Wednesday, February 27, 2013

Ông Dũng hơn xa ông Trọng, Sang

Thằng Trọng rất NGU.

Vô cùng ngu, bị bà Tổng thống Brazil xù không tiếp, rất nhục và rất đáng.

Tôi đã ghi ra từ lâu: Ông Dũng hơn xa ông Trọng, Sang.

Ông Sang mặt khỉ, người ẻo lả như bóng lãi cái, hoàn toàn không phải đối thủ ông Dũng.

Ông Trọng còn thua ông Sang, đi đấu với ông Dũng chỉ có chết nhục.

Quả vậy, ông Trọng tuy về mặt đảng là trên ông Dũng, nhưng thực tế còn không dám gọi tên ông này, do sợ "phạm húy", bị phạt quỳ gối, đánh đòn.

Trong đám, chỉ có ông Dũng là khá nhất, tuy chỉ là chột trong đám mù.

-----------------

Đêm qua tôi đoán ông Dũng sẽ cứu CK, quả thật như vậy.

Chứng tỏ ông này cũng có 1 chút suy nghĩ.

Cho dù có bán mạng, có phải bỏ tiền túi ra, ông Dũng cũng PHẢI cứu CK cho bằng được.

Trước đó, tôi đoán ông này sẽ KHÔNG tăng giá xăng dầu, sau vụ 2/21, 2/26 TTCK sập mạnh, thì cũng quả đúng như vậy.

Hai tiếng đồng hồ sau phiên chợ 2/26 kinh hoàng, ông này ra lệnh KHÔNG tăng giá xăng dầu ngay, thay vào bằng IN TIỀN bù lỗ.

Chứng tỏ ông ta cũng có suy nghĩ, chứ không quơ quào làm bậy.

Ông Sang, Trọng thì không có được cái suy nghĩ này của ông Dũng. Họ là súc sinh chưa thành người, nên không thể suy nghĩ logic.

Nói tóm, ông Dũng có suy nghĩ, tuy là SAI. Ông Sang, Trọng thì không đủ khả năng ngay cả để suy nghĩ sai.

Lú nhỏ và lú lớn

Ông Nguyễn Phú Trọng quả là một nhân vật quan trọng. Một câu nói của ông được các công dân trên mạng đem ra bàn tán xôn xao, đâu đâu cũng ào ào phản đối. Có mấy ai trong xóm Ba Ðình được đồng bào chiếu cố như vậy?
Ông Nguyễn Phú Trọng nói thế này: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức...” Và ông mô tả tình trạng “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức” gồm bốn triệu chứng: (1) muốn bỏ điều 4 Hiến Pháp; (2) phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản, muốn đa nguyên đa đảng; (3) muốn thực hiện tam quyền phân lập; (4) muốn quân đội chỉ phục vụ đất nước, không lệ thuộc đảng Cộng sản.
Trưng ra bằng chứng rồi, ông Nguyễn Phú Trọng nói: “Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy.” Và ông kết luận: “Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa?” Chứ còn gì nữa? Nghe ai cũng phải bật cười. Chứ còn gì nữa? Thảo nào dân Hà Nội vẫn gọi ông là Trọng Lú.
Ngoài những bằng chứng suy thoái tư tưởng, đạo đức trên, ông Trọng còn thấy đạo đức chính trị suy thoái cả trong hành động của dân nữa: “Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì đó là cái gì (nếu không phải là suy thoái)?” Ông Nguyễn Phú Trọng bảo vệ bốn không: Không bỏ điều 4 độc quyền; không đa nguyên đa đảng; không phân quyền; và không cho quân đội thoát ra ngoài bàn tay kiểm soát của đảng Cộng sản.
Người lên tiếng phản đối đầu tiên là nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên. Phát pháo đầu của Nguyễn Ðắc Kiên vừa nổ đã vang động bốn phương. Nhờ bài của ông Kiên mà nhiều người mới biết chủ nghĩa bốn không của ông Trọng. Bình thường thì những người ngồi nghe đều đang mơ màng ngủ gật, hoặc đang nghĩ đến những quả sắp đánh ra tiền; có ai nghe ông Trọng nói gì đâu? Nếu người nào vô tình để mấy lời ông nói lọt vào tai thì chắc họ cũng chỉ chép miệng, lắc đầu: “Lại lú rồi!”
Ông Nguyễn Ðắc Kiên nói thẳng vào mặt: “Ông là tổng bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ ‘suy thoái’ thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói về (với) những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước.” Ông Kiên nói rõ “đang là đảng viên,” vì biết bây giờ nhiều đảng viên cộng sản trong lòng đã bỏ đảng từ lâu rồi.
Trong số các đảng viên đang nhờ đảng mà trục lợi, ai quên chủ nghĩa bốn không tất nhiên là “suy thoái” - chứ còn gì nữa? Bởi vì lập trường bốn không bảo đảm họ bám chặt quyền hành mà chia sẻ lợi lộc. Còn đảng còn mình. Mất đảng đi về đâu?
Nhưng còn người dân Việt bình thường, có ai muốn kéo dài chế độ tham nhũng, bất công, kinh tế trì trệ và nô lệ ngoại bang như hiện nay hay không? Chắc chắn không ai muốn!
Một ngày sau khi đưa bài lên mạng, ông Nguyễn Ðắc Kiên đã bị báo Gia Ðình & Xã Hội thi hành “kỷ luật, buộc thôi việc.” Nhà thơ Nguyễn Ðắc Kiên thật can đảm. Trước khi lên tiếng, chắc ông phải biết sẽ mất việc. Nước Việt Nam sẽ không bao giờ mất vào tay “Tàu lạ” là vì có những người dân Việt can đảm như vậy. Từ thời Hai Bà Trưng đã như thế: Nhưng hào kiệt đời nào cũng có! (Nguyễn Trãi)
Một người khác nhắc đến chủ trương bốn không của ông Nguyễn Phú Trọng là Nguyễn Hữu Vinh. Ông thẳng thắn bác bỏ “Xin thưa, đó không phải là suy thoái về đạo đức” của người dân Việt Nam, “mà đó là sự suy thoái uy tín, vị trí của (chế độ) độc tài, tham nhũng.”
Nhưng Nguyễn Hữu Vinh còn nhìn thấy đảng Cộng sản gần đây đã giăng một cái bẫy khi cho dân góp ý kiến về sửa đổi Hiến Pháp, nhấn mạnh: “Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến Pháp.” Ðây là một thủ thuật, như Mao Trạch Ðông đã dùng khi phát động phong trào “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng nói.” Ðể ai nói ý kiến thật đều bị nhận diện rồi bị đày đọa từ đời cha tới đời con.
Nhưng Nguyễn Hữu Vinh thấy cái bẫy đó gây phản ứng ngược. Bao nhiêu người lên tiếng đòi trong Hiến Pháp phải bỏ điều số 4 về độc quyền lãnh đạo của đảng, đòi tam quyền phân lập. Ðảng Cộng sản trông thấy nguy cơ; biết cứ đà này thì phong trào đòi sửa Hiến Pháp sẽ ngày càng mạnh, vận mệnh đảng lâm nguy! Cho nên, ông Nguyễn Phú Trọng phải đứng ra ngăn chặn bằng “bốn điều cấm kỵ,” 4 cái không! Nguyễn Hữu Vinh khen: “Cái ông tổng bí thư này quả là thâm hậu, thế mà dân gian cứ tặng cho ông xú danh là Lú thì quả không hẳn đúng.”
Nhưng khi dân Hà Nội đặt bài ca dao có câu “Lú như Trọng,” chắc họ không nhầm. Nếu ông Trọng không lú thì chẳng lẽ đất Thăng Long ngàn năm văn vật toàn dân lú cả hay sao? Bởi vì trong câu chuyện này, nếu ông Trọng không lú trong chuyện nhỏ, thì vẫn lú trong những chuyện lớn hơn.
Chuyện nhỏ là địa vị ngon lành của đảng, bỏ mất thì rất uổng! Cho nên phải bám chặt, phải đóng chốt, phải bảo vệ đến cùng! Cái này, quả thật ông Nguyễn Phú Trọng không lú.
Ông Trọng lú lẫn trong những chuyện lớn hơn. Cái Lú Lớn thứ nhất là không biết thế nào là tiến bộ, thế nào là suy thoái. Có những tiến bộ loài người mới chỉ đạt được trong vài thế kỷ vừa qua, trong đó có những quy tắc như “Tam quyền phân lập,” hay là quân đội thuộc về toàn dân, phải độc lập với các đảng chính trị. Nhiều dân tộc đã thực hiện được các quy tắc đó, họ đều hãnh diện. Nhũng thứ đó mà ông Nguyễn Phú Trọng lại gọi là suy thoái! Lú đến như thế thì xứng danh là Lú Lớn, dịch sang tiếng Trung Quốc là Ðại Lú!
Cái Lú Lớn thứ nhì là không biết chính cái đảng Cộng sản của ông nên chọn con đường nào để hạ cánh an toàn, cứ bám víu lấy một chủ trương tuyệt vọng sẽ đưa nhau vào chỗ chết. Hiện nay đảng Cộng sản có ba đường để chọn, theo ba mô hình: Ðài Loan, Liên Xô, hay Rumani.
Làm theo lối Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan tức là thi hành ngay các quyền tự do lập hội, lập đảng, quyền tự do phát biểu; khuyến khích tư doanh; chấp nhận có các công đoàn tự do, các đảng chính trị đối lập; tự dưng xã hội công dân sẽ phát triển, họ sẽ giúp chấn dân khí, khai dân trí và vụ dân sinh. Theo mô hình Ðài Loan thì chắc chắn phải đoạn tuyệt với chủ nghĩa bốn không của Nguyễn Phú Trọng!
Mô hình Liên Xô là tạo ra một Boris Yeltsin. Có lẽ Yeltsin hiểu rõ bản chất của đảng Cộng sản hơn chúng ta nhiều, thấy không theo nổi con đường Ðài Loan, nên đã thú nhận: Ðảng Cộng sản chỉ có thể thay thế, không thể thay đổi. Theo lối Yeltsin thì xóa đi làm lại hết; giải tán ngay đảng cộng sản; những đảng viên nào còn quyến luyến cứ đi lập lại đảng với nhau.
Nếu không theo hai đường Ðài Loan và Liên Xô thì chỉ còn Mô hình Rumani, tức là bảo vệ độc quyền lãnh đạo đến cùng, quyết tâm sẽ “về với Marx, Engels, Lenin và Nicolae Ceauescu.” Cái Lú Lớn của ông Nguyễn Phú Trọng là đang dẫn đảng ông theo mô hình Rumani bằng chủ trương bốn không.
Chúng ta có thể hiểu tại sao ông Trọng chọn con đường bốn không. Cả đời ông chỉ được học bấy nhiêu thôi. Giống như một con ngựa đã được hai miếng da che kín hai bên mắt, chỉ còn nhìn thấy địa vị và quyền lợi bày ra trước mặt, khó nhìn thấy đường nào khác.
Ðiều đáng tiếc là ông còn mắc vào một cái Lú Lớn hơn nữa, mà cái này có thể tránh được. Cái Lú Lớn nhất của ông Nguyễn Phú Trọng và những người theo chủ trương bốn không bây giờ, là họ khinh thường dân tộc Việt Nam.
Có lẽ nào người Việt cứ để cho một đám sâu mọt gậm nhấm tài nguyên quốc gia mãi như thế này được? Lẽ nào người Việt cứ chịu mãi cảnh thua kém các nước khác, từ Mã Lai tới Miến Ðiện? Lẽ nào người Việt cứ chịu mãi nỗi nhục bị Tàu lạ tấn công, người lạ đến cướp rừng, cướp biển? Lẽ nào người Việt khi muốn làm lễ tưởng niệm những người lính chết năm 1979 vì chống quân xâm lăng lại bị cấm đoán? Cấm đoán họ tưởng niệm không những là khinh rẻ người đang sống mà còn khinh cả những người đã chết; người dân nước nào chịu mãi như thế được?
Nhiều người Trung Hoa biết kính trọng dân Việt Nam hơn. Trong bài trước, mục này nhắc đến Tiết độ sứ Tăng Cổn cuối đời Ðường, với hai câu thơ “Việt điện sơn xuyên” đối với “Ðường gia nhân vật.” Trong bài thơ đó ông còn so sánh Nước Nam với xứ Thục (Tứ Xuyên bên Tàu) với hai câu: “Hiệu Nam quốc chi giang san - Thắng thần long vu Thục địa” (nghĩa là: Giang sơn nước Nam này hơn hẳn rồng thần đất Thục.)
Nếu như ông Nguyễn Phú Trọng biết đọc thơ thì chắc ông lú đến nỗi không khinh rẻ người Việt như vậy. Nếu đọc thơ, ông sẽ biết thi sĩ Nguyễn Ðắc Kiên viết mấy câu thơ như vầy:
“lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, gieo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn ‘mày phải sợ’”

Nhà thơ không biết sợ cho nên bật lên lời nói thẳng. Ông bị mất việc làm ngay. Nhưng sau đó viết thư cho mọi người ông lại yêu cầu đừng ai đả kích tờ báo đã cho ông thôi việc, họ không có cách nào khác, tội nghiệp. Ðó là cách cư xử cao thượng theo đạo lý người Việt Nam. Không lẽ một dân tộc sống như vậy mà lại chịu làm tôi mọi cho một đảng bất lực và tham nhũng mãi?
Người Việt Nam sẽ lắng nghe những lời tâm huyết trong thơ Nguyễn Ðắc Kiên:
“còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất!”

