Tuesday, July 30, 2013

Cờ bạc - vực thẳm của người nghiện lẫn người thân (kỳ 1)

“Lần ngồi chơi suốt một tuần lễ tại sòng bài Hawaiian tôi thua gần $60,000. Khi chỉ còn $2,000 trong tay, tôi bắt đầu gỡ lại được hơn $40,000. Mang tiền về nhưng tôi không ngủ được, phần vì tiền thua chưa gỡ đủ, phần nghĩ số mình còn đỏ nên mới 4 giờ sáng tôi đã thức dậy chạy lên sòng bài đánh tiếp.”
Trinh Hồ, “Khi mình không biết chơi hay mới chơi thì tổ đãi mình, nhưng khi biết rồi thì chết lúc nào không hay.” (Hình minh họa: Getty Images)

Đó là một phần trong câu chuyện của người phụ nữ ngoài 45 tuổi, nghiện đánh bài từ 7 năm qua.
Và, dù cho có những lúc chị thầm hứa sẽ “từ bỏ con đường bài bạc để sống một cuộc đời khác, có ý nghĩa hơn,” nhưng liền sau đó chị cũng tự khẳng định một cách mỉa mai “khi đã bị con ma bài nhập thì họa chăng chỉ có 'thay máu' mới không nghĩ đến chuyện trở lại sòng bài.”
Đồng ý kể lại câu chuyện của mình, nhưng vì lý do “không muốn các con tôi lớn lên biết sự thật chẳng lấy gì đẹp đẽ này” nên tên thật của người kể chuyện được thay đổi.
Chúng tôi tạm gọi chị là Trinh Hồ, sang Mỹ từ năm 2000, làm nghề móng tay ở Los Angeles, hiện đang sống tại Garden Grove cùng chồng và hai con gái dưới 10 tuổi.

Đường đến thế giới bài bạc

Trinh bắt đầu kể về “con đường bài bạc” của mình trong dáng vẻ mệt mỏi của “con bạc” vừa trở về nhà sau 3 ngày đêm liên tục thử vận “đỏ đen” tại một sòng bài không quá 20 phút lái xe từ trung tâm Little Saigon.
“Sau 5 năm đến Mỹ, Tôi không hề biết đến sòng bài ở Mỹ là gì cho đến khi được một người quen chở đi đến Commerce Casino.” Trinh nhớ lại.
Theo lời Trinh, loại bài mà chị được hướng dẫn chơi ngày đầu tiên là “bài cẩu”, hay gọi nôm na là Domino Trung Quốc (Pai Gow Tiles). Theo đánh giá của sòng bài Ceasars Palace tại Las Vegas thì “đây là một trong những loại bài khó chơi hơn nhưng lại lôi cuốn hơn tại sòng bạc.”
Ngồi trong sòng bài thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng điện sáng choang. Bên ngoài có nắng mưa bão bùng, nóng lạnh gì mình cũng không biết. (Hình minh họa: Getty Images) 

“Bài cẩu là con bài tôi chưa bao giờ biết đến, nhưng chỉ đứng coi 15 phút là tôi đã có thể ngồi vào bàn, biết liền con nào quyền biến con nào không. Chắc máu mê bài có sẵn trong tôi từ hồi nào rồi.” Trinh cười mỉa.
Rồi chị tiếp luôn bằng giọng cay đắng, “Khi mình không biết chơi hay mới chơi thì tổ đãi mình, nhưng khi biết rồi thì chết lúc nào không hay.”
Trong lần “xuất quân” mở màn này, Trinh thắng gần $4,000, trong đó “có một cái jackpot $3,000.”
“Lần đầu tiên chơi cũng là lần đầu tiên trúng nhiều như vậy nên nó mới làm mình mê muội.” Trinh cảm nhận.
Những ngày sau đó, trong lúc “cắt da, chà chân cho khách,” hình ảnh của sòng bài với “điện đuốc quá hớp, ăn tiền quá ngọt” cứ quanh quẩn trong đầu Trinh.
“Tôi cứ nghĩ, trời ơi sao tiền kiếm được ở sòng bài không có mệt gì hết, chỉ có một tiếng mà kiếm gần $4,000, trong khi đi làm nail cả tuần lễ chỉ có $600-$700.”
Biết Trinh bị “ma lực” của sòng bài đeo bám, người quen kia tiếp tục rủ chị đi đánh bài.
Chị kể, “Thoạt đầu đi như vậy chồng tôi không biết. Bà đó còn chỉ tôi cách nói dối với chồng là đến nhà bả làm món này món kia ăn. Hơn nữa bả là dân đánh bài cơm gạo chuyên nghiệp nên nhà bả có ông thần tài. Mỗi lần đi bả kêu vuốt bụng ông thần tài để lấy hên.”
Do không biết đường lái xe đến casino, nên Trinh phải đi chung với người ta. “Lúc đầu đi thưa thưa, đi cách tuần, mỗi lần chỉ đi 1 tiếng, rồi sau tăng lên một tiếng rưỡi, hai tiếng, rồi đi đến 3 giờ sáng mới về.”
“Có lúc tôi đợi chồng ngủ rồi mới đi lúc nửa đêm. Hẹn trước với bà kia. Khuya đúng giờ thì tôi đi ra bả chở, tôi tắt phone. Chồng thức dậy thì thấy xe vẫn còn, nhưng tôi đã đi.”
“Lúc đó tôi biết mình nghiện rồi.” Ngấp một ngụm nước, Trinh nói bằng giọng pha chút giễu cợt, “Lúc đầu chơi, ăn ít ăn nhiều gì cũng đều có ăn hết, không có thua, nên mình mới mê. Sau khi thấy mình 'cắn' rồi thì nó rút mình từ từ.”

Đánh bài cơm gạo hay đánh ăn thua

Theo thống kê của Hội Đồng Quốc Gia Hoa Kỳ (American Statistics of National Council), có 3 triệu người trưởng thành là “con nghiện đánh bạc,” 4 phần 6 người Mỹ có vấn đề với bài bạc, và 50% người nghiện bài là phụ nữ.
Trinh tiếp tục câu chuyện, “Lúc mới lên sòng bài thì chỉ đánh muốn giải trí hay muốn kiếm tiền cơm gạo thôi, nhưng khi ma lực con bài nổi lên thì mình cảm thấy lời bà bạn dẫn đi rất chí lý.”
Người bạn phân tích cho Trinh nghe rằng “đi làm nail cả ngày cũng được có hơn một trăm mà mất cả 10 tiếng làm, 2 tiếng đi về. Trong khi vào sòng bài ăn vài cây bài là đã có tiền rồi mà không nặng nhọc, không đổ mồ hôi nước mắt, tức là đánh bài cơm gạo. Mỗi ngày bỏ ra một ít, chỉ cần ăn $200 là mỗi tháng có cả $6,000.”
“Bả thuyết minh vẽ ra một trang lịch sử mới, tương lai mới. Nhưng quả thật tương lai đâu không thấy, mà giờ chỉ thấy tương chao thôi.” Trinh cười như nắc nẻ, che đi sự lo lắng khi vừa thua gần $8,000 sau 3 ngày “sát phạt” trở về.
Không ai nghĩ rằng số mình đen hoài, mà luôn luôn nghĩ rằng mình sẽ thắng, chứ đã nghĩ thua thì có ai đi đánh bài đâu. (Hình minh họa: Getty Images)

Trinh mê bài bạc, trở thành con nghiện đỏ đen là từ giữa năm 2006. Hết Commerce Casino, chị chuyển qua Pechanga Casino và 5 năm qua Trinh gần như đóng đô tại Hawaiian Gardens Casino. “Vào đó hỏi tên tôi ai cũng biết.” Chị “khoe”.
“Nghiện bài lẹ lắm. Cái thứ cần học thì không học, cái thứ không cần học thì lại học lẹ thấy ớn luôn.” Người phụ nữ từng một thời kiếm được rất nhiều tiền từ công việc làm nail lại cười che lấp “căn bệnh” của mình.
Trinh cho biết lần chị ngồi ở sòng bài lâu nhất là một tuần. “Ngồi trong sòng bài thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng điện sáng choang. Bên ngoài có nắng mưa bão bùng, nóng lạnh gì mình cũng không biết.” Chị mô tả.
Trinh chỉ canh mỗi sáng lúc chồng đi làm thì chạy về nhà tắm rửa rồi lại trở lên sòng bài để “chờ đợi cái jackpot.”
“Cái jackpot đó mới lôi cuốn được mình. Còn chơi bài cẩu bài ma đó thì mình mò bằng 2 ngón tay kéo. Kéo từ từ, tới đâu mình vuốt và cầu nguyện. Khi đang vuốt mình lẩm nhẩm đếm trong đầu '2, 4, 6, 8, 10, đến con 12 là con thiên để thiên biến vạn hóa là mình vuốt thẳng xuống để hy vọng lấy được con thiên. Lúc đó tim mình cứ co thắt co thắt, theo tay mình đang đẩy con bài.”
Theo lời “con bạc” có giọng nói rất ấm áp này thì lần đánh cả tuần đó chị thua gần $60,000.
“Cứ thua 10 ngàn thì lại chạy về nhà lấy 10 ngàn lên đánh tiếp để gỡ.” Trinh kể, “Khi còn lại $2,000, tôi bắt đầu đánh gỡ lại được hơn $40,000 thì ôm tiền về nhà.”
“Nhưng mà có yên đâu, không ngủ được, mới 4 giờ sáng thì cứ như có con ma thúc giục mình đi, vì thấy vẫn còn thua gần 20 ngàn nên không cam lòng, nghĩ rằng số mình vẫn còn đỏ,” người phụ nữ có máu đỏ đen hạng nặng này cho biết.
Chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ, Trinh thua lại mười mấy ngàn tiền mang theo. Luật sòng bài chỉ cho mỗi người đổi quá $10,000 một ngày, nếu muốn đổi thêm họ yêu cầu phải đưa ID để xác minh xem nguồn tiền từ đâu ra. Thế là như nhiều con bạc chuyên nghiệp, Trinh nhờ người khác đổi dùm.
Cứ đổi dùm $3,000 hay $5,000 thì mình cho họ $25.
Trinh quay về nhà lấy tiền mặt lên chơi tiếp, bởi lẽ “không ai nghĩ rằng số mình đen hoài, mà luôn luôn nghĩ rằng mình sẽ thắng, chứ đã nghĩ thua thì có ai đi đánh bài đâu.”
Tuy nhiên, “Đến khoảng 12 giờ trưa thì tôi thua tổng cộng hai mươi mấy ngàn.”
Khi đó, số tiền đặt vào mỗi ván ăn thua của chị lên đến $5,000.

