Wednesday, March 27, 2013

Nghề bán cháo dinh dưỡng cho trẻ xóm nghèo

Bán cháo dinh dưỡng cho trẻ em trong thời kinh tế đen trắng lẫn lộn này, có thể nói đây là nghề dễ sống, dễ thở và cũng dễ làm giàu nếu biết kinh doanh.
Chính vì thế mà không thiếu những cái tên gắn liền với nồi cháo dinh dưỡng như A. Cà Phê; Made In Việt Nam, Bà Mẹ và Em Bé… Nhưng, đó là những cái tên đã ổn định trên thị trường, với những chiếc xe bán cháo dinh dưỡng lẻ mỗi sáng ở mỗi góc phố thì câu chuyện hoàn toàn khác.
Người bán cháo dinh dưỡng thường kèm theo một bếp gas mini để đun nóng cháo trước khi bán. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
Chị Hồ Trúc Chi, 42 tuổi, thường bán cháo dinh dưỡng cho trẻ em khu xóm nghèo ở ngã ba nhà thờ Phú Cam, Huế, chia sẻ: “Công việc này hơi vất vả nhưng kiếm lãi rất dễ, vì suy cho cùng, cháo là món siêu lợi nhuận nếu biết làm ăn. Ví dụ như một nồi cháo to, giỏi lắm cũng chỉ nấu chừng 1kg gạo là cùng, chưa tới hai chục ngàn đồng cho loại gạo ngon nhất, cộng thêm gia vị, thịt các loại và rau củ, không tới ba trăm ngàn đồng”.
“Nhưng bán thì khác, kiếm tổng cộng ít nhất cũng được 600 ngàn đồng, chung qui, lãi nhân đôi. Nhưng, để có một nồi cháo ngon, đảm bảo các bé ăn vào đầy đủ dinh dưỡng thì mọi chuyện hòan toàn khác. Một người chưa từng làm mẹ hoặc đang làm mẹ nhưng yêu thương con mình không đủ mạnh sẽ không bao giờ bán cháo dinh dưỡng lâu bền”.
“Đây là xóm trung bình, nghèo cũng có, mức độ mua cũng không cao, nhưng chính vì mình biết điều tiết giá cả và hàm lượng mà bán thành công. Thường thì cháo dinh dưỡng của mình bán có nhiều chiếc hộp chứa thịt như chim bồ câu, ếch, gà, chim cút, cá lóc, thịt bò, cá hồi… và mấy hộp chứa củ quả đã xay nhuyễn như cà rốt, bù ngót, cải mâm xôi, rau má…, bán theo yêu cầu của khách”.
Cô Luân, một người bán cháo dinh dưỡng khác ở ngã ba thị trấn Vĩnh Điện, kể: “Thường thì ở đây kinh tế còn khó khăn, mỗi buổi sáng, người ta mua 5 ngàn đồng tiền cháo cho con nhỏ, mình bán chừng hai vá cháo, mấy thìa thịt và mấy muỗng rau củ xay nhuyễn, vậy là đứa bé có một buổi sáng thơm ngon”.
“Những người bán cháo dinh dưỡng dạo thường có mấy hộp chứa thịt, một thùng cháo và hai bếp gas mini, khi nào khách đến mua, yêu cầu loại thịt gì, rau gì, mình mới múc cháo nóng trong thùng, cho vào chiếc chảo nhỏ, trộn các loại thịt, rau củ vào và bật bếp khuấy cho sôi. Nhưng đó chưa phải là quan trọng, nấu kia mới quan trọng”.
“Một người bán cháo có trách nhiệm thì phải biết theo dõi tình hình dịch cúm các loại gia cầm, gia súc, và phải tìm nguồn thực phẩm cho thật sạch sẽ, an toàn để nấu bán. Thật ra, mỗi lần cũng chỉ làm không tới 300gram thịt bồ câu, và các thứ khác, mỗi thứ cũng 300gram, lọc bỏ xương, ướp gia vị, xay nhuyễn… Vốn thì không nhiều nhưng công phu rất nhiều, vì nếu mình làm được chăng hay chớ, thử hình dung có một bữa nào đó, trẻ em của một xóm lăn ra đau bụng, thật là kinh hoàn nếu mình còn lương tâm!”.
Mẫu tủ cháo dinh dưỡng thường gặp ở các ngã ba xóm nghèo. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
“Nói chung dân mình còn nghèo lắm, mỗi sáng họ mua cho con 5 ngàn đồng tiền cháo mà thấy khổ sở lắm chứ không đơn giản đâu, thời buổi khó khăn. Nhưng cũng lạ, mình bán từng đồng lẻ mà thấy kiếm lãi cũng khá vậy, huống chi những dịch vụ khác, dân mình khổ thật, lao động nghèo nhưng lại sống trong mọi thứ dịch vụ toàn cắt cổ!”
Một người khác, yêu cầu giấu tên, cũng bán cháo dinh dưỡng cho trẻ con ở xóm ba-đờ-ghe, Mân Thái, Đà Nẵng, chị tâm sự: “Mình ngồi bán cháo dinh dưỡng ở đây được gần 17 năm rồi, nhiều đứa bé trước đây ăn cháo của mình, bây giờ đã có vợ, có chồng nữa kia, trước đây họ ở nhà chồ, mình thì bán một nồi cháo to, bán chung cho cả người lớn và trẻ con, bây giờ chỉ bán cho trẻ con.”
“Nhìn bề ngoài thì có vẻ dân mình không nghèo, nhưng nhìn vào bữa ăn của những đứa bé, mình luận ra ngay họ còn nghèo khó lắm, nhiều cặp vợ chồng đi làm quanh năm suốt tháng, có khi phải mua cháo nợ của mình cả tuần, sau đó lãnh lương mới trả, mà nhìn cách họ đếm tiền trả, mình thấy thương lắm, họ nghèo thật sự!”
“Cái nghề này, người có lương tâm, tình cảm một chút là dễ cảm nhận đời sống và dễ khóc lắm. Vì mình cũng nghèo, đi bán nồi cháo với hy vọng kiếm sống qua ngày, đôi khi cũng bay bổng một chút và nghĩ rằng biết đâu trong những đứa trẻ ăn cháo của mình, có đứa sau này là bác sĩ, kỹ sư, thậm chí làm chính khách thay đổi đất nước tốt đẹp hơn… Nhưng đó là tưởng tượng, nhìn vào xóm nghèo, nhiều bữa mình thấy buồn vô hạn!”
Những câu chuyện cảm động của nhiều người bán cháo dinh dưỡng ở các ngã ba xóm nghèo, ngã ba chợ, đôi khi cho ra một phép so sánh khá buồn cười và tội nghiệp, như trường hợp chị Tuyến kể: “Trong xóm lao động công nhân nghèo ở khu dân cư 434, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Bình dương mà tôi vẫn đứng bán cháo, đúng là cõi ta bà hiện tiền! Tội lắm, đủ các thành phần.”
“Vì ở đây toàn là công nhân nghèo, nên việc chăm sóc con của họ rất khốn đốn, dù họ muốn con họ sung sướng thì cũng nằm trong giới hạn của đồng lương cho phép thôi! Cho đến bây giờ, vẫn có nhiều người mua cho con ba ngàn, bốn ngàn đồng tiền cháo ăn sáng. Thì thử hỏi với ba, bốn triệu đồng một tháng, phải trả tiền nhà, tiền điện, rồi đủ các thứ tiền, lấy đâu mà chăm sóc con cho tốt được, tôi có một cuốn sổ nợ cháo dinh dưỡng tháng cho xóm nghèo này, giữa tháng là họ bắt đầu ghi nợ cho đến cuối tháng…”
“Nhiều đứa bé ba bốn tuổi, sáng ra lọ mọ cầm ca ra mua ba ngàn đồng cháo, vừa đi vừa húp, về đến nhà chỉ còn có một nửa, tội nghiệp thật, sao cái nghèo cứ đi đôi với nghề bán cháo vậy không biết nữa, đúng rồi, nghèo mới đổi cơm ra cháo cầm hơi, mà đến cháo cũng thiếu hụt thì nói năng chi nữa! Đôi khi thấy thương người lao động nghèo kinh khủng, nhưng mà mình cũng nghèo…”
Kể đến đây, chị Tuyến im lặng, không nói thêm câu nào. Chị thì im lặng, còn người nghe thì lan man nghĩ về thân phận của những người lao động nghèo trong những xóm nghèo cùng những bát cháo dinh dưỡng mà đôi khi, nó như một cái phao dinh dưỡng để bậc làm cha, làm mẹ nghèo khó còn có chút yên tâm để tự an ủi mình.

Monday, March 25, 2013

CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LẠI CÓ THÊM NHỮNG LUẬN ĐIỆU MỚI

Thật là không thể nào chịu nổi những luận điệu vô cùng nham hiểm của các thế lực thù địch trong thời gian gần đây.
Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang hăng hái, nô nức góp ý cho Bản Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi thì những tiếng nói của các thế lực thù địch lại cất lên, không đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ một tí nào.
Những quan điểm sai trái, những lập luận vô lý như đòi hủy bỏ Điều 4, đòi phi chính trị hóa quân đội đã được các cơ quan truyền thông cực kỳ uy tín như báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, VTV, VOV vạch rõ những mưu mô thủ đoạn vô cùng nguy hiểm ẩn đằng sau những kiến nghị ấy, thể hiện qua các bài viết của các cây viết chính luận xuất sắc như Nguyễn Viết Thông, Nguyễn Thanh Tú, Trung Thành (Mỹ), Tuyên Trần (Mỹ) ...
Trong bài viết này, với tư cách là một dư luận viên năng nổ nhiệt tình, tôi sẽ chỉ ra những luận điệu mới, thậm chí rất mới của các thế lực thù địch, lợi dụng việc góp ý Hiến pháp để đưa ra các ý kiến ý cò xằng bậy và vô nghĩa.
Trước hết, phải nói về hiện tượng một số vị bỗng dưng đòi hỏi Ủy ban soạn thảo Hiến pháp sửa đổi phải làm rõ khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quả thật, mấy ông này dường như học nhiều quá, đọc nhiều quá nên mắc bệnh hoa mắt, đến nỗi một khái niệm rõ tựa ban ngày như trên mà cũng không hiểu, lại còn thắc với chả mắc. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế tuân theo các qui luật của thị trường, nhưng được định hướng bởi các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội. Đây là một khái niệm hoàn toàn mới so với kho tàng lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin. Người sáng tạo ra nó hiện vẫn đang được giữ kín tên tuổi nhằm đảm bảo an toàn về uy tín và thể xác, để đồng chí ấy có thể tiếp tục sáng tạo thêm những khái niệm mới bổ sung cho suối nguồn lý luận dào dạt và sang trọng mà chúng ta đang có. Công lao trời biển của đồng chí ấy sẽ được ghi nhận một cách xứng đáng trong giai đoạn này, giai đoạn đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Cũng chưa biết đến bao giờ giai đoạn này mới kết thúc, nhưng chúng ta và các thế hệ con cháu, chắt chút chít... phải vững niềm tin, kiên định lập trường thì mới mong đến được đích.
Những người thắc mắc hết sức hàm hồ khi nói rằng kinh tế thị trường là kinh tế thị trường, xã hội chủ nghĩa là xã hội chủ nghĩa, hai phạm trù này không thể kết hợp với nhau được. Nói như thế là chỉ biết một chứ không biết mười. Trên thế gian bao la rộng lớn này, không có gì là không thể kết hợp với nhau được. Nếu nước và lửa không kết hợp với nhau thì làm sao chúng ta có cơm để ăn, có nước sôi để pha trà, pha cà phê? Ngay cả uống nước đun sôi để nguội thì cũng phải đun sôi đã chứ. Bởi thế nên mới có “sự thống nhất của các mặt đối lập”. Sự kết hợp nói trên hoàn toàn biện chứng, là một qui luật mang tính tất yếu khách quan. Các thế lực thù địch hãy trả lời câu hỏi: Ví thử không có sự kết hợp diệu kỳ đầy sáng tạo về lý luận như thế, thì đất nước ta có được phát triển như ngày hôm nay không?
Một số người khác lại yêu cầu làm rõ khái niệm “sở hữu toàn dân về đất đai”, thậm chi còn đòi hỏi phải đa sở hữu đất đai. Thật là quá quắt.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, có nghĩa là đất đai thuộc về toàn thể nhân dân. Nhân dân ta nắm quyền lực cao nhất, nên cũng chính là chủ nhân của tất cả đất đai trên mảnh đất hình chữ S này, chứ không phải là một kẻ ngoại bang nào khác. Tài sản nào mà chẳng có người quản lý. Và nhân dân do không có năng lực quản lý nên đã trao quyền thống nhất quản lý cho Nhà nước. Chuyện rành rành như thế mà cứ đòi hỏi làm rõ là thế nào? Còn có những người biểu tình khiếu kiện về đất đai chẳng qua là do họ vẫn nặng đầu óc tư hữu. Tư duy này hoàn toàn đi ngược lại tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội của cả dân tộc mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Hơn nữa, nhiều người trong số họ không có kiến thức luật pháp, thiếu thông tin chính thống. Đã thế lại còn lười đọc báo Nhân Dân, báo Quân Đội, lười xem VTV, ít nghe đài VOV… Dốt lại còn tỏ ra nguy hiểm!
Một luận điệu nguy hiểm nữa mà tôi muốn đề cập, là đang có những ý kiến ý cò về cụm từ “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, đòi bỏ cụm từ “xã hội chủ nghĩa” trong tổ hợp ngôn ngữ nói trên. Thật là không thể xằng bậy hơn được nũa. Bỏ là bỏ thế nào? Nếu vậy thì té ra là Tổ quốc Việt Nam không xã hội chủ nghĩa à?
Những kẻ đang thắc mắc đòi hỏi, lẽ nào không biết rằng thời đại này là thời đại của cách mạng xã hội chủ nghĩa và nhiều dòng thác cách mạng khác của các nước xã hội chủ nghĩa như Cuba, Triều tiên,Trung Quốc, của phong trào công nhân, phong trào không liên kết? Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu của lịch sử. Chủ nghĩa xã hội vừa là giấc mơ vừa là hiện thực. Chẳng thế mà bên Venezuela, ông Chavez ngay cả khi bị ung thư giai đoạn cuối, chết đến nơi  vẫn kêu gào, ấy quên, kêu gọi quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21 đó sao? Ngày nay, yêu nước cũng chính là yêu chủ nghĩa xã hội, đồng nghĩa với việc đã yêu nước thì không được yêu bất cứ học thuyết nào khác.
Nói tóm lại, những đòi hỏi, yêu cầu, kiến nghị … nói trên có vẻ ngây ngô đơn giản, nhưng thực chất là những luận điệu mới và vô cùng nguy hiểm của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Mà cái bọn thù địch này dường như mỗi ngày một nhiều lên, ý kiến ý cò râm ran khắp nơi. Dứt khoát phải chặn đứng ngay lập tức những luận điệu này, không để chúng ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, ngay cả khi lòng tin ấy không còn.
Tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng góp ý để chống phá. Cần phải quán triệt tinh thần cơ bản xuyên suốt, đó là: Góp ý nhưng phải đồng thuận với quan điểm của lãnh đạo, nghĩa là được góp ý thỏai mái, nhưng không được trái ý.
Dư luận viên VO VĂN VE

