây, cuộc sống lại càng lao đao, khốn nhọc hơn.
Các con cũng đến tuổi đi học, đứa lớn vào lớp 2, đứa nhỏ đi nhà trẻ. Quần áo chúng nó mặc thì không lo, vì tôi đi xin lại đồ cũ của mấy đứa trẻ hàng xóm cũng được, nhưng tiền học thì thật là một con số đáng sợ với vợ chồng tôi. Tiền học của trẻ con giờ sao mà nhiều thế. Học ở nhà trường đã nặng rồi, mới có lớp 2 mà còn phải lo cho cháu đi học thêm nhà cô. Không cho đi học thì bị điểm kém “Bạn nào đi học ở nhà cô thì được điểm cao, con không đi học nên cô bảo cho con 2 điểm mẹ ạ, không phải con không viết được, con viết được hết mà, mẹ cho con đi học nhà cô đi”. Có chạy vạy thì cũng thôi đành phải cố chứ biết sao bây giờ.
Lý lẽ của người nghèo thường không được nghe thấy. Dù cố gắng chắt chiu bao nhiêu thì cũng không đủ trang trải nổi cuộc sống ngày một leo thang, giá cả lạm phát. Một mớ rau mà cũng cả mấy ngàn, chứ nói gì đến cá với thịt. Đến vợ của ông Bộ trưởng còn kêu chứ huống hồ gì dân nghèo lam lũ như chúng tôi. Bữa nào hai cháu thèm lắm, thèm lắm thì tôi mới dám bỏ tiền ra để mua một ít thịt nạc về làm ruốc cho chúng nó ăn. Rang lên thì sợ thịt ngót, không được nhiều, luộc thì sợ chúng nó ăn nhoằng một cái là hết sạch trơn, bữa sau không có để ăn.
Kiếm tiền đã khó, nay giữ tiền còn khó hơn.
Gía nước tăng, giá điện tăng, xăng tăng giá, giá gas cũng tăng, gánh nặng dường như đổ dồn hết lên vai người dân nghèo chúng tôi. Một m2 nước mà đến mấy chục ngàn bạc, làm chúng tôi tắm rửa thôi cũng phải cân đo đong đếm từng giọt nước quý. Mùa đông thì còn đỡ, chứ mùa hè mà không đủ nước tắm thì làm sao chịu nổi. Nhưng mà giờ tiền nước tăng là tăng chung, chúng tôi có kêu thì kêu ai? Có trách thì trách mình nghèo.
Cái bếp gas cũ đứa em nó cho mấy tháng nay cũng đành phải vứt trong xó nhà. Lúc có chút thì nghĩ dùng bếp gas cho các con đỡ độc hại khói bếp than nhưng giờ tiền gas như thế thì có cho bếp mới tôi cũng chẳng dám dùng. Cứ mấy ngày 1 bận, xếp than vào mà dùng.
Có phải đóng nhiều tiền điện trong khi mức sử dụng còn ít hơn xưa thì cũng phải chấp nhận, để hai đứa con có đủ ánh sáng nhìn đời, để cháu có ngọn đèn mà học hành soi chữ. Giờ không đóng tiền điện kịp thì họ cắt điện ngay. Các cháu lấy ánh sáng đâu mà học hành, mà sinh hoạt. Gía đắt cũng phải chịu, biết làm sao được, tội là tội thấp cổ bé họng.