Biết là hố thẳm nhưng không thoát nổi

Dường như không con bạc nào lại không thiếu nợ. Theo thống kê của Hội Đồng Quốc Gia Hoa Kỳ, nợ trung bình của một người đàn ông nghiện cờ bạc tại Mỹ nằm trong khoảng $55,000 đến $90,000, phụ nữ may mắn hơn khi mức nợ trung bình vào độ khoảng $15,000.
Dĩ nhiên, Trinh cũng không nằm ngoài qui luật đó. Sau một thoáng suy nghĩ, Trinh ngập ngừng cho biết hiện tại chị nợ “mười mấy ngàn.”
“Khi hết tiền thì nhà có cái gì cầm được thì cầm. Cứ cầm khoảng $1,500 thì mỗi tuần trả lời $70-$80. Hoặc là mượn của những người đi chung, ăn chịu với mình. Lúc mình thắng thì mình cho họ mượn, đâu có tính lời, lúc thua thì mình mượn lại. Họ cũng chẳng đòi hỏi gì, nhưng tính tôi rộng rãi, dân cờ bạc chẳng ai keo kiệt hết, ví dụ họ đưa tôi mượn $5,000 thì tôi rút $500 đưa lại họ 'uống cà phê'. Có khi tôi rút tiền từ ngân hàng của casino, cứ kéo thẻ $400 thì họ 'charge' $16.” Trinh giải thích về nguồn tiền đánh bạc.
Một người đàn ông tên L.T, ở thành phố Anaheim, kể về người vợ đánh bạc của mình, “Bao nhiêu tiền bạc, debit cards, credit cards, của cải vợ chồng dành dụm, trong một sớm một chiều không cánh mà bay. Có chiếc xe làm phương tiện đi lại, vợ cũng đem đi cầm. Cầm riết rồi về nhà sơ hở một món gì có thể cầm thế là vợ chơi ngay, nào là Ipad mua tặng thằng con vào ngày sinh nhật, Iphone, camera,... nói chung là những mặt hàng nào nhỏ, gọn và có người chịu chi tiền, đều âm thầm biến mất.”
Không chỉ dừng lại ở mức độ đó, trong giới bài bạc, câu chuyện về những người phụ nữ say máu đỏ đen, đến lúc không còn gì có thể vay mượn, cầm cố, họ đã không ngần ngại bán thân ngay tại các sòng bài để có tiền tiếp tục sát phạt, không phải là những câu chuyện giật gân, hoang tưởng và hiếm hoi.
Dường như không có khái niệm về nơi phải dừng cho những kẻ lỡ sa chân vào chốn đỏ đen. (Hình minh họa: Getty Images)

Trong quyển “Chẳng bao giờ đủ” (Never Enough) kể chuyện một luật sư đã đốt cả sự nghiệp mình vào các canh bạc, tác giả Michael Burke, cũng là nhân vật chính của chuyện, kể lại việc ông ăn cắp tiền học đại học của các con ông ra sao, giả mạo tên vợ ông để thế chấp ngôi nhà lấy $200,000 như thế nào, đến việc lấy cắp tiền từ “tài khoản ký quỹ” (escrow accounts) của các thân chủ ông. Và sau 25 năm làm luật sư, ông không có lấy một đồng tiền tiết kiệm, lại còn nợ số tiền lên $1,6 triệu, chưa kể bản án 3 đến 10 năm tù về tội lường gạt.
Dường như không có khái niệm về nơi phải dừng cho những kẻ lỡ sa chân vào chốn đỏ đen.
Trả lời câu hỏi “Ngoài lúc bị ma bài nhập, có khi nào chị tự vấn tại sao mình lại mê đánh bạc như vậy không?” Trinh trả lời không chút đắn đo, “Có chứ!”
“Có những lúc đêm về tôi tự hứa với lòng là không để cho nó cắn mình nữa, mình sẽ làm lại từ đầu. Nhưng rồi những lúc ngồi làm nail ế ẩm, thì hình ảnh thắng bài lại hiện lên, quyến rũ mình.” Trinh trầm giọng.
Biết vợ đánh bài, nhưng theo Trinh, chồng chị không ngờ chị đánh lớn đến như thế, cho đến lúc anh lên sòng bạc tìm chị.
Chồng chị hết năn nỉ, rồi tới dùng cả vũ lực nhưng rồi mọi thứ đều vô hiệu lực với Trinh. “Ổng khóa xe lại để tôi đừng đi, nhưng khi con ma bài nó lên thì tôi nổi điên, kêu người đến mở khóa và đi tiếp. Ổng gọi tôi không bắt phone.”
“Có khi nào chị nghĩ chồng chị sẽ ly dị với một người bài bạc như chị không?” - “Cũng có thể sẽ tới con đường đó.” Trinh nói.
Trinh cho biết, “Trước đây chồng tôi cũng nói một lần như vậy, cũng khiến tôi chùng lòng được gần 3 tháng. Nhưng khi nghe có người gọi thì máu cờ bạc lại trỗi dậy.” Chị cười buồn.
Trinh nói như vắt lòng, “Có lúc tôi muốn thay đổi, không muốn dính líu đến bài bạc nữa. Nhất là những khi bước ra khỏi sòng bài mà tiền hết sạch. Khi đó bản nhạc 'Tiền khô cháy túi có ai hiểu cho' rất là thấm thía, khiến mình rớt nước mắt. Tự an ủi mình ngày mai mình sẽ bắt đầu cuộc sống mới, đi cắt da lại, đi chà chân lại.”
“Nhưng chỉ cần ngủ qua đêm là con người mình lại trở lại như cũ, có cũng như không, không cũng như có. Sự hớp hồn của sòng bài có sức mạnh vô song.” Trinh khẳng định.
Hiện tại, “đã cố gắng không đi thì thôi, còn đi thì coi như 3 ngày 3 đêm mới về,” Trinh cho biết mức độ chơi bài hiện nay của mình.
“Có lẽ chỉ thay máu thì may ra máu bài bạc đỏ đen mới không còn.” Trinh nói như tự an ủi và sẵn sàng chấp nhận mọi điều có thể xảy ra vì bệnh nghiện bài của mình

Nhục quá bác Sang ơi!

rương Tấn Sang mang danh chủ tịch nhà nước Việt Nam, bị hàng ngàn người Việt biểu tình phản đối khi vừa bước chân tới nước Mỹ. Chưa thấy ai nói những lời trâng tráo như Trương Tấn Sang!
Ðược dịp gặp tổng thống Mỹ, ông ta nói, “Cám ơn nước Mỹ đã tạo điều kiện cho người gốc Việt ở Mỹ được thành công trong cả hai mặt kinh tế và chính trị! Ông ta làm như không biết rằng hàng triệu người Việt đang sống ở nước Mỹ đều từng chạy trốn khỏi cái địa ngục mà đảng Cộng sản của ông trùm lên trên cả đất nước Việt Nam từ năm 1975! Những thuyền nhân tị nạn không ai nhờ ông làm đại diện cho họ để ngỏ lời cảm ơn cả; đại diện của họ là những người đi biểu tình trong công viên La Fayette chống chế độ tham ác mà ông là đại diện. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích nhận xét, khi nhắc đến cả mặt “hoạt động chính trị” (political activities) của người Việt sống tại Mỹ, nghĩ lại thấy là “ông Sang qua câu đó, cám ơn các biểu-tình-viên đang la ó phái đoàn của ông ngay ở ngoài cổng Tòa Bạch Ốc!”

Nhà báo Ðức Tuấn kêu lên: “Nhục quá bác Sang ơi!” trong blog của anh. Kêu lên như thế là Ðức Tuấn quá lạc quan về tư cách con người ông Sang. Ông này không hề biết nhục. Người không bao giờ biết nhục là cái gì mới mở miệng nói một câu như vậy. Nói trâng trâng làm như cả nước Mỹ và ông tổng thống của họ không hề đọc lịch sử, không hề biết tại sao lại có hàng triệu người Việt liều chết vượt biển tìm tự do, trong đó có những người Việt đang sống ở Mỹ! Nói nghênh nghênh ngáo ngáo không khác gì mấy anh quản giáo bảo tù nhân phải “biết ơn cách mạng” vì mỗi ngày đều cho mình đi lao động! Chỉ một con người sống cả đời trong hàng ngũ cán bộ cộng sản, leo từng bước lên đến ngôi vị chủ tịch nhà nước thì mới đủ cơ hội tập được cái thái độ trơ tráo không biết hổ thẹn để phát ra được những câu như thế mà không biết mình sẽ bị cười vào mặt. Ðáng lẽ sau khi nghe Trương Tấn Sang nói những lời trơ trẽn đó, ông Barack Obama phải hỏi lại: “Thế ông chủ tịch đã viết thư cảm ơn các hãng tàu thủy quốc tế cứu giúp người Việt Nam tị nạn gặp nguy khốn trên đường vượt biển cho lên tàu hay chưa? Ngài có tặng huy chương cho Tầu Cap Anamour hay không? Họ đã chữa bệnh gần 40 ngàn người và cứu mạng sống hơn 10 ngàn người Việt sắp chết đuối trên mặt biển đó!” Ông Obama cũng có thể cũng thắc mắc trong lòng: Khi sang Bắc Kinh ông Trương Tấn Sang có ngỏ lời cảm ơn chính quyền Trung Cộng đã đón nhận những người Việt gốc Hoa bị chế độ cộng sản Việt Nam tịch thu tài sản, đuổi về Trung Quốc hay không? Phần lớn các đồng bào Việt gốc Hoa này đã sống ở Việt Nam bao nhiêu đời, chỉ nói tiếng Việt chứ không biết tiếng Trung Hoa, nhiều người đã đi lính, bị thương, nhưng vẫn bị tống ra biển bất kể sóng to gió lớn! Cũng chỉ một chế độ cộng sản mới có cái chính sách trục xuất người ta một cách táng tận lương tâm như vậy. Những người đã đánh mất lương tâm thì cũng không biết hổ thẹn.

Không biết trong gia sản của Trương Tấn Sang, có lúc được coi là người giầu nhất Sài Gòn, có bao nhiêu phần là do “đóng góp” của những người tị nạn cộng sản? Bao nhiêu ngôi nhà ở Sài Gòn đã bị tịch thâu rồi “hóa giá,” bỏ vào túi các quan cộng sản mỗi người được bao nhiêu? Thời đảng Cộng sản tổ chức vượt biên bán chính thức thì bọn Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng kiếm được bao nhiêu “cây” do đám đàn em bán bến dâng nộp? Nghe Trương Tấn Sang tới nước Mỹ mở miệng nói những lời trâng tráo như bây giờ, người ta chỉ cần nhắc lại lời phê phán tên Sở Khanh trong chuyện Kiều:
“Ðem người đẩy xuống giếng khơi / Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay!”

Những lời cảm ơn trâng tráo trên đây là điều dư luận còn ghi lại sau chuyến công du của Trương Tấn Sang. Bởi vì chẳng có gì khác đáng nhớ hết. Nói như Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, kết quả chuyến đi này là “Về tay không!” Nhưng về đến nước nhà, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản là báo Nhân Dân cũng trâng tráo không khác gì Trương Tấn Sang. Bản tuyên bố chung được báo này dịch ra có đoạn viết: “Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai bộ trưởng ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.”

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích hỏi: “Hai đảng nào?” Ở nước Việt Nam mới có một đảng độc quyền cai trị ngồi trên đầu nhà nước, chứ ở nước Mỹ có đảng chính trị nào được phép làm như vậy đâu! Ông Obama thuộc đảng Dân Chủ, đảng này làm gì có “cơ quan” nào ngồi trên đầu chính phủ để “đối thoại và trao đổi” với mấy ông bà trong đảng cộng sản? Nếu có, chắc ông Obama sẽ bị đàn hặc và truất phế ngay lập tức!

Phải nói là chuyến đi của Tư Sang về tay không, vì kết quả cụ thể duy nhất là lời hứa hẹn hai chính phủ sẽ ráo riết tiến tới trong vụ Việt Nam gia nhập Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP để kết thúc vào cuối năm nay. Nhưng nếu muốn được Mỹ đồng ý cho tham dự vào hiệp định đó, cqn cộng sản Việt Nam sẽ phải nhượng bộ trong cuộc đàm phán về hàng dệt may đang xuất cảng sang Mỹ.

Năm ngoái Việt Nam xuất cảng 17 tỷ hàng hóa qua Mỹ, hàng dệt may chiếm khoảng 7 tỷ đô la. Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam được đánh thuế thấp khi sang Mỹ, theo điều khoản ưu đãi của WTO cho các nước chậm tiến. Trong khuôn khổ TPP, các sản phẩm xuất cảng của các nước thành viên phải có xuất xứ từ các nước trong khối TPP mới được hưởng ưu đãi về thuế. Người Mỹ lo rằng Trung Quốc sẽ chuyển hàng vải sợi sang cắt may Việt Nam để được hưởng ưu đãi. Ðã có hơn 160 nghị sĩ Dân Chủ lẫn Cộng Hòa ký tên vào bức thư yêu cầu chính phủ Mỹ phải bảo đảm các loại hàng dệt may phải được sản xuất “với nguyên liệu từ một quốc gia là đối tác tự do mậu dịch của Mỹ, thì mới được nhập vào thị trường Hoa Kỳ với mức thuế ưu đãi.”

TPP là một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển, nên không có chính sách ưu đãi như khi Việt Nam đàm phán xin gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO). Chính phủ Mỹ và một số nước thành viên tương lai của TPP vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Vào Tháng Sáu, ông Nguyễn Vũ Tùng, phó đại sứ Việt Nam ở Washington, cho biết đề nghị mới nhất của Mỹ “thực sự, thực sự rất khó để chúng tôi chấp nhận.” Như vậy thì muốn giữ lời hứa kết thúc cuộc đàm phán về TPP vào cuối năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải hy sinh quyền lợi của các công ty dệt may để được chính phủ Mỹ chấp nhận!

Nhưng Ðại Sứ Mỹ David Shear tại Hà Nội mới tuyên bố rằng, “Nếu muốn quan hệ mậu dịch sát hơn, ta cần đến hiệp định TPP. Nhưng muốn những nỗ lực hợp tác ngoại giao đó thành công cần có cần thấy có sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam.” Trong khi Tư Sang ở Washington, hàng trăm nhà trí thức nước ta đã ký lá thư gửi đích danh ông ta, yêu cầu phải giải quyết ngay vụ nhà báo Ðiếu Cày đang tuyệt thực vì bị bạc đãi trong nhà tù. Ông Ðiếu Cày có thể chết bất cứ lúc nào trong khi vợ và các con ông còn chưa được gặp mặt.