Sự thật câu chuyện GDP Việt Nam thua kém khu vực cả trăm năm (keep masturbating)

Nếu sử dụng dữ liệu giai đoạn 1990-2010 thay vì 2001-2007 như World Bank, Việt Nam chỉ kém Thái Lan 17 năm thay vì 95 năm, kém Singapore 45 năm thay vì 158 năm.

Một báo cáo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2009 đã được các báo trích dẫn với câu chuyện Việt Nam tụt hậu về tăng trưởng kinh tế so với các nước trong khu vực nay lại được khơi dậy. Báo cáo này đánh giá GDP Việt Nam giảm nếu tính theo tỷ lệ so với Trung Quốc.
Trong một báo cáo tương tự về Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Đây có phải là một góc nhìn công bằng cho Việt Nam?
WB sử dụng giai đoạn từ 2001-2007 để giả định về tốc độ tăng trưởng tương lai của Việt Nam và một số nước như Indonesia, Singapore, Thái Lan... Tuy nhiên, Việt Nam đã mở cửa kinh tế từ những năm 1986, đồng thời các nước trong khu vực đã có nền kinh tế thị trường từ hàng chục năm trước đó. Vì vậy việc sử dụng một quãng thời gian ngắn như vậy là chưa thực sự hợp lý.
Tuy nhiên, với khu vực có nền kinh tế đang phát triển và non trẻ như Đông Nam Á, cần so sánh ở một khoảng thời gian dài hơn để có cái nhìn công bằng và ổn định cho các nước.
Nếu tính từ năm 1990 tới năm 2010, khoảng thời gian 20 năm với 2 cuộc khủng hoảng lớn và cuộc khủng hoảng gần đây còn chưa có dấu hiệu kết thúc, thì nền kinh tế khu vực đã có những bước tiến đang kể.
Tính theo giá đô la Mỹ hiện tại, trong 20 năm từ 1990 tới 2010, GDP bình quân đầu người của Singapore đã tăng từ 11.841 USD, lên 41.987 USD. Indonesia tăng từ 620 USD lên 2.951 USD. Với nền kinh tế Việt Nam, GDP bình quân đầu người đã tăng từ 98 USD năm 1990 lên 1.224 USD năm 2010. Một nước khác trong khu vực là Thái Lan đã có GDP bình quân năm 2010 là 4.613 USD trong khi năm 1990 chỉ ở mức 1.495 USD.
Sự thật câu chuyện GDP Việt Nam thua kém khu vực cả trăm năm (1)
Nguồn: WorldBank/CafeF, Đơn vị: USD
Như vậy, trong 4 nước trên, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người mạnh nhất là Việt Nam khi tăng tới gần 12,5 lần, trong khi Indonesia chỉ 4,8 lần, Singapore và Thái Lan lần lượt tăng trưởng 3,6 và 3,1 lần trong thời kỳ 1990 tới 2010.
Nếu sử dụng dữ liệu của giai đoạn 1990-2010, chỉ cần chưa tới 17 năm nữa GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ vượt Indonesia và Thái Lan. Và hơn 45 năm nữa, chứ không phải 158 năm, chỉ số này của Việt Nam sẽ vượt Singapore để tăng lên mức 1,192 triệu USD.
Việc sử dụng giai đoạn 20 năm 1990-2010 cho góc nhìn rõ ràng và chính xác hơn trong một thời gian ngắn chỉ 7 năm (2001-2007). Trong giai đoạn này, các nước Đông Nam Á đã vượt qua gần trọn 3 cuộc khủng hoảng: ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Nhật Bản và chứng khoán Mỹ, khủng hoảng kinh tế năm 1997 và cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay bắt đầu tư 2008.
Trong mỗi cuộc khủng hoảng mỗi nước có lợi thế và ảnh hưởng khác nhau, vì vậy cách họ vượt lên khủng hoảng cũng chính là một yếu tố quyết định sự tăng trưởng hơn kém trong khu vực.
Trong giai đoạn 2011-2020 theo dự thảo Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội quốc gia, Việt Nam sẽ tăng GDP bình quân đầu người theo giá so sánh thực tế lên 2,2 lần, tương đương gần 3000 USD. Mức tăng này tương đối thấp so với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 1990-2020.
Theo một báo cáo của Đại học Harvard, Việt Nam sẽ phải đối mặt và giải quyết những khủng hoảng về Giáo dục, tài chính, cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với quốc tế trong giai đoạn 2011-2020. Nếu không giải quyết được các vấn đề trên, Việt Nam khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh như giai đoạn 1990-2010.
Điều quan trọng hơn hết, đó là tốc độ phát triển GDP dù ở mức nhanh, tuy nhiên nếu không bền vững và ổn định thì dù có đuổi kịp các nước bạn, chúng ta cũng lại sớm quay về vị trí chót bảng trong nền kinh tế khu vực.
Hưng Nguyễn
Theo TTVN

Đánh đuổi Pháp là sai lầm lớn của Việt Nam

Lời nói riêng trước tiên mình được một bạn giới thiệu cho bài viết rất hay, về chủ đề  khá lạ lỗ tai “Đánh đuổi Pháp là sai lầm lớn của Việt Nam”.
► link online đọc đầy đủ: https://docs.google.com/file/d/0Bx0waldoBaTdWXU2YTJTdGZSUTA/edit?pli=1►
Lời nói đầu
Thảo luận “Phải chăng đánh đuổi Pháp là sai lầm lớn của Việt Nam?” đăng trên diễn đàn X-Cafe, tuy chỉ mở cửa trong hai tháng nhưng đã thu hút hơn 2.100 bài trả lời và gần 16 vạn lượt xem (tính đến tháng 09/2010).
Thành công của chủ đề dựa phần lớn vào người khởi xướng, DrTran. DrTran đã đưa ra những giả thuyết độc đáo, dám thách thức và phản biện lại những tư tưởng, suy nghĩ đã bám rễ hàng chục năm với đa số người VN. Sự đóng góp tích cực của hàng trăm tiếng nói đa chiều trên diễn đàn X-Cafe cũng có đón góp không nhỏ.
Con số hai nghìn hồi đáp nói lên sức cuốn hút và chất lượng của cuộc thảo luận, đồng thời cũng gây trở ngại cho những người muốn tìm hiểu kỹ nhưng quỹ thời gian hạn hẹp.
Vì vậy để giúp độc giả có cái nhìn toàn tổng quát về đề tài thách thức đầy thú vị này, cũng như tìm hiểu tư tưởng độc đáo của DrTran một cách dễ dàng và nhanh chóng, người biên soạn đã được chọn lọc những bài viết có chất lượng nhất, chỉnh sửa và đóng thành tập sách hoàn chỉnh như các bạn đang đọc.
Đại đa số các bài viết (trừ phần phụ lục) đều được lấy từ thảo luận Phải chăng đánh đuổi Pháp là sai lầm lớn của Việt Nam? trên diễn đàn X-Cafe, nội dung phân tích và đưa ra những học thuyết  về tiến trình lịch sử Việt Nam, trong quá khứ cũng như tương lai.
Phụ lục đặc biệt là chín bài phân tích về bản chất mối liên hệ giữa cuộc chiến chống Pháp và Đảng Cộng Sản Việt Nam, được viết bởi hai thành viên Phan Anh và Dai Viet (từ diễn đàn X-Cafe).
Mọi ý kiến thắc mắc và đóng góp, xin liên hệ người biên soạn “TheMan” tại địa chỉ: tmx.cafe@gmail.com
Mục lục Trang
Phần một Giả thuyết: Phải chăng đánh đuổi Pháp là sai lầm lớn của Việt Nam?…………………………………………………………………. 2
Phần hai Thách thức tranh luận với chính quyền Việt Nam của DrTran……………………………………………………………………………. 91
Phần ba Những tầm nhìn, phác thảo cho Việt Nam hậu cộng sản (Đại Việt Dân Quốc và tân Hiến Pháp)…………………………….. 96
Vấn đề tô giới và liên kết đồng minh…………………………………………………………………………………………………………….. 110
Phụ lục Phân tích về bản chất mối liên hệ giữa cuộc chiến chống Pháp và ĐCSVN…………………………………………………………… 133
Lưu ý về bố cục trình bày
1.    Những bài viết riêng biệt được phân cách bởi hai đường kẻ dài mỏng. Những đường gạch nối ngắn được DrTran sử dụng để chia ý trong một bài viết dài.
2.    Theo mặc định tất cả bài viết đều là của DrTran – người khởi xướng cuộc thảo luận. Khi có bài của một thành viên khác, một dòng in đậm ở đầu “Thành viên [...] viết:” sẽ lưu ý người đọc.
3.    Những đoạn nghiêng và để trong ngoặc kép là trích dẫn từ các thành viên khác, các bài viết trước.
Phải chăng đánh đuổi Pháp là sai lầm lớn của Việt Nam?