Cái giá xăng tăng càng khiến gia đình tôi nao núng, đã vất vả còn lo nghĩ nhiều hơn. Thời đại bây giờ đâu còn giống xã hội xưa, ai cũng đều có xe đi, phương tiện đủ loại. Cái nghề xe ôm đã không còn kiếm được như trước. Vậy mà xăng còn tăng giá, đổ một lít xăng mà đi chở khách thì nhanh lắm, hết ngay thôi. Lấy khách đắt thì không ai đi, lấy giá rẻ thì coi như chở khách không công. Chưa kể mỗi khi xe hỏng hóc, lại phải bỏ tiền ra sửa chữa bơm vá lại cho lành lặn rồi mới dám sử dụng. Chứ bây giờ ra đường hơn ra chiến trường, tai nạn cứ gọi là nham nhảm, rồi nhiều xe cứ thi nhau bốc cháy giữa đường, mình không tự bảo vệ mình cho tốt thì nguy hiểm lắm. Có đôi lúc chồng tôi chán nản “Hay anh bỏ nghề, ở nhà còn hơn, chứ xăng đắt thế này, lại chả có khách đi, đi làm không công, còn bán mặt cả ngày ngoài đường cả ngày”. Tôi lại cố gắng an ủi khuyên anh cố chịu đựng, đi làm nuôi con, giờ bỏ việc thì làm cái gì để sống, xăng tăng giá thì bớt thu xuống một ít, nhưng vẫn cố phải đi.
Vậy mà giờ, đọc cái tin sét đánh ngang tai, từ 1/6 này nhà nước lại thu thêm phí lưu hành đường bộ với ôtô, xe máy. Thú thật là tôi bị sốc, với người dân lao động chúng tôi, những khoản phí nối đuôi nhau là những trận đòn nặng nề mà không cần đến vũ khí. Chúng tôi cứ chết từ từ với những thứ thuế, những chi phí không tên hay có tên đang ngày một nhiều hơn. Trong khi cơ sở vật chất, đường phố, cuộc sống, môi trường xung quanh vẫn chẳng có gì khả quan hay bảo đảm hơn, thậm chí là ngày càng xấu đi, nhưng chúng tôi vẫn phải chịu những điều đó.
Gia đình chúng tôi cả hai vợ chồng gọi là vẫn còn có sức làm được, nhưng tôi biết còn có những gia đình xung quanh có hoàn cảnh đáng thương, đau khổ hơn nhiều.
Cứ thế này thì chúng tôi biết phải tìm đường sống ra sao đây? Các con tôi sẽ sống như thế nào trong cái xã hội của đồng tiền mất giá này? Cho dù con tôi bị coi rẻ vì mẹ nó chỉ là một bà bán đậu, bố nó chỉ là ông lái xe ôm, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm nhưng cho dù có thế nào thì tôi vẫn cảm thấy, chúng tôi sống nghèo đói, lương thiện còn đáng tự hào, tôn trọng hơn những kẻ đang sống trên đồng tiền của chúng tôi mà tham nhũng, mà vơ vét của dân nghèo. Tôi nói với các con tôi chúng không bao giờ phải xấu hổ vì bố mẹ chúng nó nghèo, vì nghèo khó không phải là điều đáng xấu hổ, nhưng xấu hổ vì nó thì đáng đấy. Chỉ có những kẻ giàu sang không bằng chính sức lao động của mình mới là những kẻ đáng coi thường.