Trương Tấn Sang được tiếp đón theo cung cách chưa có một vị nguyên thủ quốc gia nào phải chịu khi đến thăm nước Mỹ lần đầu. Chỉ vì xin được sang Mỹ gấp quá. Theo Giáo Sư Carl Thayer, thuộc Ðại Học Quốc Gia Úc: “Chuyến đi Mỹ của phái đoàn ông Trương Tấn Sang chỉ có hai tuần lễ để chuẩn bị. Ðây là điều rất bất thường trong các quan hệ ngoại giao quốc tế.” Tại sao phải đi gấp như vậy? Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đoán rằng sau khi Sang đi Bắc Kinh ký kết những thứ mà Bùi Tín gọi là các “văn kiện đầu hàng” thì “về nước bị mắng nhiếc quá nên Tư Sang mới vội vã xin sang hội kiến với ông Mỹ, mong để đối trọng với ông Tàu.” Chắc không riêng mình Tư Sang lo chạy chọt xin đi gấp. Cả Bộ Chính Trị đảng Cộng sản cũng lo. Sau khi nghe dư luận khắp nước phê phán các cam kết của Hà Nội với Bắc Kinh, họ cảm thấy sợ thật. Nhất là ngay sau khi Tư Sang ở Tàu về, mới đầu Tháng Bảy, tàu Trung Quốc lại tấn công, cướp phá các tầu cá Việt Nam đang khai thác hải sản tại vùng biển Hoàng Sa. Bộ Chính Trị không biết “ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?” Cho nên cả guồng máy ngoại giao của nhà nước phải thu xếp xin cho Tư Sang qua Mỹ, hy vọng dân Việt Nam sẽ quên mối nhục Thành Ðô nối dài. Một mình Tư Sang không đủ sức vận động chuyến đi này.

Ông Nguyễn Ngọc Bích kể lại những điều bất bình thường khi Tư Sang tới Mỹ: Không có tiếp đón long trọng, không thảm đỏ, không duyệt binh, không đại bác, không viên chức cao cấp nào từ phía Mỹ ra nghênh đón ngoại trừ ông đại sứ Mỹ ở Hà Nội, không ở nhà khách quốc gia, không có khoản đãi bằng một bữa tiệc linh đình (quốc yến, “state dinner”), không trưng cờ hai nước ngoài đường, phái đoàn Tư Sang phải thuê khách sạn ở gần Sứ quán Trung Cộng, vân vân. Ông Bích viết: “Chỉ cần so với sự tiếp đón long trọng (chính phủ Mỹ) dành cho bà Aung San Suu Kyi cách đây ít tháng là thấy hết cả sự bẽ bàng của chuyến đi. Dù như là một lãnh tụ đối lập ở trong tù ra chưa được bao lâu, bà Suu Kyi đã được mời đến nói chuyện cả với lưỡng viện Quốc Hội.”

Khi biết hình thức đón tiếp như vậy, chắc Ðức Tuấn cũng phải nhắc lại: “Nhục quá bác Sang ơi!”

Wednesday, July 24, 2013

The real and the fake

The Real: Phỏng Vấn T/S Alan Phan của báo Dân Việt


Người tiêu dùng Mỹ có thể tiêu thụ gấp 10 lần số hàng Việt đang xuất khẩu qua đây.
Ngày 23.7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao VN đã lên đường thăm chính thức Mỹ. Chúng tôi cùng tiến sĩ Alan Phan nhìn lại chặng đường quan hệ Việt- Mỹ cũng như các giải pháp để thúc đẩy, mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước.

Là người có 43 năm kinh nghiệm kinh doanh trên đất Mỹ, tiến sĩ đánh giá như thế nào về hợp tác thương mại Việt – Mỹ ở thời điểm hiện tại và cơ hội trong tương lai?

- Quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Mỹ đã tăng lên đáng kể so với quá khứ. Từ năm 2005, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Hiện tại, hàng hóa Việt Nam rất cần thị trường Mỹ, có thể nói là cần hơn bao giờ hết. Lý do là vì trong khi Việt Nam đang nhập siêu với Trung Quốc thì đến được thị trường Mỹ là điều quá tốt đối với các sản phẩm của Việt Nam. 

Thêm vào đó, nếu tiếp cận đúng mức, lượng xuất khẩu hàng Việt qua Mỹ có thể gia tăng gấp 10 lần hiện tại. Mặc dù, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng trong những năm gần đây, nhưng số lượng hàng Mỹ bán qua Việt Nam không nhiều nên có thể nói Việt Nam vẫn chưa phải là thị trường mà các nhà xuất khẩu Mỹ kỳ vọng. Tóm lại, Việt Nam cần thị trường Mỹ nhưng Mỹ chưa cần thị trường Việt (This sentence was deleted - See below)

Có thể nói, Mỹ là một thị trường rất lớn, bao la và bao phủ các sản phẩm tối tân cũng như rẻ tiền nhất từ khắp thế giới. Mỹ thực sự là một thị trường mở, và Việt Nam khai thác thị trường này chưa được nhiều, hay nói cách khác, những hợp tác thương mại hiện tại, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.
Vậy theo ông, Việt Nam phải làm gì để các sản phẩm của mình khi đến được với thị trường Mỹ thì phải trụ lại và có chỗ đứng nhất định?

- Mỹ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 khoảng 15.685 tỷ USD, chiếm khoảng 20% GDP toàn thế giới. GDP theo đầu người đạt khoảng 49.965 USD. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm khoảng 79,7%, công nghiệp 19,1%, nông nghiệp 1,2%. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm hơn 30% GDP, là nước xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới.
Như tôi nói, bởi vì Mỹ có một thị trường mở như vậy, nên cơ hội của chúng ta cũng rất nhiều. Hàng hóa nào của Việt Nam cũng có thể xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, để thành công, lời khuyên của tôi là muốn hợp tác với họ thì phải biết khách hàng muốn gì và mình phải đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng ở Mỹ, chứ không lấy cái chuẩn nhu cầu tiêu dùng của người Việt để mang đi xuất khẩu.
Vậy theo đánh giá của tiến sĩ, thế mạnh của hàng Việt ở thị trường Mỹ là gì?

- Khác với Trung Quốc, chúng ta có một vài lợi thế là các sản phẩm công nghệ và nông nghiệp. Nhưng để những thế mạnh này có sức sống lâu bền, chúng ta phải nâng cao cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Riêng về các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, thị trường Mỹ cũng có những tín hiệu rất đáng mừng.
Ngoài ra, mình có một cái lợi thế nữa đó là ở Mỹ hiện có khoảng 2 triệu người gốc Việt đang sinh sống. Đó là một thị trường tiềm năng, dễ tiếp cận và ưa chuộng những sản phẩm quê nhà.
Được coi là nước nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam song dường như Mỹ đã và đang cố tình tìm cách gây khó cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản?

- Nói như vậy là không hoàn toàn đúng. Thực tế, Mỹ không phải gây khó cho doanh nghiệp Việt Nam mà vấn đề là quy định chung của họ là như vậy. Không cứ gì hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc, thậm chí hàng châu Âu đều phải trải qua quá trình kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm, quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ rất cao.

Theo tôi biết, trong những năm gần đây, Mỹ đặc biệt chú ý đến những vụ việc liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam và các nước khác mà các cơ quan truyền thông đăng tải.
Để bảo vệ người tiêu dùng, Mỹ kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng sản phẩm. Vì thế, để các sản phẩm của chúng ta luôn có uy tín, thì không còn cách nào khác là chúng ta phải tuân thủ các quy định của họ. Đó cũng là cách nâng cao tính cạnh tranh.
Theo tiến sĩ, khi quan hệ ngoại giao được nâng cấp, liệu có tạo ra được một làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ Mỹ vào Việt Nam hay không?

- Cái đó rất khó nói, bởi người Mỹ không làm ăn theo kiểu bị áp đặt. Các doanh nghiệp Mỹ không bị chi phối bởi chính phủ và họ không quan tâm đến quan hệ chính trị.  Cái họ cần là uy tín và chất lượng. Trên thực tế, thể chế kinh tế của Việt Nam khác với Mỹ, vẫn còn nhiều rào cản. Mà để xóa bỏ được những rào cản đó, Việt Nam phải trở thành nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa.
Xin cảm ơn ông!

Từ năm 2005, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2012 đạt 24,5 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2011. Tính đến tháng 5.2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2012; tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào Việt Nam đạt 10,5 tỷ USD, đứng thứ 7 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 658 dự án.

 

The Fake: Phỏng Vấn T/S Alan Phan của báo Dân Việt

(http://danviet.vn/20130723104759633p1c25/the-manh-cua-hang-viet-o-my.htm)

Là người có 43 năm kinh nghiệm kinh doanh trên đất Mỹ, tiến sĩ đánh giá như thế nào về hợp tác thương mại Việt - Mỹ ở thời điểm hiện tại và cơ hội trong tương lai?

- Quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Mỹ đã tăng lên đáng kể so với quá khứ. Từ năm 2005, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Hiện tại, hàng hóa Việt Nam rất cần thị trường Mỹ, có thể nói là cần hơn bao giờ hết. Lý do là vì trong khi Việt Nam đang nhập siêu với Trung Quốc thì đến được thị trường Mỹ là điều quá tốt đối với các sản phẩm của Việt Nam.

Mặc dù, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng trong những năm gần đây, nhưng số lượng hàng Mỹ bán qua Việt Nam không nhiều nên có thể nói Việt Nam vẫn chưa phải là thị trường mà các nhà đầu tư Mỹ đặt hết sự quan tâm và kỳ vọng.

Có thể nói, Mỹ là một thị trường rất lớn, bao la và bao phủ các sản phẩm tối tân. Mỹ thực sự là một thị trường mở, trong khi Việt Nam khai thác thị trường này chưa được nhiều, hay nói cách khác, những hợp tác thương mại hiện tại, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Vậy theo ông, Việt Nam phải làm gì để các sản phẩm của mình khi đến được với thị trường Mỹ thì phải trụ lại và có chỗ đứng nhất định?

- Mỹ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 khoảng 15.685 tỷ USD, chiếm khoảng 20% GDP toàn thế giới. GDP theo đầu người đạt khoảng 49.965 USD. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm khoảng 79,7%, công nghiệp 19,1%, nông nghiệp 1,2%. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm hơn 30% GDP, là nước xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới.

Như tôi nói, bởi vì Mỹ có một thị trường mở như vậy, nên cơ hội của chúng ta cũng rất nhiều. Hàng hóa nào của Việt Nam cũng có thể xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, để thành công, lời khuyên của tôi là muốn hợp tác với họ thì phải biết khách hàng muốn gì và mình phải đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng ở Mỹ, chứ không lấy cái chuẩn nhu cầu tiêu dùng của người Việt để mang đi xuất khẩu.

Vậy theo đánh giá của tiến sĩ, thế mạnh của hàng Việt ở thị trường Mỹ là gì?

- Chúng ta cũng có một vài thế mạnh đó là các sản phẩm công nghệ và nông nghiệp. Nhưng để những thế mạnh này có sức sống lâu bền, chúng ta phải nâng cao cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Riêng về các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, thị trường Mỹ cũng có những tín hiệu rất đáng mừng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rất ưa chuộng các loại nông sản Việt như trái cây và gạo (Alan Phan did not say this)
Ngoài ra, mình có một cái lợi thế nữa đó là ở Mỹ hiện có khoảng 2 triệu người gốc Việt đang sinh sống. Đó là một thị trường tiềm năng, dễ tiếp cận và ưa chuộng những sản phẩm quê nhà.

Được coi là nước nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam song dường như Mỹ đã và đang cố tình tìm cách gây khó cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản?

- Nói như vậy là không hoàn toàn đúng. Thực tế, Mỹ không phải gây khó cho doanh nghiệp Việt Nam mà vấn đề là quy định chung của họ là như vậy. Không cứ gì hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc, thậm chí hàng châu Âu đều phải trải qua quá trình kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm, quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ rất cao.

Tuesday, July 23, 2013

CÁI CHẾT CỦA 3 TRẺ SƠ SINH VÌ VACCINE VÀ BÀ BỘ TRƯỞNG Y TẾ...