Tôi đã nói từ lâu, đánh Pháp là sai lầm lớn lao nhất của dân tộc VN trong suốt chiều dài lịch sử.
Cơ hội phát triển quốc gia một cách hài hòa, bài bản, do các người Pháp cực kỳ thông minh vạch ra, VN 1000 năm sau chưa chắc có đủ khả năng và tiền bạc thực hiện.
VN trong suốt 4000 năm lịch sử thực tế không phát triển được gì, VN năm 1850 không mấy gì khác VN năm 2000 trước
Công nguyên.
Có chăng là có chữ viết do Alexandre de Rhodes sáng tạo ra dùm, do sử dụng nhiều ngôn ngữ, Pháp, Ý dựa theo âm tiếng Nôm, tiếng Hán, tạo ra chữ Việt.
————————–
Rất may mắn, cực kỳ may mắn, đại may mắn, có Pháp vào VN.
Các cuộc chiến làm chết người VN chỉ là do vua quan VN tự tạo ra, thay vì cho người Pháp vào một cách dễ dàng, giao thương dễ dàng, hoặc nếu thông minh hơn nữa thì cho Pháp thuê 1 phần đất nào đó làm TÔ GIỚI để lấy tiền phát triển các vùng đất còn lại, để học hỏi khoa học kỹ thuật, nhân văn Pháp.
Nhưng trông chờ loại vua như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức nhận ra các điều này thì cũng như trông chờ đội banh VN đoạt giải World Cup.
Cái tâm, tầm, bản lãnh, trí thông minh đều quá lùn thấp, “đứng dưới nách” người ta.
Các cuộc chiến giữa các vị vua VN với Pháp, thực tế không chết nhiều người VN hơn các cuộc chiến giữa người VN với nhau trước và sau đó.
Quân Tây sơn đánh với quân Nguyễn Ánh trong 25 năm đã chết nhiều người hơn các trận chiến giữa quân VN và Pháp.
——————————-
Sau này quân Bắc và Nam Việt đánh nhau trong 15 năm – kể từ khi Hà nội phát động chiến tranh năm 1959 – lại càng chết nhiều người hơn Pháp từng hại chết người VN trong hơn 100 năm kể từ khi Pháp bắt đầu đặt chân lên VN, trước và cho đến cuối cuộc đô hộ VN.
Hoặc ngay trong vụ “Cải cách ruộng đất” tại miền Bắc, nhiều nguồn tin cho thấy khoảng 150 ngàn người bị HCM xử tử. Sau này thuyền nhân VN chết ngoài biển cũng khoảng 100 ngàn.
Và nay, ngày nào lại không có vài chục người chết và bị thương  do tai nạn giao thông, tính ra hàng năm còn hơn các trận đánh “đẩm máu” nhất giữa Việt – Pháp trong lịch sử.
Và, Pháp không hề có trả thù tàn độc như chính người VN giết người VN, như quân Tây sơn giết gia đình Gia long Nguyễn Ánh, và sau này quân Gia long tru di tam tộc gia đình con cháu Nguyễn Huệ, lật mồ Nguyễn Huệ lên đập nát bộ xương, xé xác vua Quang Toản, con Nguyễn Huệ, ra làm 4 mảnh (tứ tượng phân thây).
Các “vua” này làm gì được cho VN, ngoài việc gây chiến tranh, thu thuế nặng, bắt gái nhà lành hãm hiếp?
——————————- Còn Pháp làm gì cho VN?
Không đủ chỗ ghi hết các việc lợi ích Pháp đem lại cho VN, cho dù 1000 trang không đủ ghi ra hết. Hệ thống xe lửa hiện đại nhất Đông Nam Á – và có thể là toàn châu Á – chỉ là 1.
Nếu ông HCM không đánh Pháp thì nay VN hiện đại hơn Nhật bản, bỏ xa Hàn quốc.
Dám chắc chắn 100% như vậy, vì kỹ thuật Pháp nói chung hơn của Nhật nhiều, khoa học Pháp cao hơn, văn minh Pháp thâm sâu và bao quát hơn, chỉ kể 3 triết gia Pháp Descartes, Voltaire, Rousseau mà thôi, nếu người VN học được thì đã có tâm hồn cao thượng  nhất Đông Nam Á, và nhiều việc chúng ta ca thán hàng ngày đã không xảy ra, như xả rác ngoài đường, chạy xe lạng ẩu, quan chức tham nhũng, v.v…
—————————
Điều VN cần nhất là một HỌC THUYẾT XÂY DỰNG QUỐC GIA. Đó là việc lớn, đó là ĐẠI ĐẠI KẾ.
Ngồi đây cãi nhau các việc quá thấp, quá dễ dàng, như có cần xây đường sắt cao tốc hay không, thì là điều rất tốn thời gian, năng lực, của biết bao người VN trong ngoài nước, của QH, v.v…
Chuyện đơn giản vậy mà cũng cần phải bàn cãi. Một người có trí thông minh trên 70 (2 standards of deviation below the mean) nhìn liếc qua 1 cái là biết phải đem dục thùng rác.
Khóa này, QH VN làm được cái mốc xì gì, ĐCSVN làm được cái quái quỷ gì, ngoài việc lâu lâu “đứa đánh đứa xoa” cho có vẻ ta đây cũng làm chút việc đấy nhá.
Đố ai trong QH VN dám bỏ phiếu chống ĐSCT mà không có “ai đó” phía sau huy động giật dây, cho dù trong vụ này là một phe phái “tiến bộ” nào đó trong nội bộ ĐCSVN.
Đọc các lời phát biểu của các Nghị gật, đọc lại các tác phẩm của Descartes, thấy sao người ta 400 năm trước còn khôn hơn có thể nói tất cả người VN hiện tại.
Nói sao người ta không phát triển, và VN ké theo vài chục năm quả là phát triển vưọt bậc, nếu không có chiến tranh trong thế kỷ 20 thì nay VN hẳn đã vượt Nhật từ lâu, nói gì ba cái anh lẻ tẻ Hàn quốc, Đài loan, Singapore.
—————————————————————————————————————————————————————