Tuesday, February 26, 2013

Bài viết khiến nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị thôi việc

Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước...

*
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức... Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)
Bằng tất cả sự tôn trọng dành cho người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN?... Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng... đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc là suy thoái. Ông đương kim Tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
1. Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2. Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3. Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4. Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5. Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.

Tổng Trọng răn đe về 'suy thoái chính trị'

Chương trình thời sự tối 25/2 trên đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam đã phát đi bài rao giảng của TBT Nguyễn Phú Trọng, nội dung răn đe những người góp ý sửa đổi hiến pháp không theo chủ trương của đảng.


Nhân dịp đến Phú Thọ để kiểm tra việc thực hiện nghị quyết trung ương 4, ông Trọng đã nhân cơ hội để lên tiếng cảnh báo về điều gọi là 'suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức'. Lời kết án này ám chỉ những người đã tham gia góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp, trong đó có những ý kiến yêu cầu xóa bỏ điều 4 hiến pháp đe dọa sự tồn vong của đảng cộng sản.

Dưới đây là nguyên văn những lời tuyên bố của TBT Nguyễn Phú Trọng:

"Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.

Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. 

Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!

Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào? 

Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này".

Trước đó, vào ngày 28/12/2012, cũng chính ông Nguyễn Phú Trọng thay mặt cho Bộ chính trị ký chỉ thị giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải "ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước".

Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ diễn ra trong 2 tháng, từ ngày 2/1 đến 31/3 năm 2012.

Tuyên bố trước báo giới, trưởng bạn biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp là ông Phan Trung Lý đã từng khẳng định 'không cấm kỵ' trong việc góp ý sửa hiến pháp. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh những tuyên bố này chỉ là trò lừa mị nhân dân. Điều này càng tiếp tục được khẳng định thông qua phát biểu trịnh thượng của TBT Trọng, cùng với lời đe dọa đòi 'xử lý' những góp ý không theo chủ trương của đảng.

Nhà báo bị thôi việc vì đụng đến Tổng bí thư

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên vừa bị báo Gia Đình & Xã hội ra quyết định kỷ luật, buộc thôi việc vì một bài viết phê phán mạnh mẽ lời phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Bài viết khiến nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị án kỷ luật là bài 'Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng'. Đây là bài báo được phổ biến vào đêm ngày 25/2/2013, ngay sau khi ông Trọng lên tiếng cáo buộc những người đòi sửa hiến pháp là 'suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức'.
Bài viết đang được phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội, gây được sự chú ý đặc biệt bởi nội dung truyền tải những thông điệp mạnh mẽ, dứt khoát và đanh thép hiếm thấy, nhất là những phản biện được nêu công khai từ một nhà báo là phó phòng, biên tập viên của một tờ báo tại VN. 
Trong bài viết truyền đi vào tối 25/2/2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã khẳng định TBT Nguyễn Phú Trọng 'không có tư cách' để nói với nhân dân cả nước. 
Đúng một ngày sau, 26/2/1013, báo Gia Đình & Xã hội phát đi bản thông báo với tít: Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.
Bản thông báo viện lý do nhà báo Nguyễn Đắc Kiên 'vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động', nên đã bị kỷ luật, buộc thôi việc.

Trưa ngày 26/2/2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã gửi lời nhắn lên Facebook của mình:
"À ơi con ngủ cho ngoan, để mẹ đi cấy đồng sâu chưa về..."

Được bế con lên vai, ru con ngủ, được nghe hơi thở của thằng Cừu heo lông gà lông vịt bên tai là hạnh phúc lớn lao của mình. 

Trưa nay anh ru thằng Cừu heo lông gà lông vịt ngủ đấy mụ Bê maxcara à. 

Giờ anh đi gặp Ban biên tập. Cầu mong cho tổ tông sông núi phù hộ cho đất nước sớm thoát cảnh nô lệ. Mọi thứ còn chưa bắt đầu các bạn ạ. Tôi muốn nhắc lại một câu này, dân chủ là tiến trình không thể đảo ngược, nhưng cũng là tiến trình đòi hỏi thật nhiều sự kiên nhẫn. Còn câu này tôi nói thêm, và nhiều lòng dũng cảm, sự kiên quyết và trí tuệ nữa. Cầu mong bình an cho tất cả.

Rõ ràng, việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị cho thôi việc càng khiến dư luận quan tâm đến bài viết của anh nhiều hơn. Ngay trong tối ngày 26/2/2013, thành viên trang web đứng thứ 5 thế giới là Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia đã lập tức tạo chủ đề về Nguyễn Đắc Kiên.

Sau khi nhận quyết định kỷ luật thôi việc, tối 26/2/2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tiếp tục chia sẻ trên facebook của mình:

"Dù có chuyện gì xảy ra, tôi chỉ mong các bạn hiểu cho một điều, tôi không muốn là anh hùng, không muốn là thần tượng. Nước ta đã có nhiều anh hùng, nhiều thánh thần quá rồi. Tôi sợ. Tôi chỉ nghĩ rằng, khi đất nước ta có tự do, dân chủ, các bạn sẽ thấy rằng, các bài viết của tôi là rất bình thường, nó thật sự bình thường, không có gì to tát cả. Tôi cũng xin các bạn đừng nặng lời phê phán Báo Gia đình & Xã hội nơi tôi đã làm việc, tôi hiểu và tôn trọng quyết định của lãnh đạo báo. Nếu ở cương vị của họ, có thể tôi cũng phải làm thế. Tôi hiểu là mọi thứ còn chưa bắt đầu. Cầu chúc an lành cho tất cả chúng ta".

Sự kiện nhà báo bị trả thù chỉ vì phản bác TBT đang tiếp tục là một chủ đề nóng đang được loan tải trên các mạng xã hội, đặc biệt là facebook. Mọi nghi vấn đổ dồn về phía ông Nguyễn Phú Trọng cùng với chiêu bài 'lấy ý kiến nhân dân sửa đổi hiến pháp', nhưng những góp ý không theo chủ trương của đảng cộng sản đều bị trả thù.

Trước đó, phát biểu tại Phú Thọ, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã trịnh thượng lên án những người góp ý, đồng thời đe dọa 'xử lý' những người bị ông ta cho là 'suy thoái'.

Monday, February 25, 2013

Hài hước “ní nuận TW” Nguyễn Viết Thông

Mang cái hàm là PGS, TS nhưng như hai cái băng cassette cũ mèm, lạc hậu, không còn mấy ai “xài” vì nghe chỉ tổ đầy “ráy tai”. Hết ông PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú, nguyên Phó tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quận đội CSVN, ca cẩm lập lại Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp (Điều 4) là hợp lý, hợp tình. (!?) lại tới phiên ông PGS, TS, Tổng thư ký Hội Đồng “ní nuận” Trung ương Nguyễn Viết Thông “tụng niệm” Tính hợp lý của Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi). (!?)

PGS, TS Nguyễn Viết Thông - Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận TW 
Muốn biết nó có “hợp lý, hợp tình” không, đồng bào nhân dân chúng ta thử xem lại điều 4 Hiến Pháp nói gì.
Điều 4: Hiến pháp Việt Nam 1992: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Khi mà gần 40 năm, sau cái gọi là “thống nhất” - một thời gian ấy đủ để nhiều quốc gia nghèo hơn Việt Nam trong khu vực cất cánh thánh “Rồng” - thì hiện tại có đến nửa triệu (500.000) công nhân, thanh niên, nam nữ VN hiện nay đang tha phương “cầu thực” làm vợ hờ, osin, bán sức lao động chủ yếu cho các “con Rồng” Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản... Công nhân XHCN/VN được “nhà nước, đảng ” chỉ đạo khuyến khích xuất khẩu để “được” tư bản bóc lột, nhặt nhạnh từng đồng ngoại tệ để mua vé bò lên thiên đàng XHCN, thì “giá trị” của lời khẳng định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam” đồng bào chúng ta định lượng nó ra sao? Có “hàm hồ” lếu láo như “tự sướng” rêu rao?
Trong khi lý thuyết từ chương “Ảo vọng CS/XHCN” của Mác, đa phần nhân loại đã khinh miệt bỏ vào sọt rác, các tượng đài Lênin tại Nga và Đông Âu người dân kéo xuống đập vỡ thu hồi sắt vụn, lát đường đi, thì “nhà nước, đảng ta” lại theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin hàng năm đến công viên Chi Lăng đặt vòng hoa tưởng nhớ “bái kiến”!
Toàn dân cũng khẳng định rằng: chưa bao giờ “phúc quyết trực tiếp” coi “đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Bao giờ, thời kỳ nào, văn bản hợp pháp chứng minh?) Như vậy đã “không hợp pháp” thì nói chi đến “hợp tình và hợp lý”. Thú thật đọc lời các ông nói, nhiều người phải ghìm cơn “nôn” về sự không biết, hay không muốn biết về thế giới quan, không biết hổ thẹn với bạn bè khu vực và nhân loại thế giới?
Giá trị của Lênin, giờ không hơn “cát bụi”
Nhiều người cười văng nước bọt khi đọc thấy lời “ní nuận” này từ tri thức của “ngài” PGS, TS Nguyễn Viết Thông: “Trong nhiều năm qua, các thế lực thù địch luôn kích động đòi chúng ta bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.” bởi vì “ngài” viết như tư duy “trả bài” của học sinh mới qua cấp 1. “Ngài” xem hơn 80 triệu đồng bào mình cứ như một bầy cừu mà “đảng ta” và ngài đang chăn dắt, ngài vô tình hay cố ý quên phéng:
Điều 53 Hiến Pháp: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận phản biện các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Điều 19: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (mà đảng CS ngài đang “thờ” đã thò tay ký năm 1982) - Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Điều 30: Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.
Một đảng CSVN "quang minh chính đại", thật lòng yêu nước, của-do-và vì dân, biết đặt quyền lợi của Tổ Quốc lên trên quyền lợi cá nhân, đảng phái, bầy đàn thì khi 90% các quốc gia CS/XHCN hùng mạnh trên thế giới đã từ bỏ, vĩnh biệt chủ nghĩa cộng sản thì phải biết tự trọng mà tham khảo ý kiến lại với Quốc Hội và nhân dân về hiện trạng cụ thể thay đổi lớn lao về chính trị ấy chứ! Không thể xem nhân dân như kẻ thù để đe dọa như là: “thế lực thù địch luôn kích động đòi chúng ta bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.” – Liên xô, Đông Âu hùng mạnh gấp ngàn lần Việt Nam, họ tự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng CS, họ thay đổi chế độ XHCN, hiện nay phần đông, kinh tế tài chính đời sống người dân tốt hơn xưa rất nhiều – Thì CSVN tại sao lại lo sợ “lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.” – Một “nhà nước, đảng” tự hào là của-do-và vì dân sao lại sợ chính nhân dân mình lật đổ!? – Một nổi sợ mà không có quốc gia nào trong khối Asean (trừ CSVN) lại sợ rất khôi hài như vậy.
Đã thế “ngài” PGS, TS Nguyễn Viết Thông tự nhiên lại hăng “tiết vịt” để ngẩu hứng nói (nguyên văn): Hiến pháp của một số nước khẳng định việc thành lập các đảng chính trị là điều hết sức cần thiết để góp phần hình thành nên ý kiến, nguyện vọng, ý thức, ý chí chính trị của nhân dân. Chẳng hạn, Điều 137, Hiến pháp Thụy Sĩ quy định: “Các đảng chính trị đóng góp vào việc hình thành ý kiến và nguyện vọng của nhân dân”. Điều 8, Hiến pháp Hàn Quốc quy định: “Các chính đảng phải bảo đảm tính dân chủ trong mục tiêu, tổ chức và hoạt động và phải có cách thức tổ chức cần thiết để người dân có thể tham gia vào quá trình hình thành nên ý chí chính trị”. Điều 21, Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức quy định: “Các đảng chính trị tham gia vào việc hình thành ý thức chính trị của nhân dân”, v.v..
Người đọc “vỗ tay” khen ông chỗ này, thì ra trong tư duy hay tiềm thức của ông, chính ông cũng “khoái đa đảng” khi lấy điển hình 3 quốc gia trên thế giới thì cả 3 ông đều nhắc đến cụm từ: “Các đảng chính trị” trong Chính Phủ các quốc gia đó (đa nguyên đa đảng) và khẳng định việc thành lập các đảng chính trị (đa nguyên) là điều hết sức cần thiết. (lời của ông ở trên). Công luận nhân dân từ lâu lắm rồi, mới hiếm hoi thấy “lời nói thực” của một viên chức hội đồng “ní nuận” “đảng ta”.
Tuy nhiên, buồn cười, nó lại mâu thuẫn với “Tính hợp lý của Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp” – của CH/XHCN/VN (tựa bài viết của ông).

