The New York Times là tờ báo khuynh tả nhất hiện
nay ở Mỹ, chưa bao giờ có một bài viết chỉ trích cộng sản Hà nội và từ
trước đến nay luôn luôn bào chữa bênh vực cho Việt cộng về đàn áp, vi
phạm nhân quyền, và ca tụng Hồ Chí Mịnh. Trong thời gian chiến tranh các
phóng viên của NYT luôn luôn chỉ trích Nam Việt nam và bôi nhọ quân đội
VNCH trong khi lập lại như những con vẹt những lời tuyên truyền của Hà
nội!
Bởi vậy bài báo ngày 23 tháng 4 của Thomas Fuller là một ngoai lệ chưa từng có! Phải chăng họ đã nhận ra Khuôn Mặt của Quỷ ?
------------------------
"Thời buổi khó khăn, chống đối công khai và đàn áp gia tăng!"
‘Bất mãn chưa từng thấy’?
Cập nhật: 08:23 GMT - thứ tư, 24 tháng 4, 2013
Tình hình kinh tế chính trị Việt Nam đang xấu đi rất nhiều
Nhật báo New York Times hôm thứ Tư ngày 24/4 vừa đăng một bài báo về
lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong
tình hình khó khăn hiện nay.
Dưới tiêu đề ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công
khai nở rộ ở Việt Nam’, nhà báo Thomas Fuller của New York Times đã đưa
ra quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Nhân vật chủ đạo trong bài báo là giáo sư Nguyễn Phước Tương (tức Tương Lai), cựu cố vấn của hai đời thủ tướng Việt Nam.
Ngoài ra ký giả này cũng đã trao đổi với ông Trương Huy San (tức nhà báo
Huy Đức), một cựu cố vấn khác của thủ tướng là Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng
Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh
tế chính trị của Việt Nam hiện nay.
‘Không tin Đảng nữa’
“Trên các kệ sách chất đầy các tuyển tập của Marx, Engels và Hồ Chí
Minh, dấu ấn của một đời trung thành với Đảng Cộng sản, nhưng ông Nguyễn
Phước Tương, 77 tuổi, nói ông không còn tin vào Đảng nữa,” bài báo bắt
đầu từ tư gia của GS Tương Lai ở ngoại ô thành phố lớn nhất nước.
“Ông Tương, cũng giống như rất nhiều người khác ở Việt Nam hiện nay, đang lên tiếng phản đối chính quyền mạnh mẽ.”
“Chế độ của chúng tôi là độc tài toàn trị,” ông Tường được dẫn lời nói,
“Tôi là người sống trong lòng chế độ – tôi biết tất cả những khiếm
khuyết, những sai lầm sự suy thoái của nó.”
“Nếu chế độ này không được sửa đổi thì tự nó sẽ sụp đổ,” ông nói thêm.
Theo Fuller thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày
càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng
đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì
những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo
và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận
hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.
Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin
ngày càng rộng mở và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin khi
mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh
hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước.
Bài báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng
Úc, một trong những học giả nước ngoài hàng đầu về Việt Nam, cho rằng
giờ đây sự chỉ trích Đảng đã ‘bùng nổ trên toàn xã hội’.
Đây là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà Đảng Cộng sản Việt
Nam đã từng trải qua kể từ khi Đảng này thống nhất đất nước 38 năm trước
đây như cuộc chiến với Trung Quốc và Campuchia, khủng hoảng tài chính
và chia rẽ nội bộ.
Cũng theo quan sát của ông Thayer thì ‘bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng’.
‘Bi quan sâu sắc’
Kinh tế Việt Nam đang bộc lộ hết tất cả những khiếm khuyết mà thời gian dài không được khắc phục
“Có thêm nhiều người muốn bày tỏ chính kiến phê phán chính phủ của mình
hơn trước và những gì họ chỉ trích cũng nghiêm trọng hơn,” ông Trương
Huy San (tức nhà báo, blogger Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc), nói với
New York Times.
Vấn đề đăṭ ra ở đây, theo nhà báo Fuller, là ‘khó mà hiểu được sự bi
quan sâu sắc’ của người dân trên đất nước này nếu nhìn vào bề mặt của sự
tăng trưởng kinh tế.
Theo bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng mặc dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.
“Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ thấy sự bất mãn
với chế độ của trí thức và doanh nhân lên đến mức độ như hiện nay,” ông
Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital,
được dẫn lời nói.
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi
đầu tháng Tư năm nay, các diễn giả đã ‘tranh nhau nói trước micro’,
kinh tế gia Lê Đăng Doanh thuật lại với New York Times.
Ông cho biết nhiều người đã chỉ trích mặc dầu nền kinh tế cần phải được tái cơ cấu sâu rộng nhưng ‘gần như chẳng ai làm gì cả’.
“Đó là sự khủng hoảng lòng tin,” ông Doanh được dẫn lời nói, “Năm nào
người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện
nhưng họ không thấy gì cả,” ông nói.
Bài báo đã nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay.
