Thursday, March 14, 2013

Chuyện cô gái Việt bị lừa sang Nga làm gái mại dâm

Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) và Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới tại Châu Á (CAMSA) vừa quyên góp được hơn $10,000 trong dạ tiệc Góp Một Bàn Tay, tổ chức tại nhà hàng Seafood Palace 2, Westminster, hôm Thứ Bảy, để giúp người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan, Malaysia và nạn nhân tệ nạn buôn người ở Châu Á. Có mặt ở buổi tiệc này, phóng viên Ngọc Lan của nhật báo Người Việt được Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, cho biết chuyện một cô gái, tên là Huỳnh Thị Bé Hương, bị lừa sang Nga làm việc trong một ổ mại dâm, do một người phụ nữ tên Thúy An, biệt hiệu là An Ộp, cầm đầu. Phóng viên Ngọc Lan đã liên lạc với nạn nhân, hiện ở Việt Nam, để biết thêm chi tiết sự việc.

Ngọc Lan (NV): Vì sao em lại đi qua bên Nga?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Khoảng Tháng Mười, 2011, em có quen một đôi vợ chồng ở Kiên Giang. Cô đó nói có người em ở bên Nga làm karaoke và quán bar có thu nhập cao. Lúc đó gia đình em cũng có một số khó khăn, em cũng cố gắng đi làm giúp cho gia đình. Cô ấy đã hướng dẫn em làm thủ tục giấy tờ để sang Nga làm, mà làm karaoke, quán bar chứ không phải làm gái mại dâm. Em nghe vậy nên em đi.
Cô Huỳnh Thị Bé Hương, nạn nhân bị lừa sang Nga làm gái mãi dâm. (Hình: Machsong.org)
NV: Em có phải tốn tiền nhiều không?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Dạ, $4,000. Lúc em đi người ta không lấy tiền của em. Người ta nói giúp qua đó làm mỗi tháng lương sẽ trừ lại sau.
NV: Khi em qua Nga rồi thì như thế nào?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Ngày 29 Tháng Mười Hai, 2011, em đi. Ngày em xuống sân bay ở Nga thì bà An đón em về nhà. Ngay ngày hôm đó em đã bị bà ép buộc làm gái mại dâm.
NV: Cảm xúc của em ngay lúc đó là gì?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Em sợ lắm. Trước giờ ở Việt Nam thì em chỉ xem qua phim, nghe báo đài nói thôi chứ chưa bao giờ em nghĩ em sẽ rơi vô hoàn cảnh đó. Em hoảng loạn tinh thần luôn.
Có mười mấy cô gái Việt Nam ở chung nhà đã qua trước và làm việc trước em, nói với em, “Thôi ngoan đi, lỡ như vậy rồi, lúc đầu đi tui cũng giống như bà thôi, tui cũng đâu có biết qua bên đây làm vậy đâu. Giờ nếu bà không làm việc nó đánh bà.” Em đã chứng kiến và em đã bị đánh nếu em không ngoan làm việc.
NV: Chuyện tiếp theo sau nữa là như thế nào?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Mỗi ngày em đều làm việc. Lúc đầu em kén lắm, vì em không chịu tiếp khách. Nào giờ ở Việt Nam em đâu có bao giờ đi tiếp khách nên em đâu có biết cách chiều chuộng để làm vừa ý đâu. Có người mắng vốn đến tai bà thì bà đánh em, bà chửi em. Em thấy cuộc đời em mông lung, không bao giờ biết được ngày về với gia đình hay là một cái gì đó gọi là tương lai. Em chỉ biết ở với bà làm sao để mỗi tháng có thu nhập đủ tiền ăn tiền nhà, để bà không đánh em, không chửi em, để tinh thần em đỡ hơn chứ bà áp lực dữ lắm.
Ngày nào bả cũng áp đảo cả tinh thần lẫn thể xác. Em rất là mệt mỏi. Em sợ hãi lắm.
NV: Em không liên lạc được với gia đình sao?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Dạ không. Em ở trong nhà đó 24/24 đều có những người làm việc cho bà, để cai quản trong nhà. Tụi em không được xài điện thoại hay làm bất cứ điều gì có liên quan đến gia đình.
NV: Ðến khi nào em có ý định trốn thoát khỏi đó?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Trong một năm mấy qua có nhiều lần em dự định bỏ trốn vì những trận đòn bà đánh em nhiều quá, rồi làm cả một năm mà em không có tiền gửi về cho con. Em có suy nghĩ một ngày nào đó em có cơ hội em phải bỏ trốn thôi mà không biết có ai giúp được mình hay không. Cũng có những người khách em tiếp, họ thấy mặt mày em bầm, tay sưng, họ cũng chia sẻ, hứa giúp nhưng mà em không dám tin vì em biết thế lực của bà rất là mạnh cho nên em không dám.
NV: Những người khách đó là người Nga hay người Việt?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Những người đó toàn là khách Việt Nam không à.
NV: Bằng cách nào em được sự giúp đỡ để trở về nhà?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Hôm đó ở nhà còn lại 4 đứa, là Lê Thị Thu Linh, Lê Thị Ngân Giang, Nguyễn Phạm Thái Hà và em. Con bé Hà là con bé chưa đủ tuổi vị thành niên. Em nói với tụi nó, “Ý chị thì chị sẽ không bao giờ ở đây, giờ chị không bỏ trốn thì sau này chị cũng sẽ bỏ trốn.” Tụi nó đồng lòng với em là cùng nhau bỏ đi hết. Trong lúc bỏ đi, em có gọi điện thoại cho người khách quen nhờ ông kêu cho taxi chở đến đại sứ quán. Khi tụi em lên đến đại sứ quán thì tụi em không dám vô vì tối hôm đó là Thứ Bảy. Tụi em nghĩ là đại sứ quán không làm việc. Mà trong thời gian sống với bà ấy tụi em biết bà là người có thế lực lắm vì đại sứ quán cũng là người của bà.
NV: Làm sao em biết những người ở đại sứ quán là người của bà An?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Tại vì thời gian qua cũng đã có nhiều người bỏ trốn rồi, và bà cũng có liên lạc với đại sứ quán để bắt về đủ các cách các kiểu hết đó. Tụi em ra ngoài đại sứ quán, đại sứ quán không giúp, tụi em trốn tám ngày bị bà moi về, rồi bà đến bà bắt về đúng một cái một luôn.
NV: Tám ngày đó tụi em ở đâu?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Tụi em diễn tả cho đến khi ông chạy taxi Tây hiểu tụi em cần có chỗ nghỉ ngơi. Taxi đưa đến nhà đó ở một ngày $100. Trong thời gian ở tạm đó, em liên lạc về với mẹ em ở Việt Nam và chị em bên Mỹ nhờ giúp đỡ.
Có người cho em số của ông Nguyễn Ðông Triều ở đại sứ quán. Hai ngày trước khi bị bắt lại, em có gọi cho ông, nói rằng tụi em là bốn đứa trong số gái mại dâm mới trốn thoát, đang cần đại sứ quán giúp đỡ để chúng em được an toàn và giúp đỡ để chúng em về Việt Nam.
Nghe vậy ông mới hỏi là “Ðộng nào? Ở đâu? Biết người chủ đó tên gì không? Có biết hỏi quê quán người ta ở đâu không? Bây giờ nhờ ai viết một cái thư để tường trình hết mọi việc là cô gái này quen biết như thế nào và tại sao lại sang Nga rồi gửi lên cho đại sứ quán nhận được thì mới giúp đỡ.” Ông Triều còn nói “ai đưa sang thì kêu người đó đưa về.” Ông nói thờ ơ như vậy đó.
Tụi em đi trốn mà, luôn cả tiếng còn không biết nói, đường cũng không dám đi ra nữa thì làm sao mà viết được cái thư đó gửi lên? Ðâu có nhờ được ai đâu! Chỉ biết nằm đó chờ bên phía Việt Nam và chị em ở Mỹ giúp đỡ thôi.
Sau khi em gọi điện thoại cho ông Nguyễn Ðông Triều xong thì hai ngày sau em bị bà An bắt lại.
NV: Ðiều gì xảy ra khi em bị bắt lại?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Trên xe bà chửi ầm lên, bà nói để đó từ từ bà xử sống không yên, mà chết cũng không xong, chứ không có dễ dàng gì tha cho. Lúc bắt về bà không đánh em liền vì có lời hứa với anh em gì đó của bà.
Khi về, bà bắt bốn đứa em chia nhau lau nhà, nấu cơm, không ăn lương. Bà nói đó là bà phạt hành chánh. Xong rồi đụng chuyện gì là bà đánh.
Khoảng thời gian đó thì người đàn ông đã âm thầm giúp đỡ lúc em đi trốn có gọi điện thoại về nhà mẹ em báo cho mẹ em biết em đã bị bắt lại rồi.
Bà An điều tra ra được ở nhà mẹ em có làm đơn thưa kiện bà để đòi người về nên bà bắt em gọi điện thoại về khống chế mẹ em là phải đi lên tỉnh rút đơn về không được thưa nữa.
Rồi bà bắt em lên đại sứ quán gặp ông Nguyễn Ðông Triều tường trình lại mọi việc, đính chính lại cho bà là sự thật không phải là như vậy. Rồi bà có hứa với mẹ là cho em về nhưng bắt chị Danh Hui ở Mỹ phải viết thư lên báo đài xin lỗi bà thì bà mới cho em về.
Trong thời gian em bị bắt lại khoảng 20 ngày sau trước khi bà trả em về Việt Nam thì bà có áp đảo tinh thần em, đánh đập em dữ lắm. Rồi cho đàn em đánh em nữa. Bốn đứa em đều bị đánh hết.
NV: Bà An làm gì khi biết mẹ em làm đơn thưa ở Việt Nam và chị em ở Mỹ nhờ sự can thiệp của tổ chức BPSOS của ông Nguyễn Ðình Thắng?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Khi bả nghe là nhà em ở bên Mỹ đã thưa kiện bà lên báo đài nên bà cũng sợ. Bà bắt em gọi điện thoại nhắn tin cho chị em và kêu chị em đã làm như thế nào thì giờ làm trái ngược lại như vậy. Bà bắt em đính chính, bắt em viết đơn, bắt cả nhà viết một giấy cam kết là em sang Nga làm việc cho bà là tự nguyện chứ không có sự ép buộc nào hết. Mỗi tháng được hưởng lương sòng phẳng rõ ràng, cả nhà cũng viết và ký tên. Bà giữ và mang những giấy đó lên đại sứ quán Việt Nam gửi lên đó. Chị em không chịu làm, bà đe dọa sẽ bắt cóc con em ở Việt Nam, hại mẹ em, và sẽ cho người bên Mỹ xử lý chị em nữa. Bà nói với em là không làm gì được bà đâu vì bà có rất là nhiều tiền. Bà còn đòi bỏ tù em ở Nga.
NV: Tại sao bà An lại chịu cho em về?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Vì gia đình em đã làm ầm lên hết rồi thì bà sợ nên bà mới trả em về. Bà bắt em kiếm tiền ở Việt Nam cho đủ $850 mua vé về. Chị em đã gửi bài báo thứ ba cho bà, bà nhận được bài báo bà mới sợ quá, bà hoảng quá, nên hôm nay nhận được thì ngày mai bà trả em về.
Bà đưa em lên đại sứ quán ở đó một ngày. Bà nói đủ điều, dỗ ngọt em đủ điều hết, rồi bắt em làm tờ tường trình theo lời ông Phương ở trên đó. Kêu em viết vô là có lời cám ơn bà An và đại sứ quán Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tiền vé cho em về Việt Nam. Rồi xin nhà báo RFA có lời đính chính là sự thật bà không có như vậy, mà có người đã vu khống...
NV: Em có viết không?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Em có viết. Em viết và em đã ký tên. Nhưng khi em về Việt Nam rồi thì em có nói với chú Thắng là những đơn ở bên đó em ký như thế nào thì khi em về Việt Nam em sẽ đính chính lại hết. Vì khi đó em còn ở trong tay bà, bà đã khống chế em làm những chuyện như vậy, bắt buộc em làm thì em phải làm. Giờ em về Việt Nam, em an toàn rồi thì em sẽ đính chính lại mọi việc hết, em sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để cứu những người còn lại ở bên đó.
NV: Em có muốn nói điều gì đó với những cô gái trẻ có thể phải bước vô con đường như em không?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Sau sự việc như vậy em cũng xin gửi lời đến những chị em gần xa cũng độ tuổi như em đừng có nhẹ dạ cả tin như em mà bị người ta lừa bán sang nước ngoài, mà thành nạn nhân trong động mại dâm như vậy. Nếu không được giải cứu, hay có sự che chở của báo chí ở Mỹ, như chị em đã làm, thì cũng sẽ không được về đâu, không được may mắn như thế đâu.
Em cũng nghĩ em là trường hợp may mắn. Em cũng xin gửi lời đến các chị em gần xa nghe được câu chuyện của em rút ra một kinh nghiệm cho mình, để đừng mắc phải sai lầm giống em nữa.
NV: Cám ơn em kể lại câu chuyện này.
***
Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng nói, “Ðể tiếp tục thực hiện việc giải cứu 13 cô gái còn lại, hiện tại chúng tôi phải dùng những phương tiện rất công khai. Vì họ đã bắt những nạn nhân làm con tin rồi thì bây giờ mình phải công khai hóa để họ không thủ tiêu và để đẩy lùi sự bao che của một số nhân viên tòa đại sứ Việt Nam.”
“Ðây là trường hợp rất hy hữu vì bình thường các cuộc giải cứu đều phải hết sức âm thầm, bất ngờ nhưng riêng cuộc giải cứu này lại rất là công khai, nói trước,” ông nhấn mạnh.
Nói về những việc mới nhất mà BPSOS và CAMSA làm được trong thời gian gần đây, Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng cho biết, “Công việc mới nhất mà chúng tôi đang thực hiện là nỗ lực giải cứu 15 phụ nữ trẻ, trong đó lớn nhất là 25 tuổi và nhỏ nhất là 16 tuổi, bị lường gạt và đưa sang Nga bán vào một ổ mại dâm, mà mọi người đang theo dõi.”
BOSOS và CAMSA vẫn tiếp tục đón nhận những đóng góp, yểm trợ của đồng bào. Mọi sự quyên góp xin gửi về: BPSOS/CAMSA, PO Box 8065, Falls Church, VA 22041.