Mất lòng tin là mất tất cả


//
bạn đang đọc...
Nghị quyết 11

Mất lòng tin là mất tất cả

 
 
 
 
 
 
42 Votes

KT VN hiện đang như người bệnh trầm cảm, hôm nay tệ hơn hôm qua, và tốt hơn ngày mai.
Và người bệnh này dùng toàn thuốc dỏm, chỉ “Xuyên tâm liên” xào qua chế lại, nên không thể nào đủ năng lực, năng lượng, cảm hứng, để trồi dậy làm nên việc gì cả.
Không khó để nhìn xem CP VN đang, sẽ làm gì. Họ chỉ loanh quanh:
(1) tung tiền ra,
(2) rút tiền vào,
(3) ra lệnh ém lãi suất,
(4) cấm mua bán USD,
(5) cấm mua bán vàng,
(6) bơm tiền hàng TRĂM NGÀN TỈ ĐỒNG cho các cty, tập đoàn quốc doanh như VINALINES để mua sắt vụn,
(7) bơm tiền cho các ngân hàng đã thua sạch tiền trong CK, BĐS.
Toàn là các việc mà các nền KT hùng mạnh khác không làm, hoặc làm rất hạn chế.
———————–
VC muốn VN hùng mạnh, thì cứ theo nước giàu mà làm.
Úc có bao nhiêu cty thuộc nhà nước, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, có bao nhiêu?
Bên Mỹ, trừ cái Amtrak, Bưu điện, tôi không thấy CP Mỹ có cty nào cả!
Trừ 2 lần QE trong 4 năm qua, CP Mỹ không hề tung thêm tín dụng ra. Mà các lần QE này rất nhỏ, lần 2 chỉ 600 tỉ USD, tức 4% GDP, tung ra trong 6 tháng.
Bên VN thì đang tung ra số tiền bằng 4% GDP HÀNG THÁNG!
Ví dụ họ đòi tung ra 100 ngàn tỉ cho VINALINES, giúp 29 ngàn tỉ (giảm thuế thì phải in tiền ra bù vào ngân sách) cho doanh nghiệp tư nhân, và tháng này tăng lương 20% cho 6 triệu người, v.v… thử hỏi, số tiền này từ đâu ra, nếu không từ IN TIỀN?
Ém lãi suất bắt buộc, cấm mua bán vàng, ngoại tệ, thì các quốc gia hùng mạnh không bao giờ làm, vì sẽ giết chết LÒNG TIN của người tiêu dùng, nhà sản xuất, mà 1 khi MẤT LÒNG TIN LÀ MẤT TẤT CẢ.
———————–
NGHỊ QUYẾT 11 là Nghị quyết triệt hạ lòng tin toàn dân, toàn quốc. Ông Dũng, Thành, Ngân, Nghĩa, chưa từng học qua 1 lớp tâm lý học, 1 lớp về marketing, nên không biết điều này.
Là tác giả NQ11, họ muốn “làm KT” theo kiểu trong chiến khu, bưng biền của Việt Cộng: Trên bảo, dưới PHẢI nghe.
Yeah, right, đó là loại “nghe” của loài súc vật, chủ đánh, ngựa chạy, chó tru, chứ đâu phải loại “nghe” VÀ SÁNG TẠO như Mark Zuckerberg của Facebook, của các nhà tài chánh, tài phiệt vĩ đại như Donald Trump, Soros, Buffett.
Muốn người ta SÁNG TẠO, muốn lập nền kinh tế, tài chánh, khoa học kỹ thuật vững mạnh, thì PHẢI cho người ta sự TỰ DO CẠNH TRANH, TỰ DO PHÁT TRIỂN.
———————–
- Dung túng cho thuộc hạ bắt chẹt, nhũng nhiễu đòi tiền hối lộ, là bóp nghẹt TỰ DO CẠNH TRANH, TỰ DO PHÁT TRIỂN.
- Cấm mua bán vàng, USD, là bóp nghẹt TỰ DO CẠNH TRANH, TỰ DO PHÁT TRIỂN.
- Cứu vớt các ngân hàng cho dù biết họ làm sai, tung tiền ra cho hàng loạt cty, tập đoàn quốc doanh, là bóp nghẹt TỰ DO CẠNH TRANH, TỰ DO PHÁT TRIỂN.
- In tiền ra vô tội vạ, rút tiền vào tầm bậy, là cản trở TỰ DO CẠNH TRANH, TỰ DO PHÁT TRIỂN.
CP VN phạm rất nhiều sai lầm, trong đó quan trọng hàng đầu là SAI LẦM TÂM LÝ.
Họ không hiểu ý dân, không hiểu vì sao người ta buông xuôi không làm ăn gì hết kể từ khi NQ11 bị tung ra.
———————–
Tình trạng hiện nay giống như thời “Hợp tác xã” khi trước. Người ta chán nản, không ai muốn “bung ra”, “sáng tạo” điều gì.
Mà 1 xã hội thiếu sáng tạo, thiếu cảm hứng, thiếu TỰ DO, là 1 xã hội trầm cảm, chứa đầy cặn bã, và sẽ TỰ DIỆT VONG.

Tóm tắt 7 điểm chiến dịch “xiết kiều hối”