Chiều nay, 22-7, báo giới được thong báo sẽ có một cuộc gặp giữa các cơ quan chức năng ngành Y tế, đại diện lãnh đạo chính quyền địa phương cung cấp cho báo chí kết luận bước đầu về cái chết của 3 bé sơ sinh tại bệnh viện Hướng Hóa hôm 20-7 sau khi tiêm vaccine ngừa siêu vi B.
Hơn 20 phóng viên thường trú của các báo đài cả miền Trung tụ tập tại tầng 3 Sở Y Tế Quảng Trị để rồi được cho ngồi hóng bên ngoài từ 14h (như thông báo ban đầu) mãi cho đến hơn 17h , cuộc họp kín của ngành Y Tế với sự tham gia của một số ban ngành địa phương mới xong.Đáp lại sự trông đợi của anh em PV là phần kết luận chưa đầu 2/3 trang giấy A4 do giám đốc Sở Y tế đọc đúng 5 phút, kết luận là…”Các bé chết do sốc phản vệ nhưng chưa rõ nguyên nhân”. Kết luận này cũng tương tự như cháy là do có lửa nhưng chưa rõ nguyên nhân lửa từ đâu, lụt là do nước ngập nhưng chưa rõ nguyên nhân sao lại có nước! 
Nhìn cảnh mấy chục anh em phóng viên bám bíu nhìn qua kẻ hở tấm dán cửa kính để coi các vị đang họp mà ngao ngán.
Mấy tháng trước, 5 em nhỏ ở Quỳ Hợp (Nghệ An ) chết sau khi tiêm vacccine nhưng rồi đến nay vẫn chưa thấy ai chịu trách nhiệm. Liệu rồi cái chết của ba em bé sơ sinh ở Hướng Hóa sẽ có ai chịu trách nhiệm không? Thật lòng là mình không dám tin là sẽ có người chịu trách nhiệm cụ thể ,dù ngó qua cái kết luận chiều nay thì thấy có vẻ quả banh trách nhiệm đang bị đá về sân Quảng Trị.
Hôm nay báo TT nhà mình đưa tin bà Bộ trưởng Y Tế vào Quảng Trị để dự lễ khởi công xây dựng tháp chuông ở NT liệt sĩ Gio Linh đúng thời điểm xảy ra cái chết oan ức của 3 bé sơ sinh, nhưng thay vì sau đó ghé đến để thắp cho các bé một nén nhang, (thời gian để từ Đông Hà lên Hướng Hóa chỉ chừng 1 giờ đồng hồ) vậy nhưng bà Bộ Trưởng đã không lên. Có thể công việc của bà quá khẩn cấp, quá quan trọng nên bà không thể đi. Nhưng cách hành xử ấy khiến nhiều bạn trên fb đã bày tỏ bất bình, cho là bà Bộ trưởng “vô cảm”. Nói thật mình khâm phục các bạn đã lên tiếng trách móc cách hành xử của bà Tiến, vì, với sự trách móc đó, các bạn chứng tỏ các bạn vẫn còn quá nhiều tin cậy và hy vọng!
Sự “vô cảm” , như cách mà các bạn nói về bà Tiến hôm nay khiến mình nhớ lại câu chuyện chuyến tàu E1 lật ở Lăng Cô mấy năm trước, trong lúc cả ngành Giao thông vận tải và cả nước hoảng lên vì chuyến tàu định mệnh cướp mất sinh mạng của một số người dân trên chuyến tàu đó thì ngài Bộ Trưởng GTVT đương nhiệm lúc ấy đang ở đâu bạn biết không? Ngài đang …tắm bùn ở khu VIP , tại khu tắm bùn khoáng Tháp Bà Nha Trang, và câu chuyện ấy sau đó đã góp phần đưa ngài rời khỏi ghế Bộ trưởng.
So với sự vô cảm của ngài bộ trưởng GTVT khi đang ở Nha Trang nhưng tai nạn xảy ra ở tận Lăng Cô thì chuyện bà Bộ trưởng có mặt ở Quảng Trị đúng thời điểm 3 trẻ sơ sinh chết, cho dù nguyên nhân là gì thì với tư cách người đứng đầu ngành Y tế nước nhà, bà Bộ trưởng không có lí do bận bịu đến đâu để mất vài chục phút đến sẻ chia an ủi, huống nữa bà là một phụ nữ, một người mẹ…càng khiến nhiều bạn “căm phẫn” cũng không có gì khó hiểu , vì cấp độ vô cảm có vẻ cao hơn sự hành xử của ngài Bộ trưởng GTVT năm nọ.
Không biết sự có mặt tại lễ khởi công xây dựng tháp chuông tưởng niệm có khiến các liệt sĩ phù hộ cho bà Bộ trưởng hanh thông hoạn lộ đến đâu nữa khng. (Sống ở đất Quảng Trị này mình biết cứ lên chức cao, giữ quyền trọng sau mỗi cuộc bầu bán là nhiều vị từ HN lập tức đi xuyên đêm vào miền đất này thắp nhang tạ ơn liệt sĩ!) 
Dù sao thì với sự bất bình của các bạn trên facebook về hành vi mà các bạn gọi là “thờ ơ , vô cảm” của bà Bộ trưởng , mình xin chân thành bày tỏ lòng ngưỡng mộ đến các bạn. 
Vì sao mình ngưỡng mộ ư?
Không có một phép màu nào để cứu chuộc 3 thiên thần chết oan bởi 3 mũi vaccine ác nghiệt kia sống lại, nhưng sự trách mắng giận dữ từ các bạn với bà Bộ trưởng khiến mình khâm phục bởi lẽ các bạn vẫn chưa mất niềm tin!
Chỉ khi còn tin yêu và hy vọng mới trách mắng thế, còn mình thì không!

Tiến sỹ vàng mã

Đó là loại tiến sỹ tệ hơn cả tiến sỹ giấy giáo điều và chỉ có loại giấy tiền vàng mã mới xứng với cái tâm và cái tầm của họ! Sau khi truyền thông lề đảng đưa tin ồn ào về vấn đề 3 trẻ sơ sinh chết tại huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, Bộ Y đã cử các chuyên gia có trách nhiệm của mình vào giải quyết và đã họp báo công bố thông tin gây ra cái chết của các em theo nhiều giả thuyết:
- Sốc phản vệ.
- Sở Y tế Quảng Trị bảo quản lô vắc xin không tốt.
- Không triển khai tiêm tại phòng riêng mà tiêm tại phòng bệnh.
- ...
Và đoàn chuyên gia cao cấp ăn hại đái nát của Bộ Y rình rang cởi công xa với đội ngũ đông lúc nhúc cho biết trên truyền hình chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể sẽ gửi mẩu xét nghiệm trong nước và nước ngoài.
Đâu chỉ có tỉnh Quảng Trị mà hầu như 63 tỉnh thành VN đầu có sử dụng loại vắc xin chủng ngừa viêm gan siêu vi B này do công ty vắc xin và sinh phẩm số 1 trong nước sản xuất, với thái độ vô trách nhiệm khi không đình chỉ tiêm ngừa trên toàn quốc hôm nay lại có thêm trẻ em chết sau khi tiêm (theo thông tin chưa được kiểm chứng 1 em tại Bình Thuận và 1 tại Hà Tĩnh)
Tiến sĩ vàng mã Nguyễn Trần Hiển
Nhìn cái cảnh ông Nguyễn Trần Hiển cầm cái phong bì mỏng dính trao tận giường cho sản phụ còn rưng rưng nước mắt cùng bầu vú tức sữa thấy thương làm sao!
Thương là thương người dân VN thấp cổ bé miệng bị bọn cường quyền làm láo nó bồi thường với cái giá rẻ mạt!
Ở những quốc gia Dân chủ thì ông mau mau mà từ chức, còn không thì người dân họ kiện ra tòa vừa mất chức, bồi thường số tiền khổng lồ lại còn mang nhục! Nhưng tại cái cứ thiên đường mù này đã có đảng lo!
Chúng mày cứ làm láo làm lếu đi, ai thắc mắc cứ chỉ vào đảng là xong… Chuyện tiêm ngừa vắc xin viêm gan trong vòng 24 g có khả năng ngăn ngừa bệnh cao là điều hiển nhiên nhưng không phải vì thế mà tiêm đại trà khi gây hậu quả nghiêm trọng, và người ở vị trí đứng đầu thì không thể chỉ hạ mình bồi dưỡng cái phong bì cho người dân là xong!
Nếu là người có liêm sỹ và lòng tự trọng thì sẽ thấy cái trách nhiệm đó do mình gây ra và nên đăng đàn xin lỗi công luận và từ chức trong danh dự.
Nhưng có ai làm quan VN mà ngu dại từ chức khi một kẻ làm quan 3 họ được nhờ cơ chứ? Rồi cũng xong thôi, biết bao scandal còn lớn hơn cũng rơi vào quên lãng…
Ở những quốc gia khác đôi khi xem báo chúng ta thấy có những bác sỹ tử thần vì họ giúp người bệnh mau chết bằng mủi tiêm đang gây nhiều tranh cãi vì dư luận một bên nói giúp cho người bệnh hết đau đớn, nhưng bên còn lại cho rằng họ không có quyền làm như thế.
Thì tại VN ông và cái công ty vắc xin và sinh phẩm số 1 sẽ ghi dấu ấn vào lòng người dân là các tên vác liềm tử thần khoác áo phục vụ con người vì các trẻ em VN không hề muốn chết!
Những sinh mạng đó muốn sống thưa ông!
Những vị tiến sĩ vô cảm như ông và đồng sự thật đúng là thiên tài XHCN nhưng lại là thiên tai dịch họa với dân tộc Việt Nam thưa ngài tiến sĩ vàng mã Nguyễn Trần Hiển!

Xây dựng XHCN = bóc lột nô lệ!?

 Muốn đi Hàn Quốc làm nô lệ “bán sức lao động” để góp phần xây dựng thiên đàng XHCN/CSVN – Một người lao động phải trả trước 80-200 triệu đồng cho thủ tục hồ sơ xuất cảnh – (Khảo sát của Viện Khoa học lao động xã hội CSVN).
Khảo sát về những nhân tố tác động khiến người lao động VN phải bỏ trốn ra ngoài hoặc ở lại làm việc bất hợp pháp (khi hết hạn hợp đồng) tại Hàn Quốc là do gánh nặng về chi phí mà một bộ phận người lao động VN đã phải trả từ 80-200 triệu đồng/người cho “lệ phí” đầu tiên của thủ tục xuất cảnh, trước khi sang Hàn Quốc (báo TT 17/7). Mà trực tiếp bằng mồ hôi công sức ấy, sẽ rất sớm, trong vòng vài tháng, người lao động đã mang lại nguồn ngoại tệ cho nhà nước CSVN.
Phải dùng từ ngữ nào để chỉ danh tương thích cho hành vi này hơn cụm từ
“Bóc lột nô lệ” trắng trợn dã man? Khi mà muốn có thành quả biến giá trị thành tiền, từ một cây ăn trái, người ta phải bỏ công, của, đầu tư để trồng và chăm bón nó tới… 4 năm mới có được trái ngon!?.
Nếu biết rằng, không phải bỏ ra bất cứ “đồng vốn” nào nhưng mỗi năm (2007) “nhà nước, đảng ta” ngửa tay nhận được từ nguồn bán sức lao động của người Việt Nam từ nước ngoài gửi về lượng ngoại tệ từ 1, 6 tỷ đến 2 tỷ USD Trong đó từ Hàn Quốc trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD. Năm 2010 Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 quốc gia có lượng ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về nhiều nhất, là một trong 10 quốc gia có thu nhập lớn từ xuất khẩu sức lao động người dân nước mình. (Wikipedia)