Ông nói: Chế độ một đảng hay nhiều đảng do thực tiễn của mỗi nước, do đặc điểm từng giai đoạn quy định.
Một “thực tiễn ” của CH/XHCN/VN hiện nay không ai có thể phủ nhận: 68 năm kể từ CS/XHCN du nhập vào VN - 38 năm-sau “thống nhất” - Hệ thống các ngân hàng cả nước gần như “sạch sẽ” vốn liếng, các “ông lớn” tập đoàn tổng công ty nhà nước đang nợ 1.200.000 (một triệu hai trăm ngàn) Tỷ Vnđ (60 tỷ USD) không còn khả năng thanh khoản. Hàng loạt “nghĩa địa chôn tiền” với hàng trăm ngàn căn hộ, biệt thự lớn nhỏ không ai mua – Việt Nam là quốc gia có số dân nghèo gần đứng đầu Asean (sau Campuchia) và theo ngân hàng thế giới (WB). Việt Nam phải cần 51 năm mới đuổi kịp Indonesia 95 năm để theo kịp Thái Lan và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore, (nếu các quốc gia này chịu đứng lại chờ) - Lạm phát của Việt Nam đứng hàng thứ 2 thế giới (Vietstock) - Venezuela là nền kinh tế có mức lạm phát cao nhất với 29.6%. lạm phát của Việt Nam 20% (2011) “về nhì” trong bảng xếp hạng. (Lạm phát Việt Nam đứng đầu Asean) Nền kinh tế có mức lạm phát đứng thứ 3 là Mozambique với mức15.23%. (nguồn http://vietstock.vn). Thời điểm hiện nay trong Asean không ai bằng Việt Nam, có tới gần nữa triệu (500.000) thanh niên nam nữ Việt Nam đi, ở đợ và bán sức lao động tại 4 quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Và tại “giai đoạn” của thế giới hiện nay: Từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ theo CS/XHCN trước kia, thì hiện tại gần như 90% đã từ bỏ nó, chỉ còn chưa tới 3% (5 nước CS, trong đó có CH/XHCN/VN) trên gần 200 quốc gia tư bản, tự do hay đa nguyên dân chủ trong LHQ thì Việt Nam có còn lý do nào nữa? để duy trì sự độc đảng, độc tài CS toàn trị trên quê hương này, hỡi “ngài” PGS, TS Nguyễn Viết Thông!?.

Ngài còn phát biểu như vầy: “Hiện nay, số lượng đảng chính trị ở mỗi nước rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa và đặc điểm xã hội của mỗi nước. Một số nước có nhiều đảng chính trị, Hoa Kỳ có 112 đảng, Anh có 97 đảng, Tây Ban Nha có 87 đảng, Pháp có 76 đảng,... Nhưng nhiều nước khác lại chỉ có một đảng chính trị, như: Cu-ba, Lào, Triều Tiên, Ăng-ti-goa, A-rập Xê-út, Ba-ren, Bê-li-xê, Bô-xni-a, Bốt-xoa-na, Bê-nanh, Phi-gi, Găm-bi-a, Ê-ri-tơ-ri-a, Gha-na, Ghi-nê, Ha-i-ti, Cốt Đi-voa, Li-bi, Cư-rơ-gư-xtan, Ma-đa-ga-ca, Mô-na-cô, Tát-gi-ki-xtan, v.v...”
Đọc đoạn bài viết này của ông PGS, TS Nguyễn Viết Thông mà người ta phải hết hồn vì ngạc nhiên, không biết ông có gom luôn các đảng cướp hay Mafia nào vào chung không mà các quốc gia Hoa Kỳ, Anh Quốc, Tây ban Nha, Pháp, các đảng chính trị như lá mùa thu, nhiều đến ngộp thở, không biết ông lấy “tư liệu” ở đâu?
Ngược lại các quốc gia ông liệt kê là “một đảng” thì buồn cười không chịu được! Các Hoàng Gia Á Rập ông cũng cho là một “đảng”, cứ như là “đảng Hoàng Gia” hay “đảng Luật Hồi Giáo”!
Như:

Chính phủ A-rập Xê-út (Ả Rập Saudi) là chế độ quân chủ chuyên chế, không có hiến pháp và quốc hội. Vua nắm toàn bộ quyền lực cùng với Hội đồng Bộ trưởng. Luật cơ bản được thông qua năm 1992 với tuyên bố rằng Ả Rập Saudilà một nhà nước Hoàng Gia được cai trị bởi các con trai và cháu trai của vị vua đầu tiên (Abd Al Aziz saud) kinh Cô-ran là Hiến Pháp của đất nước, và đất nước được điều hành dựa trên căn bản luật Hồi giáo Sharia.
Bahrain cũng gần như vậy là một chính thể quân chủ (Hoàng Gia) đứng đầu là Vua Shaikh Hamad bin Isa Al Khalifa, lãnh đạo chính phủ là Thủ tướng Shaikh Khalifa bin Salman Al khalifa người điều hành nội các gồm 15 thành viên. Bahraintheo chế độ lưỡng viện với hạ viện (Phòng nghị sĩ) do bầu cử phổ thông và thượng viện (Hội đồng Shura) do vua chỉ định. Cả hai viện đều có bốn mươi thành viên. Cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức năm 2002, các thành viên nghị viện có nhiệm kỳ bốn năm.
Mônacô cũng như thế, Mônacô theo chế độ quân chủ cha truyền con nối; Bộ trưởng nhà nước do Công tước bổ nhiệm từ danh sách 3 ứng cử viên người Pháp do Chính phủ Pháp đề cử. Tổ chức nhà nước: Chính thể Quân chủ lập hiến. Hiến pháp: Thông qua ngày 17-12-1962. Cơ quan hành pháp: Đứng đầu nhà nước: Công tước. Đứng đầu chính phủ là Bộ trưởng nhà nước. (chỉ hơn 30.000 dân, không có một đảng phái nào cả). – (www.18thang4.com - Các nước trên thế giới)
Ngược lại, Tagikixtan (Tajikistan) ông cho là “độc đảng” thì chính xác nó lại có tới 9 đảng – (3 đảng lớn và 6 đảng nhỏ), theo Chính thể: Cộng hòa, các đảng quan trọng là: Đảng Dân chủ nhân dân Tátgikixtan (PDPT), Phong trào Phục hưng, Đảng Thống nhất đất nước, Phong trào Phục hưng Hồi giáo Tátgikixtan (IMP), Đảng Dân chủ (TDP), Đảng Cộng sảnTátgikixtan (CPT); ...v.v. (Nếu không tin “ngài” PGS, TS Nguyễn Viết Thông vào đây xem:
www.cn.cpv.org.vn - Báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam của ngài để kiểm chứng!
Gha Na - cũng vậy, đa đảng (hơn 20 đảng) chứ không phải là một như ông PGS, TS Nguyễn Viết Thông liệt kê. Các đảng phái chính trị được hoạt động hợp pháp từ giữa năm 1992 sau 10 năm bị gián đoạn. Nền cộng hòa thứ 4 xuất hiện rất nhiều đảng phái khác nhau, bao gồm đảng Đại hội quốc gia dân chủ (đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện vào các năm 1992, 1996 và 2008); đảng Những người ái quốc mới; đảng đối lập đã giành chiến thắng trong các năm 2000 và 2004; đảng Hội nghị quốc gia nhân dân và đảng Hội nghị nhân dân.
(vi.wikipedia.org/wiki/Ghana)
Ôi thôi, nhiều lắm những cái “ba láp” tự biên tự diễn của ngài PGS, TS... rất mệt để đưa thêm vào! Lại buồn “nôn” thêm nghe ông “tấu hài”: “đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân Việt Nam trìu mến gọi đảng Cộng sản Việt Nam là 'đảng ta’.” Không hiểu ông có biết chính xác bao nhiêu người dân VN trong số 85 triệu, có chịu vui lòng gọi là“đảng ta” không, mà ông “hàm hồ” nâng bi như thế? Không biết ngượng mồm! Bản thân ông có biết điều đó là lố bịch, mất lịch sự, đôi khi như phường “vô học” không? Đến nhà một cháu bé ông hỏi: Bố mẹ cháu có nhà không? bao giờ các cháu cũng lễ phép: Thưa, bố mẹ của cháu ra đồng rồi ạ – Chứ không phải như đồ mất dạy mà nói: Bố mẹ ta ra đồng!? Đúng không? thưa “ngài”? “ngài” hiểu tối thiểu của sự “liêm sĩ” ấy không vậy?
Cuối bài viết ông “phán” một loạt những “ní nuận” như “hát chèo” để gút lại một câu, bảo đảm cho cuốn “sổ hưu” của mình: “Như vậy việc bổ sung, phát triển Điều 4 trong Hiến pháp là hoàn toàn đúng đắn” mà thật ra nó không thể tồn tại với các diễn giải chỉ ra những thực tế khách quan như đã nói trên. Thật là lợm giọng với tri thức của phường “giá áo túi cơm” như ông, một PGS, TS gọi là Tổng Thư ký Hội đồng Lý Luận TW nhưng không biết có ngang tầm với một học sinh cấp 2!?.

Thursday, February 21, 2013

Lan man chuyện Hiến pháp

Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nói đúng hơn là Bộ chính trị đảng cầm quyền) tổ chức lấy ý kiến của dân cho “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”. Họ thơn thớt nói nhiều điều giả dối mà không hề ngượng miệng làm những người chính trực nghe ngứa cả lỗ tai: “Đây là một trong những hoạt động nhằm hiện thực hóa quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Nó tương đương với một cuộc Trưng cầu dân ý trong việc xây dựng Hiến pháp lần này. Nói một cách khác, nó là một Hội nghị Diên Hồng của dân tộc ta trong thời đại mới, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc!” Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta dùng những lời lẽ “hoa mỹ”, “hoành tráng”, “đao to búa lớn” như vậy! Có ý đồ cả đấy, các bạn ạ!