Ngày 30-4-2012, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương, chuyên gia kinh tế tài chánh tị nạn 1975 tại Hoa Kỳ đã phát biểu và thảo luận về chiến dịch ngừng du lịch Việt Nam, ngừng gửi đô-la Mỹ (hay còn gọi là chiến dịch xiết kiều hối) trên mạng PALTALK nhân dịp tưởng niệm ngày Quốc hận 30-4. Buổi thảo luận hết sức sôi nổi và đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đồng bào hải ngoại chung chiến tuyến chống cộng sản. Do bản transcript của cuộc thảo luận trên PALTALK này tương đối dài nên tôi xin phép tóm tắt ngắn gọn lại trong 7 điểm sau cho bạn đọc gần xa rõ ràng hơn.
  1. Đồng bào hải ngoại tị nạn không du lịch Việt Nam
  2. Dừng việc gửi tiền kiều hối quá mức về Việt Nam (chỉ gửi hạn chế không quá $50/tháng)
  3. Tẩy chay hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam
  4. Không ủng hộ, quyên góp cho các tổ chức tôn giáo, từ thiện, danh nghĩa tại Việt Nam
  5. Vận động chính phủ quốc gia nơi đồng bào cư trú ban hành đạo luật cấm gửi tiền và du lịch Việt Nam
  6. Du lịch và gửi đô-la Mỹ về Việt Nam là PHẢN QUỐC!
  7. Du lịch và gửi đô-la Mỹ là nuôi chế độ VC sống lâu thêm!
Trong buổi thảo luận công khai trên mạng, TS Lương đã vạch rõ ra cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của đồng đô-la (kiều hối) đồng bào gửi về Việt Nam đã giúp cho chế độ VC tồn tại ra làm sao. Đồng thời TS Lương cũng chỉ rõ rằng đây là thời điểm sống còn đối với nền kinh tế Việt Cộng. Chúng ta không thể ngồi chờ Trung Cộng sụp đổ hay Hoa Kỳ trợ giúp nữa mà hãy hành động chống Việt Cộng ngay lập tức bằng công cụ mình đang nắm trong tay, đó là những đồng đô-la chúng ta gửi về cho thân nhân. Số tiền kiều hối hàng năm chúng ta gửi về đóng góp một khoản không nhỏ trong nền kinh tế Việt Cộng và giúp chế độ này tiếp tục sống thoi thóp qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Vậy chúng ta còn chờ gì nữa mà không đồng lòng xiết kiều hối, ngưng du lịch, tẩy chay hàng hóa độc hại nhập cảng từ Việt Nam để giật sập nền kinh tế Việt Cộng trong lúc nó đang yếu nhất, qua đó làm lung lay tận gốc rễ chế độ Việt Cộng tham nhũng, bán nước, hại dân.
Đài Loan bị hất ra khỏi Liên Hiệp Quốc làm được, giữ được đất nước của họ, tại sao Việt-Nam chúng ta không làm được?
Do Thái đơn độc đối diện với khối Trung Đông được, giữ được chủ quyền được, tại sao Việt-Nam chúng ta không làm được?
Cộng đồng tị nạn Cuba thay đổi nước Cuba được, vì quyết định không gửi tiền về Cuba, tại sao tị nạn Việt-Nam chúng ta không làm được?
Sự ích kỷ cá nhân của chúng ta đang góp phần giết chết đất mẹ Việt Nam bằng cách du lịch, gửi tiền về Việt Nam nuôi dưỡng chế độ Việt Cộng.
Kính mong quý vị phổ biến tin tức về chiến dịch này đi xa. Mỗi người chúng ta là một chiến sĩ truyền tin.

Ăn bún ở Hà Nội no dai nhờ hóa chất ướp xác


Sau hàng loạt báo động về nạn thực phẩm tẩm đầy hóa chất từ trái cây, xí muội, rau quả... mới đây dân Hà Nội lại la hoảng về bún và bánh phở tẩm chất ướp xác cho dai.

Người tiêu thụ nay sợ bún có chứa chất bảo quản, chất ướp xác. (Hình: báo Bee.net.vn)

Một cư dân Hà Nội tên Nguyễn Thúy Lan cho biết một tô bún bò ở đường Láng, Hà Nội khiến bà no dai từ 7 giờ sáng cho đến 11 giờ trưa. “Cảm thấy mệt mỏi như thiếu chất dinh dưỡng vừa bị ứ bụng như bị đầy hơi,” bà Lan cho biết cảm giác của bà sau khi dùng xong một tô bún.
Thật ra, bánh phở và bún chứa chất bảo quản có thể gây ung thư cho người tiêu thụ đã được phát giác hàng chục năm nay. Mới đây, dư luận Hà Nội rộ lên lời báo động về tình trạng này vì quá nhiều người cảm thấy khó chịu sau khi ăn các món có bún và bánh phở.
Trả lời phỏng vấn của báo Bee.net.vn, cán bộ Viện Công Nghệ Sinh Học và Thực Phẩm thuộc trường Ðại Học Bách Khoa Hà Nội - ông Nguyễn Duy Thịnh khẳng định rằng bún chứa chất bảo quản làm người tiêu thụ có cảm giác no nặng bụng, khó tiêu. Theo ông, bún không bị chua trong ngày chắc chắn là bún có pha chất ướp xác formaldehyde và cả chất bảo quản để chống ôi, thiêu.
Ông Thịnh cho rằng sợi bún ngon thường mềm và có mùi chua nếu để từ sáng đến chiều. Ông cũng khuyên các bà nội trợ nên nhúng bún vào nước sôi, để nguội rồi cất vào hộp kín, đặt trong ngăn mát của tủ lạnh.
Trong khi đó tại Sài Gòn, phó chủ tịch chính quyền Sài Gòn Hứa Ngọc Thuận bị chất vất ngày 8 tháng 7 đã hứa hẹn sẽ nắm được vai trò “kiểm soát nguồn gốc tất cả các loại thực phẩm” trong vòng... 8 năm tới.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị dẫn lời của ông Thuận thú nhận rằng hiện nay chính quyền Sài Gòn chỉ mới kiểm soát được xuất xứ của 85% số lượng thực phẩm được bày bán tại địa phận mình mà thôi.
Ông Phó Chủ Tịch Thuận cũng đồng thời đổ thừa hậu quả của việc sử dụng thực phẩm chứa hóa chất gây độc cho người tiêu thụ. Ông Thuận cho rằng người dân “chỉ thích mua các loại thực phẩm bày bán ở các chợ lề đường, vỉa hè vì thuận tiện, kể cả khi biết đó là loại thực phẩm có chứa hóa chất độc hại”.