“Sự tự tin thái quá và các chương trình đầy tham vọng của ông Dũng lúc
đầu giúp ông có người ủng hộ bởi vì ông đã đoạn tuyệt với khuôn mẫu một
cán bộ Đảng xơ cứng,” bài báo viết.
Tuy nhiên, sau đó ông làm nhiều người bất mãn với việc giải tán ban cố
vấn vốn là động lực phía sau chương trình cải cách kinh tế mà ông Tương
Lai là một thành viên.
Bên cạnh đó, chính sách kinh tế mang dấu ấn cá nhân ông Dũng là thúc đẩy
thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo kiểu các chaebol của Hàn
Quốc, đã đem lại hiệu quả ngược.
Điều hành các tập đoàn này những người thân cận với Đảng Cộng sản, những
người đã biến các tập đoàn thành nhiều công ty khác nhau mà họ không đủ
khả năng điều hành cũng như đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất
động sản.
Hai tập đoàn trong số này đã gần như sụp đổ và đang đứng bên bờ vực phá sản.
‘Căng thẳng trong Đảng’
Báo Mỹ viết Đảng Cộng sản ngày càng mất đi sự ủng hộ trong lòng người dân Việt Nam.
Ông Nguyễn Phước Tương nói với New York Times rằng những khó khăn của
nền kinh tế đã khiến cho căng thẳng trong nội bộ Đảng Cộng sản dâng cao.
Hồi tháng Hai, ông đã tham gia soạn thảo một thư kiến nghị gửi đến lãnh
đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng để kêu gọi thay đổi Hiến pháp theo hướng đảm
bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Ông nói đến nay ông chưa nhận được phản
hồi gì cả.
Giờ đây ông đang cảm thấy áp lực thời gian, ông cho biết. Căn bệnh ung
thư của ông, mặc dù đang thuyên giảm, giống như là sự giải phóng tư
tưởng thôi thúc ông phải nói lên điều mà ông cho là sự thật, ông nói.
“Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại,” ông nói, “Nhưng nếu như
thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”
Bản điện tử của bài báo này trên trang chủ của New York Times đã nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả.
Một người ký tên là R. Vasquez đến từ tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ bình luận:
“Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã cạn nhiệt huyết và ý tưởng. Những người
thật sự còn trung thành với lý tưởng cộng sản giờ cũng đã 70, 80 tuổi...
Các thế hệ tiếp nối sẽ thấy ngày càng khó mà hài hòa giữa những lý luận
của các nhà tư tưởng ở châu Âu vào thế kỷ 19 với nhu cầu và khát vọng
của nước Việt Nam trong thế kỷ 21.”
Còn Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada thì viết:
“Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục
nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau
đó? Liệu Việt Nam có trở thành một chế độ độc tài quân sự hay sẽ có một
nhân vật như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi
tệ hơn nhiều so với hiện tại.”
‘Giá đừng phản chiến’
Charles ở Slough, Vương quốc Anh, tự vấn phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Độc giả này viết:
“Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong
những năm 60 và 70 nên cúi đầu xấu hổ và nhận lỗi với người dân Việt
Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi
viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho
chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta.
Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay
Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết
không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem
đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng
sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo.
Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị
trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc
chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc
hay tàn phá.”
Tuy nhiên ý kiến này đã bị một công dân mạng khác có tên là Khang Duong từ Việt Nam phản bác:
“Ông chỉ đọc từ một phía và ông không hiểu gì về Việt Nam cả. Tôi không
nghĩ rằng Việt Nam sẽ tốt hơn nếu không làm cách mạng. Đất nước của ông
bị nước khác tàn phá, người dân của ông mất hết quyền lực và bị đối xử
như súc vật? Miền Nam điêu tàn dưới tay của một kẻ độc tài. Ngô Đình
Diệm không phải do người dân Việt Nam mà là người Pháp, người Mỹ đưa
lên. Nếu Hồ Chí Minh không làm cách mạng thì cũng sẽ có một cuộc cách
mạng khác mà thôi.”
__________________________________________________ ________________________
In Hard Times, Open Dissent and Repression Rise in Vietnam
A slum in Ho Chi Minh City, Vietnam. Wide dissatisfaction has followed the boom of the 1990s.
By THOMAS FULLER
Published: April 23, 2013 54 Comments
HO CHI MINH CITY, Vietnam — His bookshelves are filled with the
collected works of Marx, Engels and Ho Chi Minh, the hallmarks of a
loyal career in the Communist Party, but Nguyen Phuoc Tuong, 77, says he
is no longer a believer. A former adviser to two prime ministers, Mr.
Tuong, like so many people in Vietnam today, is speaking out forcefully
against the government.
“Our system now is the totalitarian rule of one party,” he said in an
interview at his apartment on the outskirts of Ho Chi Minh City. “I come
from within the system — I understand all its flaws, all its
shortcomings, all its degradation,” he said. “If the system is not
fixed, it will collapse on its own.”