Đương nhiên, trên đời thì không xứ nào làm ơn cho xứ nào, chỉ là ta phải chọn bạn mà chơi.
Học theo Pháp không tệ, theo Mỹ cũng tốt. Ý tôi nói hồi 1850 có Pháp vào, tận tình giúp đỡ, thì đã nên theo đó mà phát triển.
Và sau này khi Mỹ vào miền Nam giúp phát triển, nếu ta học theo họ thì cũng không tệ chút nào.
Nhưng các xứ này đòi hỏi 1 tiêu chuẩn nhân quyền tối thiểu nào đó, và họ có các tổ chức tư nhân, độc lập với CP họ, vào
VN giúp nâng cao các tiêu chuẩn này.
CSVN muốn vi phạm nhân quyền, luôn luôn như vậy, nên không thể chịu được Pháp, Mỹ, mà chỉ có thể chơi với côn đồ quốc tế aka CS quốc tế.
————————————————
Nay chạy qua theo gót Nhật bản, tuy nước này không phải côn đồ, nhưng mưu mô xảo quyệt không kém.
Nhật không phải ngu mà không biết đường sắt cao tốc sẽ phá hoại KT VN, gây đói khổ lầm than khắp nơi, nhưng cũng như hồi 1944-1945, người Nhật vốn tâm địa vô cùng ác độc đối với các quốc gia châu Á, họ đã và sẽ không ngại làm chết mấy triệu người VN để đạt cho được mục đích của họ.
Ngay cả sau khi QH CSVN bỏ phiều dời ngày quyết định, Nhật tuyên bố ngay là VẪN muốn phát triển kế hoạch này.
Pháp, Mỹ không hề ác độc, nham hiểm như TQ, Nhật bản, Nga.
CSVN rất ngu, và dân VN rất xui, nên mới bị CSVN cai trị, và từ đó đem TQ, Nga, Nhật vào – toàn làm hại VN chứ không như Pháp, Mỹ toàn giúp VN phát triển hài hòa.
Như trước 1975 Mỹ có ý định giúp VNCH phát triển thành quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á, cùng với Hàn quốc, Nhật bản, làm thành trục phát triển cực thịnh. Đương nhiên 1 phần cũng vì lợi ích Mỹ, nhưng không hại VN, và không bóc lột gì VN cả.
Đành rằng cũng vì tiền, nhưng ông chủ tập đoàn IBM rất khác ông chủ tập đoàn nào đó của Nga, TQ. Một bên cho lợi ích công nhân cao để họ làm việc tốt, có phát minh giúp phát triển tập đoàn; một bên ép chết công nhân để họ làm việc như nô lệ.
CSVN thích loại thứ 2 này, nên hồi thì chạy theo Nga, hồi theo TQ, nay theo Nhật chút chút, toàn các mafia muốn hại chết VN!
———————————————————————————————————————
——————————————
Ngưi Pháp đến đô hộ VN đã gây nhiều điều tàn ác, nhưng ngược lại đã khai dân trí và mở mang, cải tạo bộ mặt đất nước. Hai điều trái ngược này đều là sự thật.”
Cái hại của họ gây ra rất ít so với cái lợi họ đem vào.
Cái “ác” của họ cũng phải theo tiêu chuẩn thời đó. Công nhân VN đi làm cho vua VN có được trả lương, cho dù thấp, như đi làm cho Pháp đâu.
Cuc chiến Tây sơn – Gia long mà thôi kéo dài 25 năm, giết hại hơn gấp chục lần số lính VN chết do đánh Pháp.
Hthống hỏa xa tốn rất nhiều, rất nhiều tiền, vì từng con bù lon, cây búa, đều chở từ ngoài vào, nếu tính theo giá hiện nay thì phải hàng trăm tỉ USD, vì thời đó các thứ này rất mắc.
Tin thuế cả một thửa ruộng chưa chắc mua được 1m đường hỏa xa, mà Pháp cất gần 2000 km đường này cho VN!
2 đường ngược chiều là gần 4000 km, hiện đại nhất Đông Nam Á và có thể là toàn Á châu!
Pháp có “thu thuế” thì cũng chỉ là 1 phần rất nhỏ, hơn nữa cũng bị các cường hào ác bá VN ăn cắp bớt.
Tin sưu, tiền thuế, khi đến tay Pháp thì chẳng là bao nhiêu so với biết bao triệu tấn xi măng, sắt, thép, và hàng chục ngàn chuyên gia, kỹ sư, bác sĩ đem vào VN.
Hồi đó mà chở gạch đá từ Âu châu vào, cất lên cả cái Nhà thờ Đức bà SàiGòn, Bưu điện SàiGòn, Ủy ban NDTP SàiGòn, và hàng ngàn buildings khác, bây giờ còn sử dụng không hề bị hư hỏng, thì quả thật quá kinh khiếp!
————————–
Nếu không bị các anh cướp cạn Đề Thám, v.v… phá hoại, các anh hữu dõng vô mưu Nguyễn Thái Học thọc gậy bánh xe, thì Pháp còn cất thêm biết bao nhiêu chục ngàn buildings khác, nói không chừng cả 1 cái Paris phương Đông ngay tại đây!
Các anh này cho dù “thành công”, chiếm toàn VN, thì cũng chỉ để tự họ làm vua VN không khác Gia long, Minh mạng, Tự đức, chứ có làm gì để phát triển VN, có học thuyết nào, kỹ sư nào, bác sĩ nào, đường hỏa xa nào, cho VN?
Rất may họ thất bại, do đó Pháp còn cất thêm cho VN thêm mấy chục năm, đến đầu thập niên 1940 cho đến khi THẰNG NHẬT vào phá hoại.
——————————-
sau đó nếu HCM không phá hoại thì từ 1945 đến nay cũng có biết bao nhiêu triệu kỹ sư, bác sĩ, khoa học gia VN lành nghề được dạy ra, thì VN muốn nghèo hơn Nhật cũng khó vô cùng.
Hàng chục ngàn buildings rất đẹp khác đã mọc lên khắp VN, hàng chục SàiGòn khác đuợc phát triển. Lo gì VN không đẹp, hiện đại nhất Đông Nam Á và ngay cả châu Á?
Hàng VN làm ra, Pháp bao thầu mua hoặc giúp bán khắp Liên Âu, và do hàng tốt, giá rẻ, thì hàng Hàn quốc cạnh tranh làm sao lại, vì đây là kỹ thuật hàng đầu thế giới, thêm vào cái khéo léo của người VN. VN không chừng đã có công ty xe hơi bán khắp thế giới, do một liên doanh Pháp – Việt nào đó.
Muộn nhưng vẫn hơn không, nếu VN có dân chủ tự do trở lại, học theo Pháp, Mỹ, thì trong 30-50 năm sẽ trở ngược thế cờ, sẽ được văn minh hiện đại, tuy không thể bằng một VN học theo Pháp từ 1850, nhưng cũng coi như là “tàm tạm”, ít ra dân
không đến nổi quá khổ sở như hiện nay.
—————————————————————————————————————————————————————
Lch sử không thay đổi, chỉ có GIẢI THÍCH lịch sử thay đổi mà thôi.
Nguyễn Tri Phương, Đề Thám, Nguyễn Thái học chống Pháp, điều này không ai có thể thay đổi, nhưng nay tôi đưa ra một
HỌC THUYẾT mới về vấn đề này.
Quá nhiều người VN là tù nhân vĩnh viễn của các sách sử VN. Vì biếng nhác trí tuệ cũng có, vì nể sợ tiền nhân cũng có, vì không muốn làm trái ý người xung quanh cũng có.
Quả vậy, nếu tôi là một nhà mô phạm tại VN, hay một nhà kinh doanh, hoặc chính trị gia, thì đã không dám nêu lên vấn đề:
phải giải thích lại lịch sử VN.
Vì sống tại nước ngoài, không gần cộng đồng VN (90% bạn bè tôi là người Mỹ), việc làm cũng chẳng liên quan đến cộng đồng VN, nên tôi có cách suy nghĩ độc lập về vấn đề này, mà theo tôi sách sử VN giải thích rất sai lầm.
Tình trạng sai lầm này rất đúng với câu nói của Mỹ “history repeats itself, and historians repeat each other”.
—————————
Chỉ cần mọi người nhìn lại những gi VN ta có vào giữa thế kỷ 19, và tự hỏi “với tình trạng văn hóa, khoa học kỹ thuật, vốn liếng thời đó, VN ta làm sao mà phát triển?”
Trong toàn xứ, có lẽ không đến 10% dân chúng biết đọc biết viết tiếng Hoa, tiếng Việt. Toán, hóa học, sinh vật học, nói chung là các môn khoa học tự nhiên thì hoàn toàn là con số 0 to đùng.
Các vị vua chỉ lo thu tóm quyền hành, từ Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, có ai có cách nào làm tăng cường dân trí, mở rộng khoa học, tầm hiểu biết của dân chúng, làm đời sống dân chúng tốt hơn?
Mấy trăm năm sau khi Newton viết ra thuyết vạn vật hấp dẫn, phát minh ra Calculus, các vì vua VN còn chỉ biết làm toán cộng, trừ, trên các bàn tính abacus nhập về từ Trung quốc. Về khoa học thì lại càng dốt đặc.
—————————-
VN giữa thế kỷ 19 còn không biết làm gạch, không biết cất nhà dùng sắt thép, không một chút khái niệm về các cây cầu bằng xi măng.
Như vậy, thử hỏi nếu Nguyễn Tri Phương, Đề Thám, Nguyễn Thái Học thành công, thì có phải đồng hồ phát triển VN vĩnh viễn ngừng lại tại thế kỷ 19?
Hchỉ biết “chống Pháp” chứ không biết và không hề kêu gọi “chống Pháp để nhập kiến thức khoa học kỹ thuật, mở trường dạy toán, lý, hóa, sinh vật, y khoa; để cất đường xe lửa xuyên Đông dương; để mở rộng giao thương với khắp thế giới; để dân ta có NHÂN QUYỀN, tăng an sinh xã hội, v.v…”
Chng Pháp”, theo ý họ, chỉ là để thay đổi người lãnh đạo, chứ không hề vì lý do người VN sẽ lãnh đạo tốt hơn, và lại càng KHÔNG đưa ra được lý do chứng minh người VN lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cao hơn cho dân VN.
Tôi đưa ra HỌC THUYẾT mới, đó là, cho dù số người này thành công, thì họ chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho VN, ngược lại còn làm VN chậm phát triển.
——————————–
Sau này ông HCM cũng vậy, “thành công” đấy, rồi sao, đem lại điều gì tốt đẹp cho VN, phát triển được gì, hay chỉ là thay họ đổi tên lãnh đạo từ Pháp sang Việt, nhưng khả năng tồi tệ hơn, tham nhũng làm giàu cá nhân hơn, quốc gia nghèo mạt hơn?
Tôi KHÔNG chủ trương VN mời mọc Pháp, Mỹ vào cai trị. Tôi chủ trương việc đem người VN có tài năng nhất vào cai trị
VN, qua các cuộc tranh luận trực tiếp, công khai trên TV, trên mạng.
Tôi chủ trương việc VN phải học Pháp, học Mỹ, để phát triển chứ vào lúc này do dân trí còn quá thấp, người VN không đủ khả năng tự lập học thuyết phát triển, tự lập chủ nghĩa chính trị, trường phái Kinh tế, cho riêng mình.
Tôi bận nhiều việc và biếng nhác chính trị, hy vọng nhân vật nào khác tiếp tục việc quảng bá các tư tưởng trên đây, cũng như trong Hiến Pháp VII, để phục vụ quyền lợi quốc gia, dân tộc VN sau này.
—————————————————————————————————————————————————————
Tôi có phân tich trong bài trên đây, các anh hùng chí sĩ VN như Đề Thám, Tổng Đốc Phương (Nguyễn Tri Phương), v.v… chắc chắn đã đi vào bế tắc cho dù có đánh thắng Pháp.
Trong hoàn cảnh văn hóa thời đó, không có Pháp hoặc Anh quốc hay một quốc gia Tây phương nào đó vào KHAI SÁNG, thì VN ta không thể làm nên trò trống gì.
l, các anh hùng chí sĩ VN không có 500 năm (Phục Hưng, Cải cách, Khai sáng, Cách mạng Công nghệ) cơ sở lý luận để lập quốc, mà đến khi đó các quốc gia vững mạnh ở Âu châu đã trải qua, hoặc học theo triệt để như Mỹ, Úc, Canada.
Các vị anh hùng chí sĩ này rất bảo thủ, họ không học theo, không hòa hoãn, không lập chính phủ liên hiệp, liên minh. Họ chỉ biết, và chỉ muốn, lật đổ Pháp, rồi… thôi, sau đó tính sau.
——————————————–
Ngay cả một số người được học theo văn hóa Pháp từ nhỏ, được cho đi Pháp du học, như BS Phạm Ngọc Thạch, nhưng nhận định chính trị vẫn rất sai lầm.
Số người này có lòng vì quốc gia thật, nhưng chống Pháp cho dù thành công, phe phái ông ta làm sao đủ tiền bạc, khoa học kỹ thuật, ủng hộ chính trị quốc tế, v.v… để lập quốc?
Hkhông nhận thức ra cái cao minh của văn minh Tây phương mà học theo, họ thua rất xa, đến cả ngàn năm, so với Minh Trị Nhật Hoàng, với Alexander Hamilton và các Thượng phụ Hoa kỳ – các vị này học các tư tưởng Âu châu RẤT triệt để.
Tam quyền Phân lập trong Hiến pháp Hoa kỳ là văn bản đầu tiên trên thế giới áp dụng tư tưởng của Montesquieu trong quyển “Tinh thần Luật pháp” (L’esprit des lois).
Khi đó mà yêu cầu các anh hùng chí sĩ VN phải áp dụng “Tam quyền Phân lập” thì buồn cười quá, nhất là trong một quốc gia do truyền thống nho giáo, giáo dục không được khuếch trương vì thầy luôn sợ trò giỏi hơn, thầy giấu chữ, trò phải “mua” cái chữ rất mắc, nên không đến 10% dân VN có thể viết tên chính mình bằng bất cứ ngôn ngữ nào.
Làm sai giải thích Tam quyền Phân lập, làm sao tổ chức phổ thông đầu phiếu cho dù có guợng gạo, chỉ cho nam giới bầu, làm sao lập chính phủ trong nền văn hóa quan lại, chủ nghĩa bè phái, gia đình trị khắp nơi?
——————————————————–
Không theo Tam quyền Phân lập để lập quốc, thì phải theo phương cách nào đây? Khi đó và hiện nay?
Luật pháp là gì, Quốc hội là gì, Chính quyền là gì, tại sao phải phân lập, là nhất là LÀM SAO để phân lập, khi VN cho đến ngày nay vẫn có tư tưởng “đi đêm”, ông nào bên QH có bà con bạn bè bên Chính quyền thi sẽ móc nối, “tôi gãi lưng anh, anh gãi lưng tôi, và cả hai chùng ta gãi lưng cho người anh bà con tôi tên Tối cao Pháp viện”, v.v… để luật được thông qua dễ dàng, Tổng thống ký thành luật, các nhân vật này hưởng lợi, thằng dân đen mang họa, v.v…
Cho dù đến HÔM  NAY, người VN khắp thế giới tụ hội về lập quốc, thì cũng sẽ có trăm, ngàn phe phái. Người từ VN không dễ chấp thuận Tam quyền Phân lập, người từ Pháp, Đức sẽ có ý khác người từ Mỹ và tất cả khác người từ Úc, v.v…
Một sự hổn loạn chính quyền, thậm chí tệ hại đến mức phân hóa, chia rẽ từng vùng, v.v… là điều hầu như chắc chắn sẽ xảy ra. Không ai đủ uy tín cá nhân đứng trên tất cả, để có tiếng nói sau cùng hòa giải.
———————————————-
Tôi viết ra HP7 để thống nhất các phe phái, lập nền tảng chung để đa số tạm thời đồng ý “luật chơi” chung, như luật FIFA
vậy, rồi ai muốn tranh giành gì thì tranh, miễn phải tuân theo bộ LUẬT này.
Nhưng coi mòi không có ủng hộ cao, mà mọi người chỉ muốn viết “luật” ra cho riêng họ là nhiều, khi xưa cũng vậy, nay cũng vậy.
Tính chống báng quyền lực, trật tự, cho dù quyền lực đúng, trật tự đúng, nằm trong máu thịt người VN. Báo VN thường xuyên chỉ trích “Luật FIFA”, gần đây chỉ trích Luật Việt vị rất nhiều. Tại mọi quốc gia, người VN bị ở tù theo tỉ lệ hầu như cao nhất trong mọi sắc dân là vi vậy.
Tôi nghĩ, có lẽ VN ta không bao giờ có thể có Thượng sách, đó là lập quốc cho riêng mình, mà chỉ có thể chọn Trung sách đó là cho Pháp bảo hộ như cách đây 65 năm, hoặc Hạ sách cho CS quốc tế cai trị như hiện nay.
Dân tộc tính của ta làm ta chỉ xứng đáng có Hạ sách chăng?
—————————————————————————————————————————————————————
Tàu được xem là có nền văn minh nhất Á Châu thời xưa, trong khi đó VN như là Thượng, không thể so sánh được. Thời này làm mấy cái bát còn méo xẹo thì đừng nói chuyện đến hồi xưa làm đồ brass, đồ bronze”
Đúng vậy, cho đến NGÀY NAY, không biết VN ta có làm được cái “ống đồng” nào đủ lớn cho 1 người chui vào hay không!
Tàu nó qua VN, thấy dân ta nghèo quá, chẳng có gì để cướp, nên rút về, chứ nếu đại quân Tống, Minh, Thanh qua thì ta chịu sao nổi.
Cỡ Hàn Tín nó qua, thì cho dù VN có Trần Hưng Đạo vào thời đó, cũng khó lòng đánh lại.
Tôi coi Hán Sở Tranh Hùng, thấy Hàn Tín dụng binh quả là vô địch, không tìm ra sơ hở nào, nếu các kế sách đó là thật.
Rồi RẤT MAY nhờ có Pháp vào khai sáng, dạy cho dân ta nhiều việc, ta mới biết trồng cao su mà làm dép mang, chứ hồi thời Tự Đức, dân ta còn đi chân không, trừ quan lại mới có giày vải mà thôi.
Rồi mi thứ từ điện lực, nước máy, xe lửa, ngay cả băng vệ sinh phụ nữ, đều do Tây nó đem vào, chứ nghe bà cố tôi khi còn sinh tiền kể lại, hồi xưa thời bà còn thiếu nữ, không làm gì có các việc đó. Vải còn không có mà mặc, lấy đâu mà cho vệ sinh phụ nữ.
—————————————-
Sau này miền Bắc nhờ có 16 nước XHCN viện trợ nên sống tương đối còn khá, còn có chút điện, có chiếc xe đạp thồ TQ. Chứ thật ra chẳng làm được cây căm, con ốc xe đạp!
Sau 1975 có thời xe đạp VN chất lượng rất tệ, do phải tự làm, ruột xe đạp chạy chút là xì lỗ mọt, niền xe sụp lỗ gà là cong queo.
May nhờ có bán dầu, nợ và viện trợ nước ngoài, và kiều hối, nên tương đối khá 15 năm trở lại đây.
Nhưng hạ tầng cơ sở đang sụp đổ mau và nhiều, sau chừng 10 năm nữa khi nợ nước ngoài quá lớn không có tiền trả, khi kiều hối giảm do thế hệ lớn tuổI VN mất đi rồi con cháu nước ngoài bớt gởi tiền về nuôi, khi dầu hỏa cạn kiệt, thì VN sẽ mau chóng trở lại thời kỳ ĐỒ ĐÁ mà thôi.
Quay qua quay lại xem, VN làm sao mà tìm ra 50 tỉ USD trả nợ nước ngoài, gần 100 tỉ USD nợ trong nước? Trừ khi bán đất thôi, chứ CSVN không tài nào tìm ra 150 tỉ USD trả nợ.
—————————————————————————————————————————————————————
Đúng là dân VN còn man di mọi rợ lắm, TRƯỚC  KHI có Pháp vào.
Pháp có công khai sáng dân trí VN, điều này rất tiếc sách sử VN do bị ảnh hưởng chính trị nên không ghi lại. Đã đến lúc phải sửa lại sách sử VN.
Acta deos numquam mortalia fallunt!
CSVN demonize Pháp không khác họ tạo hình ảnh LS Định như ma quỷ, một người ham danh vọng, thế lực, tiền bạc, v.v… Các tấm hình các nhân vật khác thì cố tình chụp sao cho xấu nhất, bôi đen, bôi nhọ vào cho nhiều.
Trong khi  LS Đnh chỉ muốn “khai trí dân chủ” cho VN mà thôi, trong tay ông chẳng có tấc sắt, cho dù có, tôi e rằng ông cũng không biết cầm con dao chặt thịt, cây kéo cắt chỉ, cho khéo.
—————————
Pháp đành là muốn khai thác VN, nhưng họ đang trong giai đoạn “đầu tư” mà thôi, không khác một cty nào đó muốn cất nhà máy thì phải trả tiền cho dân địa phương để họ giúp làm mặt bằng, thuê họ cất nhà, đào đất, v.v…
Số tiền Pháp đầu tư vào VN bỏ xa số tiền rút ra được vào lúc đó.
Đành rằng họ lấy cao su từ VN, nhưng không có họ thì đó chỉ là rừng rậm vô ích. Họ thuê nhân công trồng cao su, tuy có ác, có trả lương thấp, nhưng nếu họ không thuê thì dân ta bị thất nghiệp, không có dép mang.
Ta KHÔNG mang ơn họ cái gì, nhưng cũng không nên mô tả họ quá xấu xa như vậy. Họ khai sáng dân ta, ta đã trả cho họ vô số cao su, gạo, trà, v.v… KHÔNG AI NỢ AI.
Cái gì họ đem lại thì ta trên trân quý, học hỏi, vì đó là do ta MUA VỀ, trả bằng cao su, bằng công sức dân ta. Không có
Pháp thúc đẩy chữ Quốc ngữ, không dẹp vua VN, thì nay VN còn bị vua cai trị, còn xài chữ Tàu.
——————————
Việt ngữ cho đến đầu thế kỷ trước cũng còn thô sơ lắm, tôi đọc sách cũ thấy rất mắc cười. “Đức Chúa blời”, “kách mệnh”, v.v…
Đã khốn kiếp cho dân ta thế nào nếu không nhờ Pháp mà ta có chữ Quốc ngữ như hiện nay, đã khốn kiếp cho văn hóa ta thế nào nếu nay ta dùng tiếng Trung quốc mà thôi?
Ta đánh đuổi họ thì cũng như dân làng đánh đuổi một cty vào mua đất, khai phá làm nhà máy, công trường. Ta đánh đuổi đi cơ hội phát triển, giàu có, dân chúng có việc làm.
Ta chọn lại ông trưởng làng lại càng tàn ác hơn cty kia, càng hiếp đáp dân, càng cướp đất, càng làm dân nghèo đi.
Ta chỉ có thể tự trách ta, vì ta không đánh đuổi cty kia thì ông trưởng  làng làm sao lên ngồi trên đầu dân làng ta được? Mea culpa, mea culpa, mea maxima culpa!
—————————————————————————————————————————————————————
Tôi nghĩ vấn đề này sẽ gây nhiều tranh cãi, vì liên quan không ít hơn việc lật đổ hàng loạt sách sử trong hàng trăm năm qua, “rửa óc” hàng mấy chục triệu người VN đã quá hằn sâu tư tưởng “chống Pháp là anh hùng”.
Nói Pháp “tàn ác” cũng không sai, vì chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, theo tiêu chuẩn hiện nay thì các việc Pháp làm hồi thế kỷ 19 quả thật có tàn ác lắm.
Nhưng phải nên đặt lên bàn cân giữa các việc lợi ích – thiệt hại, và nhất là phải so với vua quan VN thời đó.
Pháp không tru di tam tộc ai cả, nhưng vua quan VN thì có đấy, dòng họ Gia Long bị Tây sơn thảm tử, sau này Gia long giết lại toàn gia những ai theo Tây sơn. Dòng họ Nguyễn Huệ bị giết không còn ai, chó mèo cũng bị giết hết, ngay cả xác Nguyễn Huệ và bà vợ cũng bị đào lên đập tan nát.
Dòng họ Nguyễn Trãi là một ví dụ khác.
————————————–
Nói về ác độc thì Pháp còn thua vua quan VN xa lắm, và lại càng thua rất xa HCM và đồng bọn. Nhưng LỢI ÍCH họ đem lại thì không vua quan VN nào, và HCM lại càng không thể, sánh bằng.
Phải hiểu lịch sử, giảng giải đúng, thì mới có thể lập kế hoạch cho tương lai. Tôi không phải là sử gia, lại càng không là chính trị gia.
Kế hoạch cho tương lai là, CP phải học tập Pháp, Mỹ và phải có lãnh đạo không vì mình như các vua VN, không vì đảng mình như HCM, mà phải vì quốc gia, dân tộc như các thời Tổng thống Pháp, Mỹ.
Một khi các lãnh đạo VN làm được điều xem qua có vẽ quá đơn giản này, thì quốc gia, dân tộc VN mới có thể phát triển. Hàng mấy ngày năm nay, VN chưa từng có lãnh đạo nào như vậy, trừ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Họ chẳng vì họ,
cũng chẳng vì đảng của họ, mà chỉ vì quốc gia, dân tộc VN mà thôi.
Đâu là người thứ ba, kế tiếp hai nhân vật này, trong chính trị VN?
[còn tiếp....] nếu bạn muốn xem tiếp tục thì bài viết này kết thúc ở trang số 10. Muốn xem tiếp online thì hãy qua trang thứ 11!
Còn tiếp trang 2