Xuất khẩu lao động đâu phải là: “niềm hãnh diện” của một quốc gia, và chẳng lẽ tư tưởng HCM và “đảng ta” lãnh đạo toàn dân xây dựng thiên đàng XHCN bằng: mang thân làm “nô lệ” cho tư bản!?.
Đa phần, người dân “tha phương cầu thực” bán sức lao động khắp xứ người là thành phần nghèo thu nhập thấp trong xã hội Việt Nam.
Vì đạo lý, nhân bản và tình người “nhà nước, đảng CSVN” phải có tư duy “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, khoan sức dân, mà thấy trách nhiệm, cần thiết hổ trợ mọi điều kiện kể cả phải dùng ngân sách ứng trước vé bay (nếu cần) và hoàn tất mọi thứ hồ sơ xuất cảnh “miễn phí” cho người đi lao động, (mà thật ra chẳng có chi phí là bao cho mớ giấy tờ hồ sơ thủ tục hành chính ấy) để giảm bớt sức nặng trên đôi chân còm cõi của người ly hương “săn” ngoại tệ cho quốc gia bằng mồ hôi nước mắt công sức của chính mình, mà “nhà nước, đảng ta” không phải đầu tư có thời gian như trồng cây ăn trái .
Tưởng chừng đó là điều dễ hiểu của một “nhà nước” của, do và vì dân, nhưng không, những kẻ gọi là “đầy tớ, công bộc” của nhân dân thay vì bổn phận và trách nhiệm phải tận tâm chí tình trợ giúp, lại như bầy “đỉa đói” tự đặt ra những cái “giá” mà người đi làm “nô lệ” phải đưa thân ra cho chúng “hút máu” bằng các thứ “lệ phí giang hồ” ngay từ khi người lao động chưa đặt chân đến xứ người – Thật là vô đạo, như trồng một cái cây, chưa kịp bén rễ thì chúng, như một bầy sâu, đã lặt trụi lá ăn trước hết rồi?
Trên số báo Tuổi Trẻ cuối tuần 14/7/2013 – PV hỏi một “chóp bu CSVN” liên quan đến xuất khẩu lao động, thứ trưởng Bộ LĐ/TB/xã hội, Nguyễn Thanh Hòa…


Nguyễn Thanh Hòa
PV báo TT: - Thứ trưởng nói gì về việc có thông tin thu phí người lao động đi Đài Loan làm việc phải trả cái giá lên tới 7. 000 – 8. 000 USD/người cho thủ tục và hồ sơ?.
Nguyễn Thanh Hòa: Việc thu lệ phí quá cao ở thị trường Đài Loan và các nước khác là có nhưng không đến mức cao như vậy, chỉ có thể là 6. 000 USD trở xuống,!? - (TT cuối tuần 14/7).
Bình quân lương người lao động thu nhập trên dưới 1. 000 USD/tháng (thị trường lao động cơ bắp Hàn Quốc – Đài Loan) chưa đặt chân đến xứ người, chưa biết tương lai công việc ra sao, “nhà nước, đảng ta” chặt ngay 6 tháng lương đầu tiên (6. 000 USD) của người lao động!? Đây là số tiền phải có, bằng mọi cách, nộp cho quan chức “nhà nước” nếu muốn đi làm “nô lệ”??.
Mà theo Thống kê của viện nghiên cứu có uy tín Brookings trụ sở chính tại Washington DC cho thấy tỷ lệ người lao động nghèo, thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) tại Việt Nam cao gần đứng đầu khu vực ASean (sau Campuchia) chiếm 18, 2% dân số (16, 1 triệu người) trong năm 2011.
2 USD/ngày - liệu một người lao động nhịn đói bao lâu cho có đủ 6.000 USD! để “mua” một chỗ làm “nô lệ” nơi xứ người??.
Hệ lụy. Rất nhục nhã cho CSVN - Ở cái xứ người, Hàn Quốc ấy - quốc gia mà cũng có một định mệnh hẩm hiu cùng thời điểm, chia cắt đất nước vì ý thức hệ CS như Việt Nam, nhưng lãnh đạo xứ Hàn khôn ngoan, thức thời hơn “Hồ chính…Mi” rất nhiều, “thống nhất” là cần, nhưng không phải bằng mọi giá, mà sự thịnh vượng của toàn dân, giàu mạnh cho quốc gia mới là cấp thiết và ưu tiên tối thượng, từ chiều hướng đúng đắn đó đã đưa Nam Hàn ngày nay trở thành một nền kinh tế tài chính quân sự hùng mạnh, tóp đầu Châu Lục, để cho một CSVN tự hào là “thống nhất” bằng hy sinh gần nữa triệu xương máu trong đó có một thế hệ thanh niên rường cột quốc gia, giờ đây lại đẩy hàng trăm ngàn thanh niên nam nữ thế hệ kế tiếp sang xứ Hàn (nơi chưa cần sự thống nhất) làm vợ hờ, osin, bán sức lao đông như “nô lệ” để nhặt nhạnh từng đồng đôla mang về cho “đảng ta”…. xây dựng thiên đàng XHCN!? -
Càng xấu hổ dã man hơn nữa, “nhà nước, đảng” lại tàn nhẫn “bóc lột” bằng lệ phí trên những đầu người lao động khốn khổ đang đi làm “nô lệ” cho tư bản “giãy chết” ấy!?
Thật là “hãnh diện” một đảng CSVN quang vinh? Tự hào là lãnh đạo giai cấp công nhân XHCN/VN, lại xua đẩy nữa triệu (500. 000) thanh niên nam nữ đồng bào mình, phát huy tư tưởng Hồ Chính…Mi “bôn ba khắp hải ngoại” làm nô lệ cho tư bản, đánh đổi mồ hôi nước mắt nhặt từng đồng ngoại tệ để làm nên danh hiệu: “XHCN là khát vọng làm “nô lệ” của “đảng” và nhân dân ta”!?.

Monday, July 22, 2013

Khả năng thành công/thất bại của ‘Vụ Xử’ Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan)

Tôi muốn mượn tựa đề truyện ‘Vụ Xử’ của Kafka để nói đến tính chất mông muội vây bủa quanh vụ truy sát Nhã Thuyên, một nữ giảng viên đại học và một cây viết trẻ có bản lãnh đang được giới trẻ quan tâm tới văn học nghệ thuật tìm đọc. Vụ việc đã xảy ra ngót nghét tháng nay, khởi đầu bùng lên với phát biểu báo động và chỉ điểm của Chu Giang Nguyễn văn Lưu vào ngày chót của hội nghị Lý luận Phê bình Toàn quốc do đảng tổ chức ở Tam Đảo. Với những người để ý theo dõi ‘hành tung’ của ‘vệ binh’ Chu Giang thì tuyên bố chỉ điểm này ở Tam Đảo không có gì lạ, hơn thế nữa: thôi đành chặc lưỡi ‘miễn bàn’. Vì Chu Giang cũng chính là ‘cây bút phê bình’ (sic) đã dai dẳng truy sát Nguyễn Huy Thiệp bằng những bài báo ‘luận chiến’ đăng trên Tuần báo Văn nghệ Tp HCM năm ngoái nhưng không đem lại kết quả nào. Tiếp theo Chu Giang, báo đảng xông lên với nào là Cẩm Khê trên tờ Nhân Dân, Tuyên Hóa trên tờ Quân Đội Nhân Dân, và mới đây nhất là ‘nhà phê bình’ Nguyễn Văn Dân trên VanVn.net. Về những tiếng nói phản biện chúng ta có bài ‘Cú giẫy cuối cùng của nền phê bình chính huấn’ của Phạm Thị Hoài trên mạng Pro/Contra, và mới nhất là bài ‘Phê bình kiểm dịch’ của Gs Trần Đình Sử. Qua bài viết của mình vị giáo sư này cho thấy ông có sự trong sáng trí thức (probité intellectuelle), tuy không trực tiếp đề cập tới án xử Nhã Thuyên nhưng trên một diện rộng gián tiếp báo động giới làm văn học nghệ thuật về sự trỗi dậy của những ‘phê bình gia kiểm dịch’ trong hiện tình văn học nghệ thuật hiện tại, và đồng thời cũng có ý đánh thức lương năng của những nhà phê bình kiểm dịch với giả thuyết họ còn lương năng.
Thông tin về hậu quả tức thời của án xử Nhã Thuyên đã được các trang mạng lề dân loan tải: Nhã Thuyên bị cho thôi việc ở Đại học Sư phạm Hà nội, PGS TS Nguyễn Thị Hòa Bình, người bảo trợ cho luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên sẽ ‘nghỉ hưu non’.
Nhưng vì câu hỏi của giới bình luận gần đây được nêu lên nhân vụ việc này là: ‘Phải chăng một vụ án dập khuôn Vụ án Nhân văn Giai phẩm (NVGP) một lần nữa lại tái diễn?’ nên chúng tôi thiết nghĩ để tìm được câu trả lời cho câu hỏi này trước hết chúng ta thử nêu câu hỏi: Trong tình thế hiện nay Tuyên giáo TW tính toán ra sao? Chúng tôi đặt câu hỏi này ra và thử đưa ra những dự đoán.
Ta hãy quay lại vụ án NVGP. Trước hết là điểm mặt những nhà phê bình kiểm dịch thời xảy ra vụ án này. Nhà văn Phạm Thi Hoài đã liệt kê khá đầy đủ:

“Trong cuộc truy sát Nhân văn-Giai phẩm, ít ra chúng ta biết: Người “vạch trần bộ mặt thật” “trụy lạc phản động” của Trần Dần là nhạc sĩ Đỗ Nhuận; người hô hào cả nước “phải chặn lại không cho Trương Tửu được tự do truyền bá những tư tưởng phản động, những tác phong đồi bại” là nhà phê bình Hoài Thanh, cũng chính là người xác định tính chất “xuyên tạc”, “vu khống”, “phản động” của bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần; người tố giác cả một “hệ thống những sai lầm xấu xa”, những “dụng ý rất đen tối” của Tử Phác là nhạc sĩ Lương Ngọc Trác; người lột “cái mặt gian xảo” của Lê Đạt như “một kẻ ẩn núp, tàng hình, đã từng quay quắt được một thời gian, nhưng rốt cục cái bản chất phản lại giai cấp vô sản lòi ra mồn một” là nhà thơ Xuân Diệu, cũng chính là người phát hiện Văn Cao “gài mìn chống phá Đảng và nhân dân”; người quyết “vạch rõ tội lỗi của Phan Khôi đã bao nhiêu năm làm tay sai cho đế quốc, nịnh hót phong kiến, huyễn hoặc, lừa bịp, đầu độc nhân dân để kiếm bát cơm, manh áo”, “chống Đảng, chống cách mạng, phản nhân dân, phản Tổ quốc”, “từ bé đến già bóc lột của nông dân, ăn cướp của nhân dân” là nhà văn Nguyễn Công Hoan; người gọi tác phẩm của Trần Duy là cái thứ “văn nghệ vô nhân đạo của thần chết”, là “những thứ cỏ độc, mà chúng ta phải nhổ sạch, quét sạch, để vứt vào rác, hoặc làm một thứ phân bón cho những bông hoa chân chính trong vườn văn nghệ của ta” là nhà phê bình Vũ Đức Phúc…; chưa kể hàng trăm văn nghệ sĩ không kém danh tiếng khác – từ Thế Lữ, Bửu Tiến, Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, Đoàn Giỏi, Tú Mỡ, Đoàn Văn Cừ, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tuân…, đến Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Đình Thi, Võ Huy Tâm, Đào Vũ, Bùi Huy Phồn… – hăng hái góp đinh cho những chiếc búa tạ nêu trên chốt quan tài những đồng nghiệp “nổi loạn” của họ.
Trong cuộc truy sát Nhân văn-Giai phẩm, ít ra chúng ta biết: Người “vạch trần bộ mặt thật” “trụy lạc phản động” của Trần Dần là nhạc sĩ Đỗ Nhuận; người hô hào cả nước “phải chặn lại không cho Trương Tửu được tự do truyền bá những tư tưởng phản động, những tác phong đồi bại” là nhà phê bình Hoài Thanh, cũng chính là người xác định tính chất “xuyên tạc”, “vu khống”, “phản động” của bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần; người tố giác cả một “hệ thống những sai lầm xấu xa”, những “dụng ý rất đen tối” của Tử Phác là nhạc sĩ Lương Ngọc Trác; người lột “cái mặt gian xảo” của Lê Đạt như “một kẻ ẩn núp, tàng hình, đã từng quay quắt được một thời gian, nhưng rốt cục cái bản chất phản lại giai cấp vô sản lòi ra mồn một” là nhà thơ Xuân Diệu, cũng chính là người phát hiện Văn Cao “gài mìn chống phá Đảng và nhân dân”; người quyết “vạch rõ tội lỗi của Phan Khôi đã bao nhiêu năm làm tay sai cho đế quốc, nịnh hót phong kiến, huyễn hoặc, lừa bịp, đầu độc nhân dân để kiếm bát cơm, manh áo”, “chống Đảng, chống cách mạng, phản nhân dân, phản Tổ quốc”, “từ bé đến già bóc lột của nông dân, ăn cướp của nhân dân” là nhà văn Nguyễn Công Hoan; người gọi tác phẩm của Trần Duy là cái thứ “văn nghệ vô nhân đạo của thần chết”, là “những thứ cỏ độc, mà chúng ta phải nhổ sạch, quét sạch, để vứt vào rác, hoặc làm một thứ phân bón cho những bông hoa chân chính trong vườn văn nghệ của ta” là nhà phê bình Vũ Đức Phúc…; chưa kể hàng trăm văn nghệ sĩ không kém danh tiếng khác – từ Thế Lữ, Bửu Tiến, Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, Đoàn Giỏi, Tú Mỡ, Đoàn Văn Cừ, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tuân…, đến Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Đình Thi, Võ Huy Tâm, Đào Vũ, Bùi Huy Phồn… – hăng hái góp đinh cho những chiếc búa tạ nêu trên chốt quan tài những đồng nghiệp “nổi loạn” của họ. (Trích Pro/Contra).