Dân Việt Nam hoang mang vì có tin sắp “đổi vàng” (again again)


Người dân ở Việt Nam đang hoang mang trước tin nhà nước Việt Nam sẽ cho “đổi vàng” như đổi tiền nhiều đợt sau năm 1975 trước đây, để thị trường chỉ còn một loại vàng duy nhất mang thương hiệu SJC.

Các cửa hàng vàng chộn rộn vì tin sắp đổi vàng lá tại Việt Nam. (Hình: VietNamNet)

Theo báo Ðầu Tư, nhà nước Cộng Sản Việt Nam sẽ “từng bước thu hồi vàng lá không phải nhãn hiệu SJC, gọi là ‘phi SJC’ để thay thế bằng vàng SJC’. Ðây là chính sách nhằm khẳng định SJC, loại vàng lá do tổng công ty kinh doanh vàng bạc đá quý Sài Gòn sản xuất, nay được coi là thương hiệu quốc gia.
Báo Ðầu Tư cũng cho biết, kế hoạch đổi vàng sẽ sớm được thực hiện trong thời gian tới.
Ngân Hàng Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam hứa hẹn sẽ áp dụng phương thức “chuyển đổi vàng lá” tương tự như các đợt đổi tiền trước đây: Không hạn chế thời gian và không gây tổn thất cho người dân từ gần một tháng nay. Tuy nhiên, lời cam kết này vẫn không ngăn được dòng dư luận hoang mang.
Theo báo Ðầu Tư, nhiều người vội vã bán tháo bán đổ “dòng vàng phi SJC,” vì sợ sẽ bị mất giá trong những ngày sắp tới. Thực tế này đã khiến số lượng tiêu thị vàng lá SJC tăng vọt và tổng công ty kinh doanh vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC đúc, dập vàng lá mang thương hiệu của mình không ngừng để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Cũng theo báo Ðầu Tư, tất cả các công ty vẫn đang được phép sản xuất vàng lá trên thị trường trong nước hiện nay đang “méo mặt” vì không có khách hàng. Bà Nguyễn Thị Cúc, phó tổng giám đốc công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận, nhà sản xuất thương hiệu vàng lá PNJ thú nhận vừa qua đã phải mua vào một số lượng không nhỏ vàng lá PNJ. Ngược lại, theo bà Cúc, các cửa tiệm của bà không có đủ vàng lá SJC để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Một phúc trình cho biết, thị trường vàng ở Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu miếng vàng lá của 8 công ty kinh doanh vàng. Trong số này, có khoảng 20 triệu miếng mang thương hiệu SJC, còn lại là thương hiệu của 7 công ty kinh doanh vàng khác như PNJ, Rồng Thăng Long, Bông Lúa Vàng Việt Nam...
Cũng theo báo Ðầu Tư, một công ty kinh doanh vàng bạc đã “thừa nước đục thả câu,” ép người dân bán vàng lá “phi SJC” với giá thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Sự kiện này khiến người dân càng thêm hoang mang, vội vã tung các loại vàng lá không phải SJC ra bán, vì sợ giá ngày càng tuột thấp thêm.
“Nhà nước nói không làm người dân bị thiệt nhưng thật ra đã làm họ bị tổn thất rất nhiều qua việc họ bán tháo bán đổ số lượng vàng lá không phải SJC mà họ đang sở hữu,” ông Ðinh Nho Bảng, tổng thư ký Hiệp Hội Kinh Doanh Vàng Việt Nam nhận định như vậy.
Theo ông, người dân chịu thiệt là vì tâm lý hoảng sợ của mình và đó cũng là lỗi của nhà nước Việt Nam khi ban hành một chính sách mới mà thiếu những qui định thực hiện rõ ràng.
Ông cho rằng lẽ ra chính nhà nước phải đảm nhận việc mua lại vàng lá mang thương hiệu khác với “giá hợp lý” và qui định sớm cách “chuyển đổi” vàng phi SJC một cách rõ ràng để người dân và cả các chủ tiệm vàng khỏi lâm vào tình cảnh hoang mang, bán đổ bán tháo vàng của mình.
Báo Ðầu Tư cũng trích tuyên bố của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam cho biết, sẽ “đổi vàng như đổi tiền” trong thời gian tới.
Còn theo dư luận, đổi như thế nào và chuyện gì sẽ xảy ra sau đợt đổi vàng, hẳn không ai tiên đoán được