Friday, March 22, 2013

Tiếng kêu của con cừu trẻ hèn nhát

Em tên Nguyễn Hồng Thanh Trúc, một người trẻ sinh năm 1991. Có lẽ so với đa số những người tham gia Tuyên bố của Công dân Tự Do, thì tuổi đời và suy nghĩ của em còn rất nhỏ. Em không giỏi môn lịch sử, cũng không thường đọc báo, xem thời sự hay tìm hiểu về chính trị. Em sống trong sự "nuôi dưỡng", "giáo dục" và " bảo vệ" của đảng cộng sản Việt Nam. Em chưa bao giờ có ý tưởng rằng có ngày đất nước sẽ và phải thay đổi. Em như con cừu nhỏ bị chăn dắt bởi những con chó hung tợn. Em ngoan ngoãn vâng lời, sống học tập và làm việc đúng theo chủ trương của nhà cầm quyền. Tất nhiên cũng không thể tránh những sai phạm (ví dụ như vi phạm luật giao thông, những lúc này thì thật may mắn cho em, do chó chăn cừu cũng thích nhấm nháp chút xương em vứt xuống) Còn bao chuyện gian trá nữa của đàn chó săn đã và đang hành hạ, áp bức những con cừu vô tội.

Tất nhiên, những chuyện sai trái thường nhật đó, em sống và chấp nhận như một sự hiển nhiên. Và đa phần đàn cừu Việt Nam cũng vậy. Em có tức giận chứ, em có ghét bỏ chứ. Em cũng muốn đóng vai anh hùng, muốn đứng về chính nghĩa, muốn loại bỏ những bất công. Nhưng em biết làm gì đây, khi mà em chỉ là một con cừu nhỏ, không chỗ đứng, không tiếng nói. Mà dù em cố nói thì nên chăng? Tiếng kêu be be rền rĩ chỉ khiến đàn chó phát điên gầm gào to gấp trăm lần em, xé nát em ra như xé một tờ giấy vụn. Em sợ lắm chứ! Em học cách im lặng, nhắm mắt và cố sống hết phần đời mình. Giống như ba em mẹ em, các chú bác, hàng xóm, bạn bè, cô bán bún đầu hẻm, chú giao báo mỗi sáng,... Bất cứ ai cũng chọn cái yên thân đánh đổi bằng im lặng. 
Nhưng có lẽ cuộc đời em may mắn lắm, em sinh ra trong thời đại của internet, của mạng thông tin kết nối cả thế giới, em vẫn chưa bị nhồi nhét những dối trá, ngụy tạo, em thấy được sự vô lý, sự mâu thuẫn trong từng hành động và tuyên ngôn của nhà cầm quyền. Em im lặng nhưng em hiểu điều đúng, lẽ sai. Em là một con cừu hèn nhát nhưng không ngu ngốc. 
Trong những câu chuyện hóng hớt được từ những buổi trà rượu của ba mẹ, cô bác, thì từng có một Sài Gòn rõ là đẹp, là phồn vinh, giàu có lắm, là Hòn ngọc Viễn Đông, ngay cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông cũng phải thòm thèm, ao ước. Những luyến tiếc, xót xa len lẫn trong dòng kể. Em tò mò chứ, vì Sài Gòn em biết, xô bồ và nhếch nhác quá. Có thể nào chứ? Chủ trương của Đảng của Nhà Nước là sánh ngang với các nước khu vực, do mình đi quá chậm hay do họ chạy quá nhanh? Và những ngỡ ngàng, tới tức giận, rồi đau lòng khi tìm kiếm được những tư liệu, hình ảnh về một Hòn ngọc Viễn Đông phồn hoa, thịnh vượng. Đó là cú tát rất đau cho một đứa trẻ khi nhận ra mình đang chìm dần trong một hố phân do nhà cầm quyền đào ra cho cả một đất nước. Và đau đớn này còn gấp ngàn lần đối với những người phải chứng kiến từ khi đồng cỏ còn xanh tươi cho tới khi những đống phân cuối cùng được lấp xuống. Em khóc và cầu nguyện cho thế hệ ấy. 
Vẫn nhớ mãi một câu em từng nghe ở đâu đó "Đừng nghe lời Cộng Sản nói, hãy nhìn điều nó làm". Vâng, em đang nhìn, rất kỹ! 
Như em đã nói, em không giỏi lịch sử, cũng chả rành kinh tế chính trị. Chỉ có những điều em thấy em nghe từ những thứ xung quanh em đã đánh em đau lắm rồi. 
Nhưng trong nước thì chỉ là trò thước khẻ tay, ra nước ngoài thì mới rõ cái đau bị hội đồng là thế nào. 
Vâng, em chạy trốn, chạy trốn khỏi nơi yêu thương nhưng tù túng để đến với tự do xa lạ. Em đi du học. Cũng là điều tốt, khi em nghĩ em có thể hòa nhập với bạn bè thế giới và góp chút sức cho quê hương, tuy đường trở về sao mà ngán ngẩm. Xa nhà, xa tổ quốc giúp em lớn lên rất nhiều. Em nhận ra lòng yêu nước và tự trọng dân tộc mà trước nay chưa bao giờ em hiểu hết. 
Đó là khi em ở trong tình thế ngồi trước mặt người bạn Tàu mắt hí, không biết nên dùng hết sức bình sinh, tát vào mặt nó, hay chỉ biết nín nhịn để nỗi tức giận trào ra mà bật khóc thành tiếng. Cũng chỉ từ dăm câu chuyện phiếm khi cùng ngồi ngắm cái bản đồ thế giới lúc chờ đồ ăn. 
Đó là khi giới thiệu bản thân em là người Việt Nam thì cái ánh nhìn người ta trở nên khác lắm. Không như xưa người ta nhìn nhận người Việt Nam với những mĩ từ siêng năng, hiếu học,.. Giờ đây đối với những du học sinh hợm hĩnh, giàu có từ Hàn Quốc, Singapore,... trên cái đất nước Nhật Bản mà em đang sinh sống thì Việt Nam nghèo, kém phát triển,... Nhục! Khi mà những ngày em ở Việt Nam, vẫn thường được nghe về sự phát triển của Việt Nam đang theo chiều hướng tiến bộ. Và em cũng tin là vậy. Thế mà hình ảnh trong mắt quốc tế thì Việt Nam tệ hại lắm. 
Rồi còn nhiều nhiều nữa những mẩu chuyện va chạm với bạn bè, những câu nói, những thái độ làm cho lòng tự tôn dân tộc của em bị tổn thương. Nhiều! 
Em yêu Việt Nam, yêu nhiều lắm! Nhưng lạ lùng sao khi tình yêu đó chả bao giờ em biết đến khi lúc vẫn còn sống ở đó. Chỉ khi em đi thật xa, em quay đầu nhìn ngắm lại em mới thấy mắt em rưng rưng. Còn bao nhiêu người nữa như em, hằng ngày chán ngán cuộc sống bị bao vây, bị bóp miệng, để rồi tình yêu quê hương đất nước trở thành một vết cào rướm máu trên ngực. 
Em cảm ơn Tuyên bố của Công dân tự do, cảm ơn nhiều lắm. Con cừu hèn nhát như em, xin góp chút tiếng kêu phản kháng cùng những con cừu dũng cảm. Tiếng kêu của 90 triệu con cừu mong rằng sẽ chiến thắng được tự do, dân chủ, kéo đất nước ra khỏi hố phân, bãi lầy.Để thế hệ sau này có thể ngẩng cao đầu, sống với " Độc lập-Tự do-Hạnh phúc" THẬT, chứ không bị dối trá, lừa gạt như lúc này. 
Em thuộc thế hệ 9x, một thế hệ bị đánh đồng với những thói hư xấu, với bạo lực với sa đọa và những cái đầu nóng bất trị, chỉ biết sống hưởng thụ, không biết chăm lo cho vận mệnh đất nước. Nhưng không, em tin chắc rằng vẫn còn nhiều nhiều nữa những còn cừu trẻ tuổi, mong mỏi biết bao cho một tương lai tốt đẹp cho đất nước, sẽ đứng lên, giành lấy tiếng nói cho mình. Chúng em, những người trẻ, tương lai của đất nước, những Công dân Tự Do.