Thôi thì đủ mặt ‘anh hào’ lưu xú danh hậu thế.

Câu hỏi: với ‘Vụ Xử’ Nhã Thuyên trong tình thế hiện nay liệu Tuyên huấn TW có khả năng huy động được con số đông đảo những tay phê bình kiểm dịch như thời trước không?

Dự đoán của chúng tôi là: Không. Củng cố cho dự đoán này là những lý do sau.

Thứ nhất, chính quyền hiện tại không còn có quyền năng tuyệt đối như ở những năm cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 thế kỷ trước. Tình thế nay đã khác, điều này hẳn những vị lãnh đạo Tuyên giáo TW phải hiểu rõ hơn ai hết. Trong giới làm văn học nghệ thuật hiện nay, việc áp lực đông đảo giới này làm theo lệnh Tuyên giáo TW là bất khả. Thế nên, khi những đội trưởng truy sát như Phong Lê, Phan Trọng Thương, tốt đen Chu Giang, Cẩm Kê, Tuyên Hóa, và Nguyễn văn Dân (chỉ cần đọc sơ bài ‘Văn học nhìn từ lý thuyết trung tâm – ngoại vi’ của vị GSTS này cũng thấy ngay tiến sĩ (sic) của chúng ta đã “lạc đề”, “gượng gạo”, “viết /nói về hùa đánh hôi” như thế nào) có xếp hàng sẵn sàng ra tay chờ chỉ thị thì Tuyên giáo TW – nhìn quanh quất chỉ thấy lèo tèo vài vệ binh - quá lắm cũng chỉ đành liếc mắt bảo “các chú mày để từ từ”, và vì vụ việc đã loan truyền rộng rãi cả trong lẫn ngoài nước nên chẳng đặng đừng đành phải xử lý hành chính cô giáo Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan và giáo sư Nguyễn Thị Hòa Bình. Và rất có thể hồ sơ vụ xử này sẽ tạm thời được khép lại ở thời điểm này. Để củng cố cho hành xử răn đe này (nói theo kiểu TBT Nguyễn Phú Trọng về hiệu quả việc chỉnh đốn đảng vừa qua là cũng khiến “khối anh run đấy!”. Một kết luận mượn cách đùa cợt nhẹ nhàng để che dấu sự bất lực và thất bại. Nhưng câu nói nửa đùa nửa thật này của TBT NPT không phải là không có phần đúng) là Lớp tập huấn “Quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật và hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật năm 2013″ diễn ra khắp các tỉnh thành trong nước. Chúng tôi đánh giá đây là những động thái chỉ có mục đích răn đe, chỉnh đốn mà thôi. Về hình thức xử lý hành chính đối với giảng viên Đỗ Thi Thoan, chúng tôi nghĩ hiệu quả không đáng kể vì chức vụ giảng viên không còn có cái danh giá và quyền lợi như trước đây nên hiện nay chẳng đáng quan tâm (vì mới chỉ nhận chức vụ giảng viên trên dưới một năm nên việc bảo vệ ‘sổ lương’ dĩ nhiên là không thành vấn đề đối với Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan). Còn với Gs Nguyễn Thị Hòa Bình chúng tôi nghĩ ‘hưu non’ là giải pháp tối hảo để cho lương tâm được bình yên, trong sáng trí tuệ và thanh danh được bảo toàn. Vả lại thời nay kinh tế thị trường việc “thắt bao tử”, trù dập vây bủa kinh tế không còn hữu hiệu: Gs Nguyễn Thi Hòa Bình và giảng viên Đỗ Thị thoan hẳn không đến nỗi phải về quê đập đá mưu sinh như thi sĩ Hữu Loan trước đây! Ngoài ra cũng phải kể đến hậu quả ngược của vụ xử: đối với giới trẻ, nhất là những sinh viên ở đại học sư phạm Hà Nội, rất có thể họ không đồng tình, và khinh bỉ, cách ứng xử của Tuyên giáo TW và các quản lý giáo dục, sự bày tỏ này sẽ lan rộng, có tác động tiêu cực trong xã hội. Xa hơn nữa, từ không đồng tình, khinh bỉ đến phản kháng, con đường dẫn đến bày tỏ thái độ phản biện bấy lâu chưa hiện rõ để được trung thành với bản thân và lương tâm trong sáng của giới trẻ sẽ không xa.

Thứ nhì, vì những vấn đề Tuyên giáo TW cấp thiết, sinh tử, phải ứng phó như những vụ bắt nhốt những blogger như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào…, những việc khuấy động dư luận xã hội như vụ tuyệt thực của Cù Huy Hà vũ, Điếu cày Nguyễn văn Hải, vụ xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Khang cũng như nhiều vụ án chính trị khác trong mấy tháng nay, và làm sao bịt miệng được những tiếng nói phản biện ‘không trung thành’ ngày càng mạnh dạn lên tiếng nhắm vào tử huyệt, triệt hủy tính chính danh của đảng về toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo. Cũng phải kể ngay đến nan đề thành tích nhân quyền tệ hại của chính quyền VN đang bị đặt dưới áp lực ngày càng đè nặng từ những nước phương Tây, nhất là từ quốc hội và chính quyền Mỹ vào thời điểm xảy ra chuyến công du Mỹ để gặp tổng thống Obama của chủ tịch nước Trương Tấn Sang v.v… Đấy là chưa kể đến một yếu tố ‘ngầm’ quan trọng hơn cả: trong cơn lốc xoay chiều chính trị đang diễn ra, những vị trong Tuyên giáo TW rất có thể nếu không ‘nín thở chờ thời’ thì cũng càng ‘bất động’ được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Do đó không khó nhận ra nhóm các ‘phê bình gia kiểm dịch’ đã tính toán sai lầm về thời điểm (timing) để đưa ra ‘án xử’. Vào thời điểm này “chuyện lý luận (ný niếc) phê bình (phê biếc) hãy tạm thời dẹp sang một bên! Sao các chú rách việc quá!” [Các chú phải biết thân biết phận, các chú có hiểu địa vị của các chú chỉ ở bậc gần như thấp nhất trong các bậc thang quyền lực không?] Đó là sách lược tưởng như khó hiểu của người cộng sản với bản chất muôn thuở của anh du kích chuyên trị ‘đối phó’ để tồn tại. Do đó khả năng thất bại của mưu toan truy sát của những vệ binh đỏ bảo vệ đường lối chính thống này nhiều phần đang lộ rõ.

Lý do sau chót: nhóm Mở Miệng – nhất là thành viên Bùi Chát – hiện đang trong tầm ngắm của chính quyền, nhất là sau vụ việc Bùi Chát cùng hai người bạn học lập nhóm chủ trương trang mạng kêu gọi hậu thuẫn xã hội cho “tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn,” và tiếp đó là công khai thách thức những người lãnh đạo của đại học Luật TP HCM công khai tranh luận về việc phỉ báng và vi phạm pháp luật khi công bố nhân thân cũng như thành tích học tập của nhóm này. Việc lãnh đạo TP HCM và đại học Luật của thành phố này “ngậm tăm” không có nghĩa Bùi Chát và hai bạn học cũng như Mở Miệng đã ra khỏi tầm ngắm trả thù.

Để kết luận chúng tôi cũng nhân ‘án xử’ Nhã Thuyên không thể không đặt câu hỏi: Không kể “nền” phê bình văn học tản mạn cảm tính của những Hoài Thanh, Hoài Chân, Đặng Thái Mai, Vũ Ngọc Phan… tụt hậu so với thế giới cả thế kỷ ở thời điểm của nền phê bình này xuất hiện, nhận định nói ra tuy đau lòng nhưng là sự thực: rằng từ 1955 đến nay không những không hề có lý thuyết và phê bình văn học đích thực, vậy đến bao giờ lý thuyết và phê bình văn học nước ta mới thoát khỏi thảm họa do sự ngu xuẩn mông muội đã vây bủa hơn nửa thế kỷ nay để mở ra một sinh khí, một tinh thần mới?

Điếu Cày tuyệt thực sang ngày thứ 30 liên tiếp, mạng sống chỉ còn tính từng giờ

Ngay trong sáng nay, 22/7/2013, chị Dương Thị Tân và con trai Nguyễn Trí Dũng sẽ trực tiếp đến trụ sở Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An để gửi đơn khẩn cấp, đồng thời chất vấn về việc tiếp nhận và giải quyết đơn thư tố cáo của blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải.
Cả tuần nay, chị Tân và các con hoang mang như ngồi trên đống lửa. Từng giờ trôi qua là những nỗi lo âu, hồi hộp. Điếu Cày đã tuyệt thực sang đến ngày thứ 30 liên tiếp trong tình trạng biệt giam kỷ luật. Đến hôm nay, 22/7, không có dấu hiệu nào cho thấy Điếu Cày ngưng tuyệt thực. Mạng sống của anh đã hết sức nguy kịch và chỉ còn tính từng giờ.

Là một người cương trực, Điếu Cày sẽ đấu tranh đến chết để đòi công lý. Trong khi đó, CA trại giam số 6 vẫn tỏ ra chây lỳ, tiếp tục dùng mọi thủ đoạn để ép bằng được Điếu Cày phải ký tên vào lá đơn 'nhận tội'.
Trước tình hình vô cùng cấp bách, chị Dương Thị Tân và gia đình sẽ đấu tranh đến cùng để yêu cầu viện kiểm sát tỉnh Nghệ An phải giải quyết nhanh chóng, bởi hiện nay tính mạng của blogger Điếu Cày như 'nghìn cân treo sợi tóc', có thể chết bất cứ lúc nào. 
Trong buổi làm việc hôm 20/7, một cán bộ trại giam tên Nguyễn Văn Diệu (cấp bậc đại úy) đã khẳng định với gia đình "Chúng tôi đã chuyển đơn của ông Hải đến Viện Kiểm sát". Tuy nhiên, cho đến nay đơn tố cáo vẫn chưa được giải quyết, nhiều khả năng các lá đơn đã bị công an trại giam ém nhẹm nhằm che dấu việc làm sai trái.
Hôm nay đã tròn 30 ngày Điếu Cày tuyệt thực, cũng là thời điểm mà phái đoàn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang chuẩn bị lên máy bay sang Mĩ. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến CA trại giam dùng mọi thủ đoạn ép buộc Điếu Cày phải nhận tội, mục đích để lừa gạt dư luận quốc tế.
"Đừng quên blogger Điếu Cày" là lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Obama trong bài phát biểu nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới vào năm ngoái. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ gặp Tổng thống Obama trong chuyến thăm Mỹ từ ngày 24 – 26/7 sắp tới.
Việc ra quyết định kỷ luật biệt giam, dùng thủ đoạn ép buộc Điếu Cày nhận tội cho thấy có sự chỉ đạo từ cấp cao nhất trong hàng ngũ chóp bu cộng sản. Những công an cai ngục ác ôn khét tiếng tại trại giam số  6 (thuộc Bộ CA) đóng vai trò thừa hành.
Không chấp nhận là một con cờ chính trị để cho nhà cầm quyền CS mang ra đổi chác, blogger Điếu Cày đã lựa chọn hình thức đấu tranh cuối cùng là tuyệt thực để phản kháng.  
Việc chuyển trại giam từ Xuân Lộc (Đồng Nai) ra tận trại 6 (Nghệ An) đối với Điếu Cày đến nay đã lộ rõ là một âm mưu thâm độc được lên kế hoạch từ trước. Đây là thủ đoạn để anh bị cô lập với gia đình, đồng thời công an trại giam dễ bề ra tay mà không ai hay biết.
Nếu không nhờ vào sự nhanh trí và can đảm của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa khi báo tin cho gia đình, có lẽ chúng ta khó có thể lường trước những điều khủng khiếp nào sẽ xảy đến đối với Điếu Cày tiếp theo. Có tin cho biết, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đang phải chịu chung số phận với blogger Điếu Cày vì bị CA trại giam trả thù sau hành động quên mình như trên.
Xin được nhắc lại: Hồi tháng 2 và tháng 3 năm ngoái (2012), Điếu Cày đã tuyệt thực tổng cộng 28 ngày để phản đối chế độ lao tù CS tại nhà tù B14 (Bộ CA). Hậu quả là anh đã phải nhập viện trong trạng thái hôn mê. Khi được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện 30/4 (bệnh viện thuộc bộ công an), phải mất 4 ngày sau Điếu Cày mới bắt đầu hồi tỉnh. Khi ấy, cơ quan CA đã hoàn toàn giấu nhẹm vụ việc và không thông báo đến gia đình. 
Lần này, Điếu Cày đã tuyệt thực đến 30 ngày, vượt ngưỡng giới hạn 28 ngày trước đó, tính mạng của anh đã rất nguy kịch, thậm chí chỉ còn tính từng giờ.
Trại giam số 6 thuộc huyện miền núi Thanh Chương (Nghệ An), đường xá đi lại khó khăn. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra, thời gian đưa đi cấp cứu từ trại giam đến bệnh viện gần nhất phải mất 2 tiếng đồng hồ.