Nhiều tổ chức dân chủ đã tuyên bố tẩy chay cái trò bịp bợm muôn thuở của nhúm mười bốn người đang độc tôn thống trị 90 triệu dân ta. Không ít người khinh bỉ huỵch toẹt gọi đó là “trò khỉ”, và kêu gọi mọi người chớ chơi “trò khỉ”. Cũng có nhiều người nêu ý kiến, thảo luận về “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”. Đáng chú ý là 16 vị trước đây đã từng có quyền cao, chức trọng trong bộ máy cầm quyền nay đại diện cho 72 nhân sĩ, trí thức đã đến trụ sở “quốc hội” trang trọng dâng... kiến nghị bảy điều (nghe như “thất trảm sớ” của cụ Chu Văn An dâng lên vua Trần Dụ Tông năm xưa), kèm theo một bản dự thảo hiến pháp của “nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. “Quốc hội” tổ chức lễ tiếp nhận kiến nghị rất long trọng. Các cơ quan truyền thông của đảng được lệnh quay phim, chụp ảnh, truyền hình, truyền thanh rầm rộ. Chủ và khách đều hoan hỉ, hể hả... 
Thế mà có một nhà chính luận trẻ tuổi, thông tuệ là cô Huỳnh Thị Thục Vy đã viết một bài khá sắc sảo (bài “Tính chính danh của Hiến Pháp”), trong đó có một câu đáng để cho các vị nhân sĩ, trí thức và mọi người suy ngẫm: “...Quả vậy, những đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp của một số trí thức Việt Nam hiện nay vô hình chung mang lại tính chính danh nguy hiểm cho sự cai trị độc đoán của chế độ; cũng như cung cấp cho cái gọi là "Hiến pháp" của họ một thẩm quyền giả tạo, để họ có thể tiếp tục cai trị chuyên quyền và đàn áp đối lập.” 
Nhưng, hôm nay, người viết bài này không bàn đến chuyện có nên hay không nên góp ý kiến cho “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”. Vì, theo thiển ý, cũng có thể có nhiều vị có thiện ý nghĩ rằng, việc góp ý kiến này là một dịp nhắc cho đảng cầm quyền nhớ rằng càng ngày càng có nhiều nhân sĩ, trí thức và công chúng thuộc đủ mọi thành phần xã hội, tôn giáo, kể cả đảng viên của họ, không đồng tình với đảng, không tán thành “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” của đảng. Cũng không loại trừ chuyện có nhiều vị muốn nhân việc góp ý kiến này để “đánh bóng” tên tuổi của họ trước bàn dân thiên hạ, hoặc muốn lưu lại “vang bóng một thời” (xin phép mượn chữ của cụ Nguyễn Tuân) cho hậu thế. Và cũng rất có thể có người muốn dùng hình thức góp ý để bộc lộ tinh thần chống đảng cầm quyền, chống chế độ độc tài, toàn trị... Nghĩa là động cơ mỗi người góp ý kiến có thể rất khác nhau. 
Nhưng có một điều chắc chắn là, ngày nay, hầu như không còn mấy ai ngây thơ nghĩ rằng cái đảng cầm quyền này thực tâm mong muốn nước ta, dân ta có một bản hiến pháp thật sự dân chủ, thật sự tiến bộ, xứng đáng là một “khế ước xã hội” được sự đồng thuận của toàn dân. Các vị nhân sĩ, trí thức góp “kiến nghị bảy điều” đã từng gánh vác trọng trách trong guồng máy cầm quyền lại càng không thể ngây thơ! 
Mọi người đều nhớ: trước khi đưa ra việc lấy ý kiến dân về “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” thì các ông đầu nậu trong Bộ chính trị từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng... đã lớn tiếng “chặn họng” nhân dân: “bỏ điều 4 là tự sát”, “chỉ có quyền sở hữu toàn dân, chứ không thể có quyền sở hữu tư nhân về đất đai”, “không thể có báo chí tư nhân”, “không thể có đảng phái đối lập”, “không thể có đa nguyên, đa đảng”, “quân đội và công an là của Đảng, không thể khác được”, “kinh tế quốc doanh là chủ đạo”, “nhà nước ta không tam quyền phân lập”... Do đó, người dân bình thường có chút suy nghĩ cũng có thể nhận rõ cái việc sửa đổi hiến pháp này chỉ là một trò bịp bợm không hơn không kém, huống chi là các vị nhân sĩ, trí thức học hàm, học vị đầy mình đã từng sống và làm việc lâu năm trong guồng máy cầm quyền! Ai mà không thấy rằng, muốn sửa đổi cái bản hiến pháp lạc hậu hiện nay, hoàn toàn không phù hợp tinh thần thời đại mà không cho đụng đến những vấn đề gốc rễ đó thì sửa đổi cái... quái gì? Bản hiến pháp mới sẽ chẳng khác gì bản cũ! 
Vậy thì đảng cầm quyền nhắm tới cái mục đích gì đây? Theo thiển ý của chúng tôi, mục đích chính của đảng cầm quyền là qua cuộc việc lấy ý kiến dân để sửa đổi hiến pháp lần này là để khoác lên chế độ độc tài toàn trị hiện hữu, khoác lên đảng cầm quyền một cái áo choàng “chính thống” (légitimité), “chính danh” nào đó bằng cách tuyên bố cuộc lấy ý kiến của dân vừa qua đã hoàn toàn thắng lợi, “nó tương đương với một cuộc Trưng cầu dân ý” (chữ viết hoa trong nguyên bản)! Nghĩa là họ sẽ “mập mờ đánh lận con đen” là đảng cầm quyền đã “hiện thực hóa quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân” trong “một cuộc Trưng cầu dân ý” (!), trong “một Đại hội Diên Hồng của dân tộc ta trong thời đại mới” (!) và toàn dân đã chuẩn thuận, đã phúc quyết bản hiến pháp sửa đổi, như vậy là toàn dân đã cho phép cái gọi là Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục trường kỳ thống trị nhân dân Việt Nam “muôn năm”! Đấy, thâm ý của băng đảng cầm quyền là như vậy! 
Chắc nhiều người đều biết rằng, các bản hiến pháp đã có ở nước ta đều có một điểm vi hiến giống nhau là chúng không hề được “đưa toàn dân phúc quyết” như điểm c Điều 70 Hiến pháp 1946 đã quy định. Cuộc vận động góp ý cho “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” lần này chính là một trò bịp bợm lập lờ về cái sự “toàn dân phúc quyết” vừa nói trên! 
Vì sao đảng cầm quyền phải viện đến kế sách đó vào lúc này? Vì cái gọi là “Đảng cộng sản Việt Nam” vốn không có tính “cộng sản”, ngày nay thậm chí cũng không còn tính chất một đảng chính trị, mà thực tế nó đã biến thành một băng đảng mafia mất hết uy tín trước nhân dân. Ngay cả các đảng viên trung thực cũng không còn tin đám chóp bu của đảng nữa. Nhiều nhân vật chính trong băng đảng cầm quyền ngày nay đã hiện nguyên hình trước mắt đại chúng, kể cả đại chúng đảng viên, là những tội đồ bán nước, những tay sai ngoại bang, những quan tham côn đồ, những cường hào ác bá cướp ngày trắng trợn... Băng đảng này đang trên đà tan rã vì sự đấu đá nội bộ để tranh quyền, tranh lợi, vì nạn tham nhũng tràn lan, vì những khủng hoảng trầm trọng bên trong tổ chức, và đặc biệt vì sự tấn công mạnh mẽ của dư luận xã hội trong cả nước bóc trần bộ mặt thật của chúng... Để bám được quyền lực thì về mặt đối ngoại, băng đảng này đang hèn hạ dựa dẫm và khuất phục “thiên triều” Trung cộng bất chấp sự phản đối của nhân dân yêu nước, về mặt đối nội, chúng điên cuồng đàn áp khốc liệt và dã man mọi phong trào yêu nước, mọi biểu hiện đối lập, mọi cuộc vận động đòi tự do, dân chủ và nhân quyền, đồng thời trắng trợn vơ vét, cướp đoạt đất đai, nhà cửa, tài sản của người dân nhằm chuẩn bị cho những ngày tàn của chúng... Tất cả những hành động này chỉ tăng thêm lòng căm ghét và uất hận của đại chúng, càng tích lũy thêm những thùng thuốc súng sẵn sàng nổ tung khi gặp mồi lửa. Chính vì thế, đám đầu đảng đang ra sức bày ra những trò bịp bợm để lừa gạt nhân dân. Một trong những trò đó chính là việc tổ chức góp ý dân để sửa đổi hiến pháp, qua đó băng đảng cầm quyền có thể làm cho giới trí thức xao lãng những vấn đề thực tế trước mắt, đồng thời, như đã trình bày ở trên, hòng vớt vát một chút “tính chính thống” nào đó cho việc tiếp tục bám chặt quyền thống trị nhân dân. 
Khi bàn đến tính chính thống của chế độ, chúng tôi thấy cần lưu ý bạn đọc đến sự kiện lịch sử này: Đúng là bản Hiến pháp 1946 đã được Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946, nhưng nó không hề được Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ra sắc lệnh ban bố để được thi hành. Như vậy, thực tế là Hiến pháp 1946 đã không được khai sinh (nói theo văn phong hiện đại của báo chí trong nước: nó không được đưa vào cuộc sống), mà bị “bỏ xó”, có thể nói là nó đã bị khai tử! Vì thế, Hiến pháp 1946 không hợp hiến, không có giá trị về mặt pháp lý. Đó là một sự thật không thể chối cãi! 
Cố nhiên, đảng cầm quyền không thể thừa nhận thực tế đó, dù nó là một sự thật. Vì nếu thừa nhận thì logic khách quan sẽ dẫn đến kết luận này: vì dựa trên Hiến pháp 1946 không có giá trị về mặt pháp lý mà sửa đổi thì những “hiến pháp” 1959, 1980, 1992, và rồi đây cả 2013... nữa cũng đều không có giá trị về mặt pháp lý. Từ đó, logic sẽ dẫn đến một kết luận vô cùng nghiêm trọng nữa là: các chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sinh ra từ những “hiến pháp” vừa nói đó đều không có tính chính thống, không có chính danh! Do đó, các thể chế, các tổ chức chính quyền, các tổ chức chính trị, kể cả Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1945 về sau đều là phi pháp, đều là những tổ chức tiếm quyền của dân chúng! Tiếc rằng, ở nước ta không có một Tòa án bảo hiến độc lập và thực sự có uy quyên để phán xét điều này! 
Cũng có thể có người phản bác lại, bảo rằng: Trong Hiến pháp 1946 không có điều khoản nào quy định là Chủ tịch nước phải ra sắc lệnh ban bố hiến pháp cả. Đúng là trong Hiến pháp 1946, người ta đã lờ đi, không ghi điều khoản riêng quy định việc ban bố hiến pháp thật. Ở điểm đ Điều 49 Hiến pháp 1946 chỉ nói “các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị” thì phải được Chủ tịch nước ban bố mới có giá trị pháp lý để toàn dân thi hành. 
Nhưng, ta hãy bình tĩnh mà xét, về mặt pháp lý, hiến pháp cũng là một đạo luật, đạo luật cao nhất, bao trùm nhất, người ta gọi nó là “đạo luật cơ bản”, “đạo luật của tất cả các luật”. Lẽ nào một “đạo luật” như thế lại không đòi hỏi một sắc lệnh do Chủ tịch nước ban bố hay sao? Không có sắc lệnh của Chủ tịch nước ban bố hiến pháp, thì hiến pháp cũng như bất kỳ đạo luật nào khác cũng đều không có tính pháp lý!
Phải nói thẳng rằng, trong chuyện này, ta thấy rõ một thủ đoạn rất thâm của ông Hồ Chí Minh: là ông cố tình không ghi điều này trong hiến pháp để tạo nên một sự mập mờ cho phép ông và phe cánh ông “tùy cơ ứng biến” sử dụng Hiến pháp 1946 như thế nào tùy theo ý muốn của họ. Ông Hồ Chí Minh và những người cộng sản cũng đã đề phòng trước mọi tình huống phức tạp nên trong Hiến pháp 1946, họ cũng cố tình lờ đi không lập ra Tòa án bảo hiến (còn gọi là Tòa án hiến pháp). Thực ra, việc Chủ tịch nước ra sắc lệnh ban bố hiến pháp và việc lập Tòa án bảo hiến là những kiến thức rất sơ đẳng về hiến pháp không thể nào họ không biết! Họ biết, nhưng cố tình lờ đi! Đây là ý đồ, là âm mưu có tính toán của họ!
Cho nên, sau này khi nảy sinh những vấn đề rắc rối về pháp lý, nhất là về hiến pháp, không có một cơ quan nào như Tòa án bảo hiến đứng ra phán xét cả. Thế là bên hành pháp (chủ tịch nước và chính phủ) tha hồ “nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong”, cứ thế suốt đời “cả vú lấp miệng em” để vi phạm hiến pháp. Phải nói thẳng thắn đó là hành vi của những tên bợm “cáo già” làm chính trị, chứ không phải của người làm chính trị trung thực!
Xin mọi người đừng quên rằng: trong ban dự thảo hiến pháp, những người cộng sản luôn luôn chiếm hầu hết các ghế. Ban dự thảo đầu tiên gồm 7 người, được thành lập theo sắc lệnh 34SL ngày 29.9.1945, thì chỉ có ông Vĩnh Thụy, tức là vua Bảo Đại, là người duy nhất không cộng sản (thực ra tên ông được ghi vào chỉ để “làm vì” tượng trưng thôi), còn lại đều là Việt minh-cộng sản, trong số đó người chủ chốt là ông Hồ Chí Minh và ông Đặng Xuân Khu (tên của Tổng bí thư Trường Chinh). Như vậy, họ muốn viết hiến pháp thế nào mà chẳng được! Ban dự thảo được Quốc hội bầu ra sau đó có 11 người, thì tuyệt đại đa số cũng vẫn là cộng sản-Việt minh! 
Hồi năm 1946, ông Hồ Chí Minh và những người cộng sản biết rõ thực lực và vị thế của họ còn yếu, nên khi làm hiến pháp họ rất chú ý mặt đối ngoại. Nghĩa là trong hiến pháp họ phải giấu thật kín cái vẻ ngoài và cái thực chất “cộng sản” của chế độ, phải nói rõ về “quyền tư hữu tài sản của công dân được bảo đảm”, về “trường tư được mở tự do”, về “đoàn kết mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi sắc tộc, mọi tôn giáo”, v.v... để dân chúng Việt Nam và nước ngoài không sợ cộng sản, đồng thời cố trưng lên rất “hoành tráng” các quyền của công dân, như “tự do ngôn luận”, “tự do xuất bản”, “tự do tổ chức và hội họp”, “tự do tín ngưỡng” và “tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”... để gây được cảm tình và sự ủng hộ của dân chúng. Hiến pháp vì thế có tính phô trương, huênh hoang (déclaratif) nhiều hơn là thực tế: trong hiến pháp không hề có những quy định chặt chẽ bảo đảm sự thi hành nghiêm chỉnh. Hơn nữa, những người làm hiến pháp còn cố tạo sẵn những kẽ hở để sau này cơ quan hành pháp dễ dàng ra những nghị định “dưới luật” nhằm vô hiệu hóa những điều đã ghi trong hiến pháp. 
Bây giờ thì một số người nức nở hết lời khen ngợi Hiến pháp 1946, nào là nó dân chủ, nào là nó tiến bộ, thậm chí có người còn “bốc” quá mạnh, bảo rằng nó dân chủ nhất châu Á, vì chỉ nhìn cái vẻ ngoài của nó thôi, chứ thật ra Hiến pháp 1946 có được thi hành một ngày nào trên nước ta đâu mà khen ngất như vậy! Xin mọi người cứ đối chiếu các điều ghi trong Hiến pháp 1946 với thực tế lịch sử nước ta thì rõ thôi! Hiến pháp 1946 “dân chủ”, “tiến bộ” như thế, viết những điều hay ho, tốt đẹp như thế mà các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh – những người chủ chốt đã làm ra cái hiến pháp đó – đã tự cho phép mình và đảng cầm quyền bắn giết trên một trăm nghìn người, tước đoạt ruộng đất nhà cửa của hàng chục nghìn gia đình ở nông thôn trong cuộc cải cách ruộng đất; tịch thu tài sản của hàng nghìn người trong các cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân; bắt bớ, giam cầm, đày đọa hàng trăm nhà trí thức, văn nghệ sĩ, giáo sư... có tiếng trong vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm; cầm tù hàng trăm cán bộ kể cả các tướng lĩnh, bộ trưởng, thứ trưởng... trong vụ án Xét lại-chống Đảng, v.v... Còn hàng trăm, hàng nghìn điều vi phạm Hiến pháp 1946 nữa, không thể kể xiết! Chính những người làm ra Hiến pháp 1946, lại không muốn ban bố hiến pháp, lại không muốn lập ra một Tòa án bảo hiến độc lập để họ dễ bề “ngồi xổm” lên nó, “chà đạp” nó, coi nó không khác gì tờ giấy lộn, thì làm sao lại có thể ca tụng Hiến pháp 1946 là dân chủ, là tiến bộ được? 
Viết đến đây, chúng tôi nghĩ rằng cần nói rõ quan niệm của những lãnh tụ cộng sản về hiến pháp, nó khác hẳn với quan niệm thông thường về một hiến pháp dân chủ, về một “khế ước xã hội”... mà chúng ta từng quen thuộc. Người viết bài này hồi năm 1958 nhiều lần được nghe ông Trường Chinh giảng giải về hiến pháp, nhân dịp sửa đổi hiến pháp năm 1959. Theo quan niệm cộng sản, hiến pháp là đạo luật gốc để thể chế hóa chiến lược và sách lược của đảng cộng sản trong từng giai đoạn cách mạng; nó phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của đảng, phải bảo đảm vai trò lãnh đạo của đảng đối với đất nước và nhân dân. Để soi sáng vấn đề này, ông Trường Chinh đưa ra những ví dụ, chẳng hạn, hồi năm 1946, khi làm cách mạng giải phóng dân tộc, trong hiến pháp ta nói “đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo”, còn bây giờ (hồi đó là năm 1958) khái niệm của đảng ta về “nhân dân” có khác, nhân dân chỉ là những giai cấp cách mạng thôi, địa chủ, tư sản, phú nông không thuộc phạm trù nhân dân; bây giờ trong hiến pháp ta phải nhấn mạnh liên minh công nông và nêu rõ vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Hồi năm 1946, hiến pháp ghi rõ các quyền cơ bản của công dân, như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền khiếu nại tố cáo, nhưng bây giờ không thể ghi như vậy được vì ta đang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, ta phải dứt khoát nói kinh tế quốc doanh giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế và nó được nhà nước ưu tiên phát triển... Hồi năm 1946, ta không nói, nhưng ngày nay ta phải nói rõ ta đứng trong phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô, v.v... Câu nói được ông Trường Chinh nhắc đi nhắc lại nhiều lần là “Đảng sửa đổi hiến pháp để phù hợp với chiến lược và sách lược của đảng trong từng giai đoạn”... Chính vì thế đến năm 1980, các lãnh tụ cộng sản lại sửa đổi hiến pháp, tuyên bố “đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga”, công nhiên ghi Điều 4 vào hiến pháp nói về vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản (điều này cóp gần như nguyên văn ở Điều 6 Hiến pháp Liên Xô năm 1977), công khai nói đến “nắm vững chuyên chính vô sản” và ngang nhiên ghi vào hiến pháp Điều 17 nhằm xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất thay bằng cái gọi là “sở hữu toàn dân”. Câu này trong lời nói đầu của hiến pháp 1980 làm nổi bật cái quan niệm của những người cộng sản về hiến pháp: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước...” 
Với một quan niệm về hiến pháp như vậy của đảng cầm quyền thì dân ta không mong gì có được một hiến pháp dân chủ, giống như một “khế ước xã hội” trong đó các tầng lớp nhân dân thỏa thuận với nhau một cách dứt khoát và lâu dài về những quyền lợi của công dân, về việc bảo đảm quyền làm chủ và quyền bình đẳng của công dân thể hiện trong việc bảo đảm quyền được tự do bầu cử, ứng cử, quyền được quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước qua những cuộc trưng cầu dân ý; thỏa thuận với nhau về những nguyên tắc cơ bản tổ chức hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, về vai trò chủ nhân của công dân trong các hệ thống đó, cũng như trong các lực lượng vũ trang của đất nước; thỏa thuận với nhau về việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, không cho phép một giai cấp nào, một tầng lớp nào, một đảng phái nào được đặc quyền đặc lợi, được độc tôn nắm toàn bộ quyền bính trong nước; thỏa thuận với nhau về tam quyền phân lập để có sự kiềm chế, kiểm tra và giám sát lẫn nhau giữa ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm bảo đảm sự hài hòa về quyền lực, bảo đảm công bằng trong xã hội, và không cho phép sự độc tài, chuyên chế. Các lãnh tụ cộng sản cho những điều này là quan niệm tư sản về hiến pháp nên họ ra sức bác bỏ!
Với cái quan niệm “sửa đổi hiến pháp để phù hợp với chiến lược và sách lược của đảng trong từng giai đoạn” nên đảng cầm quyền cứ thay đổi hiến pháp xoành xoạch như người ta thay áo! Có thể nói, nước Việt Nam ta có lẽ là nước đoạt kỷ lục thế giới về nhịp độ thay đổi hiến pháp! Vì thế, nước ta và dân ta không mong gì có được một hiến pháp tồn tại lâu dài, có được một chế độ ổn định, trường cửu, để mọi công dân có thể sinh sống và làm việc vì lợi ích chung của toàn xã hội cũng như của từng cá nhân. 
Người viết nghĩ rằng: Nếu quả thật các vị đứng đầu đảng cầm quyền thực tâm muốn nước ta, dân ta có một bản hiến pháp thật sự dân chủ đáp ứng được tinh thần của thời đại, đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân và muốn xóa bỏ cái tình trạng lèm nhèm về tính hợp hiến, về giá trị pháp lý của hiến pháp, cũng như tình trạng lèm nhèm về tính chính thống của chế độ hiện hành thì chỉ cần quý vị làm một việc giản đơn thôi, là: tổ chức một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do và trung thực, có sự kiểm soát của quốc tế, cho nhân dân được tự do bầu cử, ứng cử để bầu lên một quốc hội lập hiến, và quốc hội này sẽ dự thảo và thông qua hiến pháp mới; hiến pháp mới sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý một cách thật tự do và đàng hoàng để toàn dân phúc quyết thì chắc chắn hiến pháp đó sẽ là hiến pháp tốt nhất có thể tồn tại lâu dài với thời gian. Việc này rất vừa tầm tay của quý vị, mà làm được nó thì đảng cầm quyền không những tự cứu được mình mà còn được lưu danh muôn thuở trong lịch sử. 
Ngược lại, nếu các vị không dám làm việc này mà cứ loay hoay, tất bật mãi với việc sửa đổi hiến pháp “mới mà vẫn như cũ” để cố bám lấy quyền lực và quyền lợi thì chắc chắn đảng cầm quyền của các vị sẽ không tránh khỏi diệt vong, tên tuổi của các vị sẽ bị phỉ nhổ muôn đời. Còn Dân tộc và Đất nước cuối cùng nhất định sẽ giành được thắng lợi, nhưng phải trải qua muôn vàn hy sinh, gian khổ để chống thù trong và giặc ngoài. 
Đây là những suy tư đầu năm của kẻ viết bài này. Mong rằng các bậc thức giả nước ta cho ý kiến về vấn đề quan trọng này.

Lấy con số của chính VC tung ra so với con số khác của chính VC là đủ thấy sự LỐ BỊCH, nói chi tới con số THẬT

Bên xây dựng dầu hỏa mà còn lỗ 1222 tỉ, thì không còn mảng KT nào không lỗ te tua!

Ông Thanh lên chức được mấy ngày, định bắt ông Chủ tịch ngân hàng BIVD, liền bị phe phái ông này đánh CK xuống "làm eo", thị trường đánh theo, và cùng với vài tin xấu khác làm sụt mạnh.

Thế là ông Thanh phải bỏ văn phòng chạy trốn, không dám bắt.

"Pháp luật" VC đáng mắc cười thật.

Làm sao dám bắt cỡ Thứ trưởng, Bộ trưởng, Thủ tướng.

Xăng thì 1/2 tăng, 1/2 không. Báo chỉ dám đăng "theo tin đáng tin cậy", bắt đầu như báo lá cải bán trong siêu thị Mỹ rồi đây.

Có lẽ định tăng giá xăng, nhưng CK xuống quá, chắc ém lại vài ngày.

CPI được lệnh ém xuống tới mức mắc cười. Tháng 1 ít tăng còn dám ghi 1,25%, tháng 2 trọn Tết tăng ào ào nhưng ngay tại SG nay ghi "tăng 1%".

Lấy con số của chính VC tung ra so với con số khác của chính VC là đủ thấy sự LỐ BỊCH, nói chi tới con số THẬT.

Cả 2 con số đều của VC tung ra đấy nhá, tháng không Tết tăng 1,25%, tháng Tết tăng 1%...

Tuesday, February 19, 2013

Thủ tướng viết chưa sạch lỗi chính tả

Phát hiện thú vị của Mít Tờ Đỗ (Đỗ Hùng): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết sai chính tả.
Ghi trong sổ lưu niệm sau khi thị sát đoàn không quân Yên Thế (trung đoàn 923, quân chủng phòng không- không quân) mới đây, Thủ tướng Dũng viết sai chữ “bảo vệ” thành “bão vệ”, chữ “của đảng” thành “cũa đãng”, “chính phủ” thành “chính phũ”.
Đây không phải là lỗi sơ ý và cũng không phải lần đầu. Theo Mít Tờ Đỗ, anh theo dõi lâu rồi và thấy ông Dũng rất… chuộng dấu ngã (~).
Trong một bì thư gửi ông Tư Kiên (Phan Trung Kiên), đồng đội đồng thời là ân nhân cứu mạng từ thời chiến tranh, Thủ tướng Dũng cũng viết sai chữ “gửi” thành “gữi” (nguồn: facebook Mít Tờ Đỗ)
Người Nam nhiều nơi hay mắc lỗi này, không phân biệt được dấu hỏi (?) với dấu ngã (~), cũng như người Bắc nhiều nơi không phân biệt được chữ n với l, ch với tr…
Biết vậy. Nhưng đã ngồi tới cái ghế Thủ tướng, việc viết chưa sạch lỗi chính tả sơ đẳng như thế là hết sức phản cảm và tệ hại.
Tôi nghĩ, Thủ tướng nên chịu khó dành chút ít thời gian đi học lại. Văn phòng chính phủ nên mở lớp bổ túc kèm dạy lại cho Thủ tướng khắc phục những lỗi chính tả rất đỗi sơ đẳng vỡ lòng này.
Việc tưởng nhỏ nhưng không nhỏ. Thủ tướng gì mà viết mấy dòng cũng chưa sạch lỗi chính tả

Mười bảy năm trước, PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú đã ăn cắp luận văn tiến sĩ

Một con người có án ăn cắp luận án tiến sĩ như Nguyễn Thanh Tú lại nhảy ra bênh đảng, bảo hoàng hơn vua, thì người được bênh cũng chẳng vinh dự gì...

*
Trên blog TỄU của tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, chúng tôi vừa đọc bài báo rất thiếu tính khoa học, rất hàm hồ, rất ngụy biện của PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú, nguyên Phó tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quận đội có tên: “Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình” của PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội (1)
Nay chúng tôi (Trần Mạnh Hảo) xin gửi tới quý báo bài viết dưới đây, đã in trên báo và in trên mạng Internet từ năm 2004 vạch trần trò láu cá của thầy trò GS.TS. Trần Đình Sử và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú, trong một vụ án đạo văn mờ ám tạo thành “luận án tiến sĩ” của Nguyễn Thanh Tú để bạn đọc rộng đường dư luận. 
Một con người có án ăn cắp luận án tiến sĩ như Nguyễn Thanh Tú lại nhảy ra bênh đảng, bảo hoàng hơn vua, thì người được bênh cũng chẳng vinh dự gì... Bài viết của chúng tôi trả lời ông Nguyễn Thanh Tú có tên: “Khi hai thầy trò là đồng tác giả luận án tiến sĩ ngữ văn” dưới đây:
Khi hai thầy trò là đồng tác giả Luận án Tiến sĩ Ngữ văn 
Nguyễn Thanh Tú
Báo Gia Đình & Xã Hội số 153 (463) ra ngày 23/12/2003 có in bài: “Về tác giả chuyên luận ‘Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan’ của TS. Nguyễn Thanh Tú”, nhằm đáp lại bài “Ai là tác giả thật của ‘Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan?” của chúng tôi (tức Trần Mạnh Hảo) cũng in trên tờ báo đã dẫn số 143 ngày 29/11/2003. 
Đoạn cuối cùng bài báo của mình, TS. Nguyễn Thanh Tú viết: “Bài viết của anh Hảo chứng tỏ anh chẳng những không biết mối quan hệ đặc biệt của người hướng dẫn khoa học và nghiên cứu sinh mà còn tùy tiện xuyên tạc.”
Trong bài viết này, chúng tôi xin trao đổi với ông Nguyễn Thanh Tú 2 vấn đề:
1. Về mối quan hệ đặc biệt giữa người hướng dẫn khoa học, GS TS. Trần Đình Sử và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú ra sao?
2. Trần Mạnh Hảo hay Nguyễn Thanh Tú, ai là người “tùy tiện xuyên tạc”?
Trước khi vào vấn đề chính, chúng tôi cần tóm tắt vài nét về bài báo “Ai là tác giả thật của thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan?” in trên tờ báo đã dẫn.
Số là, năm 1996, ông Nguyễn Thanh Tú có hoàn thành luận án tiến sĩ nhan đề: “Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan” dày 179 trang khổ A4. Trên trang đầu tiên của luận án có lời cam đoan và chữ ký của nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú, viết như đinh đóng cột như sau: “LỜI CAM ĐOAN: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thế mà chỉ 5 năm sau, người ta thấy luận án trên của TS. Nguyễn Thanh Tú được xuất bản với một tên khác: “Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan” mang tên 2 đồng tác giả: GSTS. Trần Đình Sử và TS. Nguyễn Thanh Tú (NXB Đại học QG Hà Nội 2001). Trong bài báo đã dẫn, chúng tôi nêu ra nghi vấn: thế thì ai là tác giả thật của luận án tiến sĩ trên, ông Sử hay ông Tú, và nếu một luận án tiến sĩ do hai thầy trò đồng tác giả như thế liệu có hợp pháp chăng?
1- Về mối quan hệ đặc biệt giữa người hướng dẫn khoa học - PGS.TS Trần Đình Sử - và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú.
Trần Đình Sử

Như chúng tôi vừa nêu, trên trang đầu luận án tiến sĩ của mình, nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú đã cam đoan, thề rằng: “ĐÂY LÀ CÔNG TRÌNH CỦA RIÊNG TÔI!”. Thế mà sau 5 năm, khi từ luận án tiến sĩ chuyển thành cuốn sách chung mang tên Trần Đình Sử - Nguyễn Thanh Tú, ông Trần Đình Sử đã khui ra sự thật này, phủ nhận hoàn toàn lời thề của ông Tú khi bảo vệ luận án TS: “Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan là chuyên luận đã được ấp ủ từ đầu những năm tám mươi khi tôi bắt đầu viết thi pháp thơ Tố Hữu. Những ý tưởng được tích lũy dần cho đến khi gặp Nguyễn Thanh Tú, một người ham học hỏi, làm việc đầy sáng tạo, năng nổ, góp phần quyết định cho việc hoàn thành bản thảo. Đây là công trình chung, kết quả làm việc phối hợp chặt chẽ của tôi và tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú.” 
GSTS. Trần Đình Sử khẳng định rằng không chỉ khi cuốn sách: “Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan” của hai đồng tác giả trên ra đời, mà ngay cả luận án tiến sĩ: “Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan” đã là cuộc kết hợp giữa hai thầy trò Trần Đình Sử - Nguyễn Thanh Tú. Thế thì việc ông Tú cam đoan trên trang đầu của luận án tiến sĩ do ông bảo vệ đầu năm 1997 rằng đây “LÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA RIÊNG TÔI” hoàn toàn là một sự thiếu trung thực. Vì nếu ông Tú viết trên trang đầu của luận án TS trên rằng: “Tôi xin cam đoan đây là công trình của hai thầy trò chúng tôi là PGSTS. Trần Đình Sử - Nguyễn Thanh Tú” đúng như lời ông Sử sau này khai ra, thì ông Tú đến 100 năm nữa cũng không lấy được học vị tiến sĩ. Trong bài trả lời chúng tôi như đã dẫn, ông Tú cũng phải thừa nhận rằng cái luận án tiến sĩ mà ông nói dối rằng của riêng ông, thực ra là của chung 2 thầy trò như ông Sử đã tuyên bố; ông Tú thừa nhận: “Xét ở phương diện ý tưởng khoa học và phương pháp nghiên cứu, người hướng dẫn hoàn toàn có thể là đồng tác giả của một luận án khoa học do nghiên cứu sinh thực hiện”. Cũng trong bài trên, ông Tú tiếp tục khai ra sự thật mà thầy mình đã đưa ra ánh sáng trước đó, rằng: “Ý tưởng khoa học về đề tài luận án của tôi được GS. Trần Đình Sử ấp ủ từ khi ông viết Thi pháp thơ Tố Hữu”. Hóa ra ông Sử đã thai nghén chuyên luận này từ đầu những năm 80, nghĩa là trước khi ông Tú bảo vệ “thành công” cái luận án do hai thầy trò là đồng tác giả ít nhất là 15 năm. Suốt 15 năm ấy “những ý tưởng được tích lũy dần cho đến khi gặp Nguyễn Thanh Tú” như lời ông Sử, mới thành luận án tiến sĩ chung, thành sách chung của hai thầy trò! Nghĩa là trước khi ông Tú bảo vệ luận án TS về nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ông Sử đã bỏ ra 15 năm suy nghĩ, ấp ủ, nghiền ngẫm, thai nghén cái chuyên luận này mà khi đứng trước Hội đồng khoa học, ông Tú đã thề rằng nó là của riêng mình! Đây là điều đáng trách nhất của cả ông Sử và ông Tú! Hóa ra các ông cùng rắp tâm lừa Hội đồng khoa học, lừa Bộ GD&ĐT ư? Phải chăng đây chính là mối quan hệ đặc biệt giữa người hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Đình Sử và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú? Trong bài báo trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Tú đã lờ đi hai điều then chốt nhất của vấn đề là lời thề của ông trước khi bảo vệ luận án TS và lời thú nhận của ông Trần Đình Sử rằng đây là công trình chung của 2 thầy trò khi nó còn trong trứng nước, tức là khi nó chưa thành bản luận án TS mang tên ông Tú!
Như vậy, luận án tiến sĩ của riêng Nguyễn Thanh Tú (thực chất là đồng tác giả của hai thầy trò) kia, liệu có phạm quy, có danh chính ngôn thuận, có đúng luật pháp hay không thì xin thanh tra Bộ GD&ĐT, Hội đồng khoa học khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư Phạm và Bộ GD&ĐT hãy trả lời trước công luận.
2- Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Thanh Tú, ai là người “tùy tiện xuyên tạc”?
Khi cả hai thầy trò Trần Đình Sử và Nguyễn Thanh Tú cùng ra trước công luận thú nhận một sự thật đau lòng rằng: cái luận án ông Tú thề rằng của riêng mình kia thực ra do hai thầy trò là đồng tác giả, thì vấn đề khi đem in nó thành sách, các ông có bổ sung 2% hay 20% hoặc 80% cũng không còn ý nghĩa gì nữa. Bằng lời nói đầu cuốn sách của ông Sử, bằng bài báo trả lời chúng tôi của ông Tú, chính ông Tú là người đã “tùy tiện xuyên tạc” sự thật của chính các ông bằng một lời thề thiếu trung thực trước Hội đồng khoa học Trường ĐHSP Hà Nội năm đầu năm 1997 đó sao?
Nguyễn Thanh Tú lên án chúng tôi: “...Anh đã xuyên tạc trắng trợn sự khác nhau giữa luận án và sách. 82.000 chữ trừ đi 65.000 chữ là 17.000 chữ, là trên 20% chứ không hề là 2% như anh Hảo nói để rồi quy kết tôi là “không trung thực” khi làm luận án và suy diễn vu vơ rằng GS. Trần Đình Sử “viết giùm cho học trò” (!). 
Thưa ông Nguyễn Thanh Tú, chính ông đã xuyên tạc ý GS.Trần Đình Sử trong lời nói đầu nơi cuốn sách đồng tác giả với ông rằng: “Đây là công trình chung...” của 2 thầy trò đó ư? Ý GS Sử nói trong văn mạch, trong văn cảnh đã dẫn rằng: công trình chung của 2 thầy trò này là chung từ thuở còn chưa có hình hài, nghĩa là từ thuở chưa có bản luận án mang tên ông Tú, chứ không chỉ là công trình chung của riêng cuốn sách. Cũng như ông Tú đã thừa nhận trong bài trả lời chúng tôi rằng: (xin lược dẫn điều đã dẫn trên): “Người hướng dẫn hoàn toàn có thể là đồng tác giả của một luận án khoa học do nghiên cứu sinh thực hiện!”.
Vì sao hai ông Tú và Sử lại đem một luận án TS mang tên X ra in rồi biến nó thành thành cuốn sách khác với cái tên gọi khác là Z như thế? Việc làm này là trung thực ư, khoa học ư? Chưa hết, ông Tú còn tung hỏa mù rằng các ông đã gia công thêm 20% từ luận án sang sách, rồi khi thì thề là của riêng tôi, khi thì cùng ra công luận thú nhận là đồng tác giả? Ông Tú ngồi đếm chữ rằng sách dôi ra so với luận án những 17.000 chữ, nghĩa là sách thêm 20% so với luận án! Cứ cho là cuốn sách chỉ mang tới 80% luận án đi nữa thì cũng không thể tùy tiện đổi tên luận án từ X sang tên gọi Z của sách được? Bản chất của cuốn sách vẫn là luận án vì nó chiếm tới 8 phần 10 cơ mà! Số trang ở sách dôi ra so với luận án là do sách chú thích dưới từng trang, còn phần luận án chú thích được dồn vào cuối. Trang 156 của sách, các ông có đưa vào thêm 13, 5 trang gọi là phần “Nguyên tắc ‘lột mặt nạ” và “nguyên tắc dùng cái tục” mà ông Tú khoe khoang một cách khôi hài rằng chỉ 2 tiểu mục này cũng “Tương đương với 2 công trình khoa học” (!). 
Cứ theo đà tự phong ngút trời mây này, cuốn sách của thầy trò ông Tú có thể còn cỡ vài ba trăm công trình khoa học nữa cũng không biết chừng! Chúng tôi xin lấy vài ví dụ về sự “lên đời” từ luận án hóa thành sách ra sao? Ví dụ như trang 16 của sách so với luận án là dôi ra hơn nửa trang vì thêm ý kiến của Nguyễn Đức Đàn. Trang 22, 23 sách cũng trích thêm ý kiến của Nguyễn Đức Đàn dôi ra nửa trang (sách in sai là Nguyễn Đức Đà, chú thích cuối trang sai là Nguyễn Đức Đàm!). Trang 29 sách chỉ thêm đề mục (II) tương đương với luận án trang 16. Trang 30 của sách so với trang 17 luận án thêm 2 chữ “Sau này”. Cũng trang 30 đổi chữ “luận án“ trang 17 thành “chuyên luận” trong sách. Trang 31 sách thêm 8 dòng so với trang 18 luận án, cốt để tâng bốc “Thi pháp”. Ví dụ khác như trang 111 luận án dòng cuối cùng viết “ thế kỷ này” thì ở sách trang 133, dòng cuối cùng sửa thành “Thế kỷ XX”. Mặc dù bìa sách và bìa phụ đề tên 2 vị là đồng tác giả, nhưng chỉ ở chương đầu đã ba lần lặp lại dòng chữ “Tôi nhấn mạnh - N.T.T” thay vì chính ra phải chua rằng “Chúng tôi nhấn mạnh: T.Đ.S. và N.T.T.”!
Khi vấn đề chính đã được giải quyết, dù ông Tú có cố chứng minh từ luận án đến sách rằng hai ông đã gia công 20% hoặc 80% cũng không làm ảnh hưởng đến cái sai rất lớn là cả hai thầy trò ông đã lừa Bộ GD&ĐT đầu năm 1997 trong cuộc bảo vệ luận án TS ở Trường ĐHSP Hà Nội, nhằm cốt để lấy tấm bằng TS cho riêng ông Tú; vì ông Sử lúc đó đã là PGS.TS, còn cần gì lấy thêm một nửa bằng Tiến sĩ nữa từ luận án đồng tác giả kia? 

“Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao”!!!

Trong lực lượng bồi bàn cầm bút, phải nói rằng cánh QĐND của đảng ta là xôm tụ nhất. Xin giới thiệu đến các bạn trong thôn thêm một đồng chí nâng bi có bằng cấp nữa với bài viết cũng theo trường phái nàng không yêu chàng nên chàng phải khẳng định vai trò người yêu vĩ đại như biển rộng, như núi cao của chàng. Những hàng chữ màu đỏ lại là của Dân Làm Báo; miệng đọc mà tay ngứa nên phải gãi xuống vài điều. Một phần vì ngứa, phần khác là để gợi ngứa cho bạn bè trong thôn... gãi tiếp anh bồi nhà văn phó giáo sư tiến sỹ này.

Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình 
1. Đảng kế tục lịch sử và làm nên lịch sử
QĐND - Với tất cả tinh thần khiêm tốn, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người khai sinh và lãnh đạo Đảng ta khẳng định: “Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao”. Chứng minh sự vĩ đại ấy không phải là mục đích của bài viết, vả lại đã có rất nhiều người làm rõ một sự thật hiển nhiên này. Với sự hiểu biết của mình về lịch sử chúng tôi chỉ xin nói: Đảng kế tục lịch sử và làm nên lịch sử. 

Đồng chí nhà văn phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú mở đầu bài viết... trên cả tuyệt vời với lời dẫn của nhà báo khiêm tốn mà vĩ đại Trần Dân Tiên. Không ai có thể vượt qua bác Tiên này về khả năng khiêm tốn của con voi để nói lên sự vĩ đại của con ruồi. Nếu dựa đúng vào tiêu đề Đảng kế tục lịch sử và làm nên lịch sử rất là tục này thì lịch sử VN xem như đen như mõm chó bởi những kẻ đã và đang (và sẽ) làm nên lịch sử theo kiểu này:
Tác phẩm dự thi - Hèn với giặc Ác với dân
Có những người “phán xét” lịch sử, hồ đồ tuyên bố: Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là “một sai lầm lịch sử”. Lẽ ra cuộc cách mạng năm 1945 và sau này nên đi theo con đường thỏa hiệp “hòa bình” để tránh đổ máu!!!... Đó là những lời nói không hiểu lịch sử. Không hiểu (hay cố tình không hiểu) lịch sử hiện đại, đã đành và cố nhiên càng không hiểu quá khứ vẻ vang của cha ông. Về lịch sử hiện đại, họ đã làm ngơ trước những sự thật ai cũng biết. Chỉ cần đưa ra một vài số liệu: Trước năm 1945, 95% dân số nước ta mù chữ, trong khi đó, thực dân Pháp “khai hóa” đất nước này bằng rượu cồn và thuốc phiện. Con số đã nói lên bản chất của vấn đề: “…hằng năm người ta cũng đã tọng từ 23 đến 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con” (1); “…người An Nam lại đã có những 10 trường học, những 1.500 đại lý rượu và thuốc phiện cho 1000 làng…” (2). Còn đây là “dân chủ” thực dân: Một “hội đồng quản hạt” được lập ra để “bảo vệ” những cái “có lợi” cho người An Nam có những 18 người Pháp, và chỉ có… 6 người An Nam! (3). Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc với thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” đã mượn lời của Vin-hê Đốc-tông, một nhà văn Pháp để lột trần bản chất bóc lột của người Pháp, đúng là bóc lột đến tận xương tủy người dân An Nam khốn khổ: “Sau khi cướp hết những ruộng đất màu mỡ, bọn cá mập Pháp đánh vào những ruộng đất cằn cỗi những thứ thuế vô lý gấp trăm lần thuế đất thời phong kiến”(4). Đỉnh cao của tội ác, tức sự thật thứ hai: Năm 1945 thực dân Pháp và phát-xít Nhật đã làm hai triệu dân ta chết đói, tức là chúng đã phạm tội diệt chủng, giết chết gần 1/10 dân số một đất nước. Có thể nói trong lịch sử hàng nghìn năm chưa bao giờ đất nước vẻ vang “con Rồng cháu Tiên” lại rơi vào thảm cảnh khốn cùng như thế. Để cứu một dân tộc đang bị tàn lụi vì bị đầu độc, đang bị chết đói bởi sự dã man thú vật của kẻ thù, lại có một con đường “thỏa hiệp” với chính kẻ đang hút máu nhân dân mình ư? Và kẻ thù xâm lược ấy chỉ có một mục đích là hút máu nhân dân mình, thì thử hỏi “thỏa hiệp” với ai và bằng cách nào? Đúng là một lối nghĩ ảo tưởng, mơ hồ! 
Anh bồi có bằng cấp này chứng minh vai trò lịch sử của đảng theo kiểu nếu không có đảng thì 95% dân số nước ta sẽ tiếp tục đến ngày hôm nay... đếch thèm đi học, đến giờ thì VN ta vẫn tiếp tục do thằng thực dân cai trị và tọng 23-24 lít rượu cho dân ta xỉn quắt cần câu.  Mở ngoặc chỗ này: (thực dân ngày xưa và đảng ta ngày nay đứa nào hơn đứa nào về mặt tọng rượu vào miệng nhân dân? Xứ An Nam bị đô hộ bởi Tây-thực-dân và xứ CHXHCNVN bị cai trị bởi Việt-cộng-sản xứ nào say xỉn hơn xứ nào!?)

Cũng nhờ anh nhà văn giáo sư tiến sỹ này nhắc lại dân ta mới biết về "dân chủ" thực dân - 8 An Nam, 18 Pháp trong hội đồng Quản hạt làm sao sánh bằng "dân chủ" cộng sản hết 94% là cộng sản đỏ, còn lại là bà con xa gần của đảng hoặc là những thứ trời đánh thánh đâm như Hoàng Hữu Phước.