GDP Việt Nam giảm ít nhất 20% trong năm 2012

Bên Mỹ thì lâu lâu FED tung tiền ra, rất ít, chỉ 4% GDP kể từ đầu năm 2011. Các loại Twist I, Twist II chỉ là xếp lại portfolio, bán ngắn, mua dài, làm thị trường bớt risks, chứ không hề bắt buộc ai, ngân hàng nào, phải theo chính sách tiền tệ của FED.

Bên Euroland thì tuy có can thiệp nhiều hơn, nhưng cũng không tung tiền kinh hoàng vào TTCK, không ép lãi suất.

Và nhất là, không nơi đâu mà CP nói láo như CP Việt Cộng.

Bernanke, Geithner, Draghi, có thể không nói hết sự thật, nhưng họ - theo luật và nếu vi phạm thì bị phạt rất nặng - không bao giờ thèm, cần, dám, nói dối bất cứ điều gì trước công chúng.

Chính việc NÓI LÁO này đã khoét sâu, xoáy vào, vết thương của lòng tin, lòng tự trọng, của dân chúng một cách mạnh mẽ nhất.

Mỗi lần ông Dũng, Thành, Ngân, Nghĩa - Bè lũ Bốn tên này là tác giả NQ11 giết chết nền KT Việt Cộng - mở miệng ra là dân chúng đoán trước vài chục giây xem họ sắp NÓI LÁO điều gì.

Thử hỏi, trong nền KT Việt Cộng hiện tại, mảng nào tăng?

Từ hớt tóc cho tới xăng, từ thịt heo tới quần áo, từ xi măng tới sắt thép, KHÔNG một mảng kinh tế (economic sector) nào không giảm mạnh, từ 20% trở lên, so với cùng kỳ năm ngoái.

Vậy mà cộng các con số trừ lại, bổng nhiên chạy ra cho số DƯƠNG cho TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, tuy có giả bộ làm nhỏ... 2% so với cùng kỳ năm ngoái, cho có vẻ... THIỆT.


NHƯNG dân chúng, cho dù không có tài suy đoán, không biết chút gì về KT, cũng thấy có điều gì đó không đúng.

Họ ra chợ hàng ngày, thấy từ ly cà phê, trà đá, tới tô phở đều kém chất lượng hơn, giá mắc hơn.

Họ thấy chính họ và xung quanh họ, nhà nhà người người bị thất nghiệp tăng cao, thu nhập giảm hẳn, hầu như không có ngoại lệ.

Công nhân thấy rõ công ty, tập đoàn họ sản xuất kém hẳn đi, đa số giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp tư nhân lại càng chết dỡ, sống dỡ. Đang khi làm hàng ra bán không được, thì ngày đáo nợ ào ào kéo tới, mà toàn là 20%-25% tiền lời, đang khi 5% thì họ cũng không có tiền trả, nói chi tới vốn, và nói làm gì tới tiền lời trên 20%.