The party that triumphed over American-backed South Vietnamese forces in
1975 is facing rising anger over a slumping economy and is rived by
disputes pitting traditionalists who want to maintain the country’s
guiding socialist principles and a monopoly on power against those
calling for a more pluralist system and the full embrace of capitalism.
Perhaps most important, the party is struggling to reckon with a society
that is better informed and more critical because of news and opinion
that spread through the Internet, circumventing the state-controlled
news media.
Since unifying the country 38 years ago, the Communist Party has been
tested by conflicts with China and Cambodia, financial crises and
internal rifts. The difference today, according to Carlyle A. Thayer,
one of the leading foreign scholars of Vietnam, is that criticism of the
leadership “has exploded across the society.”
In an otherwise authoritarian environment, divisions in the party have
actually helped encourage free speech because factions are eager to
tarnish one another, Dr. Thayer said.
“There’s a contradiction in Vietnam,” he said. “Dissent is flourishing, but at the same time, so is repression.”
As dissident voices have multiplied among Vietnam’s 92 million people,
the government has tried to crack down. Courts have sentenced numerous
bloggers, journalists and activists to prison, yet criticism, especially
online, continues seemingly unabated. The government blocks certain
Internet sites, but many Vietnamese use software or Web sites to
maneuver around the censorship.
“Many more people are trying to express themselves than before,
criticizing the government,” said Truong Huy San, an author, journalist
and well-known blogger. “And what they are saying is much more severe.”
Mr. San, who is on a fellowship at Harvard, is the author of “The
Winning Side,” perhaps the first critical, comprehensive history of
Vietnam since 1975 by someone inside the country. Widely read in
Vietnam, the two-volume work, written under the pen name Huy Duc, was
printed without a permit from the government and describes such acts as
the purges of disloyal party members and the seizure of south Vietnamese
business owners’ assets.
For casual visitors to Vietnam, surface evidence of economic progress
may make it hard to understand the deep pessimism that many express in
the country. Millions of people who a decade ago had only bicycles now
speed around on motor scooters past factories and office towers.
The economy blossomed in the 1990s after reforms gave birth to Vietnam’s
awkward mix of a market economy closely chaperoned by the Communist
Party. Even now, the Vietnamese economy is still projected to grow at
about 4 percent to 5 percent this year, thanks in part to strong exports
of rice, coffee and other agricultural products.
But the real estate market is frozen by overcapacity, banks are saddled
with bad loans, newspapers are running articles about rising
unemployment, and the country is ranked among some of the world’s most
corrupt by
Transparency International, a global corruption monitor. (The country
ranks 123rd on a list of 176, in which those with low numbers are the
least corrupt.)
Vietnamese business people complain of overbearing government
regulations imposed by a party that believes it can be the vanguard of
capitalist enterprises.
And many say that Vietnam is directionless, despite its seemingly irrepressible industriousness and youthful population.
“In my 21 years here I’ve never seen this level of disenchantment with
the system among the intelligentsia and entrepreneurs,” said Peter R.
Ryder, the chief executive of Indochina Capital, an investment company
in Vietnam. “There’s very meaningful debate within the business
community and within the party — people who are superconcerned about the
direction that the country is going.”
At the Spring Economic Forum, a conference held in early April that is
organized by the economic committee of the National Assembly,
participants “were fighting to have a chance at the microphone,”
according to Le Dang Doanh, a leading economist who attended the forum,
which he described as “stormy.”
He said there was widespread criticism that although the economy needed
profound restructuring, “almost nothing has been implemented.”
“It’s a crisis of trust,” Mr. Doanh said. “Better times have been promised every year, but people don’t see it.”
At the center of the political storm is Prime Minister Nguyen Tan Dung,
who has been in power since 2006. Mr. Dung’s brash style and ambitious
program for the economy initially won him supporters because he broke
from the mold of the stodgy party apparatchik.
But he alienated many party members by dismantling an advisory board
that had been a leading force behind the reform program (and that board
included Mr. Tuong, the Marxist scholar, among many other senior party
members).
More important, Mr. Dung’s trademark policy, his forceful push to build
up state-run companies along the lines of South Korea’s private
conglomerates, backfired.
Run by executives with close ties to the Communist Party hierarchy, the
enterprises expanded into many businesses they were unqualified to
manage, economists say, and speculated in the stock market and in real
estate. Two of the largest state enterprises nearly collapsed and remain
close to insolvency.
Mr. Tuong, the Marxist scholar, says the tensions in the Communist Party have been heightened by the troubles with the economy.
In February, he helped write an open letter to the party’s general
secretary, Nguyen Phu Trong, urging changes to the country’s
Constitution that would “ensure that real power belongs to the people.”
He has yet to receive a response.
Mr. Tuong says he has been eager to promote change since his days as
adviser to Prime Minister Vo Van Kiet, who helped overhaul the economy
in the 1990s.
But today he feels the pressure of time. He has cancer, though it
appears to be in remission, and he talks about the disease as a sort of
intellectual liberation spurring him to tell what he now views as the
truth.
“In a nutshell, Marx is a great thinker,” he said. “But if we never had Marx it would have been even better.”
No comments:
Post a Comment