Friday, July 19, 2013

Viết từ Sài Gòn - Trò phân mảnh và tung hỏa mù của an ninh Cộng sản

Có hai loại trò chơi mà cho đến thời điểm này vẫn còn rất hiệu dụng, đắc địa mà nhà nước Cộng sản nói chung và ngành công an của họ nói riêng vẫn đang dùng, đang áp dụng triệt để, đó là: Phân mảnh thông tin và Tung hỏa mù.
Chặn luồng và đưa tin trên các phương tiện truyền thông
Trước tiên, bàn về phân mảnh thông tin, đây là trò chơi có tính phổ quát trong chủ trương và căn tính của nhà nước Cộng sản. Đặc biệt, những ai là cư dân mạng và từng bị làm việc với công an sẽ dễ dàng nhận thấy điều này. Phân mảnh thông tin hầu như bao trùm trên mọi lĩnh vực, nhưng điểm xoáy của nó vẫn là thế giới mạng và cư dân mạng. Về thế giới mạng, cho đến thời điểm này, nhà nước Cộng sản vẫn tuyên bố mình không hề dùng tường lửa, không hề ngăn chặn facebook và một số trang mạng có tính bất lợi cho nhà cầm quyền. Nhưng trên thực tế thì không phải thế, họ có kĩ thuật chặn phân mảnh và cục bộ theo từng đơn vị mà họ cảm thấy đó là nhạy cảm.

Ví dụ như: Một số vùng ở miền Trung Việt Nam hoàn toàn không biết gì về facebook và không bao giờ vào facebook được. Đương nhiên, nếu như cư dân ở vùng này phản ảnh vấn đề này lên cơ quan bưu chính, không bao lâu sau đó, họ vào facebook bình thường. Nhưng cũng không bao lâu sau nữa, nó lại bị chặn. Trong khi đó, ở Sài Gòn, Hà Nội và các thành phố lớn Việt Nam, facebook không bị chặn hoặc chỉ bị chặn trong những ngày lễ, có sự kiện đặc biệt.

Và nếu như những thành phố lớn không bị chặn facebook thì việc vào đọc trang Bauxite Việt Nam hoặc RFA, BBC, VOA… nghe có vẻ rất khó, hiện tượng rớt mạng thường xuyên xãy ra mỗi khi vào các trang này. Cách đây chừng một năm, ở khu vực tây Nguyên, đặc biệt là Đức Cơ, Nhân Cơ (hai vùng có mỏ khai thác quặng bauxite do công nhân và nhà thầu Trung Quốc thi công), vào facebook và Bauxite Việt Nam hoàn toàn không được, phải dùng nhiều cách để vượt tường lửa, để giấu IP của máy mới vào được.

Không cần bình luận gì nhiều cũng có thể kết luận rằng nếu nhà cầm quyền Cộng sản thả lỏng các trang này ở vùng này, nguy cơ của họ rất cao khi người dân tìm hiểu và biết được mối nguy hiểm từ công trình bauxite, đặc biệt là khi người dân có kiến thức về chính trị, hiểu ra thế nào là “mái nhà Đông Dương”, “điểm trọng yếu chiến lược”… đã rơi vào tay Trung Quốc, rất có thể, Tây Nguyên đã là khu vực biểu tình nổi cộm nhất trong nhiều năm chứ không phải là Sài Gòn hay Hà Nội.
Và, ngay trong cả việc đưa tin về một sự kiện nào đó có tính nổi cộm, bất lợi cho chế độ độc tài, kĩ thuật phân mảnh của họ cũng được sử dụng rất tinh vi. Ví dụ như vụ TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong nhà tù, thay vì hoặc im lặng, hoặc đưa đúng tin thật để đảm bảo tính khoa học của báo chí hoặc là lật lọng, nói ngược. Nhưng họ đã không làm thế, họ chỉ đưa đúng một mảng tin (xạo) về sinh hoạt, ăn ở và điều kiện sống trong phòng giam của TS Vũ, bản tin VTV1 dừng lại ở vấn đề đời sống, sinh hoạt của ông. Và không hề bình luận gì về việc ông có tuyệt thực hay không, hoàn toàn không có lời khẳng định nào trong cái gọi là phóng sự này.

Ở một bản tin khác trên báo Nhân Dân, một tờ báo “ruột” của đảng Cộng sản, họ lại đưa một tin ngắn, không nói về sinh hoạt của TS Vũ mà chỉ đưa ra lời khẳng định là hoàn toàn không có chuyện tuyệt thực. Theo trình tự này, ban đầu, họ tung hỏa mù thông tin để dư luận phân vân, không biết đâu là thật, đâu là giả (vì suy cho cùng, hơn chín mươi triệu dân Việt Nam vẫn bị chi phối nặng nề bởi thông tin nhà nước, tỉ lệ người đọc tin phi nhà nước thấp hơn rất nhiều, đó là chưa kể đến một bộ phận “bán tín bán nghi” vì vẫn vừa nghe tin nhà nước vừa nghe lóm tin ngoài luồng thông qua những người quen là cư dân mạng).

Đến khi báo Nhân dân tung tin TS Vũ không tuyệt thực, thì mọi chuyện trở nên rối mù, và mục tiêu của nhà cầm quyền là làm cho thông tin rối mù, còn một nửa sự thật cho cả hai bên, vì giữ được một nửa sự thật trong thế giới tin tức còn được bao lâu thì chừng đó vẫn còn thành công trong độc tài. Công thức mị dân của nhà độc tài luôn là “một nửa sự thật” cộng với vũ lực và miếng ăn.

Tung hỏa mù lấy cung

Những nhà dân chủ, những blogger, nếu từng bị làm việc với công an đều có kinh nghiệm này: Cơ quan an ninh không bao giờ giao cho họ một bản (dù là photocopy) biên bản làm việc. Dù có đấu tranh cách gì, cũng hiếm có trường hợp được giao cho một biên bản mang về mặc dù trên nguyên tắc pháp qui thì một khi đã có biên bản thì phải có hai bản, mỗi bên giữ một bản. Không phải công an họ không hiểu điều này, nhưng họ cố tình lờ đi vì một thứ mục tiêu và chiêu trò khác.

Lẽ thường, không có một nhà hoạt động dân chủ hay một blogger nào chấp nhận khai thật hoạt động, công việc và quan hệ của mình cho an ninh cả. Chắc chắn là thế, trừ một vài người thần kinh không bình thường hoặc thuộc diện “hai mang” thì câu chuyện khác đi. Còn lại, không một ai đủ điên rồ mà tin tưởng an ninh Cộng sản, đó là sự thật, một “tất yếu lịch sử”.
Chính vì thế, công an buộc phải tung hỏa mù với các nhà dân chủ, các blogger bằng nhiều cách trong lúc hỏi cung (mặc dù họ không được phép hỏi cung một khi chưa đủ cơ sở pháp lý để kết tội đối phương, nhưng họ vẫn làm thế), đưa ra những câu hỏi đóng, thay vì “anh chị có biết những người A, B, C… này không?” thì họ hỏi “anh chị đang làm việc với A, B, C như thế nào?”. Xét về khoa học hình sự, đây là một kiểu ép cung trá hình.

Và sau hai hoặc ba ngày làm việc, họ sẽ chốt vấn đề bằng cách đe nẹt, dọa dẫm, bắt viết tờ cam kết “không phản động”, đọc qua loa biên bản rồi cho ký tên và sau đó là an ủi vài câu nhẹ nhàng trước khi ra về. Mấu chốt vấn đề: Không bao giờ giao bất kì tờ biên bản làm việc nào cho người bị khai.

Đó cũng là kĩ thuật tung hỏa mù khá tinh vi của an ninh Việt Nam, vì những lời khai đó không phải là lời khai thật, đó là những lời cung đối phó tình thế. Và trong suốt mấy ngày làm việc, người hoạt động dân chủ, blogger phải căng não để đối phó từng tình huống, đến khi chuẩn bị ra về, thấy mình “an toàn”, không bị bắt, thường rơi vào tâm lý chủ quan, làm mọi thủ tục cho xong chuyện để ra về.

Đây là điểm yếu căn bản của người làm việc với an ninh. Và cũng là nguyên nhân vì sao, ngoại trừ những blogger kì cựu hoặc những nhà dân chủ làm việc quá tinh vi, phần lớn các blogger và nhà dân chủ đều bị bắt sau hai hoặc ba lần làm việc với công an. Bởi trong quá trình làm biên bản, họ không giao biên bản cho “đối tác”, mà những lời khai đối phó tình huống thì làm sao mà nhớ cho trọn vẹn. Đương nhiên, lần khai sau sẽ có những chi tiết sai lệch so với lần khai trước và trong vài lần sai lệch như thế, an ninh sẽ mò ra được điểm yếu của nhà hoạt động dân chủ, blogger, để sau đó phát lệnh bắt khẩn cấp, đánh đòn tâm lý trấn áp và cuối cùng là đạt được mục đích: Bắt nhốt, ghép tội!

Chính vì thế, những ai từng làm việc với công an, an ninh, phải nhớ đọc thật kĩ, từng chi tiết của biên bản trước khi ký, thậm chí có thể dùng những chi tiết “nhạy cảm” để bác bỏ hoặc tranh luận trong chốc lát với nhân viên an ninh để tạo dấu ấn tiềm thức, để ấn tượng và ghi nhớ những chi tiết này, dùng cho lần sau nếu thấy cần. Tuyệt đối không chủ quan mà ký tức thì để ra về, vì như thế vài ngày sau sẽ quên mất nội dung làm việc và lần làm việc sau sẽ rất có thể là lần bị bắt, bị ghép tội.
Dường như những chiêu trò phân mảnh và tung hỏa mù vẫn còn đang là trò chơi rất đắc địa của ngành an ninh Cộng sản. Đó cũng là yếu điểm của họ nếu như các blogger, nhà dân chủ nhìn thấy. Vì, bao giờ, một người lựa chọn hướng đi dân chủ cũng thông minh hơn kẻ độc tài vài bậc, nếu có thua, thì chỉ thua thủ đoạn, mà thứ này có thể khắc phục được!

Dũng Khí

Bà vợ thút thít với chồng, ông xem sang nhà hàng xóm chửi vào mặt chúng nó,thậm chí nếu cần thì ném bao tải phân vào nhà chúng nó, không thể chịu nổi nữa, con cái nhà mình chơi ở sân nhà mình sao con cái chúng nó quều tay qua đấm, véo, xé quần xé áo là sao? Là sao?
 
Ông chồng nhấp ngụm trà, biết rồi, biết lâu rồi, thằng hàng xóm khốn nạn ấy ai còn lạ gì.
 
Thì ông tỏ thái độ đi chứ, dũng khí của ông đâu.
 
Chần chừ mãi, 10 ngày sau, ông bố mới qua nhà hàng xóm, thì thào hỏi chị giúp việc, vợ chồng nhà chủ đi khỏi nhà chưa? Dạ rồi. Mấy thằng con đi khỏi nhà chưa? Dạ rồi. Tóm lại là trong nhà không có ai chứ gì? Dạ đúng. Chỉ còn mỗi chị thôi chứ gì? Dạ đúng.
 
Ông bố chống nạnh, chỉ tay vào mặt bà giúp việc:
 
-Tôi yêu cầu chị nói với chủ nhà, phải vá ngay cái áo con tôi đã bị con ông bà chủ nhà xé rách. Tôi là tôi bất bình lắm rồi đấy. Tôi là tôi phẫn nộ lắm rồi đấy. Tôi là tôi nói trước rồi đấy, hàng xóm với nhau, sống như thế là không thể được. Chị thừa biết cái dũng khí của tôi rồi đấy.
 
Chị giúp việc nói: Xe ông bà chủ đang về đấy ạ.
 
Ông chồng vội cúi xuống cổng nhà hàng xóm, làu bàu:
 
-Mấy đứa con mình vô ý thức quá đi, ăn chuối sao vứt võ chuối ở nhà người ta cơ chứ.
 
Ông bà chủ hàng xóm đi qua, vào nhà, khép cổng.
 
Ông bố ngẩng cao đầu, mang dũng khí của mình về khoe với vợ.
 
 Cảm hứng khi đọc cái này:  
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/20786202.html 
Yêu cầu Trung Quốc không tái diễn uy hiếp tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam(www.nhandan.com.vn)

Wednesday, July 17, 2013

Miễn học phí cho sinh viên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, học sinh, sinh viên chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh... sẽ được miễn học phí.

http://m.vnexpress.net/xahoi/mien-ho...inh/2850822/p0

Lời bàn: Hồ Chí Minh nay được xếp chung với Lao, Phong, Tâm Thần, ha ha . Hạ giá qué

Monday, July 15, 2013

Bánh Mì Và Sự Thật Bánh Mì Và Sự Thật

Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”
-Ngọc Niên, Tổng Biên Tập trang Nhà Báo & Công Luận – Cơ Quan Trung Ương Hội Nhà Báo Việt Nam

Phần 1 của Sự Thật

Cái gì chớ “nửa cái bánh mì” thì tui ăn đều đều, còn “nửa sự thực” thì tới bữa rồi mới được thưởng thức qua một bài viết (Người đàn bà tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng) của nhà báo Hoàng Thuỳ, trên trang Tin Nhanh Việt Nam:

“Hơn 90% số tiền buôn vải được vợ chồng bà Hồ dùng để ủng hộ cách mạng. Có khi trong nhà không sẵn tiền mà đúng lúc cách mạng cần, bà sẵn sàng bán phá giá vải để gom đủ tiền đưa cho cán bộ.

Ở tuổi 97, bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn giữ nét đẹp của người phụ nữ Hà Nội gốc: Gương mặt phúc hậu, nước da trắng, giọng nói ấm áp và thái độ điềm đạm. Trong ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi bà sống cùng hai con trai, hai chiếc huân chương độc lập hạng nhất được đặt nơi trang trọng nhất. Bà cho hay, đó là phần thưởng cao quý mà nhà nước dành tặng người chồng quá cố Trịnh Văn Bô và bà vì những đóng góp to lớn cho cách mạng.

Giữ giọng chậm rãi, bà Hồ kể, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của bà trước kia là tiệm vải Phúc Lợi, thuộc loại lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ.

Có điều kiện dư dả, hai ông bà thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo. Thấy vậy, cán bộ Việt Minh đã đến nhà vận động ông bà đi theo cách mạng. Việt Minh khó khăn, không có tiền ra báo, bà đã ủng hộ 8 vạn rưỡi tiền Đông Dương. Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang cũng được chọn làm trụ sở hoạt động của cách mạng.

Bà Hồ cho biết, thân sinh ra bà là cụ Hoàng Đạo Phương và Nguyễn Thị Lợi cũng như thân sinh của chồng bà, cụ Trịnh Phúc Lợi, đều là những nhà Nho yêu nước, từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Tất cả đều đỗ đạt mà không ai làm quan. Cụ Phương khi gần 80 tuổi đã gọi các con lại nói rằng: “Ta đã già mà chưa làm trọn việc nước, sau này con nào có điều kiện giúp nước thì hãy làm thay ta”.

“Lời căn dặn của cha tôi luôn khắc ghi trong lòng. Và khi có điều kiện là tôi giúp nước ngay mà không hề suy nghĩ”, bà Hồ tâm sự.

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được xây theo kiểu nhà ống cổ, gồm 4 tầng. Tầng một là cửa hàng vải Phúc Lợi nổi tiếng khắp vùng. Khách đến mua đông đúc, xung quanh lại tấp nập người qua lại nên được chọn làm nơi ở cho Bác Hồ cùng những nhà lãnh đạo cách mạng từ chiến khu trở về.

Bà Hồ nhớ, vào một buổi tối cuối tháng 8 năm 1945, ông Nguyễn Lương Bằng đến nhà bảo vợ chồng bà thu xếp một phòng đón cán bộ cách mạng đến ở. Ông bà dọn một phòng tầng 3 tươm tất để đón khách. Tuy nhiên, người khách mới đến lại dọn xuống tầng 2 để ở cùng mọi người cho tiện.

“Ấn tượng đầu tiên của tôi về người khách mới là sự giản dị. Ông cụ hơi gầy, vầng trán cao, râu dài, tóc bạc. Cụ mặc áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su hiệu con hổ trắng, tay cầm can. Để đảm bảo bí mật, chúng tôi nói với gia nhân rằng họ là người nhà ở dưới quê lên chơi và tất cả đều không được lên tầng 2 làm phiền”, bà Hồ nhớ lại.

33 ngày Bác ở nhà bà (từ 24/8 đến 27/9), bà đều trực tiếp chỉ đạo nhà bếp nấu ăn phục vụ Người. Sau đó, hai vợ chồng bà thay nhau bê lên. Vào 9h hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho Bác. Một hôm bà đang định quay gót thì Bác hỏi “Cô tên gì?”. Sau khi bà trả lời, Bác lại nói “Cô còn trẻ mà đã có cơ đồ sự nghiệp, có chồng con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả”.

Nghe vậy bà Hồ khẳng khái nói: “Cháu vẫn có một điều khổ, đó là nỗi nhục mất nước”. Bác cười: “Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!”
 
Ông bà Trịnh Văn Bô. Ảnh: Xuân Ba

Phần 2 của Sự Thật

Sau khi “cách mạng” thành công, ông Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước thì bà Hoàng Thị Minh Hồ lại lâm vào cảnh … mất nhà. Đó là nửa phần sự thực còn lại của câu chuyện mà nhà báo Hoàng Thuỳ đã không kể kết, hay nói một cách không mấy lịch sự là ông ấy “nhất định dấu biến đi cứ y như là mèo dấu cứt” vậy.

Phần nửa sự thực này mới được công luận biết đến qua một tác phẩm mới (Bên Thắng Cuộc) của một nhà báo khác, Huy Đức:

“Năm 1954 từ nơi tản cư trở về, gia đình ông Trịnh Văn Bô không còn một căn nhà nào để ở, cho dù trước đó, ông sở hữu biệt thự nổi tiếng 48 Hàng Ngang và nhiều dinh thự khác như 34 Hoàng Diệu, 24 Nguyễn Gia Thiều, 56-58 Tràng Tiền… Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Cha ông, ông Trịnh Văn Đường và cha vợ ông, ông Hoàng Đạo Phương, đều là những nhà nho cùng thời với cụ Lương Văn Can, từng đóng góp rất nhiều cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.

Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, trong 10 năm, kinh doanh thành công, đưa tài sản của hãng tơ lụa Phúc Lợi tăng lên 100 lần so với ngày thừa kế hãng này từ cha mình. Tơ lụa do Phúc Lợi sản xuất được bán sang Lào, Campuchia, Thái Lan, được các thương nhân Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm.

Từ năm 1944, gia đình ông nằm trong sự chú ý của những người cộng sản. Ngày 14-11-1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả đồng ý tham gia Việt Minh. Vài tháng sau, ông bà đã mang một vạn đồng Đông Dương ra ủng hộ Mặt trận Việt Minh và từ đó, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở thành một nguồn cung cấp tài chánh to lớn cho những người cộng sản. Đến trước Cách mạng tháng Tám, gia đình ông đã ủng hộ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng. Khi những người cộng sản cướp chính quyền, ông bà Trịnh Văn Bô được đưa vào Ban vận động Quỹ Độc lập(298).

Ngày 24-8-1945, khi Chính phủ lâm thời về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng đều đã ở hoặc qua lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ba đêm đầu Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó, ông xuống tầng hai, ngủ trên chiếc giường bạt còn các nhà lãnh đạo khác thì kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ. Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, ngay cả bảo vệ của Hồ Chí Minh cũng không xuống nhà để tránh gây chú ý. Mọi việc ăn uống đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ.

Trong suốt từ 24-8 cho đến ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm khi ra khỏi nhà 48 Hàng Ngang. Mỗi buổi sáng, cứ sau khi ông tập thể dục xong, bà Trịnh Văn Bô lại đích thân mang thức ăn sáng lên. Bà nhớ, có lần Hồ Chí Minh đã giữ bà lại và hỏi: “Cô bao nhiêu tuổi mà có được gia tài lớn thế này?”

Năm ấy bà 31 tuổi, dù có 4 đứa con nhưng vẫn còn xinh đẹp. Hồ Chí Minh ở lại đây cho đến ngày 27-9-1945. Mỗi khi ra khỏi nhà, Hồ Chí Minh thường xuống tầng dưới vấn an bà mẹ ông Trịnh Văn Bô và gọi bà là mẹ nuôi. Ở 48 Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã ngồi viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập và tiếp các sĩ quan OSS (tiền thân của CIA) như Archimedes Patti và Allison Thomas.

Quần áo mà các lãnh đạo Việt Minh bận trong ngày lễ Độc lập, đều do gia đình ông bà cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thì mặc đồ của ông Trịnh Văn Bô còn áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì may bằng vải Phúc Lợi.

Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông Trịnh Văn Bô theo Chính phủ Kháng chiến lên Việt Bắc còn vợ ông thì mang 5 người con, trong đó có một đứa con nhỏ, cùng với mẹ chồng lên “vùng tự do” Phú Thọ. Những năm ở đó, từ một bậc trâm anh, thế phiệt, bà đã phải cuốc đất trồng khoai và buôn bán để nuôi con.

Năm 1955, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở về Hà Nội. Ông bà tiếp tục xoay xở và bắt đầu phải bán dần đồ đạc cũ để nuôi sống gia đình. Lúc này, toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không ký”.

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó.

Cho dù được ghi nhận công lao, trong lý lịch các con của ông Trịnh Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là “tư sản dân tộc”, và rất ít khi hai chữ “dân tộc” được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể: “Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nhìn chị em tôi như những công dân hạng ba. Vào đại học, càng bị kỳ thị vì lượng sinh viên người Hà Nội không còn nhiều.

Trong trường chủ yếu là sinh viên con em cán bộ thuộc thành phần cơ bản từ Nghệ An, Thanh Hoá… những người xếp sinh viên Hải Phòng, Hà Nội vào thứ hạng chót. Chị tôi vào Đại học Bách Khoa, năm 1959, phải đi lao động rèn luyện một năm trên công trường Cổ Ngư, con đường về sau Cụ Hồ đổi thành đường Thanh Niên, và sau đó là lao động trên công trường Hồ Bảy Mẫu”.

Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được.

Bánh mì có thể biến mất sau khi vào dạ dày; nhưng sự thật thì vẫn trường tồn …nhất là trong các đám mây Internet.

Friday, July 12, 2013

Sợ quá hóa cuồng...

 Cho nên viết 1 câu bằng Anh ngữ, in đậm, đặt ngay câu đầu, cũng sai bét văn phạm, syntax:
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/b...20746002-.html

Không khinh bỉ sự ngu dốt tột cùng của Vixi thì chỉ có 2 loại người: (1) nhược trí nặng, (2) Vixi.

1 tờ báo tự nhận là "Cơ quan Ngôn luận Chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam" mà ăn cắp 1 câu của ngoại quốc về cũng in sai bét, phạm lỗi nghiêm trọng thuộc trình độ lớp 2, thì trình độ "chính thức" của Đảng này còn ra "nàm" sao?

Im miệng thì thôi, mở ra 1 chút là Vixi khoe răng hô, màu vàng khè, nướu lòi sỉ, hôi miệng, phát ngôn ngọng nghịu lờ nờ, ý tưởng nghèo nàn, trái logic và luôn láo khoét.