Thế là doanh nghiệp chết hàng 400 ngàn cái, cho là mỗi cái thuê 10 nhân công thôi thì cũng là 4 triệu công nhân, trong khi CP vẫn tuyên bố con số nực cười 2, 3% thất nghiệp!

Nói có bằng chứng, Việt Cộng có con số thất nghiệp thấp nhất nhì thế giới! 

Dân số VN "mỗi năm tăng bằng 1 tỉnh" (lời ông NĐ Mạnh), do đó cho dù có tạo thêm mới 1 triệu việc làm/ năm thì cũng chỉ giải quyết việc cho người mới gia nhập lực lượng lao động mà thôi.

Muốn giảm thất nghiệp thì VN phải tạo MỚI ra ít nhất 2 triệu việc làm/ năm.

Mà chỉ số ICOR của VN hiện đang cao nhất nhì thế giới, do THAM NHŨNG, ĂN HỐI LỘ, vì vậy muốn tạo 2 triệu việc làm / năm phải đòi hỏi số vốn cực kỳ lớn, mà nếu có số này thì sẽ GÂY SIÊU LẠM PHÁT.

Nhưng khỏi lo, không có số tiền này đâu, việc làm đang MẤT, nói gì tăng vài ngàn, nói chi đến vài TRIỆU việc làm cho mệt.

ĐẦU TƯ ĐANG GIẢM thế này, thì việc làm không tăng, mà còn giảm, vậy thì số thất nghiệp, thiểu nghiệp (làm không đúng ngành, lương thấp), đang và sẽ tăng biết bao nhiêu hiện nay và trong thời gian tới?


Mối họa KT sụp đổ không phải chỉ tới hết cuối quý III, quý IV, là tự động hết.

Tiền in ra không phải 70 ngàn tỉ đồng/ tháng cho tới cuối tháng 12 là hết.

Mà còn quý I, II, III, IV cho năm sau, rồi năm sau nữa, v.v... và v.v...

Làm sao ngưng in tiền, làm sao tăng việc làm, làm sao tăng đầu tư, trong tình hình người dân không còn CONFIDENCE vào CP, không 1 chút TRUST nào vào bất cứ lời nào do quan chức CP nói, viết ra?

Tại xứ khác thì dân chỉ việc bầu văng 1 người nào, CP nào đó ra khỏi chính trường.

Tại VN thì phải có cách mạng lật đổ. 

Nếu không có cuộc cách mạng, hoặc có mà không thành công, thì KT Việt Cộng sẽ PHẢI dùng mệnh lệnh hành chánh mà hoạt động, đó là, ví dụ, giá gạo chỉ 10 ngàn đồng kg, không bán được thì pha sạn vào.

Bột giặt, kem đánh răng, dầu ăn, v.v... đều như vậy, không bán theo "giá chính thức" thì pha bột gạo vào bột giặt, pha vôi vào kem đánh răng, pha hóa chất nào đó vào dầu ăn.

Xong rồi, dân chúng phải mua sổ nhu yếu phẩm, rồi mua các loại hàng đó theo đầu người. BAO CẤP TRỞ LẠI, và lần này hàng hóa CÀNG KHAN HIẾM hơn thời 1975-1987 tại miền Nam, thời 1954-1987 tại miền Bắc.

Có người chê "KT thị trường theo định hướng XHCN", yeah, right, chờ vài tháng sẽ chẳng còn có vế đầu, mà chỉ có "KT Xã hội Chủ nghĩa theo định hướng Cộng sản Chủ nghĩa" mà thôi! 
  

Gần đây, báo Việt Cộng hay đăng hình "thời bao cấp", ý nghĩa gì?

















Tuesday, July 10, 2012

Những người con xa xứ: Tập 30 - end


Những người con xa xứ: Tập 29


Những người con xa xứ: Tập 28


Những người con xa xứ: Tập 27



<!-- Start Backlink Code --><a target="_blank" title="Free Automatic Link" href="http://automatic-link.blogspot.com/"><img border="0" width="80" alt="Free Automatic Link" src="http://xn--crdenas-hwa.net/bl/fabl.gif" height="15" /></a><!-- End Backlink Code -->

Những người con xa xứ: Tập 26


Những người con xa xứ: Tập 25


Những người con xa xứ: Tập 24


Những người con xa xứ: Tập 23


Những người con xa xứ: Tập 22


Những người con xa xứ: Tập 21


Những người con xa xứ: Tập 20


Những người con xa xứ: Tập 18