Monday, March 11, 2013

Cơ cực nghề mò cua bắt ốc

Trên quốc lộ 1A Bắc-Nam ở Việt Nam, dường như cả 3 miền đều có những người đứng ven đường với một bao đựng ốc chừng vài kí lô bên cạnh, dáng đứng mệt mỏi.
Em nhỏ này mỗi ngày bán ốc kiếm được từ 20 ngàn đồng đến 50 ngàn đồng để mua gạo, mặc cho rét lạnh. Sáng 4 giờ đi bắt ốc, 6 giờ đi bán, có người đi bắt lúc 2-3 giờ khuya. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
Ở đoạn Thăng Bình, Quảng Nam cũng có những người như thế này. Với thu nhập được chăng hay chớ, có ngày vài chục ngàn đồng, có ngày được gần trăm ngàn đồng. Nắng, mưa, gió bão, họ đều đứng bán, mặc cho rét lạnh và nguy hiểm.
Dung, 13 tuổi, học lớp 8, nhà ở Bình Lãnh, Thăng Bình, mỗi ngày đi học một buổi, một buổi còn lại đi bắt ốc ngoài ao, ruộng và lên đứng trên đường quốc lộ để bán ốc, Dung kể: “Ăn cơm xong là em chở bao ốc ra đây đứng bán, có ngày kiếm được cả mấy chục ngàn, có ngày đứng mãi mà không ai mua, lại mang ốc về nhà, mai lại ra bán...”
“Mấy cô chú, anh chị đứng bán ốc ở đây đều là nhà đông người, nhà nghèo, nếu giàu thì chẳng ai dại gì mà đi bán ốc, nguy hiểm lắm, đây là quốc lộ, đoạn này xe chạy ghê lắm, rồi lại bị công an rượt đuổi, mà không đứng chỗ này bán thì đứng đâu, vì trên đường mời có khách qua lại mà mua, món này là món nhậu, vào chợ bán khó lắm!”
Gần chỗ Dung đứng, có thêm sáu, bảy người nữa cũng bán ốc, già có, trẻ có, chị Tuyết, 40 tuổi, đứng bán ốc ở đây gần ba năm để nuôi người chồng bị tai biến mạch máu não và ba đứa con nhỏ, tâm sự: “Nghề bán ốc chỗ này rất ngẫu nhiên, ban đầu, cách đây bốn năm, ông Hùng đi làm ruộng về, ruộng nhiều ốc bươu, ốc vàng quá, ông diệt ốc vàng và bắt ốc bươu mang về, về đến chỗ này đây, mệt quá, ông đứng nghỉ ngơi, xe tải dừng lại hỏi mua. Ngày mai ông làm thử, vẫn bán chạy, từ đó ông bán ốc luôn”.
“Lúc ông Hùng bán ốc, ruộng đồng còn nhiều ốc lắm, nó phá lúa tàn bạo, còn bây giờ, ốc hiếm rồi, nhưng dù sao thì vẫn có để bán, cứ một năm mình đi bán ba tháng, vào những ngày gặt hái xong, đồng ruộng mênh mông nước, mình lại ra đồng bắt ốc về bán, mỗi ký ốc bán được mười lăm ngàn đồng, giá như vậy là rất ngon, dễ sống”.
“Nếu không nhờ vào ốc, có lẽ gia đình mình không có cái để ăn, vì quá khó khăn, ốc đã cứu gia đình mình. Trung bình mỗi ngày kiếm được từ 50 đến 70 ngàn đồng, cũng đủ để mua thuốc men, dầu mè mắm muối. Chứ nông dân như mình, không tài nào sống nổi nếu như chỉ dựa vào ruộng lúa!”
Cuộc sống của người nông dân miền Trung vốn nghèo lại thêm hết sức khó khăn trong năm vừa qua vì nền kinh tế khủng hoảng, vật giá tăng vọt, nhiều gia đình nông dân phải vay mượn tiền ăn Tết, đến mùa đong lúa cho chủ nợ. Trong dịp cuối năm, họ đứng từ sáng sớm đến chiều tối, mặc cho gió thốc, rét lạnh để đứng bán kiếm tiền.
Trong trang phục mỏng mảnh, phong phanh, ông Luyến, 70 tuổi, vừa bặp môi thuốc lá cho đỡ lạnh để đứng bán ốc, vừa lập cập kể: “Tui bán ốc được gần một năm ở đây rồi, mỗi ngày kiếm cũng được từ vài chục đến một trăm ngàn đồng, mỗi năm bán ba tháng, cũng tạm đủ tiền xoay xở trong những ngày ngồi không chờ lúa chín”.
“Tết năm nay khó khăn quá, cả vườn rau bán mua chưa được nửa ký hột dưa, nên tranh thủ bán càng nhiều càng có tiền tiêu Tết, sáng tôi dậy lúc hai giờ, đi ra ngoài đồng bắt ốc, lội xuống ao bắt ốc, chừng năm giờ thì về nhà ăn cơm, chuẩn bị đi bán, bán đến sáu, bảy giờ tối lại về nhà, trưa con mang cơm lên đường cho mình ăn”.
“Nhiều khi nghèo quá cũng sinh tội ác, bán ốc là làm ăn lương thiện, nhưng đôi khi bán ế quá, nhất là trong dịp Tết, mình nghe đài nói dịch heo tai xanh trong tỉnh là thấy mừng rơn vì mai đi bán ốc sẽ khá hơn, đôi khi mừng trên nỗi khổ của người khác, đó là cái ác của tâm hồn. Ðúng là đất nước nghèo sẽ sinh ra tội ác, nhiều khi nghĩ đến đau đầu, không hiểu tại sao mình lại như thế, trước đây mình đâu có vậy!”
Cụ bà tên Ngại, 85 tuổi, tai đã nghễnh ngãng, cũng ra ngồi bán ốc để đắp đổi qua ngày, bà kể: “Ở đây mấy người trẻ họ nhanh nhảu, bán mau hơn mình, mình già rồi, đi đứng khó nên cũng không siêng mời mọc, bán được ít. Thôi thì được bao nhiêu cũng tốt!”
“Mỗi ngày kiếm từ ba chục đến năm chục ngàn đồng, sáng già đi bắt ốc lúc bốn giờ, sau đó rửa ốc, về nhà ăn sáng, già sống một mình nên tối lại bắc nồi cơm, ăn một ít, sáng mai ăn cơm nguội đi bán, mình già rồi, cũng chẳng tha thiết gì nữa. Nhưng cũng không để phải ra thân ăn xin, còn kiếm cơm được thì cứ kiếm, năm sau mình được nhận tiền trợ cấp xã hội mỗi tháng 180 ngàn đồng (tương đương $9), cũng đỡ chút đỉnh”.
Nhiều em nhỏ phải nghỉ học đi bán ốc phụ giúp gia đình. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
“Mình bán mấy ngày này, để dành tiền cho những ngày đau ốm, hết gạo. Sống một mình buồn lắm, ra đứng bán ốc, nhìn người khác bán trúng mánh cũng vui lắm, mình cứ nghĩ họ là anh em, con cháu mình, cũng nghèo khổ như mình, nên khi họ bán được là mình thấy hạnh phúc, nhờ vậy mà sống khỏe, sống thọ ra!”
Nói xong, cụ Ngại cười móm mém, mắt ánh lên tia hạnh phúc.
Buổi chiều, trời mưa long nhong, rét lạnh, ngồi bên lề đường, nhìn những người bán ốc ngồi thu lu, mắt dõi về chốn xa xăm nào đó, một cảm giác chạnh buồn và ớn lạnh thoáng qua thịt da, không hiểu vì sao lại có cảm giác này.

Sunday, March 10, 2013

Viết nhanh vài dòng..

Hihi, Multiplier Effect trong nền KT VC bị xơ cứng:
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/...244617ca34.chn

Vòng quay Cung Tiền bị chậm hẳn lại, "tiền ở đâu, để đó" không động đậy tới 1 lần/năm!

Mà GDP = MS x VM, trong đó MS = Money Supply (cung tiền); VM = Velocity of Money (tốc độ xoay chuyển tiền tệ).

VM xuống thấp, thì GDP phải xuống thấp theo, trừ khi MS tăng cao hơn VM.

Nay Việt Cộng tự há miệng mắc quai: Cùng lúc họ nói VM xuống, cùng lúc họ nói GDP tăng.

Tức là họ công nhận MS (in tiền ra) tăng cực mạnh, để cho dù VM xuống, GDP vẫn tăng, và số tăng này chẳng qua là do IN TIỀN ra mà thôi, chứ tốc độ dòng tiền lưu chuyển (mua, bán) giảm hẳn đi.

Chẳng khác nào lực sĩ làm "bắp thịt nở nang" chẳng qua là do chích steroids, chứ SỨC MẠNH thật ra là GIẢM (vòng quay, số lần có thể cử tạ, là giảm).

-----------------------

GDP VN năm 2008, theo con số "chính thức" (tại VN, "chính thức" = giả dối), là 71,11 tỉ USD, năm 2012 là 123,961 tỉ USD:
http://www.tradingeconomics.com/vietnam/gdp

Trong 4 năm, theo tin "chính thức", GDP VN tăng 74%.

Trong khi đó, theo bài trên của Cafef, VM giảm từ 0,92 xuống 0,8.

Giải phương trình GDP = MS x VM:

1,74 = 0.87 x MS

=> MS = 2.

Như vậy, CUNG TIỀN đã tăng 2 lần trong 4 năm 2008-2012.

Và LẠM PHÁT luôn tỉ lệ thuận với cung tiền.

Ít nhất LẠM PHÁT tăng 200% trong 4 năm, từ 2008 tới 2012.

Dân chúng nếu thu nhập không tăng 200% trong 4 năm đó, thì tức là SỨC MUA họ bị giảm theo cùng tỉ lệ.

Ví dụ, họ thu nhập năm 2008 là 2 triệu/tháng, năm 2012 thu nhập 3 triệu/tháng, tăng 150%. Thì tức là SỨC MUA họ giảm 50%.

--------------------------

Năm 2013, VM còn giảm thêm, do nay KT trì trệ, bị stagnation.

Giảm bao nhiêu, thì phải tăng MS cùng tỉ lệ, chỉ để GDP giữ nguyên.