Câu chuyện nhỏ của tôi


  Tôi bị bắt với một lý do rất... cười: tọa kháng tại nhà với biểu ngữ (được phía Cơ quan An ninh điều tra kết luận rằng mang nội dung xấu): “Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam. Phản đối công hàm bán nước ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng”. Hơn 16 tháng sau ra tòa, tôi nhận bản án 4 năm tù giam, thêm 3 năm quản chế về cái gọi là tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” mà không hề dính dáng đến việc “tọa kháng”, hành vi trực tiếp được nhà cầm quyền làm lý cớ bắt bỏ tù.
Hai chứng nhân “quan trọng” được đưa từ Thanh Hóa vào làm công cụ buộc tội bị cáo. Ông Nhiểm, ông Kính trông tội nghiệp với bộ mặt méo mó, khắc khổ ngồi lọt thỏm, bị bao vây giữa vô vàn những mật vụ dưới hàng ghế dự khán, thay vì ở vị trí dành cho người làm chứng theo quy định một phiên tòa: “Nếu thời gian quay trở lại hoặc có cơ hội khác, tôi vẫn sẽ giúp đỡ họ - những ngư dân Thanh Hóa - dù tôi biết trước có thể những con người này sẽ quay lại kết tội tôi. Họ buộc phải làm thế. Và tôi sẵn sàng tha thứ cho họ.” Tôi đã nói những lời này trước tòa dành cho những ngư dân Thanh Hóa tôi đã gặp và giúp đỡ hồi cuối tháng hai năm 2008. 
Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi sẽ không tường thuật lại chuyến đi Thanh Hóa cùng Ngô Quỳnh. Bạn đọc nào quan tâm và muốn tìm hiểu sự thật, xin tìm đọc bài viết “Uất ức - biển ta ơi!” tôi viết năm 2008. Tôi tin rằng, nếu ai còn là người Việt Nam thì không thể không đau xót trước việc đồng bào mình bị bắt giết ngay trên lãnh hải của Tổ Quốc mình, cũng như không thể phủ nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Chỉ vì vạch trần và tố cáo một sự thật bị Đảng và Nhà nước giấu nhẹm, chỉ vì đòi quyền lợi chính đáng cho những nạn nhân, ngư dân Thanh Hóa mà tôi và Ngô Quỳnh đã bị tước mất tự do - dù là một thứ tự do đang hấp hối. 
Biệt giam: 
Những ngày đầu, tôi bị giam chung với các nữ tù hình sự khác. Trong cuộc vật lộn mưu sinh, trở thành đủ loại tội phạm (họ vẫn thường tự hào rằng phải rất bản lĩnh mới dám thách thức pháp luật) thì sự xuất hiện của một cô gái nhỏ bé bị gán tội “chống Nhà Nước...” là điều ngoài sức tưởng tượng. Từ ngạc nhiên, tò mò rồi thiện cảm, chúng tôi trở nên gần gũi với nhau. Được vài hôm, những ánh mắt thân thiện, cảm mến biến mất. Thay vào đó là thái độ dè dặt, lảng tránh pha chút sợ sệt. Chính sách cô lập bắt đầu có hiệu quả! 
Sắp đến giờ cơm chiều. Tiếng ổ khóa vang lên chát chúa. Tiếp đó là giọng nói lạnh tanh của quản giáo: “Phạm Thanh Nghiên chuẩn bị nội vụ!”. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía tôi, lo lắng, thương cảm, hoảng hốt: “Chết rồi, bị đi ép cung rồi”, “chị ơi! Biệt giam rồi.”, “khổ thân, người bé như cái kẹo, chịu sao nổi cháu ơi”. Mỗi người góp một tí, từ chai mắm, gói lạc, ít bột canh, cuộn băng vệ sinh... tất cả được đùm vào một túi ni-lông, ấn vội vào tay tôi. Tôi không đủ thời gian đùn đẩy. Nhận cũng tốt. Đây sẽ là vốn liếng giúp tôi “cầm cự”, chờ đợi đến lúc nhận được quà tiếp tế từ gia đình. Tôi không sợ biệt giam, không sợ bị ép cung. Tôi sợ những ánh mắt thương cảm của họ. Những tình cảm rất con người mà vì một sức ép đáng sợ nào đó, họ đã buộc phải thủ tiêu đi. 
Tôi bước ra cửa, không ngoái lại nhìn. Sau lưng, vài giọt nước mắt lặng lẽ rơi. Nhà tù, thì ra vẫn còn chỗ cho tình thương yêu và lòng nhân ái. 
Dẫn tôi đi là người cán bộ tên C. Sau này tôi được nghe nhiều chuyện về ông ta, chủ yếu thành tích làm giàu bất chính và đánh tù. Tôi cắp túi quần áo, chân đất đi trên những con hẻm nhếch nhác vì mưa phùn, qua những dãy nhà giam lạnh ngắc và cũ kỹ. Trong những bức tường lặng câm kia là những sự chờ đợi và tuyệt vọng. Chờ đợi để được phán xử không theo cách của con người, rồi hiến mình cho sự khổ ải và hao mòn trong các trại cải tạo. 
Khu giam giữ mới có khoảng sân khá rộng. Sau khi làm các thủ tục cần thiết, C giao tôi cho đồng nghiệp. Tôi đi theo K, cảm giác như đang bị nuốt vào một đường hầm. Lần đầu tiên kể từ khi bị bắt, tôi mới thực sự thấy hết cái âm u của chốn ngục tù. Chỉ khi dừng lại, tôi mới biết mình đang đứng trước một cánh cửa. Cửa mở, hai đồng tử của tôi giãn ra: đây là nơi dành cho con người ư? 
Cái gọi là buồng giam rộng chừng 6m2. Hai bệ xi-măng đối diện nhau (chừa một lối đi hẹp ở giữa, tù quen gọi là “xa lộ”) dùng làm chỗ nằm. Từ cửa đến chân bệ nằm còn khoảng trống nho nhỏ để đồ ăn. Trong buồng không có nhà vệ sinh nên phải dùng bô. Chỗ để bô cách chỗ để đồ ăn chừng 3 bước chân. Một trong hai bệ nằm có gắn cố định một cùm sắt, dùng để cùm chân những người tù bị kỷ luật hoặc tử tù chờ ngày thi hành án. Tôi vào sau L vài ngày, đương nhiên phải nằm chung với cái cùm. L thường mắng tôi vì tội hay cho chân vào cùm. Bảo tôi không chịu kiêng kỵ, có ngày bị cùm thật cũng nên. Hàng ngày tôi đi bộ dọc trên “xa lộ”, coi như tập thể dục. Đoạn đường ngắn mấy bước chân, đi vài vòng phải nghỉ một lần để khỏi chóng mặt. 
Mỗi ngày hai lần: sáng và chiều, công an mở cửa cho tù nhân ra ngoài làm vệ sinh cá nhân và lấy cơm. Mỗi lần chừng 20 đến 30 phút. Hầu như ngày nào tôi cũng phải đi cung nên mọi việc, từ giặt giũ, đổ bô, lấy cơm, rửa bát… L phải kiêm hết. Có hôm, chưa làm vệ sinh xong, điều tra viên đã đứng đợi ngoài cửa. Chắc chỉ có tù nhân lương tâm chúng tôi mới phải trải qua tình trạng ngồi bệ xí trong sự chờ đợi và thúc giục của cả cai tù lẫn điều tra viên mà thôi. Gần 4 tháng biệt giam, tôi phải đi cung hàng chục lần, chưa kể thời gian ở buồng chung hơn một năm. Chuyện này xin được kể trong một dịp khác. 
L có tật xấu, đi ngoài vô tội vạ, không theo giờ giấc. Nhiều hôm cứ đóng cửa buồng cô nàng mới đi, mỗi lần như thế lại chữa ngượng: “Em luyện mãi mà không được, cứ nhìn thấy công an là nó lại thụt vào. Hình như c*t sợ công an chị ạ”. Hai cái bô chứa đầy “sản phẩm” của L. Mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Đã thế, cô nàng còn lên lớp tôi: “Chị phải uống thật nhiều nước mới tốt cho sức khỏe, người đâu mà gầy đét, trông chán lắm”. Tôi bảo: “Có hai cái ngai vàng, mày ngự cả hai, chị uống nhiều nước thì chứa vào đâu?”. Cô nàng nhe hàm răng ám khói thuốc cười trừ. Nhìn L, tôi thấm thía hai câu thơ (được cho là của ông Hồ): “Cửa tù khi mở không đau bụng, đau bụng thì không mở cửa tù”. 
Cánh cửa sắt, may quá có sáu lỗ thông hơi (to bằng quả trứng chim cút) - thứ duy nhất làm chúng tôi tạm quên mình đang ở trong một cái hộp. Hàng ngày được ra ngoài, tôi thường vãi cơm ra sân để dụ lũ chim sẻ đến. Qua sáu cái lỗ thông hơi quý giá đó, tôi và L luân phiên nhau chiêm ngưỡng, ngắm nghía chúng. L ước: “Giá biết bay như chúng, em sẽ bay về ôm hôn thằng Cu cho thật đã”. Rồi như tiếc rẻ “Nhưng làm con chim bay được thì lại không lắc, không phê được. Làm người như em, tuy tù tội nhưng được biết mùi đời. Sướng thân! Như chị thì thiệt, chả biết đếch gì. Chán chết”. Tôi không thích tranh cãi với L những lúc như thế. Lũ chim vô tâm, chúng nhặt nhạnh những hạt cơm cuối cùng rồi bay đi, mặc kệ tôi ngẩn ngơ. Không có cách nào gọi chúng lại. Tôi tủi thân, đâm ra giận chúng, hôm sau không vãi cơm cho chúng nữa. Theo thói quen, lũ chim bay đến ngơ ngác, tìm kiếm rồi bỏ đi. Tôi buồn! Từ đó không dám tự trừng phạt mình nữa. 
Một lần đi cung: 
Một vật gì giống như con rắn nằm lù lù giữa sân. Vừa nhận ra thứ đó dành cho mình, một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng. Sau cái rùng mình, mặt tôi nóng ran, hai thái dương giật liên tục. Không thể để cơn phẫn nộ được dịp bung ra. Tôi sẽ luồn chân vào đó. Phải nếm trải hết mọi cay đắng của người tù. Tôi đứng im, ngoan ngoãn cho K xiềng chân mình. Nét ái ngại lộ rõ trên gương mặt anh ta: “Chị Nghiên đi chậm thôi, sẽ đỡ đau”. Tôi hít một hơi thở sâu chờ K mở cửa. Ánh mắt tôi đập vào ánh mắt người điều tra viên. Dù cố tỏ ra tự nhiên, nhưng tôi biết anh ta chứ không phải tôi đang bị chi phối bởi cái xiềng chân. Tôi không đi chậm như lời khuyên của K. Bị thôi thúc bởi lòng kiêu hãnh, tôi bước thật nhanh bất chấp hai vòng xích đập vào mắt cá chân đau điếng. Tôi không cho phép anh ta có cơ hội thấy tôi trong bộ dạng chậm chạp và đáng thương. Chỉ thể hiện ở bước đi thôi chưa đủ, tôi bông phèng: 
- Này anh, giúp tôi một việc được không? 
- Việc gì chị? 
- Nhờ anh đăng ký với kỷ lục ghi-nét, công nhận tôi là người phụ nữ có cái lắc chân to và độc nhất thế giới nhé? 
Bị bất ngờ, anh ta im lặng. Sau một hồi, tính háo thắng trỗi dậy, anh ta trả đũa: 
- Nếu bây giờ tôi bắc thang cho chị trèo tường về, chị có về không? 
- Sao nghiệp vụ anh kém thế? 
- Gì cơ? 
- Tôi bảo nghiệp vụ anh kém vì anh đi điều tra tôi mà không hiểu gì về tôi. Này nhé, tôi vào đây một cách đường hoàng thì cũng đường hoàng rời khỏi đây. Không phải các anh tùy tiện bắt rồi thả vô tội vạ là được. 
Có lẽ anh ta thấy tiếc về câu hỏi vừa rồi. 
Một cán bộ trực trại và một điều tra viên khác đã chầu sẵn ở buồng hỏi cung. Chờ tôi ngồi xuống, trực trại rướn người qua mặt tôi, kéo thanh sắt vốn được bắt vít cố định nơi tay vịn, khóa lại. Động tác rất dứt khoát với vẻ mặt rất nghiêm trọng. Chắc đấy là thứ công cụ được phát minh ra để bảo vệ các nhân viên điều tra khi hỏi cung những tên tội phạm thuộc diện đặc biệt nguy hiểm. Thế ra, tôi được liệt vào loại “đặc biệt nguy hiểm” cơ đấy. Tôi quan sát việc liên quan đến mình như một kẻ thực sự bị thuần phục. Xong việc, viên trực trại lui về đứng phía sau tôi (chắc sẵn sàng tung đòn cứu đồng đội nếu đối tượng manh động). Hai điều tra viên đặt hồ sơ lên bàn: 
- Chúng ta bắt đầu làm việc! 
Tôi lơ đễnh nhìn lên trần nhà. 
- Chúng ta làm việc thôi chị Nghiên. 
- Anh bảo gì cơ? 
Vẻ ngoan ngoãn lúc đầu của tôi khiến họ không chuẩn bị tâm lý đối phó cho sự phản công. 
- Chúng ta vào việc… 
- Làm gì có chuyện ấy. Các anh nghĩ tôi sẽ làm việc với các anh trong tình trạng này sao? 
- Đây là quy định của… 
- Là quy định của các anh thôi. Nguyên tắc của tôi là không làm việc với các anh trong tình trạng này. 
Hai điều tra viên nhìn tôi chằm chằm. Tôi tiếp tục nhìn lên trần nhà, lưng dựa ra sau, các ngón tay gõ gõ vào thanh sắt chắn ngang trước mặt, chân đung đưa khiến cái xiềng cọ xuống nền nhà phát ra thứ âm thanh khô khốc, nghe đến sốt ruột. Cuối cùng, một trong hai người điều tra viên phải ra hiệu cho trực trại mở xiềng chân và thanh sắt chắn ngang ra. 
Tôi thôi nhìn lên trần nhà: 
- Đây sẽ là lần đầu và cũng là lần cuối tôi cho phép các anh làm thế. Nếu việc này còn tái diễn thì các anh sẽ chỉ nhận được một thứ duy nhất từ tôi, đó là sự im lặng. Mong các anh nhớ cho. 
Trở về buồng giam, tôi mệt mỏi nằm vật xuống. Nhìn L với đôi mắt đỏ hoe, tôi đâm cáu. Cô nàng mặc cho tôi mắng mỏ, cứ sấn vào xoa xoa bóp bóp chỗ đau cho tôi. Tôi hất hủi cô nàng để khỏi phải thương hại mình. Tôi nghĩ đến chú Nghĩa, đến Ngô Quỳnh và các anh em khác bị bắt cùng đợt với tôi. Không biết họ bị đối xử ra sao? Nhưng tôi tin, dù ở trong hoàn cảnh nào thì những người anh em ấy (sẽ không cáu gắt bạn tù vô lối như tôi) mà sẽ ngạo nghễ và nở nụ cười nhân ái vì nhà tù là sự lựa chọn “bất khả kháng”, là cánh cửa duy nhất để đến với tự do. 
Viết sau những ngày mới ra tù.