Nói chung cả đoạn văn trên kia là dùng cái xảo thuật tả tội ác của thực dân, phát xít Nhật để từ đó khẳng định chuyện làm nên lịch sử của đảng csvn trong khi thực chất đó là nỗ lực của toàn dân với nhiều thành phần, đảng phái, là chuỗi dài hy sinh của biết bao nhiêu người trước đó để dẫn đến cuộc Cách mạng tháng 8. Và chính đảng csvn cũng đã thú nhận và gọi Cách mạng tháng 8 là một cuộc cướp chính quyền.
Những người cộng sản lãnh đạo dân tộc ta làm nên kỳ tích lịch sử năm 1945 không hề thỏa hiệp với kẻ thù nhưng rất biết nhân nhượng với kẻ thù vì mục đích hòa bình. Hãy đọc lại Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19-12-1946: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” (5). 
Đấy chỉ là một vài lời nhắc về những chuyện mà dân tộc ta không thể quên trong thế kỷ XX. 
Đồng chí bưng bô cho đảng khỏi cần nhắc. Cái sở trường "nhân nhượng nhưng không hề thỏa hiệp" từ thời Chủ tịch Hồ cho đến bây giờ là Chủ tịch Trương đảng ta luôn luôn khòm lưng thực hiện nghiêm chỉnh. Ai không rõ thì lôi công hàm của đồng chí "ăn đu đủ không cần thìa" (theo kiểu nói của Đặng Chí Hùng) ra đọc lại. Nhìn bản đồ Việt Nam tìm Ải Nam Quan, Bản Giốc, Hoàng/Trường Sa xem cờ màu máu đang có mấy sao đang cắm, đang bay, đang phất. Và gú gồ những tuyên bố của các lãnh đạo của cái “đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao” về mối tình nô lệ Việt-Trung là biết ngay.
Còn quá khứ. Cũng chẳng cần nói lại lịch sử đánh giặc giữ nước của cha ông ta, mà chỉ đưa ra những số liệu đã được thừa nhận, những vấn đề đã được chứng minh: 
Tính cách người Việt luôn hướng tới cái trong sáng, cái cao cả, chết trong còn hơn sống đục. Dù có đang sống nơi giàu sang nhưng vẫn hướng về quê nhà, không đâu bằng quê nhà, có thể là nghèo nhưng trong sáng êm đềm: Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Con cò trong ca dao là biểu trưng cho người nông dân Việt dù chẳng may chịu cảnh sa cơ lỡ bước, dù có chịu chết nhưng vẫn hướng tới sự trong sạch: ...Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Tính cách này đã tạo ra một đặc điểm tôn thờ, ngưỡng vọng cái cao cả, cái anh hùng trong tâm lý dân tộc Việt. 
Tính cách hướng tới cái trong sáng, cái cao cả, chết trong còn hơn sống đục đúng là của người Việt. Nó không phải của người Việt... cộng. Không tin?:
Chết dơ sống đục, chết nhục sống hèn kiểu đảng
Sinh sống ở mảnh đất có nhiều kẻ thù, cả "hai chân, bốn chân và không chân" nên người Việt rất sùng bái những anh hùng đánh giặc giữ yên bờ cõi. Theo thống kê của GS Ngô Đức Thịnh thì riêng tỉnh Bắc Ninh, trong số 600 vị Thành hoàng thì có 469 là nhân thần, trong đó đa số là các nhân vật lịch sử hay nhân vật huyền thoại nhưng đã được lịch sử hóa. Ở Hà Tây (cũ) trong số 185 vị Thành hoàng là nhân thần thì có khoảng 2/3 là nhân vật lịch sử. Tỉnh Nam Hà (cũ) Trần Hưng Đạo được thờ ở 400 làng xã (6). Trong các vị “tứ bất tử” thì có hai vị là anh hùng, Phù Đổng Thiên Vương và Tản Viên Sơn Thánh. Đấy là cách người Việt ghi công các anh hùng, như Thánh Gióng đuổi giặc hai chân là kẻ thù xâm lược, như Sơn Tinh đuổi giặc bốn chân là thú dữ và không chân là thiên tai. Thậm chí sự ngưỡng vọng của người Việt còn nâng đến mức tuyệt đối là cho thần tượng bay lên trời sống cùng các vị Tiên và dĩ nhiên là phong thánh bất tử cho họ. Cho nên cũng dễ hiểu Đền thờ Đức Thánh Trần có ở rất nhiều nơi trên đất nước ta. Có thể nói phẩm chất anh hùng quyết không bao giờ chịu nô lệ cho kẻ ngoại bang có ở trong máu của mỗi người Việt, nhất là mỗi khi có kẻ thù xâm lăng thì phẩm chất ấy càng trỗi dậy mạnh mẽ. 
Dân ta, người Việt ta rất sùng bái những anh hùng đánh giặc giữ yên bờ cõi. Còn đảng ta:

Phá, đục bia mộ của những chiến sỹ đã hy sinh
bảo vệ Tổ quốc để làm vừa lòng quân xâm lược.
Ngăn cản...
cấm đoán...
Người dân tưởng niệm và bày tỏ lòng biết ơn đối với
những người đã hy sinh vì tổ quốc... (ảnh Nguyễn Tường Thụy)
Trí tuệ của Đảng ta là đưa cách mạng Việt Nam vào đúng cái mạch của lịch sử. Có thể nói, cách mạng tháng Tám vĩ đại, sự thắng lợi mang tầm thời đại là đuổi hai đế quốc xâm lược Pháp và Mỹ, không chỉ có sức mạnh của dân tộc thế kỷ XX mà còn là sức mạnh của lịch sử, sự kế thừa và tiếp bước lịch sử. 
2. Bài học “Quốc trị, thiên hạ mới bình” 
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ tư Quốc khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, phóng viên báo Praxa Thipatay (Thái Lan) phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề hòa bình trong khu vực. Người nói: “Việt Nam phải kháng chiến tranh lại thống nhất và độc lập thật sự đã, sau mới có thể bàn đến việc khác. Đức Khổng Tử có dạy rằng: "Quốc trị, thiên hạ mới bình”(7). 
Mỗi quốc gia hãy thật yên ổn đã, thì tự nhiên thế giới sẽ hòa bình. Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay bài học này càng đậm tính thời sự. Bản chất xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động là không bao giờ thay đổi. Muốn vậy chúng sẽ tìm mọi cách gây mất ổn định chính trị để từ đó tạo cớ can thiệp hoặc làm suy yếu để dễ bề xâm lấn, tiến đến thôn tính. Do vậy đối với tình hình cách mạng nước ta hiện nay mục tiêu cơ bản, bao trùm là giữ vững ổn định chính trị để phát triển đất nước. 
Do vậy đối với tình hình cách mạng nước ta hiện nay mục tiêu cơ bản, bao trùm là giữ vững ổn định chính trị để đảng yên tâm tiếp tục bán nước.
Chỉ có Đảng ta chứ không thể có bất kỳ một lực lượng chính trị nào khác gánh vác thay, làm thay sứ mệnh cực kỳ hệ trọng này. Và cũng không thể có bất kỳ một lực lượng chính trị nào khác có đủ uy tín, đủ năng lực, đủ vai trò để làm công việc lớn lao đó. 
Đúng như thế! Không thể có một lực lượng chính trị nào, đảng nào khác có thể gánh vác, thực hiện sự mệnh bán nước cực kỳ này của đảng ta.
Một Đảng từ hai bàn tay trắng đã lãnh đạo toàn dân tộc làm cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân; một Đảng đã lãnh đạo toàn dân đuổi các đế quốc xâm lược lớn nhất thế giới; một Đảng đã lãnh đạo công cuộc đổi mới tạo ra những thắng lợi thành tựu ấn tượng về kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá, xã hội... thì Đảng đó đủ tín nhiệm, đủ trí tuệ, bản lĩnh, niềm tin... để lãnh đạo toàn dân ta tiếp tục tiến bước theo con đường đã chọn đưa dân tộc lên đài vinh quang, đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc. 
và vì có đủ tín nhiệm, đủ trí tuệ, bản lĩnh, niềm tin... để lãnh đạo toàn dân ta tiếp tục tiến bước cho nên... BỎ ĐIỀU 4 LÀ TỰ SÁT!!!!
Lịch sử thế giới đương đại cho chúng ta một bài học: Thể chế chính trị nào không được dân tin, không được dân ủng hộ lại bị thế lực nước ngoài can thiệp, o bế, nuôi dưỡng, giúp đỡ lực lượng phản động bên trong thì thể chế chính trị ấy sớm muộn sẽ bị diệt vong. Với vai trò là một Đảng cầm quyền, Đảng ta đang đứng trước những thử thách lớn: Một là, tăng cường hơn nữa niềm tin của dân vào Đảng. Muốn thế, không còn cách nào khác Đảng phải tự làm trong sạch mình, tự mình trau dồi bản lĩnh, trí tuệ của mình bằng cách tăng cường mối liên hệ mật thiết với dân, xứng đáng hơn nữa “là người đầy tớ thật trung thành” của nhân dân. Hai là, mở rộng đối ngoại đa phương với phương châm Việt Nam là bạn với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng lợi ích, tôn trọng độc lập tự chủ của các bên. Ba là, không được một phút lơ là mất cảnh giác mà phải luôn mài sắc tinh thần chủ động chống lại sự can thiệp từ bên ngoài và trấn áp các phần tử đi ngược lại lợi ích dân tộc. 
Toàn bài đến đây mới thấy đồng chí cầm bút làm bồi nó đúng được một câu: Thể chế chính trị nào không được dân tin, không được dân ủng hộ lại bị thế lực nước ngoài can thiệp, o bế, nuôi dưỡng, giúp đỡ lực lượng phản động bên trong thì thể chế chính trị ấy sớm muộn sẽ bị diệt vong.
và: 
- Đảng phải tự làm trong sạch mình - tức là đảng đang dơ bẩn chịu không nỗi.
- Tự mình trau dồi bản lĩnh, trí tuệ của mình - tức bản lĩnh thì hèn, trí tuệ thì lùn.
- Tăng cường mối liên hệ mật thiết với dân - tức là mối quan hệ với dân nhạt như nước ốc...
3. Đảng lãnh đạo thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" 
Một Đảng đã đưa dân tộc này theo đúng quỹ đạo của lịch sử thì sẽ được lịch sử ủng hộ. Không một thế lực nào, một đảng phái nào làm thay được vai trò lịch sử của Đảng ta. 
Những đảng cộng sản Liên Sô, Đông Âu cũng đã từng nói vậy. Những tên độc tài Ả Rập, Bắc Phi trước khi chui cống cũng đã tuyên bố như thế. Mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh sau bao nhiêu năm dưới sự lãnh đạo của đảng vẫn còn loay hoay ở tầm Dân nghèo, nước yếu, độc tài, bất công và lạc hậu. 
Có những kẻ cơ hội dựa vào một số sai lầm của Đảng ta để kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến pháp đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng. Phải thấy một chân lý giản đơn rằng, con người ta ai cũng có sai lầm, có làm việc là có sai lầm, có cái sai mới dẫn đến có cái đúng. Với quan niệm rộng lượng mà triết lý, cụ thể mà phổ quát, người Việt ta có câu “ngọc còn có vết” là vì thế. Huống hồ Đảng ta lãnh đạo toàn dân ta làm cách mạng đổi thay cả một thời đại, công việc cực kỳ phức tạp như thế, biết bao khó khăn gian nan chồng chất, thù trong giặc ngoài hiểm nguy như vậy, lại chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, thì tránh sao được sai lầm. Nhưng Đảng ta đã nhanh chóng nhận ra và sửa chữa để rồi qua 27 năm đổi mới đưa nước ta có những bước tiến vượt bậc. Và dĩ nhiên, chúng ta không phủ nhận một thực tế là vẫn có nhiều, còn nhiều “những con sâu” ở ngay trong hàng ngũ Đảng. Nhưng ai là những người “bắt sâu”? Đảng ta, dân ta, tất cả chúng ta cùng chung tay “bắt”, đừng đứng ngoài mà kêu làm rối công việc chung. 
Vì thế cho nên: sai đâu sửa đấy, sửa đâu sai đấy, sai đấy sửa đâu. Cùng lắm thì lên TV lấy khăn chậm mắt một cú, nghẹn ngào một phát... rồi tiếp tục về lại dinh vừa đi đường vừa kể chuyện (ngày xưa) vừa làm sâu vừa bắt sâu (hôm nay)
Việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình. Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh; chẳng hợp tình ở chỗ cố tình quên lịch sử, cố tình quên những hy sinh xương máu của Đảng ta, dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cố tình quên công lao, đóng góp, vai trò lãnh đạo tiên phong của Đảng ta trong công cuộc đổi mới đã và đang thắng lợi toàn diện. Thậm chí có thể nói đó là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc này. 
Khép lại bài viết này tôi xin mượn một câu Kiều: "Dẫu rằng vật đổi sao dời/ Tử sinh phải giữ lấy lời tử sinh" Thiên tài Nguyễn Du đã nhắc nhở: Đứng giữa giông gió của cuộc đời, hơn lúc nào hết phải kiên định một bản lĩnh, một lập trường, một niềm tin. Đó là bản lĩnh cộng sản, là lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một niềm tin vào Đảng ta vĩ đại!
Khép lại bài viết gửi tặng nhà văn, phó giáo sư, tiến sĩ, bồi bút Nguyễn Thanh Tú một câu: đảng ta làm đĩ bốn phương, phương nào cũng giữ độc quyền muôn năm.