Thật là không thể nào chịu nổi những luận điệu vô cùng nham hiểm của các thế lực thù địch trong thời gian gần đây.
Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân ta đang hăng hái, nô nức góp ý cho Bản Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa
đổi thì những tiếng nói của các thế lực thù địch lại cất lên, không đúng
lúc, đúng nơi, đúng chỗ một tí nào.
Những quan điểm sai trái, những lập luận
vô lý như đòi hủy bỏ Điều 4, đòi phi chính trị hóa quân đội đã được các
cơ quan truyền thông cực kỳ uy tín như báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân,
VTV, VOV vạch rõ những mưu mô thủ đoạn vô cùng nguy hiểm ẩn đằng sau
những kiến nghị ấy, thể hiện qua các bài viết của các cây viết chính
luận xuất sắc như Nguyễn Viết Thông, Nguyễn Thanh Tú, Trung Thành (Mỹ),
Tuyên Trần (Mỹ) ...
Trong bài viết này, với tư cách là một dư
luận viên năng nổ nhiệt tình, tôi sẽ chỉ ra những luận điệu mới, thậm
chí rất mới của các thế lực thù địch, lợi dụng việc góp ý Hiến pháp để
đưa ra các ý kiến ý cò xằng bậy và vô nghĩa.
Trước hết, phải nói về hiện tượng một
số vị bỗng dưng đòi hỏi Ủy ban soạn thảo Hiến pháp sửa đổi phải làm rõ
khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quả thật, mấy
ông này dường như học nhiều quá, đọc nhiều quá nên mắc bệnh hoa mắt, đến
nỗi một khái niệm rõ tựa ban ngày như trên mà cũng không hiểu, lại còn
thắc với chả mắc. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một
nền kinh tế tuân theo các qui luật của thị trường, nhưng được định hướng
bởi các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội. Đây là một khái niệm hoàn toàn
mới so với kho tàng lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin. Người
sáng tạo ra nó hiện vẫn đang được giữ kín tên tuổi nhằm đảm bảo an toàn
về uy tín và thể xác, để đồng chí ấy có thể tiếp tục sáng tạo thêm những
khái niệm mới bổ sung cho suối nguồn lý luận dào dạt và sang trọng mà
chúng ta đang có. Công lao trời biển của đồng chí ấy sẽ được ghi nhận
một cách xứng đáng trong giai đoạn này, giai đoạn đầu tiên của thời kỳ
quá độ đi lên CNXH. Cũng chưa biết đến bao giờ giai đoạn này mới kết
thúc, nhưng chúng ta và các thế hệ con cháu, chắt chút chít... phải vững
niềm tin, kiên định lập trường thì mới mong đến được đích.
Những người thắc mắc hết sức hàm hồ khi
nói rằng kinh tế thị trường là kinh tế thị trường, xã hội chủ nghĩa là
xã hội chủ nghĩa, hai phạm trù này không thể kết hợp với nhau được. Nói
như thế là chỉ biết một chứ không biết mười. Trên thế gian bao la rộng
lớn này, không có gì là không thể kết hợp với nhau được. Nếu nước và lửa
không kết hợp với nhau thì làm sao chúng ta có cơm để ăn, có nước sôi
để pha trà, pha cà phê? Ngay cả uống nước đun sôi để nguội thì cũng phải
đun sôi đã chứ. Bởi thế nên mới có “sự thống nhất của các mặt đối lập”.
Sự kết hợp nói trên hoàn toàn biện chứng, là một qui luật mang tính tất
yếu khách quan. Các thế lực thù địch hãy trả lời câu hỏi: Ví thử không
có sự kết hợp diệu kỳ đầy sáng tạo về lý luận như thế, thì đất nước ta
có được phát triển như ngày hôm nay không?
Một số người khác lại yêu cầu làm rõ khái
niệm “sở hữu toàn dân về đất đai”, thậm chi còn đòi hỏi phải đa sở hữu
đất đai. Thật là quá quắt.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, có nghĩa
là đất đai thuộc về toàn thể nhân dân. Nhân dân ta nắm quyền lực cao
nhất, nên cũng chính là chủ nhân của tất cả đất đai trên mảnh đất hình
chữ S này, chứ không phải là một kẻ ngoại bang nào khác. Tài sản nào mà
chẳng có người quản lý. Và nhân dân do không có năng lực quản lý nên đã
trao quyền thống nhất quản lý cho Nhà nước. Chuyện rành rành như thế mà
cứ đòi hỏi làm rõ là thế nào? Còn có những người biểu tình khiếu kiện về
đất đai chẳng qua là do họ vẫn nặng đầu óc tư hữu. Tư duy này hoàn toàn
đi ngược lại tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội của cả dân tộc mà Đảng
và Bác Hồ đã lựa chọn. Hơn nữa, nhiều người trong số họ không có kiến
thức luật pháp, thiếu thông tin chính thống. Đã thế lại còn lười đọc báo
Nhân Dân, báo Quân Đội, lười xem VTV, ít nghe đài VOV… Dốt lại còn tỏ
ra nguy hiểm!
Một luận điệu nguy hiểm nữa mà tôi muốn
đề cập, là đang có những ý kiến ý cò về cụm từ “Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa”, đòi bỏ cụm từ “xã hội chủ nghĩa” trong tổ hợp ngôn ngữ nói
trên. Thật là không thể xằng bậy hơn được nũa. Bỏ là bỏ thế nào? Nếu vậy
thì té ra là Tổ quốc Việt Nam không xã hội chủ nghĩa à?
Những kẻ đang thắc mắc đòi hỏi, lẽ nào
không biết rằng thời đại này là thời đại của cách mạng xã hội chủ nghĩa
và nhiều dòng thác cách mạng khác của các nước xã hội chủ nghĩa như
Cuba, Triều tiên,Trung Quốc, của phong trào công nhân, phong trào không
liên kết? Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu của lịch sử.
Chủ nghĩa xã hội vừa là giấc mơ vừa là hiện thực. Chẳng thế mà bên Venezuela,
ông Chavez ngay cả khi bị ung thư giai đoạn cuối, chết đến nơi vẫn kêu
gào, ấy quên, kêu gọi quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21
đó sao? Ngày nay, yêu nước cũng chính là yêu chủ nghĩa xã hội, đồng
nghĩa với việc đã yêu nước thì không được yêu bất cứ học thuyết nào
khác.
Nói tóm lại, những đòi hỏi, yêu cầu, kiến
nghị … nói trên có vẻ ngây ngô đơn giản, nhưng thực chất là những luận
điệu mới và vô cùng nguy hiểm của các thế lực thù địch trong và ngoài
nước. Mà cái bọn thù địch này dường như mỗi ngày một nhiều lên, ý kiến ý
cò râm ran khắp nơi. Dứt khoát phải chặn đứng ngay lập tức những luận
điệu này, không để chúng ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, ngay cả
khi lòng tin ấy không còn.
Tuyệt đối không để các thế lực thù địch
lợi dụng góp ý để chống phá. Cần phải quán triệt tinh thần cơ bản xuyên
suốt, đó là: Góp ý nhưng phải đồng thuận với quan điểm của lãnh đạo,
nghĩa là được góp ý thỏai mái, nhưng không được trái ý.
Dư luận viên VO VĂN VE
No comments:
Post a Comment