Ban Thường vụ Quốc Hội có Ủy viên đầu bò


Trong hội nghị khoa học, một giáo sư thuyết trình: 
- Độ 20 năm nữa sẽ có những máy tự động hoàn hảo. Chỉ cần nhét con bò vào một đầu, thì đầu kia sẽ có xúc xích chạy ra.

 - Thế liệu có cái máy ngược lại, nhét xúc xích vào một đầu, đầu kia ra con bò không ạ? - một Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng hỏi.
Giáo sư: Anh bao nhiêu tuổi?
 - Tôi 53 tuổi.
 Giáo sư: 52 năm trước có một cái máy như vậy, con bò ấy đang ở ngay trước mặt tôi.
*
Xin thưa, câu chuyện như trên là có thật, và nhân vật 'con bò' chính là ông Phan Xuân Dũng, đại biểu quốc hội, tiến sỹ khoa học chuyên ngành cơ khí chế tạo máy, trình độ cao cấp lý luận chính trị...
Xin bà con chớ bị 'ngợp' bởi những danh hiệu, học vị hoành tráng của ông Phan Xuân Dũng mà tui đã liệt kê ở trên. Bởi trong chế độ cộng sản, một con bò khi được dắt sang Liên Xô cũng có thể được phong làm Phó tiến sỹ. 
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự Luật tiếp công dân ngày 19-3, ông Phan Xuân Dũng đã bộc lộ tư duy đầu bò rất rõ khi đưa ra đề xuất “dân phải đặt cọc một khoản tiền khi đi khiếu kiện”.
Về khoản tiền đặt cọc này, ông Dũng tiếp tục đưa ra 'sáng kiến' kinh hãi không kém:  'kiện không đúng thì bị mất'
“Tôi đề xuất đối với những trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng quy định, đúng trình tự của pháp luật nhưng người ta cứ tiếp tục đi khiếu nại, tố cáo, thậm chí khiếu nại, tố cáo vượt cấp, gửi đơn thư đến nhiều nơi, đến nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước thì cần quy định chặt chẽ trách nhiệm của người đi khiếu nại, tố cáo. Cụ thể, nên buộc họ phải đóng một khoản tiền nhất định nào đó, nếu thắng kiện thì được hoàn lại, còn kiện không đúng thì bị mất tiền”, theo phát biểu của ông Phan Xuân Dũng.
Ông Phan Xuân Dũng là 1 trong 18 ủy viên thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, hiện giữ vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội. Ngoài ra, ông này còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Những kẻ ngu dốt khi nắm giữ quyền hành thường hay nghĩ ra lắm 'sáng kiến' điên rồ và quái dị, mục đích cũng để bảo vệ cho cái chế độ đang bị người dân căm ghét tận cùng. 
Chế độ cộng sản là một chế độ tham nhũng, bao che cho nhau từ trung ương đến địa phương, cho nên việc người dân 'kiện đúng', hay được 'thắng kiện' như lời ông Phan Xuân Dũng chỉ là chuyện nằm mơ giữa ban ngày.
Dân phải đội đơn đi khiếu kiện cũng là chuyện chẳng đặng đừng. Nhà cửa thì bị cướp trắng, đến miếng ăn qua ngày còn không có thì lấy đâu ra tiền 'đặt cọc'. 
Nghèo khổ, khốn cùng như dân oan khiếu kiện mà đảng cộng sản còn nghĩ cách bòn rút, thế nên người dân lại gọi là đảng cướp quả không sai.
Ở địa phương thì bị quan chức cướp đất, cùng cực lắm mới đi khiếu kiện, nay lại phải bị nộp thêm một khoản tiền 'đặt cọc'. Thế chẳng khác nào đi kiện kẻ cướp, lại gặp tên ăn trộm.

Thấy gì trong bài viết của trung tướng CA Tô Lâm?

Nói tóm lại ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cải là ĐCSVN và những kẻ cầm quyền hiện nay đã từ bỏ Tổ Quốc Việt Nam truyền thống. Với họ, họ đã có một tổ quốc kính yêu khác là TỔ QUỐC XHCN, nơi đó có tổ tiên của họ là Các Mác và Lê Nin...

*
Chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành, phát triển gắn với Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ tư tưởng của giai cấp vô sản phát huy vai trò cách mạng trong xã hội Việt Nam với thiết chế tương ứng là Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng với các tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị của đất nước.

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là một trong những yếu tố cấu thành của tổ chức quyền lực nhà nước, có vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ chính thể, bảo vệ quyền lực nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, thể hiện tập trung ý chí, nguyện vọng của lực lượng lãnh đạo xã hội và của toàn dân, cần thiết có quy định những nội dung về bảo vệ Tổ quốc và các lực lượng vũ trang nhân dân. . . . 