Muốn tăng GDP 5%, thì phải tăng MS hơn 5% so với số VM giảm đi.

Ví dụ, VM giảm 10%:

1.05 = 0.9 x MS
MS = 1.167

Phải tăng MS 16,7% để tăng GDP 5% trong trường hợp VM giảm 10%.

Và tăng MS 16,7% sẽ làm tăng LẠM PHÁT cao hơn số này.

--------------------

Bài toán khác, nay VC muốn tăng GDP 5%, lạm phát dưới 6%.

Như vậy:

1.05 = VM x 1.06
VM = 0.9905.

VM phải giảm dưới 1%, tức là tốc độ xoay vòng của dòng tiền chỉ có thể giảm 1% so với năm 2012.

Nhưng các bạn chỉ cần nhìn xung quanh là thấy dòng tiền xoay chuyển chậm chạp thế nào, ngay cả so với cách đây vài tháng.

Theo tôi, dòng tiền xoay chuyển chậm ít nhất 20% so với năm ngoái, tức là năm nay VM không tới 0,7.

Như vậy, muốn GDP tăng 5%, thì VC phải tung cung tiền ra THÊM ít nhất 25% so với năm ngoái, và thế là LẠM PHÁT sẽ là 25%, khó ít hơn.

Không thể vừa giảm lạm phát, vừa tăng GDP, trong hoàn cảnh nền KT trì trệ hiện nay.

VM sụt, MS sụt, thì không làm sao GDP tăng được.

Gian mưu quỷ kế để chuẩn bị bắn bỏ người biểu tình chống CP, mà chính VC nhận định rằng sẽ xảy ra trong thời gian tới.

Đây là để chống người biểu tình:

http://vneconomy.vn/2013030902013269...the-bi-ban.htm
"...Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe thì người thi hành công vụ được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm..."

Nổ súng bắn ăn cướp có vũ khí thì xưa rồi, đâu cần luật mới.

Chú ý, luật mới KHÔNG nói đến việc người "vi phạm" có vũ khí hay không.

Chỉ cần "có căn cứ để cho rằng hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe" là đủ cho công an "được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm".

"Hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe" có thể diễn dịch là người biểu tình và công an xảy ra xô xát, công an bị té ngã, bị đấm, hoặc bị tổn thương sức khỏe TINH THẦN.

Và như vậy, công an có quyền "ĐƯỢC NỔ SÚNG TRỰC TIẾP VÀO NGƯỜI VI PHẠM".

KHÔNG HỀ NHẮC ĐẾN VIỆC NGƯỜI VI PHẠM CÓ VŨ KHÍ HAY KHÔNG.

Ví dụ như đánh tay, bạt tai, cũng có thể bị bắn bỏ.

Xô công an té, cũng có thể bị bắn bỏ.

Đưa nắm đấm lên dọa, cũng có thể bị bắn bỏ.

Đây là gian mưu quỷ kế để chuẩn bị bắn bỏ người biểu tình chống CP, mà chính VC nhận định rằng sẽ xảy ra trong thời gian tới.

Friday, March 8, 2013

Không ưng được đổi lại

Khán giả ti vi ở Pháp sẽ được coi một chương trình đặc biệt vào tối ngày mai, một phóng sự hình ảnh về đề tài, nạn mua bán đàn bà Việt Nam đưa sang Trung Quốc (Les Branches esseulées: Trafic de femmes vietnamiennes en Chine).
 Tựa đề “Les Branches esseulées” dịch nguyên văn hai chữ Hán mà người Tầu phiên âm là “Guang-gun,” đọc lối Hán Việt là “Quang Côn.” Quang là sáng, cũng nghĩa là trống trải, như khi ta nói “phong quang, quang đãng.” Côn là cây gậy, có thể dùng để đánh nhau, “Côn quyền ra sức lược thao gồm tài” (Truyện Kiều). Quang côn là cây gậy trơ trụi, là cành cây không lá không hoa. Trong từ điển Hán Việt ghi nghĩa thông dụng nhất của từ này: Quang côn là đàn ông con trai chưa có vợ, độc thân, thường gọi là ế vợ.
Hai nhà báo công ty truyền thông CAPA, Patricia Wong và Gaël Caron, đã bỏ mấy tháng trời theo dõi một chàng trai người Trung Hoa đi mua vợ ở tận vùng gần Sài Gòn, Việt Nam, cách xa làng anh ta 3,500 cây số. Tên anh ta là Xiao Lu, 30 tuổi, chưa có vợ bao giờ. Anh làm công nhân đồn điền trà, ở một làng tên là Ting Xia. Tìm trong các mạng ở Trung Quốc thấy có làng trồng trà có tiếng tên là Thôn Ðình Hạ. Chương trình Quang Côn này sẽ được chiếu trên đài France 2 vào tối Thứ Năm, ngày 7 Tháng Ba 2013 này. Hai nhà báo đi theo anh Xiao Lu trên con đường thiên lý tầm thê đó. Nhưng bài phóng sự cũng mô tả chung nạn mua bán đàn bà con gái từ các nước Việt Nam, Lào, Miến Ðiện và Indonesia, đưa sang Tàu.
Trước đây đã nhiều nhà báo viết về nạn buôn phụ nữ Việt Nam bán sang Tàu, như trên tờ Wall Street Journal đã kể câu chuyện một cô quê ở Nam Ðịnh bị bán sang Quảng Ðông. Cô phải sống ở một làng miền núi, bị gia đình chồng và cả hàng xóm của họ canh giữ nghiêm ngặt không cho trốn đi. Sau cố lén gửi được thư cho gia đình tại Việt Nam, rồi một người anh trai lặn lội đi tìm được làng cô ở và bày mưu cứu cô về. Năm 2004 hai tác giả Valerie Hudson và Andrea den Boer viết cuốn sách tiếng Anh mang tựa đề “Bare Branches,” Cành Trụi, dịch sát hai chữ Quang Côn, trình bày tình trạng nhiều đàn ông ở nước Tầu ế vợ, do nhà xuất bản Ðại Học MIT in.
Bản tin loan báo chương trình Quang Côn, Les Branches esseulées, cho biết những “cô dâu” được “nhập khẩu” qua Tàu, trên nguyên tắc để làm vợ cho các quang côn, những cành cây trụi lá; nhưng họ được đem bán như bán nô lệ. Sớm muộn họ sẽ chạm mặt với thực tế phũ phàng, khác hẳn những gì được ông chồng tương lai hứa hẹn. Họ sẽ lao động cực nhọc ở các làng quê hẻo lánh, ngoài việc lo sinh đẻ. Nhiều cô dâu đã tìm đường trốn đi, nhiều cô đành chịu đựng số phận.
Hai nhà báo Patricia Wong và Gaël Caron bắt đầu chương trình với cảnh mua vợ của Xiao Lu tại vùng phụ cận Sài Gòn. Các quang côn được tập trung tại một khách sạn; họ bị ngăn cản không cho đi đâu, vì bọn lái buôn đã tịch thâu giấy thông hành, hộ chiếu của họ. Rồi họ được đi xem mặt hàng, là các cô gái Việt Nam tuổi ở 20. Một chuyến đi mua vợ như vậy tốn khoảng 5,000 đồng Euro, vào khoảng 8,000 đô-la Mỹ; những cô còn trinh được trả giá cao hơn. Giống như các siêu thị và cửa hàng bách hóa lớn ở Mỹ, khách tiêu thụ không hài lòng với các “món hàng” này có thể đem đổi lấy món hàng khác tương đương, “échangeable” trong nguyên văn. Bọn buôn người gồm cả người Tàu và người Việt.
Trong gian phòng khách sạn, nhà báo quay cảnh Xiao Lu gặp cô dâu tên là Thu Yến, một cô gái quê sợ sệt, nhút nhát. Hai người không thể nói chuyện gì với nhau cả vì ngôn ngữ bất đồng. Tất nhiên không ai mở miệng nói đến chữ “yêu.” Mấy ngày sau, họ về làng của cô gái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long làm lễ cưới, một nghi lễ không có giá trị pháp lý. Sau đám cưới, bà mối người Tàu tên là bà Vương (Wang) đưa cho Thu Yến hộ chiếu với visa nhập cảnh Trung Quốc. Mấy ngày sau, Thu Yến về đến nhà chồng, ở một làng trong một thung lũng hẻo lánh; mọi người chung quanh nói thứ tiếng cô không hiểu được.
Trung Quốc có rất nhiều đàn ông ế vợ, một phần vì chính sách của Mao Trạch Ðông chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng có một đứa con, áp dụng cho phần lớn nhưng không phải tất cả dân Trung Hoa. Vì mong có con trai nối dõi, nhiều người đã giết chết các trẻ sơ sinh con gái, nhiều nhất là ở miền quê; gây ra cảnh trai thừa gái thiếu hiện nay.
Theo báo Nhà Kinh tế (The Economist, March 6, 2010), đầu năm 2010 Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc (CASS) đã tiên đoán trong mười năm nữa ở nước Tầu cứ năm (5) thanh niên đến tuổi cưới vợ sẽ có một chàng không thể tìm được cô nào để “rước về.” Con số này tính ra dựa trên tỷ lệ số trẻ em trai và gái sinh ra trong khoảng từ 5, 10 năm trước. Vào năm 2020 trong lớp tuổi 19 trở xuống, sẽ có từ 30 đến 40 triệu thanh niên “thặng dư” so với số phụ nữ độc thân cùng tuổi, nghĩa là họ không thể nào có vợ - trừ khi nhập cảng phụ nữ hoặc xuất khẩu đàn ông!
Ðể độc giả thấy rõ con số đó lớn hay nhỏ ra sao, báo Economist đã so sánh: Con số 40 triệu này lớn bằng tất cả số thanh niên cùng tuổi ở nước Mỹ vào năm 2020, có vợ hoặc chưa có vợ. Trong lịch sử loài người, trong thời gian không có chiến tranh, chưa bao giờ một nước nào trên thế giới lại “chứa” một lực lượng đàn ông độc thân và ế vợ cao đến thế. Nếu so sánh với Việt Nam thì con số 40 triệu đó cũng xấp xỉ một nửa dân số nước ta, tức là gần bằng tổng số người đàn ông, con trai người Việt, kể từ trẻ sơ sinh tới các cụ già.
Trong các xã hội bình thường, cứ 100 trẻ em gái sinh ra thì có từ 103 đến 106 trẻ sơ sinh con trai. Vì trẻ em con trai dễ bị chết yểu hơn con gái, cho nên khi chúng lớn lên đến tuổi lập gia đình thì số trai gái cao xấp xỉ bằng nhau. Nhưng tại nhiều nước hiện nay tỷ lệ 100 gái/105 trai không còn nữa. Trong những năm từ 1985 đến 1989, tỷ lệ nam nữ ở Trung Hoa đã chênh lệch thành 100/108, tức là 100 bé gái thì có 108 bé trai. Trong những năm từ 2000 đến 2004, tỷ lệ càng nghiêng lệch thêm, 100 bé gái sinh ra thì sinh 124 bé trai. Tại nhiều tỉnh ở miền Nam và Trung nước Tầu, tỷ lệ này lên tới 100/130 hay 140.
Tỉnh Quảng Ðông, ở sát nước ta, là nơi cứ 100 em gái ra đời thì có 120 em trai. Ðến năm 2025, 2030, cứ 100 cô gái sẽ có 120 cậu trai muốn cưới làm vợ. Nếu trong mươi năm tới ở tỉnh trù phú nhất Trung Quốc này, mà có độ dăm, mười triệu thanh niên ế vợ, thì có ảnh hưởng gì tới xã hội Việt Nam hay không?
Chương trình ti vi trên đài France 2 chắc sẽ làm các khán giả người Pháp kinh ngạc. Nhưng đối với khán giả người Việt Nam thì chắc đó cũng là một mối sỉ nhục. Trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có cảnh phụ nữ được đem bày hàng để bán, với điều kiện “không hài lòng thì đổi” để tận tình phục vụ người tiêu thụ. Chỉ dưới chế độ “ưu việt” kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay mới biến các cô gái thành hàng hóa xuất khẩu như vậy. Nhưng sau khi cảm thấy tủi nhục, người Việt Nam còn lo ngại nữa.
Có một quy luật dân số học, trong quá khứ, nhận thấy rằng các nước nhiều thanh niên ế vợ thường hay gây chiến với lân bang. Khi dân số nước đó tăng lên nhanh hơn khả năng sản xuất, số thanh niên trai tráng nhiều hơn, đa số trong tuổi lao động bị thất nghiệp, quá nhiều người không thể nào kiếm được vợ vì thừa trai thiếu gái, thì chiến tranh có thể giúp giải quyết cả ba vấn đề một lúc: thất nghiệp, dân số đông, và đàn ông ế vợ. Chính quyền một quốc gia quá đông “quang côn” thấy đó là một cách giải quyết số đàn ông thặng dư. Nếu không, đám thanh niên “bức xúc” và bất mãn đó sẽ dùng thời giờ không làm việc để gây tội ác, hoặc quay ra làm cách mạng, nổi loạn chống chính quyền. Không phải cuộc chiến tranh nào cũng xẩy ra vì quá nhiều thanh niên ế vợ; nhưng trong một xã hội mà số đàn ông thặng dư đông quá thì, khi kinh tế suy yếu, người cầm quyền thường gây chiến.
Ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình mới nhậm chức đã gia tăng ngân sách quân sự, tỷ số gia tăng lớn quá đến nỗi Bắc Kinh phải lên tiếng giải thích, khi nhiều quốc gia tỏ ý lo ngại. Ông Tập Cận Bình tăng ngân sách quốc phòng chỉ để mua chuộc các tướng lãnh Trung Quốc? Hay ông đang lo trước vấn đề do 35 triệu quang côn sẽ gây ra trong mươi năm sắp tới?

Monday, March 4, 2013

Nguyễn Phương Uyên - ốm và hốc hác - đã gặp luật sư

Phương Uyên rất ốm và hốc hác và nhà tù mới này khắc nghiệt và kham khổ hơn nhà tù ở trung tâm thành phố Tân An của tỉnh Long An. Phương Uyên mong muốn hỏi thăm sức khỏe gia đình của mình và được nộp đơn lên trường của Uyên để bảo lưu kết quả học tập, sau này khi ra tù thì sẽ đi học tiếp và mong ước nhà trường không hủy kết quả học tập cũng như học phí mà Uyên đã nộp cho nhà trường...

*
Nguyễn Phương Uyên đã gặp luật sư Nguyễn Thanh Lương hôm 26 Tết tức là ngày 6 tháng 2 năm 2013. 
Luật sư của Nguyễn Phương Uyên là Nguyễn Thanh Lương và Hà Huy Sơn - 2 luật sư gần đây tham gia bào chữa cho nhiều người liên quan đến điều 79 và 88 Bộ luật hình sự. 
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi chỉ có 10 phút trong trại giam của công an tỉnh Long An chỉ để xác minh yếu tố thủ tục pháp lý chứ hoàn toàn không có trao đổi gì ngoài việc làm thủ tục. Theo công an điều tra thì vụ án chưa có kết luận điều tra do đó những câu hỏi mà luật sư muốn trao đổi với thân chủ của mình phải viết ra giấy và nộp cho cơ quan an ninh điều tra. Phía an ninh sẽ duyệt các câu hỏi này xem câu nào họ cho phép được hỏi thì mới hỏi. Câu nào họ cấm thì đương nhiên luật sư không được hỏi. 
Cuộc gặp mặt này có 4 an ninh đi kèm và có máy quay phim cua an ninh giám sát từ đầu đến cuối. Luật sư không được hỏi mà an ninh điều tra lại hỏi Phương Uyên 3 câu: 
1. Từ đầu đến bây giờ thì phía công an có làm đúng thủ tục tố tụng hình sự hay không? Phương Uyên trả lời là "đúng"
2. Sức khỏe của Phương Uyên như thế nào? Phương Uyên trả lời là "được cán bộ trại giam chăm sóc tốt". 
3. Phương Uyên có bị đánh đập ép cung dùng nhục hình gì hay không? Phương Uyên ngần ngừ một hồi rồi trả lời "không"
Người quen của gia đình Phương Uyên nói cho chúng tôi hay là khi trả lời 3 câu hỏi của an ninh điều tra thì Phương Uyên không nhìn thẳng vào mặt luật sư. Và có vẻ là Phương Uyên chưa tin tưởng vào luật sư Nguyễn Thanh Lương là người đi bảo vệ quyền lợi cho cô. 
Trong lần gặp gỡ đầu tiên này các câu hỏi của luật sư nộp cho cơ quan an ninh điều tra chưa được "duyệt" nên luật sư chưa có trao đổi gì thêm với Phương Uyên. 
Phần Phương Uyên vì bị giam giữ trong nhà tù khắc nghiệt, chưa biết luật sư Lương là ai và lúc nào cũng có sự hiện diện của an ninh nên cũng chưa dám đặt trọn niềm tin vào luật sư của mình. 
Phương Uyên mong muốn hỏi thăm sức khỏe gia đình của mình. Riêng câu hỏi về bạn bè thì an ninh cấm không cho trao đổi. Mong ước của Phương Uyên là nộp đơn lên trường của em để bảo lưu kết quả học tập để sau này khi đi tù về thì em sẽ đi học tiếp và mong ước nhà trường không hủy kết quả học tập cũng như học phí mà em đã nộp cho nhà trường. 
Chúng tôi liên lạc với luật sư Nguyễn Thanh Lương để kiểm chứng nguồn tin này thì luật sư Lương cho biết là ông không thể trả lời chúng tôi được vì tính chất công việc và luật lệ ở Việt Nam khác với nước khác. Những vụ án đang trong quá trình điều tra thì rất khó khăn cho luật sư khi gặp thân chủ của mình. Đương nhiên những tài liệu và hồ sơ của vụ án thì luật sư không được tiết lộ cho bất kỳ ai. 
Chúng tôi cũng hỏi thăm bà Nhung là mẹ của Phương Uyên thì bà Nhung cho hay là vừa đi gởi đồ cho Phương Uyên về. Bà rất khó khăn phải đi từ Bình Thuận vào Long An nên buộc phải ở lại 1 đêm ở Long An và một đêm ở Sài Gòn. Bà Nhung cho hay là công an tỉnh Long An đã chuyển Phương Uyên đi ra nhà tù xa hơn trước nó nằm huyện giáp ranh với thành phố Tân An. Theo bà Nhung thì luật sư có cho bà biết là Phương Uyên rất ốm và hốc hác và có vẻ nhà tù mới này khắc nghiệt và kham khổ hơn nhà tù ở trung tâm thành phố Tân An của tỉnh Long An. Và công an tỉnh Long An cũng cho biết là hồ sơ đã được chuyển qua Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Long An. Bà Nhung và bà Liên -mẹ của Đinh Nguyên Kha đến VKSND tỉnh gởi đơn xin thăm gặp con thì cán Bộ tiếp dân là ông Huỳnh Văn Hoàng từ chối không cho thăm gặp. Ông Hoàng cũng cho bết hiện tại luật sư có thể tiếp cận Hồ sơ vụ án và Hồ sơ ở VKSND có thể sẽ kết thúc và chuyển sang Tòa án trước ngày 15/3/2013. Hai luật sư của Phương Uyên sẽ sắp xếp sớm tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án. 
Bà Nhung cũng cho hay là trong dịp tết vừa qua công an có dùng một cựu chiến binh đến nhà bà hành hung và vu vạ rằng con của bà là phản động. Nhưng bà Nhung đã phản ứng lại quyết liệt là con của bà đi tù vì yêu nước. Đặc biệt là rất nhiều hàng xóm và người dân đến ủng hộ và thông cảm cho gia đình bà. Tay cựu chiến binh này sau đó chuồn và im ru từ tết đến giờ. Bà Nhung cũng tỏ lòng biết ơn những người xa lạ chưa hề quen biết quan tâm thăm hỏi gia đình bà trong thời gian qua. Bà cũng thấy được an ủi và che chở trong hoàn cảnh lo lắng trăm bề khi con gái bị tù đày. 
Như vậy thì chắc chắn là cho đến nay thì Phương Uyên đã tiếp xúc được với luật sư của mình trong 10 phút ngắn ngủi và an ninh điều tra giám sát từ đầu đến cuối cuộc gặp gỡ này.

CA hành hung anh Lê Hoàng Tân sau khi dự sinh nhật Blogger Hoàng Vi

Anh Lê Hoàng Tân, người vừa ký tên vào Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do đã bị công an hành hung, cướp và phá hoại tài sản một cách hết sức thô bạo.
Lúc 16 giờ 30 chiều nay, 2/3/2013, sau khi tham dự tiệc mừng sinh nhật của blogger Hoàng Vi tại số 558 Bình Quới (P28, Q. Bình Thạnh), anh Lê Hoàng Tân khi ra về thì bất ngờ bị hai tên an ninh chìm lao vào hành hung và đập nát máy ảnh.
Theo ghi nhận, anh Lê Hoàng Tân đã bị hành hung hết sức dã man, hai tên công an chìm sau đó đòn cướp thẻ nhớ máy ảnh cùng chiếc ví của anh, trong đó có tiền bạc cùng một số giấy tờ tùy thân khác. Chiếc máy ảnh mà anh Tân dùng để chụp ảnh lưu niệm cũng bị bọn chúng đập nát.
Nhận được tin báo, mọi người lập tức kéo đến hỗ trợ cho anh Tân. Lúc này, hai tên côn đồ đã được nhận mặt là hai viên an ninh chìm, trước đó được cử theo dõi những người đến dự sinh nhật lần thứ 26 của Blogger Hoàng Vi.
Ngay sau đó, một chiếc xe công an cũng lập tức kéo đến để giải vây cho đồng bọn. Hai tên công an chìm thấy có chi viện nên ngày càng tỏ ra hung hăng, lớn tiếng đe dọa hành hung nhóm bạn của cô Hoàng Vi.
Lúc này, trước sự có mặt của một viên công an sắc phục tên Võ Minh Phương, anh Lê Hoàng Tân cùng mọi người đã tố cáo hành vi đánh người và cướp tài sản của hai tên côn đồ đang có mặt ngay đó. Tuy nhiên, viên công an sắc phục đã tìm cách ngăn cản và để cho hai tên công an chìm chuồn mất.
Lúc 18 giờ chiều cùng ngày, anh Lê Hoàng Tân cùng tất cả mọi người đã cùng nhau kéo đến trụ sở CA phường 28, quận Bình Thạnh để tố cáo và đồng thời yêu cầu làm rõ vụ việc.
Anh Lê Hoàng Tân là kỹ sư điện, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Anh Tân là người thường tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đồng thời cũng là người vừa ký tên vào Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do.

Bộ Chính trị khiến tướng Hưởng mất tiền tỉ dịp Tết

Dù Thủ tướng đã cố gắng câu giờ ra tận ngoài Rằm tháng Giêng mới ký quyết định chính thức cho thượng tướng nghỉ hưu từ 1/3 nhưng thiệt hại do QĐ “chủ trương” số 690 của Bộ Chính trị ban hành đúng hôm 20 Tết âm lịch đã khiến tướng Hưởng thất thu tiền tỉ dịp Tết vừa qua.
Chuyện xưa: đại tá Vũ Đình Hoành (nguyên Phó Giám đốc Công an Hà Nội) bị Trưởng ban Tổ chức cán bộ HN (tiền thân của Sở Nội vụ) ra thông báo quyết định nghỉ hưu vào đúng 23 Tết âm lịch. Tết năm đó, nhà đại tá Hoành vắng hẳn khách và phong bì quà cáp. Ông Hoành rất giận Trần Văn Tuấn (lúc đó là Trưởng ban của HN, sau lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ) nói nếu tao (đại tá Hoành) không giúp nó có bằng lái, đưa nó vào Sở Lao động TBXH để làm tài xế rồi tác động đưa nó xuống đảng bộ Từ Liêm để cơ cấu thì bây giờ nó chết ở xó nào rồi. Bây giờ nó lại đối xử bất nhân với tao. Trời đánh cũng phải tránh miếng ăn chứ. Ra ngoài Tết hãy thông báo nghỉ hưu thì chết ai.
Chuyện nay: Dịp sát Tết, mùa gặt quà cáp, phong bì của các lãnh đạo thì đùng cái, hôm 31/1/2013 tức 20 Tết âm lịch, Bộ Chính trị ra Quyết định 690 cho chủ trương để tướng Hưởng nghỉ hưu. Tin tức phút chốc lan ra như điện.
Bọn địa phương, bọn các đơn vị nghiệp vụ, cục, tổng cục biết tin bèn rút lại phần quà và phong bì cho đỡ “lục tốn”. Đứa tử tế chọn lối đi khác lánh mặt. Kẻ đểu giả cứ diễu qua mặt thượng tướng mà lờ lớ lơ, thản nhiên đi bỏ quà cho các sếp khác. Bọn doanh nghiệp, ngân hàng mò đâu tin mà cũng thính thế. Bề ngoài, chúng vẫn ra vẻ lễ phép nhưng đếm phong bì thì biết ngay chúng đã giở trò “hạch toán”. Mấy thằng nhờ thượng tướng mát tay nâng đỡ cho đi nhiệm kỳ tùy viên với tham tán an ninh ở nước ngoài, bay về nước ăn Tết với vợ con mà mãi không thấy chúng đến chào một câu. Bọn đểu. Lại cái lũ vừa được gắn lon nữa chứ. Không có bố mày tác động với Thủ tướng thì kể cả Bộ trưởng ký hồ sơ, tờ trình phong tướng rồi thì chúng mày vẫn còn phải đợi dài cổ các con nhá. Mọi ngày thì đứa nào cũng xun xoe mong gặp anh thế này thế kia, nay thì im như thóc. Hay bọn này mắc dịch chết hết rồi…
Dù Thủ tướng đã cố gắng câu giờ ra tận ngoài Rằm tháng Giêng mới ký quyết định chính thức cho thượng tướng nghỉ hưu từ 1/3 nhưng thiệt hại do QĐ “chủ trương” 690 của Bộ Chính trị ban hành đúng hôm 20 Tết âm lịch đã khiến tướng Hưởng thất thu tiền tỉ dịp Tết vừa qua.

Bố già Nguyễn Văn Hưởng 'về vườn'

Bố già Nguyễn Văn Hưởng, một nhân vật đầy quyền lực trong bộ CA vừa chính thức bị cho nghỉ hưu theo quyết định số 360 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Hưởng từng là thượng tướng, thứ trưởng bộ công an, có mối quan hệ đặc biệt gần gũi với TT Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò 'Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về An ninh và tôn giáo'.
Quyết định cho tướng Hưởng 'về vườn' được ký vào hôm 27/2/2013, chính thức có hiệu lực vào ngày 1/3/2013. Quyết định như trên là việc làm bắt buộc đối với TT Nguyễn Tấn Dũng để thỏa hiệp, sau hàng loạt màn đấu đá chính trị và triệt hạ lẫn nhau trong hàng ngũ chóp bu đảng cộng sản.
Quyết định nghỉ hưu cũng đã được phổ biến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trong đó ghi rõ  "Căn cứ quyết định của Bộ chính trị số 690-QĐNS/TW  vào ngày 31 tháng 1 năm 2013".
Bố già Nguyễn Văn Hưởng bị coi là một tên trùm mật vụ cực kỳ ác ôn đối với những người bảo vệ nhân quyền và giới đối lập tại Việt Nam. Khi còn tại chức, tướng Hưởng là kẻ đứng đằng sau hàng loạt các đợt đàn áp khốc liệt đối với những người bất đồng chính kiến. Điển hình là vụ đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, đàn áp giáo dân Thái Hà, Đồng Chiêm; bỏ tù Linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Trần Huỳnh Duy Thức, LS Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Blogger Điếu Cày...
Gần đây nhất, theo tiết lộ của nhà báo Huy Đức, tướng Hưởng cũng là tác giả của thông báo vu cáo người biểu tình yêu nước là "gây rối Thủ đô", là có "các thế lực chống đối trong và ngoài nước". Theo Huy Đức, thông báo này đã được tướng Hưởng đưa đến nhà TT Nguyễn Tấn Dũng duyệt trước, mở màn cho cuộc đàn áp thô bạo những người biểu tình yêu nước vào cuối năm 2011. 
Trước đó, dù đã đến tuổi về hưu, nhưng bố già Hưởng vẫn được TT Nguyễn Tấn Dũng đưa về giữ vai trò 'Phái viên tư vấn Thủ tướng'. Với vị trí này, TT Nguyễn Tấn Dũng đã dùng bố già Hưởng để triệt hạ các đối thủ chính trị. Vụ bắt cóc nhân viên của đại biểu quốc hội Đặng Thành Tâm và bà Đặng Thị Hoàng Yến là một ví dụ. 
Từ cuối năm 2012, quyền lực của Nguyễn Văn Hưởng ngày càng bị giới hạn. Các phe phái tung ra hàng loạt những đòn triệt hạ nhằm vào tay chân thân tín của TT Dũng và bố già Hưởng, khiến nhóm lợi ích sân sau của TT Nguyễn Tấn Dũng tan tác.    
'Di sản' do bố già Nguyễn Văn Hưởng để lại sau khi về vườn là một bộ máy an ninh, mật vụ với những quyền lực vô biên, cùng những thế lực ngầm khuynh đảo hệ thống chính trị...
Là một tay cáo già lão luyện, suốt nhiều năm tháng ở đỉnh cao quyền lực, có thể ông Hưởng còn lắm thủ đoạn để mang ra mặc cả với các 'đồng chí' của ông, bảo đảm một chuyến 'hạ cánh an toàn' cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, xin nhắc cho ông Hưởng nhớ rằng, cái chế độ mà ông đã góp phần tạo nên đang có nguy cơ sớm xụp đổ. Khi ấy, chính nhân dân sẽ mang ra xét xử ông vì những việc làm ác ôn trong quá khứ, đặc biệt là các cuộc trấn áp thảm khốc đối với những người bảo vệ nhân quyền tại VN. Ngày ấy đang đến rất gần, khi đó liệu thủ đoạn của một tay cáo già có thể giúp ông 'hạ cánh an toàn' một lần nữa hay không?

Friday, March 1, 2013

Tiền đồ KT VN lú như mặt ông Trọng, xấu như ông Sang, dối trá như ông Dũng.

Cái gọi là "VN tăng trưởng KT" trong các năm qua 1 phần là do GIÁ ĐỊA ỐC TĂNG CAO.

Nhiều anh chân lấm tay bùn bỗng nhiên bán miếng ruộng được nhiều tỉ, chi xài hoang phí vào xe hơi, rượu chè, v.v...

Trong NGẮN HẠN, đúng là có đem lại "tăng trưởng" cho nền KT, hồi 1990-2007.

Các ông nông dân mua xe hơi, tức là đem lại việc làm cho người bán, môi giới, sửa xe, lau xe, bán xăng, v.v...

Họ rượu chè thì đem lại doanh nghiệp disco, người bán rượu, chở rượu, pha rượu, các cô hầu bàn, v.v...

NHƯNG SẢN XUẤT VN có tăng gì hay không? Hoặc là sau khi xài hết tiền, xe hư, rượu cạn, thì ông ta và toàn bộ nền KT chẳng còn gì cả?

Giá địa ốc xuống 60% thì thảm họa không chỉ cho ngành BĐS, nhưng còn cho toàn dân, vì TIỀM LỰC KINH TẾ, vì SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA QUỐC GIA bị teo tóp nghiêm trọng vô cùng.

Giá trị vật chất cao nhất tại mọi quốc gia là NHÀ ĐẤT. Tài sản lớn nhất của đa số người dân tại MỌI quốc gia đều là BẤT ĐỘNG SẢN.

Nay nếu tài sản này bị giảm giá 60%, thì tức là người ta bị nghèo đi, trung bình, khoảng 40-50%, do số tài sản lớn nhất của họ bị giảm giá trị 60%.

Ví dụ ai đó có căn nhà giá 10 tỉ - ví dụ này tôi đã đưa ra trước đây. Ông ta có thể thế chấp lấy ra 7 tỉ, đem đầu tư lời 5% tức 350 triệu đem ra tiêu xài hàng năm. Nền KT vừa có thêm 7 tỉ đầu tư, vừa có sản phẩm bán ra thêm 350 triệu đồng, ngoài ra còn "trickle-down economy" do số 7 tỉ đầu tư đem lại cho hàng chục người có việc làm, từ đó họ tiêu xài, đem lại THÊM GDP cho KT, v.v...

Nhưng nay nếu căn nhà đó chỉ còn giá trị 4 tỉ, thì cho dù ông ta có thế chấp được, có ngân hàng chịu, thì chỉ đem lại 2,8 tỉ thôi. Đem đầu tư lời 5% thì chỉ đem lại 140 triệu đồng/ năm.

Chưa tính yếu tố TÂM LÝ, khi BĐS sụt giá, nền KT suy sụp, thì ông ta khó thế chấp, mà có thế chấp thì khó đầu tư đem lại lợi nhuận, mà cho dù có thì ông ta cũng không dám tiêu xài hết số này - đang khi số lợi nhuận đã nhỏ chỉ bằng 40% so với lúc trước.

Tiền đồ KT VN lú như mặt ông Trọng, xấu như ông Sang, dối trá như ông Dũng.

VC sẽ PHẢI mượn ít nhất 100 tỉ USD để cứu KT.

Hôm nay đọc báo VC chỉ có tin này là coi được:
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/b...m-de-phuc-hoi/

"...- Nợ xấu bất động sản khoảng 1,34 tỷ đôla, còn nợ xấu của Việt Nam khoảng 12 tỷ đôla. Ông đánh giá thế nào về những con số này?

- Ở những thị trường minh bạch thì con số thực của nợ xấu được công bố thường là gấp đôi so với số liệu công bố. Ở thị trường không minh bạch, con số này thường gấp 4 lần. Vậy tôi phải nói, con số nợ xấu được công bố không có ý nghĩa nhiều.

Đơn cử, ở Thái Lan, năm 1996, người ta công bố tỷ lệ nợ xấu là 5%, đến khi khủng hoảng con số này là 50%. Ở Ireland, năm 2007 tỷ lệ nợ xấu được công bố là 8% nhưng đến năm 2010 khi khủng hoảng thì tăng vọt lên 30%. Thực tế, thị trường mới là vua..."


--------------------------

Ông này rất khôn khéo, nhưng đưa ra ví dụ trên đây là biết ông ta muốn nói gì.

Hồi khủng hoảng tín dụng Á châu, nợ xấu Thái lan từ con số công bố 5% té ra thật sự là 50%.

Ở Ireland năm 2007 thì nợ xấu công bố 8%, đến khi có khủng hoảng thì té ra là 30%.

Như vậy, tùy người ta hiểu, nợ xấu VN CÔNG BỐ là "12 tỉ USD", thì THẬT SỰ là gấp 4 lần, thành 48 tỉ USD, như "tỉ lệ gian dối" bên Ireland, hay thành 120 tỉ USD như "tỉ lệ gian dối" bên Thái lan hồi 1997?

Nói khác đi, ngân hàng VN "trung thực" 100%, hoặc chỉ như bên Ireland, hay như bên Thái?

Hihi, tôi thì cho rằng, ngân hàng VN đang có độ "trung thực" như bên Thái hồi khủng hoảng tài chánh 1997.

--------------------------------

Nợ xấu VN theo tin tôi có là 100-120 TỈ USD, trong đó cao lắm là thu hồi được 25 tỉ USD.

Điều này tôi nói thì không mấy người tin, nhưng để coi, haha, càng ít người tin tôi thì CÀNG TỐT, do như vậy các tay đầu tư, đầu cơ, càng bị thua thảm hại, còn VC thì sập cha nó toàn bộ nền KT và sập luôn chế độ.

VC chạy mượn IMF 100 tỉ USD cứu KT, cứu ngân hàng, thì lòng dân chống họ sẽ càng kinh khủng, chính trong nội bộ đảng cũng sẽ có người đòi lột da ông Dũng.

Và tôi đã nói từ bên Minh Biện, ngày đó tôi sẽ đi chụp hình, quay phim, cảnh ông Dũng ký tên bán tương lai VN trong 100 năm tới, rồi đăng lên YouTube.

Thôi rồi Lượm ơi, cho dù chưa sinh ra, thì nên đi đầu thai xứ khác, chứ rủi mà làm người VN - mà rủi phe Dân chủ không chiếm được chính quyền - thì suốt đời suốt kiếp Lượm chỉ có trai làm cướp, gái làm điếm, để nuôi thân và trả nợ quốc gia.

Tôi đã nói từ... 5 năm trước, năm 2008 bên Minh Biện, rằng VC sẽ PHẢI mượn 1 số tiền rất lớn để cứu KT. Hồi đó là 20-30 tỉ USD, nay thì phải 100 tỉ USD.

--------------------------------

Ngoài ra, ông này cũng nêu lên vài điều hay:

"...- Hiện có hai luồng ý kiến trái chiều, một là để thị trường bất động sản tự thanh lọc và quan điểm kia là Chính phủ cần có các giải pháp tháo gỡ, ông nghiêng về ý kiến nào?

- Tôi cho rằng cần có sự can thiệp của Chính phủ. Thị trường bất động sản không đủ khả năng để tự cứu mình...



- Theo ông, mất bao lâu, thị trường bất động sản mới hồi sinh?

- Thời gian trung bình để khôi phục thị trường bất động sản sau khi có những biện pháp điều chỉnh trung bình khoảng 6 năm và bất động sản sẽ mất 60% về mặt giá trị. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn phủ nhận thường kéo dài khoảng 2 năm. Còn những vấn đề về nợ xấu trên thị trường kéo dài 4 năm. Theo quan điểm của tôi, Việt Nam vẫn ở giai đoạn đầu tiên là giai đoạn phủ nhận, chúng ta phải chấp nhận thực tại đã..."
__________________

Wednesday, February 27, 2013

Ông Dũng hơn xa ông Trọng, Sang

Thằng Trọng rất NGU.

Vô cùng ngu, bị bà Tổng thống Brazil xù không tiếp, rất nhục và rất đáng.

Tôi đã ghi ra từ lâu: Ông Dũng hơn xa ông Trọng, Sang.

Ông Sang mặt khỉ, người ẻo lả như bóng lãi cái, hoàn toàn không phải đối thủ ông Dũng.

Ông Trọng còn thua ông Sang, đi đấu với ông Dũng chỉ có chết nhục.

Quả vậy, ông Trọng tuy về mặt đảng là trên ông Dũng, nhưng thực tế còn không dám gọi tên ông này, do sợ "phạm húy", bị phạt quỳ gối, đánh đòn.

Trong đám, chỉ có ông Dũng là khá nhất, tuy chỉ là chột trong đám mù.

-----------------

Đêm qua tôi đoán ông Dũng sẽ cứu CK, quả thật như vậy.

Chứng tỏ ông này cũng có 1 chút suy nghĩ.

Cho dù có bán mạng, có phải bỏ tiền túi ra, ông Dũng cũng PHẢI cứu CK cho bằng được.

Trước đó, tôi đoán ông này sẽ KHÔNG tăng giá xăng dầu, sau vụ 2/21, 2/26 TTCK sập mạnh, thì cũng quả đúng như vậy.

Hai tiếng đồng hồ sau phiên chợ 2/26 kinh hoàng, ông này ra lệnh KHÔNG tăng giá xăng dầu ngay, thay vào bằng IN TIỀN bù lỗ.

Chứng tỏ ông ta cũng có suy nghĩ, chứ không quơ quào làm bậy.

Ông Sang, Trọng thì không có được cái suy nghĩ này của ông Dũng. Họ là súc sinh chưa thành người, nên không thể suy nghĩ logic.

Nói tóm, ông Dũng có suy nghĩ, tuy là SAI. Ông Sang, Trọng thì không đủ khả năng ngay cả để suy nghĩ sai.

Lú nhỏ và lú lớn

Ông Nguyễn Phú Trọng quả là một nhân vật quan trọng. Một câu nói của ông được các công dân trên mạng đem ra bàn tán xôn xao, đâu đâu cũng ào ào phản đối. Có mấy ai trong xóm Ba Ðình được đồng bào chiếu cố như vậy?
Ông Nguyễn Phú Trọng nói thế này: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức...” Và ông mô tả tình trạng “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức” gồm bốn triệu chứng: (1) muốn bỏ điều 4 Hiến Pháp; (2) phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản, muốn đa nguyên đa đảng; (3) muốn thực hiện tam quyền phân lập; (4) muốn quân đội chỉ phục vụ đất nước, không lệ thuộc đảng Cộng sản.
Trưng ra bằng chứng rồi, ông Nguyễn Phú Trọng nói: “Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy.” Và ông kết luận: “Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa?” Chứ còn gì nữa? Nghe ai cũng phải bật cười. Chứ còn gì nữa? Thảo nào dân Hà Nội vẫn gọi ông là Trọng Lú.
Ngoài những bằng chứng suy thoái tư tưởng, đạo đức trên, ông Trọng còn thấy đạo đức chính trị suy thoái cả trong hành động của dân nữa: “Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì đó là cái gì (nếu không phải là suy thoái)?” Ông Nguyễn Phú Trọng bảo vệ bốn không: Không bỏ điều 4 độc quyền; không đa nguyên đa đảng; không phân quyền; và không cho quân đội thoát ra ngoài bàn tay kiểm soát của đảng Cộng sản.
Người lên tiếng phản đối đầu tiên là nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên. Phát pháo đầu của Nguyễn Ðắc Kiên vừa nổ đã vang động bốn phương. Nhờ bài của ông Kiên mà nhiều người mới biết chủ nghĩa bốn không của ông Trọng. Bình thường thì những người ngồi nghe đều đang mơ màng ngủ gật, hoặc đang nghĩ đến những quả sắp đánh ra tiền; có ai nghe ông Trọng nói gì đâu? Nếu người nào vô tình để mấy lời ông nói lọt vào tai thì chắc họ cũng chỉ chép miệng, lắc đầu: “Lại lú rồi!”
Ông Nguyễn Ðắc Kiên nói thẳng vào mặt: “Ông là tổng bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ ‘suy thoái’ thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói về (với) những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước.” Ông Kiên nói rõ “đang là đảng viên,” vì biết bây giờ nhiều đảng viên cộng sản trong lòng đã bỏ đảng từ lâu rồi.
Trong số các đảng viên đang nhờ đảng mà trục lợi, ai quên chủ nghĩa bốn không tất nhiên là “suy thoái” - chứ còn gì nữa? Bởi vì lập trường bốn không bảo đảm họ bám chặt quyền hành mà chia sẻ lợi lộc. Còn đảng còn mình. Mất đảng đi về đâu?
Nhưng còn người dân Việt bình thường, có ai muốn kéo dài chế độ tham nhũng, bất công, kinh tế trì trệ và nô lệ ngoại bang như hiện nay hay không? Chắc chắn không ai muốn!
Một ngày sau khi đưa bài lên mạng, ông Nguyễn Ðắc Kiên đã bị báo Gia Ðình & Xã Hội thi hành “kỷ luật, buộc thôi việc.” Nhà thơ Nguyễn Ðắc Kiên thật can đảm. Trước khi lên tiếng, chắc ông phải biết sẽ mất việc. Nước Việt Nam sẽ không bao giờ mất vào tay “Tàu lạ” là vì có những người dân Việt can đảm như vậy. Từ thời Hai Bà Trưng đã như thế: Nhưng hào kiệt đời nào cũng có! (Nguyễn Trãi)
Một người khác nhắc đến chủ trương bốn không của ông Nguyễn Phú Trọng là Nguyễn Hữu Vinh. Ông thẳng thắn bác bỏ “Xin thưa, đó không phải là suy thoái về đạo đức” của người dân Việt Nam, “mà đó là sự suy thoái uy tín, vị trí của (chế độ) độc tài, tham nhũng.”
Nhưng Nguyễn Hữu Vinh còn nhìn thấy đảng Cộng sản gần đây đã giăng một cái bẫy khi cho dân góp ý kiến về sửa đổi Hiến Pháp, nhấn mạnh: “Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến Pháp.” Ðây là một thủ thuật, như Mao Trạch Ðông đã dùng khi phát động phong trào “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng nói.” Ðể ai nói ý kiến thật đều bị nhận diện rồi bị đày đọa từ đời cha tới đời con.
Nhưng Nguyễn Hữu Vinh thấy cái bẫy đó gây phản ứng ngược. Bao nhiêu người lên tiếng đòi trong Hiến Pháp phải bỏ điều số 4 về độc quyền lãnh đạo của đảng, đòi tam quyền phân lập. Ðảng Cộng sản trông thấy nguy cơ; biết cứ đà này thì phong trào đòi sửa Hiến Pháp sẽ ngày càng mạnh, vận mệnh đảng lâm nguy! Cho nên, ông Nguyễn Phú Trọng phải đứng ra ngăn chặn bằng “bốn điều cấm kỵ,” 4 cái không! Nguyễn Hữu Vinh khen: “Cái ông tổng bí thư này quả là thâm hậu, thế mà dân gian cứ tặng cho ông xú danh là Lú thì quả không hẳn đúng.”
Nhưng khi dân Hà Nội đặt bài ca dao có câu “Lú như Trọng,” chắc họ không nhầm. Nếu ông Trọng không lú thì chẳng lẽ đất Thăng Long ngàn năm văn vật toàn dân lú cả hay sao? Bởi vì trong câu chuyện này, nếu ông Trọng không lú trong chuyện nhỏ, thì vẫn lú trong những chuyện lớn hơn.
Chuyện nhỏ là địa vị ngon lành của đảng, bỏ mất thì rất uổng! Cho nên phải bám chặt, phải đóng chốt, phải bảo vệ đến cùng! Cái này, quả thật ông Nguyễn Phú Trọng không lú.
Ông Trọng lú lẫn trong những chuyện lớn hơn. Cái Lú Lớn thứ nhất là không biết thế nào là tiến bộ, thế nào là suy thoái. Có những tiến bộ loài người mới chỉ đạt được trong vài thế kỷ vừa qua, trong đó có những quy tắc như “Tam quyền phân lập,” hay là quân đội thuộc về toàn dân, phải độc lập với các đảng chính trị. Nhiều dân tộc đã thực hiện được các quy tắc đó, họ đều hãnh diện. Nhũng thứ đó mà ông Nguyễn Phú Trọng lại gọi là suy thoái! Lú đến như thế thì xứng danh là Lú Lớn, dịch sang tiếng Trung Quốc là Ðại Lú!
Cái Lú Lớn thứ nhì là không biết chính cái đảng Cộng sản của ông nên chọn con đường nào để hạ cánh an toàn, cứ bám víu lấy một chủ trương tuyệt vọng sẽ đưa nhau vào chỗ chết. Hiện nay đảng Cộng sản có ba đường để chọn, theo ba mô hình: Ðài Loan, Liên Xô, hay Rumani.
Làm theo lối Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan tức là thi hành ngay các quyền tự do lập hội, lập đảng, quyền tự do phát biểu; khuyến khích tư doanh; chấp nhận có các công đoàn tự do, các đảng chính trị đối lập; tự dưng xã hội công dân sẽ phát triển, họ sẽ giúp chấn dân khí, khai dân trí và vụ dân sinh. Theo mô hình Ðài Loan thì chắc chắn phải đoạn tuyệt với chủ nghĩa bốn không của Nguyễn Phú Trọng!
Mô hình Liên Xô là tạo ra một Boris Yeltsin. Có lẽ Yeltsin hiểu rõ bản chất của đảng Cộng sản hơn chúng ta nhiều, thấy không theo nổi con đường Ðài Loan, nên đã thú nhận: Ðảng Cộng sản chỉ có thể thay thế, không thể thay đổi. Theo lối Yeltsin thì xóa đi làm lại hết; giải tán ngay đảng cộng sản; những đảng viên nào còn quyến luyến cứ đi lập lại đảng với nhau.
Nếu không theo hai đường Ðài Loan và Liên Xô thì chỉ còn Mô hình Rumani, tức là bảo vệ độc quyền lãnh đạo đến cùng, quyết tâm sẽ “về với Marx, Engels, Lenin và Nicolae Ceauescu.” Cái Lú Lớn của ông Nguyễn Phú Trọng là đang dẫn đảng ông theo mô hình Rumani bằng chủ trương bốn không.
Chúng ta có thể hiểu tại sao ông Trọng chọn con đường bốn không. Cả đời ông chỉ được học bấy nhiêu thôi. Giống như một con ngựa đã được hai miếng da che kín hai bên mắt, chỉ còn nhìn thấy địa vị và quyền lợi bày ra trước mặt, khó nhìn thấy đường nào khác.
Ðiều đáng tiếc là ông còn mắc vào một cái Lú Lớn hơn nữa, mà cái này có thể tránh được. Cái Lú Lớn nhất của ông Nguyễn Phú Trọng và những người theo chủ trương bốn không bây giờ, là họ khinh thường dân tộc Việt Nam.
Có lẽ nào người Việt cứ để cho một đám sâu mọt gậm nhấm tài nguyên quốc gia mãi như thế này được? Lẽ nào người Việt cứ chịu mãi cảnh thua kém các nước khác, từ Mã Lai tới Miến Ðiện? Lẽ nào người Việt cứ chịu mãi nỗi nhục bị Tàu lạ tấn công, người lạ đến cướp rừng, cướp biển? Lẽ nào người Việt khi muốn làm lễ tưởng niệm những người lính chết năm 1979 vì chống quân xâm lăng lại bị cấm đoán? Cấm đoán họ tưởng niệm không những là khinh rẻ người đang sống mà còn khinh cả những người đã chết; người dân nước nào chịu mãi như thế được?
Nhiều người Trung Hoa biết kính trọng dân Việt Nam hơn. Trong bài trước, mục này nhắc đến Tiết độ sứ Tăng Cổn cuối đời Ðường, với hai câu thơ “Việt điện sơn xuyên” đối với “Ðường gia nhân vật.” Trong bài thơ đó ông còn so sánh Nước Nam với xứ Thục (Tứ Xuyên bên Tàu) với hai câu: “Hiệu Nam quốc chi giang san - Thắng thần long vu Thục địa” (nghĩa là: Giang sơn nước Nam này hơn hẳn rồng thần đất Thục.)
Nếu như ông Nguyễn Phú Trọng biết đọc thơ thì chắc ông lú đến nỗi không khinh rẻ người Việt như vậy. Nếu đọc thơ, ông sẽ biết thi sĩ Nguyễn Ðắc Kiên viết mấy câu thơ như vầy:
“lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, gieo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn ‘mày phải sợ’”

Nhà thơ không biết sợ cho nên bật lên lời nói thẳng. Ông bị mất việc làm ngay. Nhưng sau đó viết thư cho mọi người ông lại yêu cầu đừng ai đả kích tờ báo đã cho ông thôi việc, họ không có cách nào khác, tội nghiệp. Ðó là cách cư xử cao thượng theo đạo lý người Việt Nam. Không lẽ một dân tộc sống như vậy mà lại chịu làm tôi mọi cho một đảng bất lực và tham nhũng mãi?
Người Việt Nam sẽ lắng nghe những lời tâm huyết trong thơ Nguyễn Ðắc Kiên:
“còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất!”

Tuesday, February 26, 2013

Bài viết khiến nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị thôi việc

Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước...

*
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức... Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)
Bằng tất cả sự tôn trọng dành cho người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN?... Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng... đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc là suy thoái. Ông đương kim Tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
1. Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2. Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3. Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4. Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5. Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.

Tổng Trọng răn đe về 'suy thoái chính trị'

Chương trình thời sự tối 25/2 trên đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam đã phát đi bài rao giảng của TBT Nguyễn Phú Trọng, nội dung răn đe những người góp ý sửa đổi hiến pháp không theo chủ trương của đảng.


Nhân dịp đến Phú Thọ để kiểm tra việc thực hiện nghị quyết trung ương 4, ông Trọng đã nhân cơ hội để lên tiếng cảnh báo về điều gọi là 'suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức'. Lời kết án này ám chỉ những người đã tham gia góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp, trong đó có những ý kiến yêu cầu xóa bỏ điều 4 hiến pháp đe dọa sự tồn vong của đảng cộng sản.

Dưới đây là nguyên văn những lời tuyên bố của TBT Nguyễn Phú Trọng:

"Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.

Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. 

Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!

Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào? 

Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này".

Trước đó, vào ngày 28/12/2012, cũng chính ông Nguyễn Phú Trọng thay mặt cho Bộ chính trị ký chỉ thị giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải "ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước".

Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ diễn ra trong 2 tháng, từ ngày 2/1 đến 31/3 năm 2012.

Tuyên bố trước báo giới, trưởng bạn biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp là ông Phan Trung Lý đã từng khẳng định 'không cấm kỵ' trong việc góp ý sửa hiến pháp. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh những tuyên bố này chỉ là trò lừa mị nhân dân. Điều này càng tiếp tục được khẳng định thông qua phát biểu trịnh thượng của TBT Trọng, cùng với lời đe dọa đòi 'xử lý' những góp ý không theo chủ trương của đảng.

Nhà báo bị thôi việc vì đụng đến Tổng bí thư

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên vừa bị báo Gia Đình & Xã hội ra quyết định kỷ luật, buộc thôi việc vì một bài viết phê phán mạnh mẽ lời phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Bài viết khiến nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị án kỷ luật là bài 'Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng'. Đây là bài báo được phổ biến vào đêm ngày 25/2/2013, ngay sau khi ông Trọng lên tiếng cáo buộc những người đòi sửa hiến pháp là 'suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức'.
Bài viết đang được phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội, gây được sự chú ý đặc biệt bởi nội dung truyền tải những thông điệp mạnh mẽ, dứt khoát và đanh thép hiếm thấy, nhất là những phản biện được nêu công khai từ một nhà báo là phó phòng, biên tập viên của một tờ báo tại VN. 
Trong bài viết truyền đi vào tối 25/2/2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã khẳng định TBT Nguyễn Phú Trọng 'không có tư cách' để nói với nhân dân cả nước. 
Đúng một ngày sau, 26/2/1013, báo Gia Đình & Xã hội phát đi bản thông báo với tít: Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.
Bản thông báo viện lý do nhà báo Nguyễn Đắc Kiên 'vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động', nên đã bị kỷ luật, buộc thôi việc.

Trưa ngày 26/2/2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã gửi lời nhắn lên Facebook của mình:
"À ơi con ngủ cho ngoan, để mẹ đi cấy đồng sâu chưa về..."

Được bế con lên vai, ru con ngủ, được nghe hơi thở của thằng Cừu heo lông gà lông vịt bên tai là hạnh phúc lớn lao của mình. 

Trưa nay anh ru thằng Cừu heo lông gà lông vịt ngủ đấy mụ Bê maxcara à. 

Giờ anh đi gặp Ban biên tập. Cầu mong cho tổ tông sông núi phù hộ cho đất nước sớm thoát cảnh nô lệ. Mọi thứ còn chưa bắt đầu các bạn ạ. Tôi muốn nhắc lại một câu này, dân chủ là tiến trình không thể đảo ngược, nhưng cũng là tiến trình đòi hỏi thật nhiều sự kiên nhẫn. Còn câu này tôi nói thêm, và nhiều lòng dũng cảm, sự kiên quyết và trí tuệ nữa. Cầu mong bình an cho tất cả.

Rõ ràng, việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị cho thôi việc càng khiến dư luận quan tâm đến bài viết của anh nhiều hơn. Ngay trong tối ngày 26/2/2013, thành viên trang web đứng thứ 5 thế giới là Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia đã lập tức tạo chủ đề về Nguyễn Đắc Kiên.

Sau khi nhận quyết định kỷ luật thôi việc, tối 26/2/2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tiếp tục chia sẻ trên facebook của mình:

"Dù có chuyện gì xảy ra, tôi chỉ mong các bạn hiểu cho một điều, tôi không muốn là anh hùng, không muốn là thần tượng. Nước ta đã có nhiều anh hùng, nhiều thánh thần quá rồi. Tôi sợ. Tôi chỉ nghĩ rằng, khi đất nước ta có tự do, dân chủ, các bạn sẽ thấy rằng, các bài viết của tôi là rất bình thường, nó thật sự bình thường, không có gì to tát cả. Tôi cũng xin các bạn đừng nặng lời phê phán Báo Gia đình & Xã hội nơi tôi đã làm việc, tôi hiểu và tôn trọng quyết định của lãnh đạo báo. Nếu ở cương vị của họ, có thể tôi cũng phải làm thế. Tôi hiểu là mọi thứ còn chưa bắt đầu. Cầu chúc an lành cho tất cả chúng ta".

Sự kiện nhà báo bị trả thù chỉ vì phản bác TBT đang tiếp tục là một chủ đề nóng đang được loan tải trên các mạng xã hội, đặc biệt là facebook. Mọi nghi vấn đổ dồn về phía ông Nguyễn Phú Trọng cùng với chiêu bài 'lấy ý kiến nhân dân sửa đổi hiến pháp', nhưng những góp ý không theo chủ trương của đảng cộng sản đều bị trả thù.

Trước đó, phát biểu tại Phú Thọ, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã trịnh thượng lên án những người góp ý, đồng thời đe dọa 'xử lý' những người bị ông ta cho là 'suy thoái'.

Monday, February 25, 2013

Hài hước “ní nuận TW” Nguyễn Viết Thông

Mang cái hàm là PGS, TS nhưng như hai cái băng cassette cũ mèm, lạc hậu, không còn mấy ai “xài” vì nghe chỉ tổ đầy “ráy tai”. Hết ông PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú, nguyên Phó tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quận đội CSVN, ca cẩm lập lại Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp (Điều 4) là hợp lý, hợp tình. (!?) lại tới phiên ông PGS, TS, Tổng thư ký Hội Đồng “ní nuận” Trung ương Nguyễn Viết Thông “tụng niệm” Tính hợp lý của Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi). (!?)

PGS, TS Nguyễn Viết Thông - Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận TW 
Muốn biết nó có “hợp lý, hợp tình” không, đồng bào nhân dân chúng ta thử xem lại điều 4 Hiến Pháp nói gì.
Điều 4: Hiến pháp Việt Nam 1992: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Khi mà gần 40 năm, sau cái gọi là “thống nhất” - một thời gian ấy đủ để nhiều quốc gia nghèo hơn Việt Nam trong khu vực cất cánh thánh “Rồng” - thì hiện tại có đến nửa triệu (500.000) công nhân, thanh niên, nam nữ VN hiện nay đang tha phương “cầu thực” làm vợ hờ, osin, bán sức lao động chủ yếu cho các “con Rồng” Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản... Công nhân XHCN/VN được “nhà nước, đảng ” chỉ đạo khuyến khích xuất khẩu để “được” tư bản bóc lột, nhặt nhạnh từng đồng ngoại tệ để mua vé bò lên thiên đàng XHCN, thì “giá trị” của lời khẳng định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam” đồng bào chúng ta định lượng nó ra sao? Có “hàm hồ” lếu láo như “tự sướng” rêu rao?
Trong khi lý thuyết từ chương “Ảo vọng CS/XHCN” của Mác, đa phần nhân loại đã khinh miệt bỏ vào sọt rác, các tượng đài Lênin tại Nga và Đông Âu người dân kéo xuống đập vỡ thu hồi sắt vụn, lát đường đi, thì “nhà nước, đảng ta” lại theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin hàng năm đến công viên Chi Lăng đặt vòng hoa tưởng nhớ “bái kiến”!
Toàn dân cũng khẳng định rằng: chưa bao giờ “phúc quyết trực tiếp” coi “đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Bao giờ, thời kỳ nào, văn bản hợp pháp chứng minh?) Như vậy đã “không hợp pháp” thì nói chi đến “hợp tình và hợp lý”. Thú thật đọc lời các ông nói, nhiều người phải ghìm cơn “nôn” về sự không biết, hay không muốn biết về thế giới quan, không biết hổ thẹn với bạn bè khu vực và nhân loại thế giới?
Giá trị của Lênin, giờ không hơn “cát bụi”
Nhiều người cười văng nước bọt khi đọc thấy lời “ní nuận” này từ tri thức của “ngài” PGS, TS Nguyễn Viết Thông: “Trong nhiều năm qua, các thế lực thù địch luôn kích động đòi chúng ta bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.” bởi vì “ngài” viết như tư duy “trả bài” của học sinh mới qua cấp 1. “Ngài” xem hơn 80 triệu đồng bào mình cứ như một bầy cừu mà “đảng ta” và ngài đang chăn dắt, ngài vô tình hay cố ý quên phéng:
Điều 53 Hiến Pháp: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận phản biện các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Điều 19: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (mà đảng CS ngài đang “thờ” đã thò tay ký năm 1982) - Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Điều 30: Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.
Một đảng CSVN "quang minh chính đại", thật lòng yêu nước, của-do-và vì dân, biết đặt quyền lợi của Tổ Quốc lên trên quyền lợi cá nhân, đảng phái, bầy đàn thì khi 90% các quốc gia CS/XHCN hùng mạnh trên thế giới đã từ bỏ, vĩnh biệt chủ nghĩa cộng sản thì phải biết tự trọng mà tham khảo ý kiến lại với Quốc Hội và nhân dân về hiện trạng cụ thể thay đổi lớn lao về chính trị ấy chứ! Không thể xem nhân dân như kẻ thù để đe dọa như là: “thế lực thù địch luôn kích động đòi chúng ta bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.” – Liên xô, Đông Âu hùng mạnh gấp ngàn lần Việt Nam, họ tự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng CS, họ thay đổi chế độ XHCN, hiện nay phần đông, kinh tế tài chính đời sống người dân tốt hơn xưa rất nhiều – Thì CSVN tại sao lại lo sợ “lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.” – Một “nhà nước, đảng” tự hào là của-do-và vì dân sao lại sợ chính nhân dân mình lật đổ!? – Một nổi sợ mà không có quốc gia nào trong khối Asean (trừ CSVN) lại sợ rất khôi hài như vậy.
Đã thế “ngài” PGS, TS Nguyễn Viết Thông tự nhiên lại hăng “tiết vịt” để ngẩu hứng nói (nguyên văn): Hiến pháp của một số nước khẳng định việc thành lập các đảng chính trị là điều hết sức cần thiết để góp phần hình thành nên ý kiến, nguyện vọng, ý thức, ý chí chính trị của nhân dân. Chẳng hạn, Điều 137, Hiến pháp Thụy Sĩ quy định: “Các đảng chính trị đóng góp vào việc hình thành ý kiến và nguyện vọng của nhân dân”. Điều 8, Hiến pháp Hàn Quốc quy định: “Các chính đảng phải bảo đảm tính dân chủ trong mục tiêu, tổ chức và hoạt động và phải có cách thức tổ chức cần thiết để người dân có thể tham gia vào quá trình hình thành nên ý chí chính trị”. Điều 21, Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức quy định: “Các đảng chính trị tham gia vào việc hình thành ý thức chính trị của nhân dân”, v.v..
Người đọc “vỗ tay” khen ông chỗ này, thì ra trong tư duy hay tiềm thức của ông, chính ông cũng “khoái đa đảng” khi lấy điển hình 3 quốc gia trên thế giới thì cả 3 ông đều nhắc đến cụm từ: “Các đảng chính trị” trong Chính Phủ các quốc gia đó (đa nguyên đa đảng) và khẳng định việc thành lập các đảng chính trị (đa nguyên) là điều hết sức cần thiết. (lời của ông ở trên). Công luận nhân dân từ lâu lắm rồi, mới hiếm hoi thấy “lời nói thực” của một viên chức hội đồng “ní nuận” “đảng ta”.
Tuy nhiên, buồn cười, nó lại mâu thuẫn với “Tính hợp lý của Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp” – của CH/XHCN/VN (tựa bài viết của ông).

Ông nói: Chế độ một đảng hay nhiều đảng do thực tiễn của mỗi nước, do đặc điểm từng giai đoạn quy định.
Một “thực tiễn ” của CH/XHCN/VN hiện nay không ai có thể phủ nhận: 68 năm kể từ CS/XHCN du nhập vào VN - 38 năm-sau “thống nhất” - Hệ thống các ngân hàng cả nước gần như “sạch sẽ” vốn liếng, các “ông lớn” tập đoàn tổng công ty nhà nước đang nợ 1.200.000 (một triệu hai trăm ngàn) Tỷ Vnđ (60 tỷ USD) không còn khả năng thanh khoản. Hàng loạt “nghĩa địa chôn tiền” với hàng trăm ngàn căn hộ, biệt thự lớn nhỏ không ai mua – Việt Nam là quốc gia có số dân nghèo gần đứng đầu Asean (sau Campuchia) và theo ngân hàng thế giới (WB). Việt Nam phải cần 51 năm mới đuổi kịp Indonesia 95 năm để theo kịp Thái Lan và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore, (nếu các quốc gia này chịu đứng lại chờ) - Lạm phát của Việt Nam đứng hàng thứ 2 thế giới (Vietstock) - Venezuela là nền kinh tế có mức lạm phát cao nhất với 29.6%. lạm phát của Việt Nam 20% (2011) “về nhì” trong bảng xếp hạng. (Lạm phát Việt Nam đứng đầu Asean) Nền kinh tế có mức lạm phát đứng thứ 3 là Mozambique với mức15.23%. (nguồn http://vietstock.vn). Thời điểm hiện nay trong Asean không ai bằng Việt Nam, có tới gần nữa triệu (500.000) thanh niên nam nữ Việt Nam đi, ở đợ và bán sức lao động tại 4 quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Và tại “giai đoạn” của thế giới hiện nay: Từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ theo CS/XHCN trước kia, thì hiện tại gần như 90% đã từ bỏ nó, chỉ còn chưa tới 3% (5 nước CS, trong đó có CH/XHCN/VN) trên gần 200 quốc gia tư bản, tự do hay đa nguyên dân chủ trong LHQ thì Việt Nam có còn lý do nào nữa? để duy trì sự độc đảng, độc tài CS toàn trị trên quê hương này, hỡi “ngài” PGS, TS Nguyễn Viết Thông!?.

Ngài còn phát biểu như vầy: “Hiện nay, số lượng đảng chính trị ở mỗi nước rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa và đặc điểm xã hội của mỗi nước. Một số nước có nhiều đảng chính trị, Hoa Kỳ có 112 đảng, Anh có 97 đảng, Tây Ban Nha có 87 đảng, Pháp có 76 đảng,... Nhưng nhiều nước khác lại chỉ có một đảng chính trị, như: Cu-ba, Lào, Triều Tiên, Ăng-ti-goa, A-rập Xê-út, Ba-ren, Bê-li-xê, Bô-xni-a, Bốt-xoa-na, Bê-nanh, Phi-gi, Găm-bi-a, Ê-ri-tơ-ri-a, Gha-na, Ghi-nê, Ha-i-ti, Cốt Đi-voa, Li-bi, Cư-rơ-gư-xtan, Ma-đa-ga-ca, Mô-na-cô, Tát-gi-ki-xtan, v.v...”
Đọc đoạn bài viết này của ông PGS, TS Nguyễn Viết Thông mà người ta phải hết hồn vì ngạc nhiên, không biết ông có gom luôn các đảng cướp hay Mafia nào vào chung không mà các quốc gia Hoa Kỳ, Anh Quốc, Tây ban Nha, Pháp, các đảng chính trị như lá mùa thu, nhiều đến ngộp thở, không biết ông lấy “tư liệu” ở đâu?
Ngược lại các quốc gia ông liệt kê là “một đảng” thì buồn cười không chịu được! Các Hoàng Gia Á Rập ông cũng cho là một “đảng”, cứ như là “đảng Hoàng Gia” hay “đảng Luật Hồi Giáo”!
Như:

Chính phủ A-rập Xê-út (Ả Rập Saudi) là chế độ quân chủ chuyên chế, không có hiến pháp và quốc hội. Vua nắm toàn bộ quyền lực cùng với Hội đồng Bộ trưởng. Luật cơ bản được thông qua năm 1992 với tuyên bố rằng Ả Rập Saudilà một nhà nước Hoàng Gia được cai trị bởi các con trai và cháu trai của vị vua đầu tiên (Abd Al Aziz saud) kinh Cô-ran là Hiến Pháp của đất nước, và đất nước được điều hành dựa trên căn bản luật Hồi giáo Sharia.
Bahrain cũng gần như vậy là một chính thể quân chủ (Hoàng Gia) đứng đầu là Vua Shaikh Hamad bin Isa Al Khalifa, lãnh đạo chính phủ là Thủ tướng Shaikh Khalifa bin Salman Al khalifa người điều hành nội các gồm 15 thành viên. Bahraintheo chế độ lưỡng viện với hạ viện (Phòng nghị sĩ) do bầu cử phổ thông và thượng viện (Hội đồng Shura) do vua chỉ định. Cả hai viện đều có bốn mươi thành viên. Cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức năm 2002, các thành viên nghị viện có nhiệm kỳ bốn năm.
Mônacô cũng như thế, Mônacô theo chế độ quân chủ cha truyền con nối; Bộ trưởng nhà nước do Công tước bổ nhiệm từ danh sách 3 ứng cử viên người Pháp do Chính phủ Pháp đề cử. Tổ chức nhà nước: Chính thể Quân chủ lập hiến. Hiến pháp: Thông qua ngày 17-12-1962. Cơ quan hành pháp: Đứng đầu nhà nước: Công tước. Đứng đầu chính phủ là Bộ trưởng nhà nước. (chỉ hơn 30.000 dân, không có một đảng phái nào cả). – (www.18thang4.com - Các nước trên thế giới)
Ngược lại, Tagikixtan (Tajikistan) ông cho là “độc đảng” thì chính xác nó lại có tới 9 đảng – (3 đảng lớn và 6 đảng nhỏ), theo Chính thể: Cộng hòa, các đảng quan trọng là: Đảng Dân chủ nhân dân Tátgikixtan (PDPT), Phong trào Phục hưng, Đảng Thống nhất đất nước, Phong trào Phục hưng Hồi giáo Tátgikixtan (IMP), Đảng Dân chủ (TDP), Đảng Cộng sảnTátgikixtan (CPT); ...v.v. (Nếu không tin “ngài” PGS, TS Nguyễn Viết Thông vào đây xem:
www.cn.cpv.org.vn - Báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam của ngài để kiểm chứng!
Gha Na - cũng vậy, đa đảng (hơn 20 đảng) chứ không phải là một như ông PGS, TS Nguyễn Viết Thông liệt kê. Các đảng phái chính trị được hoạt động hợp pháp từ giữa năm 1992 sau 10 năm bị gián đoạn. Nền cộng hòa thứ 4 xuất hiện rất nhiều đảng phái khác nhau, bao gồm đảng Đại hội quốc gia dân chủ (đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện vào các năm 1992, 1996 và 2008); đảng Những người ái quốc mới; đảng đối lập đã giành chiến thắng trong các năm 2000 và 2004; đảng Hội nghị quốc gia nhân dân và đảng Hội nghị nhân dân.
(vi.wikipedia.org/wiki/Ghana)
Ôi thôi, nhiều lắm những cái “ba láp” tự biên tự diễn của ngài PGS, TS... rất mệt để đưa thêm vào! Lại buồn “nôn” thêm nghe ông “tấu hài”: “đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân Việt Nam trìu mến gọi đảng Cộng sản Việt Nam là 'đảng ta’.” Không hiểu ông có biết chính xác bao nhiêu người dân VN trong số 85 triệu, có chịu vui lòng gọi là“đảng ta” không, mà ông “hàm hồ” nâng bi như thế? Không biết ngượng mồm! Bản thân ông có biết điều đó là lố bịch, mất lịch sự, đôi khi như phường “vô học” không? Đến nhà một cháu bé ông hỏi: Bố mẹ cháu có nhà không? bao giờ các cháu cũng lễ phép: Thưa, bố mẹ của cháu ra đồng rồi ạ – Chứ không phải như đồ mất dạy mà nói: Bố mẹ ta ra đồng!? Đúng không? thưa “ngài”? “ngài” hiểu tối thiểu của sự “liêm sĩ” ấy không vậy?
Cuối bài viết ông “phán” một loạt những “ní nuận” như “hát chèo” để gút lại một câu, bảo đảm cho cuốn “sổ hưu” của mình: “Như vậy việc bổ sung, phát triển Điều 4 trong Hiến pháp là hoàn toàn đúng đắn” mà thật ra nó không thể tồn tại với các diễn giải chỉ ra những thực tế khách quan như đã nói trên. Thật là lợm giọng với tri thức của phường “giá áo túi cơm” như ông, một PGS, TS gọi là Tổng Thư ký Hội đồng Lý Luận TW nhưng không biết có ngang tầm với một học sinh cấp 2!?.