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo dục, rèn luyện; quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng vũ trang nhân dân luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản chất cách mạng, tính chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là tất yếu, phù hợp thực tiễn cách mạng Việt Nam.”
Từ đoạn trích dẫn trên lấy trong bài viết của Tô Lâm, Trung tướng, Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ, Ủy Viên Trung Ương Đảng, Thứ Trưởng Bộ Công An, đăng trên TTXVN ngày 17 tháng 3 năm 2013 góp ý dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 với nhan đề “Cơ Sở Khoa Học của Các Quy Định về Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân trong Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992” chúng ta có thể nhìn thấy một số sự thật.
SỰ THẬT THỨ NHẤT: 
“Hiến Pháp là đạo luật cơ bản, thể hiện tập trung ý chí, nguyện vọng của lực lượng lãnh đạo xã hội...” Ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cãi là hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được viết ra là để bảo vệ kẻ cầm quyền. Nói theo kiểu “có văn hóa” thì ĐCSVN chính là hiến pháp của toàn dân. Nói theo kiểu giang hồ, TỤI TAO CHÍNH LÀ HIẾN PHÁP CỦA TỤI BÂY. Cái đuôi “và nhân dân” chỉ là những từ vô nghĩa dùng để ngụy trang cho sự ngạo mạn và khinh bạc nhân dân của giới cầm quyền hiện nay.
SỰ THẬT THỨ HAI: 
“Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là một trong những yếu tố cấu thành của tổ chức quyền lực ... Bản chất cách mạng, tính chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là tất yếu, phù hợp thực tiễn cách mạng Việt Nam.” Ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cãi là quyền lực của cơ chế cai trị hiện nay là thứ quyền lực bắt đầu từ sức mạnh của bạo lực trong quá khứ và vẫn tiếp tục tựa trên sức mạnh của bạo lực trong hiện tại, do ĐCSVN dựng lên cho riêng ĐCSVN và vì quyền lợi của ĐCSVN. Hai chữ nhân dân chỉ là bình phong che đậy bản chất của một “băng đảng” tội ác nấp sau danh nghĩa nhân dân để khống chế toàn thể nhân dân. 
SỰ THẬT THỨ BA: 
“Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam... có vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ chính thể, bảo vệ quyền lực nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam...” Ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cãi là lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là một “công cụ” của ĐCSVN chỉ biết trên hết là bảo vệ ĐCSVN và bảo vệ cơ chế cai trị do ĐCSVN dựng lên. Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc chỉ là thứ yếu so với những nhiệm vụ được cho là “vô cùng quan trọng” đó. Như vậy, với sự khẳng định của những kẻ đang cầm quyền hiện nay, cái gọi là lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trên danh nghĩa thực ra chỉ là lực lượng vũ trang bảo vệ ĐCSVN được ngụy trang dưới danh nghĩa nhân dân. Không có gì để ngạc nhiên về thái độ “cấm người dân bày tỏ lòng yêu nước” của ĐCSVN và giới cầm quyền hiện nay. 
SỰ THẬT THỨ TƯ: 
“Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo dục, rèn luyện; quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng vũ trang nhân dân luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.” Ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cãi là ĐCSVN luôn luôn coi lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là “sở hữu” của ĐCSVN và chỉ sở hữu bởi ĐCSVN, một tập thể quân sự của “những nô lệ chính trị” phải phục tùng theo mệnh lệnh của ĐCSVN (chứ không phải là phục tùng mệnh lệnh lịch sử hay mệnh lệnh nhân dân như ảo tưởng). Thái độ “ép buộc sự tùng phục tuyệt đối” này của ĐCSVN không khác thái độ của những tổ chức tội phạm ép buộc sự tùng phục tuyệt đối của những lực lượng vũ trang do họ lập ra và tài trợ. Nói một cách khác, nếu ĐCSVN buộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nổ súng chống lại nhân dân thì họ cũng sẽ phải làm, hoặc nếu như Bắc Kinh mua chuộc và khống chế 13 nhân vật đầu não của ĐCSVN thì lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cũng phải tuyệt đối phục tùng dầu biết rõ họa mất nước. 
SỰ THẬT THỨ NĂM: 
“Cần thiết có quy định những nội dung về bảo vệ Tổ quốc và các lực lượng vũ trang nhân dân.” Ở đây ngài Tô Lâm đã nhắc tới hai chữ tổ quốc nhưng là thứ Tổ Quốc trong ngữ cảnh “chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành, phát triển gắn với Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.” Như vậy, ý của ngài Tô Lâm là gì? Nói một cách khác cho dễ hiểu, tổ quốc của ngài Tô Lâm và của ĐCSVN không phải là Tổ Quốc Việt Nam mà là TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 
Hồ Chí Minh đã từng xác định khái niệm TỔ QUỐC XHCN như sau: “Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam ta luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình.” (Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 11, trang 166). 
Và Hồ Chí Minh cũng đã di chúc rằng đến khi chết ông ta sẽ tìm về với cái TỔ QUỐC XHCN nơi đó có Các Mác và Lê Nin: “Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.” (Nguồn: Di chúc Hồ Chí Minh). 
Rõ ràng là cái Tổ Quốc Việt Nam, nơi có Hùng Vương và bao nhiêu vị anh hùng Việt Tộc đã dựng nước và giữa nước suốt mấy ngàn năm, cái tổ quốc mà tôi và các bạn luôn yêu thương và bảo vệ, không hiện hữu trong tâm thức cũng không nằm trong trái tim của Hồ Chí Minh. 
Trung tướng PGS, TS Nguyễn Tiến Bình đã từng xác định cái gọi là TỔ QUỐC XHCN trong tâm thức và định hướng của những kẻ cầm quyền ngày nay: “Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã dẫn đến sự ra đời của Tổ quốc XHCN – một Tổ quốc kiểu mới trong lịch sử nhân loại được đặc trưng bởi chế độ xã hội XHCN.” Và với họ bảo vệ tổ quốc có nghĩa là “Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quy luật khách quan, là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, trọng yếu và xuyên suốt gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tổ quốc xã hội chủ nghĩa.” (Nguồn: TS Nguyễn Tiến Bình, “Cách mạng Tháng Mười và một số vấn đề chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản Số 19 (139) năm 2007). 
Đại Tá Đỗ Đắc Yên cũng xác định sứ mạng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là phải bảo vệ TỔ QUỐC XHCN: “Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân là một thể thống nhất, phản ánh sâu sắc sự kế thừa truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, thấm nhuần học thuyết Mác-Lênin, sự tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm cách mạng thế giới và từ chính thực tiễn công cuộc quốc phòng bảo vệ Tổ quốc của nước ta. Tư tưởng đó của Người đã được thực tế lịch sử với những chiến công lừng lẫy của dân tộc chứng minh là đúng đắn. Tư tưởng đó đã đóng góp vào sự phát triển lý luận bảo vệ Tổ quốc XHCN.” (Nguồn: Đại Tá Đỗ Đắc Yên, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân”). 
Không phải chỉ có một Hồ Chí Minh hay một Trung Tướng Nguyễn Tiến Bình hay một Đại Tá Đỗ Đắc Yên mà là toàn thể ĐCSVN đều hướng về cái gọi là TỔ QUỐC XHCN: “ĐH lần thứ X Đảng bộ tỉnh Hà Sơn Bình diễn ra từ ngày 14 đến 20-10-1986, có 444 đại biểu tham dự. ĐH đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực trạng tình hình và tìm ra giải pháp khắc phục. Do chịu nhiều tác động nên chỉ 4/8 chỉ tiêu ĐH đề ra đạt kế hoạch. Để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng đề ra là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, ĐH xác định mục tiêu, năm 1986-1990” (Nguồn: Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn 1930-2000, NXB Hà Nội - 2004 và Các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây 1947-2005, tháng 8-2005).
ĐCSVN với cái TỔ QUỐC XHCN của những kẻ cầm quyền đất nước hiện nay đã thẳng tay khinh miệt miệt và phủ nhận một Tổ Quốc Việt Nam trải hơn bốn ngàn năm. Vậy mà, Đại Tá Đỗ Đắc Yên đã dám trơ trẽn lên giọng “kế thừa truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.” 
Suốt hơn bốn ngàn năm đó, công lao của tiền nhân Việt không thể tính bằng con số. Công lao đó không có một cuốn sử ký nào có thể diễn tả trọn vẹn và chân thật hơn được 4 chữ Tổ Quốc Việt Nam. Bất cứ một người Việt nào, dầu sống ở nơi đâu và chết ở nơi đâu, cũng phải biết tri ân công lao đó của tiền nhân Việt. Và không có một sự tri ân nào của dân Việt đối với tiền nhân Việt thành kính hơn là biết trân trọng 4 chữ Tổ Quốc Việt Nam. 
Tương lai của một dân tộc được củng cố bởi giá trị của cội nguồn cùng sự truyền thừa liên tục. Và không có một sự nối kết nào từ quá khứ khởi sinh của dân tộc tới hiện tại và tương lai của dòng sinh mệnh Việt mạnh mẽ hơn là 4 chữ Tổ Quốc Việt Nam. Vậy mà, những đứa con vong bản và bội tình, những kẻ cầm quyền đang thao túng đất nước, đã đem cái thứ TỔ QUỐC XHCN để thẳng tay phủ nhận Tổ Quốc Việt Nam lại còn dám tráo trở mạo nhận hai chữ “nhân dân.” 
Nói tóm lại ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cải là ĐCSVN và những kẻ cầm quyền hiện nay đã từ bỏ Tổ Quốc Việt Nam truyền thống. Với họ, họ đã có một tổ quốc kính yêu khác là TỔ QUỐC XHCN, nơi đó có tổ tiên của họ là Các Mác và Lê Nin. 
SỰ THẬT THỨ SÁU: 
“Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân”.  Ngài Tô Lâm đã khẳng định là người dân chỉ được an toàn trong giới hạn của những thứ quyền do chính họ ban phát và chỉ được hưởng những lợi ích do chính họ bố thí. Đòi hỏi những thứ vượt ngoài “vòng đai ban phát” thì mọi sinh mạng đều là “cá nằm trên thớt”.  Đối với ĐCSVN và những kẻ cầm quyền hiện nay, không có cái gọi là “quyền đương nhiên của con người” và cũng không có cái gọi là “bình đẳng lợi ích cho mọi công dân”.  Hai chữ nhân dân chỉ là ngôn ngữ bình phong để che đậy sự thật là cả một khối lớn dân tộc bị đối xử bất công, cả một khối lớn dân tộc bị chà đạp và khinh miệt bởi những người cầm quyền có cùng màu da và tiếng nói, và cả một dân tộc bị giam hãm ngay trên đất nước mình bởi một định hướng ngoại lai gọi là XHCN và bởi một nhóm người gọi là thành phần lãnh đạo của ĐCSVN. 
Còn nhiều sự thật nữa trong bài viết của Tô Lâm. Nhưng thiết nghĩa chỉ với 6 sự thật này cũng đã đủ để cho chúng ta nhìn ra “nanh vuốt” của ĐCSVN và những kẻ cầm quyền hôm nay. Và trong thế giới này chúng ta chỉ có hai sự chọn lựa: tự mình tham gia định hình cái xã hội mà mình đang sống hoặc là tiếp tục để cho kẻ xấu ác áp đặt. Sự chọn lựa là của mỗi người.

Friday, March 15, 2013

Lại thêm vài cái đầu bã đậu - Khỉ cũng chào thua!

"Xin hãy chỉ cho tôi có quốc gia nào trong số 200 quốc gia trên thế giới quân đội không phục vụ một chính đảng? Tính phục tùng của quân đội là tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện. Việc phục tùng chính đảng và nhà nước là nguyên tắc của tất cả các quân đội. Nếu phi chính trị hóa thì quân đội sẽ chỉ là đội quân nhà nghề, phi chính nghĩa, tự hạ thấp mình thành “Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy” và trở thành thứ robot vũ lực chứ không phải là đội quân có đầu óc". - Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ (Viện Chiến lược quốc phòng).
"Hiến định quân đội trung thành với Đảng không phải là điều đặc biệt đối với Việt Nam. Ở nhiều quốc gia, ngay cả láng giềng của Việt Nam, quân đội không chỉ phải thề trung thành với đảng mà còn phải thề trung thành với lãnh đạo của đảng, với tên cá nhân cụ thể" - Tiến sĩ Cao Đức Thái.

Phi chính trị, quân đội sẽ chỉ là 'robot vũ lực' 
Nguyễn Hưng (VnExpress) - “Nếu phi chính trị hóa thì quân đội sẽ chỉ là đội quân phi chính nghĩa, tự hạ thấp mình thành "thiên lôi chỉ đâu đánh đấy” hay là thứ robot vũ lực chứ không phải đội quân có đầu óc nữa", thiếu tướng Bùi Phan Kỳ nói.
Góp ý tại cuộc tọa đàm về sửa đổi Hiến pháp chiều 13/3, thiếu tướng Bùi Phan Kỳ (Viện Chiến lược quốc phòng) cho rằng, lực lượng vũ trang là công cụ bạo lực sắc bén nhất để bảo vệ lợi ích thiết thân của chủ thể đã tổ chức ra. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu là sự trung thành. Điều này đã được lịch sử chứng minh từ thời phong kiến. 
Trước những ý kiến về việc "phi chính trị hóa quân đội", cho rằng quân đội chỉ phải trung thành với tổ quốc, ông Kỳ lập luận: "Xin hãy chỉ cho tôi có quốc gia nào trong số 200 quốc gia trên thế giới quân đội không phục vụ một chính đảng? Tính phục tùng của quân đội là tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện. Việc phục tùng chính đảng và nhà nước là nguyên tắc của tất cả các quân đội. Nếu phi chính trị hóa thì quân đội sẽ chỉ là đội quân nhà nghề, phi chính nghĩa, tự hạ thấp mình thành “Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy” và trở thành thứ robot vũ lực chứ không phải là đội quân có đầu óc"
Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ. Ảnh: N.Hưng.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Cao Đức Thái (nguyên Viện trưởng viện nhân quyền, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, thực tế đã chứng minh quân đội không thể đứng ngoài chính trị. Theo ông, quân đội không phải là một lực lượng chính trị tự lập, không phải là một nhánh quyền lực. 
Trong các cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội ngày nay, quân đội luôn là đối tượng để các lực lượng chính trị tranh thủ, lôi kéo nhằm biến thành công cụ giành giật chính quyền. Và có một phương thức là "đảo chính mềm" thông qua thay đổi nội dung căn bản của Hiến pháp mà thay đổi chế độ. "Ở Việt Nam chính là nhắm vào điều 4 và điều 70 dự thảo Hiến pháp. Đây là thực tiễn mà tôi nghĩ ta không thể né tránh", ông nói. 
Dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân" đồng thời đặt trong bối cảnh chính trị quốc tế và trong nước hiện nay, tiến sĩ Thái cho rằng, hiến định về nhiệm vụ của quân đội như điều 70 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi không chỉ phù hợp mà còn cần thiết. 
"Hiến định quân đội trung thành với Đảng không phải là điều đặc biệt đối với Việt Nam. Ở nhiều quốc gia, ngay cả láng giềng của Việt Nam, quân đội không chỉ phải thề trung thành với đảng mà còn phải thề trung thành với lãnh đạo của đảng, với tên cá nhân cụ thể", ông nói. 
Tiến sĩ Cao Đức Thái. Ảnh: N.Hưng.
Vị tiến sĩ này cũng phân tích thêm rằng, trong bối cảnh diễn ra sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thì sự trung thành với Đảng lúc này là trung thành với đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc; trung thành với cương lĩnh, đường lối gắn liền độc lập với CNXH của Đảng. Sự trung thành đó còn là ủng hộ những cán bộ, đảng viên ở các ngành, các cấp kiên định mục tiêu xây dựng xã hội XHCN đồng thời kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm. 
Còn theo trung tướng Nguyễn Ngọc Hồi, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân, quy định về nhiệm vụ của lực lượng vũ trang như dự thảo phù hợp yêu cầu pháp lý, nhất là phù hợp với tình hình các thế lực chống phá diễn biến hòa bình, thể hiện tư duy xây dựng nhà nước pháp quyền. 
"Hiến định này được xác định bằng 69 năm trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam luôn trung thành với Đảng chứ không phải bây giờ mới cần đến", ông nói.
Điều 70 dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung điều 45): "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế".