Khi
loan báo việc Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển trao giải Nobel Văn Chương cho nhà
văn Trung Hoa Mạc Ngôn, các bản tin quốc tế thường nhắc đến những tiểu
thuyết nổi tiếng tiêu biểu của ông như Báu Vật Của Ðời, Cây Tỏi Nổi Giận
(tên đặt cho bản dịch tiếng Việt, khác tên gốc).
Nhưng nếu nói đến Mạc Ngôn, cuốn truyện gây ấn tượng mạnh nhất khiến
cho người đọc không thể nào quên được chắc là cuốn Ðàn Hương Hình (Hành
hình bằng gỗ đàn hương).
Trong tiểu thuyết Ðàn Hương Hình, Mạc Ngôn kể rất nhiều kỹ thuật độc
đáo trong lịch sử Trung Quốc khi người ta muốn tra khảo người và giết
người cách nào để nạn nhân đau đớn nhất; những người giầu tình cảm, dễ
xúc động không nên coi. Ðọc cuốn truyện đó, phải khâm phục trí tưởng
tượng của nhà văn, khi ông vẽ ra đủ các phương pháp tra tấn, cách hành
hình độc đáo. Những “kỹ thuật” và “phong cách” trong việc xử tử của các
vua chúa nước mình chưa bao giờ đạt tới những sáng kiến phong phú như
bên Trung Quốc.
Chắc Mạc Ngôn cũng không tưởng tượng ra được hết các chi tiết trong
truyện mà phải rút kinh nghiệm từ những chuyện có thật ghi trong lịch sử
nước ông. Nhưng đọc ông thì người ta phải nghĩ ngay đến những kỹ thuật
hành hạ con người vào thời đại Mao Trạch Ðông còn tiến bộ hơn nữa. Tiểu
thuyết gia phải kể chuyện đời xưa để ám chỉ đời nay.
Ðời Võ Hậu nhà Ðường, ông quan Tố Nguyên Lễ đã sáng chế ra các khí cụ và phương pháp tra tấn gọi tên là Lồng Sắt và Phơi Cánh.
Không thấy tài liệu nào mô tả các hình cụ ra sao, nhưng sử còn chép
là các quan trong triều chỉ nghe đến các tên hình phạt đó đã “thấy rùng
mình.” Nguyên tắc của Tố Nguyên Lễ là hễ bắt một người rồi thì phải tra
khảo sao cho hắn ta phải khai ra hàng chục người khác. Tố Nguyên Lễ đã
dùng lối bắt bớ dây chuyền này mà xử tử cả ngàn người. Sau này, phương
pháp đấu tố, truy tầm phản động của Mao cũng theo quy tắc đó; và số nạn
nhân cao gấp hàng vạn lần.
Một người kế vị Tố Nguyên Lễ là Lai Tuấn Thần, đã phát minh ra những
cách tra tấn kỳ diệu hơn và giết được nhiều người hơn nữa. Khi Tuấn Thần
bị Thái Bình Công Chúa bắt đem giết, những người thù oán ông ta khắp
nơi mừng rỡ. Họ tụ họp quanh giảo đài, chờ sẵn trước giờ hành hình, để
được băm vằm cái xác người chết. Họ còn “tranh nhau róc thịt, chốc lát
thi thể chẳng còn gì nữa.” Những chữ “chốc lát” và “chẳng còn gì nữa”
nghe thật ngắn gọn, chỉ sử gia Trung Quốc mới nghĩ ra cách hành văn xuất
thần như thế.
Việt Nam mình không có những hình quan nổi tiếng giết nhiều người như
bên Trung Quốc. Có thể nói, cách biểu lộ tính ác cũng mỗi nơi mỗi khác.
Thêm một điều nữa chứng tỏ văn hóa nước mình khác với Trung Hoa. Nếu
bắt chước Lev Tosltoi thì nói rằng: “Những người hiền thì ai cũng lành
như nhau, nhưng những kẻ ác có rất nhiều cách ác khác nhau” (nhại theo
câu mở đầu Anna Karenina). Người Việt Nam thua xa người Hán về mặt biểu
diễn cái ác; ít nhất cho tới thời Cải Cách Ruộng Ðất.
Các vị vua đầu tiên ở nước ta đặt hình luật cũng mô phỏng lối bên
Trung Hoa. Ðời Ðường đặt ra năm thứ hình phạt “suy, trượng, đồ, lưu,
tử;” đời nhà Ðinh bên mình cũng đặt ra năm hình phạt. Tội nặng nhất là
tử hình, lại chia ra nhiều cách giết người, tùy theo sáng kiến của hình
quan. Nổi tiếng ác như Lê Long Ðĩnh cũng chỉ hành hạ một ít người chứ
không giết dây chuyền như các lãnh tụ nước Tầu. Ở nước mình cái gì cũng
nhỏ, mà đó cũng là điều may. Nước mình không có Vạn Lý Trường Thành, dân
đỡ phải phục dịch. Một bạo chúa đời Lê mạt dựng một cái nhà lầu bằng gỗ
cao có mấy chục thước mà đã bị sử sách chê là xa xỉ, viên kiến trúc sư
xây lầu cũng bị đời sau sỉ vả. Ở bên Tầu thì khác. Không phải họ ác hơn
người mình, nhưng vì đất nước, lịch sử của hai dân tộc khác hẳn nhau.
Giữa thế kỷ 20, người Việt mình cũng được học và áp dụng cách giết
người rất tàn bạo nhờ các cố vấn do ông Mao Trạch Ðông cử sang. Thí dụ,
trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất, nhiều người Việt cũng đem chôn sống đồng
bào mình, chôn đứng chỉ để hở cái đầu, rồi cho trâu kéo cầy đi qua lại
nhiều lần, đến lúc nạn nhân chết mới thôi.
Khi đọc tin Mạc Ngôn được giải Nobel, tôi kể cho anh Sơn, ông bạn
đang cùng ngồi uống cà phê về cuốn Ðàn Hương Hình và mấy cách hành hình
trong đó - tôi không dám kể đến phương pháp hành hình sau cùng.
Anh bèn kể cho tôi nghe một cảnh chính anh đã chứng kiến. Ông bác anh
đã bị tố là địa chủ, dù chỉ có mấy mẫu ruộng thừa tự. Cụ bị hành hạ
bằng cách chôn xuống đất, chỉ để cái đầu ngoi lên, nhìn thấy cái lưỡi
cầy từ phía trước đang tiến tới cứa cổ mình. Tôi ngây thơ hỏi: “Thế sao
ông không nhắm mắt?” “Nhắm mắt sao được? Chúng nó đập cho, bắt phải mở
mắt ra chứ!” “Nó cầy mấy lần thì cụ chết?” “Không cho chết, thế mới là
tố khổ. Nó bắt người ta phải nhìn cái lưỡi cầy sắc bén trườn trên mặt
đất, ngang tầm mắt mình, như con dao lừng lững tiến tới sắp cứa cổ mình!
Rồi lại chờ cái lưỡi cầy quay một vòng, rồi lại nhắm đầu mình tiến một
tới lần nữa! Mỗi lần nó chỉ cứa đứt một mảng thịt thôi, cho tới lúc ông
cụ kiệt lực ngất xỉu chúng mới ngưng. Vì giết một người đã xỉu rồi thì
chúng không được hưởng cái thú hành hạ người ta nữa.” Ông bác anh bạn
tôi sau đó còn tiếp tục sống mấy tháng trước khi chết, vì bị bỏ đói.
Trong ba tháng sau cùng cuộc đời ông, ông phải sống với hình ảnh cái
lưỡi cầy đang tiến tới trước mặt.
Nhiều người nghe thuật lại những chuyện trên chắc không tin là chuyện
đó có thật. Thi sĩ Hữu Loan, tác giả bài thơ Mầu Tím Hoa Sim đích thân
kể trong một hồi ký, đọc ông thì phải tin. Thời kháng chiến bắt đầu năm
1947, hai cụ song thân bà Hữu Loan từng được phong làm địa chủ cứu quốc.
Nhiều lần họ đã chở gạo nuôi bộ đội sư đoàn 304 của Hữu Loan cho nên
thi sĩ rất biết ơn. Ðến thời Cải Cách Ruộng Ðất, các cụ bị tố là địa
chủ, bị hành hình bằng lưỡi cầy.
Phương pháp chôn đứng người ta rồi giết bằng lưỡi cầy, chắc phải do
các cố vấn Trung Cộng giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ đạo trong thời Cải Cách
Ruộng Ðất. Người Việt mình khó có ai lại nẩy ra được những sáng kiến như
thế. Giết một mạng người cũng ghê tay quá rồi; chớ đừng nói trước khi
giết còn hành hạ, tra tấn người ta bằng lưỡi cầy! Ðồng bào với nhau, ai
nỡ giết nhau như vậy. Cho nên chỉ có các cố vấn Trung Cộng mới bày ra
được các phương pháp đó, theo truyền thống Ðàn Hương Hình.
Ông Mao Trạch Ðông đã để lại một di sản đẫm máu trong lịch sử Trung
Hoa nhưng ông không phải là người Trung Hoa tiêu biểu, ông ta cũng không
là một ông hoàng đế tiêu biểu. Nhiều người Trung Hoa rất tốt, như ông
Khổng Tử, hay thi sĩ Ðỗ Phủ chẳng hạn. Ông Mao chỉ là hình ảnh tiêu biểu
của một bạo chúa Trung Hoa. Vì ông sống trong nền văn hóa Trung Hoa cho
nên ông cũng đi tới một chỗ cùng cực của tội ác, mà lịch sử Trung Hoa
sau này sẽ kết án.
Một nhà kinh tế cùng họ, ông Mao Vu Thức (Mao Yushi, sinh 1929), đã
nhận xét rằng: “Trong ba tay giết người tập thể lớn của thế kỷ 20,
Hitler, Stalin, và Mao Trạch Ðông thì Mao đã giết nhiều người nhất.
Chính sách kinh tế tập thể, “Bước Nhẩy Vọt” của ông làm 30 triệu người
chết đói.” Mao Trạch Ðông dùng lý thuyết đấu tranh giai cấp để chiếm
đoạt quyền hành; nhưng Mao Vu Thức nhận thấy, “Ông ta cả đời chỉ lo củng
cố quyền cho mình. Chẳng liên can gì tới đấu tranh giai cấp cả.” Vu
Thức viết: “Không những Mao Trạch Ðông gây đau khổ cho người Trung Hoa,
ông còn xuất khẩu để cả thế giới được chia phần sự tàn bạo của ông ta.
Học trò giỏi nhất của ông là Pol Pot, kẻ giết người nhẫn tâm nhất.”
Trong thời Bước Nhẩy Vọt, Mao đã làm 30 triệu dân Tàu chết đói, chết
bệnh. Ở huyện Tỉnh Nghiên, Tứ Xuyên, năm 1959, vào lúc đói kém nhất, cứ 8
người dân, có một người chết đói.
Khi các địa phương báo lên sản lượng lương thực không những không
tăng mà còn giảm, Mao bèn kết tội dân cả nước “giấu bớt lương thực.”
Hiểu ý của Mao, khu ủy huyện Tín Dương, tỉnh Hà Nam tập họp 6,000 người
để đấu tố 60 người về tội “giấu bớt lương thực” không nộp cho nhà nước.
Ðể chứng tỏ ông Mao bao giờ cũng nói đúng. Nhưng trong cuộc đấu tố này,
chính những người đi dự hôm ấy cũng đang gần chết đói; một người chết
đói tại chỗ, 19 người chết trên đường về nhà. Tỉnh Hà Nam dù chỉ có được
dưới 10 triệu tấn ngũ cốc, vẫn báo cáo lên là thu hoạch hơn 22 triệu
tấn, để chứng tỏ bác Mao giỏi. Năm 1959, trên toàn quốc, theo báo cáo
270 triệu tấn lương thực, thực tế chỉ có 170 triệu tấn; năm 1960 giảm
xuống chỉ còn 143 triệu tấn. Nạn đói tràn lan, nhưng Bí thư Khu ủy Tín
Dương vẫn lên giọng: “Vấn đề không phải là thiếu lương thực! Tới 90% là
vấn đề tư tưởng!” Khu ủy Tín Dương sau đó phong tỏa, không cho dân chúng
ra khỏi làng, sợ họ mang thây ma đói đi ăn mày nơi khác. Theo tài liệu
do Bộ Chính Trị Trung Quốc “giải mật” sau này, những năm ấy Tín Dương có
hơn một triệu người chết đói. Trịnh Ðại Quân, một cán bộ Ban Công Tác
Nông Thôn huyện Sùng Khánh kể rằng, một đội sản xuất có 82 hộ gia đình,
chỉ trong một năm, từ tháng 12 năm 1959 đến tháng 11 năm 1960 trong số
55 bé gái bẩy tuổi trở xuống cùng độ tuổi có 48 em bị người lớn làm
thịt.
Ðối với ông Mao, đó chỉ là những con số thống kê vô nghĩa, mà ông
cũng không đọc các con số đó bao giờ. Khi đọc Ðàn Hương Hình của Mạc
Ngôn, chúng ta phải thấy ông dùng ngòi bút kể chuyện xưa để bắt độc giả
người Trung Quốc phải nghĩ tới hình ảnh cái ác vào thời nay. Ðó là lối
quen thuộc của các tác giả Trung Hoa thời xưa. Những chuyện Liêu Trai
Chí Dị (mà Mạc Ngôn nói đã ảnh hưởng tới ông) kể chuyện ma, nhưng cốt để
nói đến xã hội người sống. Khi các nhà văn nước ta như Nguyễn Huy
Thiệp, Nguyễn Bình Phương tả cái ác thản nhiên trong đời sống hàng ngày
của con người thời nay, họ cũng nhắc mọi người về nguyên nhân gây nên
cái ác.
Vì nước ta cũng được chia phần, nhập cảng nhiều di sản mà Mao Trạch
Ðông. Ðặc biệt là những phương pháp hành hạ người ta bằng cái đói; các
phương pháp kiểm soát tư tưởng từ thường dân đến cán bộ; các kỹ thuật
đấu tranh để tiêu diệt những người mình ghét ở trong làng, trong nước,
và ngay đối với các đồng chí cùng đảng có thể tranh quyền với mình.
Theo kiểu vua chúa Trung Hoa, giết người chưa đủ, còn phải hành hạ,
hành hạ trước đám đông cho sỉ nhục, rồi bắt ôm nỗi nhục đó sống mòn héo
suốt đời cho tới lúc chết. Cùng một phương pháp đó đã được áp dụng từ
cấp trung ương cho tới từng thôn xóm. Trong việc nhập khẩu một phương
pháp giết người, con số người chết lớn nhỏ không quan trọng bằng những
hậu quả tâm lý xã hội. Hậu quả đó là: Hành động giết người tàn nhẫn sẽ
thay đổi cách người ta sống và cư xử với nhau.
Sau khi được chứng kiến những phương pháp giết tróc mới thi hành ngày
này qua ngày khác, thì tâm lý con người phải đổi khác. Cách người ta
đánh giá một con người, quan niệm về mạng sống một cá nhân, ngay cả cách
nhìn người bên cạnh như các con người hay chỉ là những “đối tượng,” tất
cả cái đầu con người thay đổi. Trước đây trông vào mặt ai vẫn cũng thấy
nhau như những người hàng xóm, bà con, đồng bào máu mủ. Nhưng sau khi
được tập cho quen với việc giết những người vô tội, người ta nhìn lẫn
nhau không còn thấy đó là những người làng, hàng xóm, anh em bà con nữa.
Ðược học tập, huấn luyện rồi, chỉ còn nhìn thấy những đối tượng đấu
tranh và căm thù. Nhiều người đã hãnh diện vì biết lột xác, không để
những cảm tình nhân đạo vụn vặt làm vướng ý thức giai cấp, tinh thần đấu
tranh giai cấp của họ. Con tố cáo cha, vợ đấu tố chồng, đó là những nền
nếp văn hóa mới từ Trung Quốc truyền sang. Sau khi được huấn luyện theo
chủ trương của Mao, xã hội nước mình có thay đổi thật. Cả một đội ngũ
văn nghệ sĩ đi làm thơ dạy bảo người Việt Nam, “Chưa biết căm thù thì
chưa biết yêu thương.” Ý kiến đó trái ngược hẳn với những lời dạy của
của Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Nguyễn Trãi: “Ðem đại nghĩa để thắng
hung tàn.” Người ta không thể dùng Ác để làm việc Thiện; chỉ có điều
thiện mới giúp nảy sinh ra điều thiện. Khi đem nhập cảng cái ác của Mao
Trạch Ðông vào nước ta, tức là đã chấp nhận suy nghĩ như ông Mao.
Ðó là một vấn đề văn hóa. Cứ hỏi tại sao nền nếp đạo lý của nước mình
bây giờ bị tàn hoại, trẻ em cũng biết ăn cắp, biết trấn lột lẫn nhau.
Nhiều người lớn đã chấp nhận văn hóa kiểu mới từ hơn nửa thế kỷ rồi. Các
các tai họa đó được người Việt nhìn ra ngay, và có thay đổi. Chúng ta
vẫn còn là người Việt Nam; không thể nào bị Mao hóa mãi mãi! Tuy nhiên,
như Lưu Quang Vũ viết: “Có những cái sai không thể đổi được! Giết người
rồi thì không làm cho người ta sống lại!” Nhưng khi đọc Mạc Ngôn, chúng
ta phải thấy dân tộc mình may mắn, không trở thành một tỉnh của Trung
Quốc!
Ngô Nhân Dụng
Hot news from Vietnam | Tin nóng Việt Nam | Vietnam daily post | Vietnam daily news | TRANG CHU DOC BAO TRUC TUYEN. Đọc báo | Tin tức | Tin nóng | Tin hot | Ngoi sao | Bong da | Website Tin tức Điện tử | Doc Bao Vem
Wednesday, October 17, 2012
Tuesday, October 16, 2012
Đại hội 6: Kết quả tuyệt khủng
Qua bài diễn văn bế mạc ĐH6 của chú Tủn Lú, ai cũng thở cái phèo, mừng khúm. Quả là không uổng công cho “một bộ phận không nhỏ”
khúc ruột gần lẫn khúc ruột xa ngàn dặm và bạn bè quốc tế bốn bể năm
châu quan tâm đến tình hình Việt Nam đã bỏ ra suốt 15 ngày qua. Bỏ ăn bỏ
ngủ bỏ nằm ụ bỏ đủ thứ để theo dõi “đại hội đảng” mà bọn chống phá tổ
cò xuyên tạc bôi bác, nói ngược thành “đảng hội đại” cho có nhằm làm dịu bức xúc cực điểm của tuyệt đại bộ phận quần chúng nhân dân.
Nói ĐH6 thành công là nói chuyện vô duyên, như “khen phò mã tốt áo”. Từ
trước đến nay, Đại hội của đảng nào mà chẳng thành công. Ai không tin cứ
lục tung 700 tờ báo lề đảng còn lưu trữ trong bảo tàng bảo tồn, tìm đọc
được một hàng viết ĐH đảng thất bại, trưng ra, em sẽ vứt bút quẳng
nghiên, không làm phiền ai nữa; em sẽ liền ngay tút xuỵt, theo chân Từ
Hải “bó tay về với triều đình”; rồi em sẽ hỏa tốc ra lệnh vợ con
em nhịn ăn nhịn uống, xuống đến nhịn mặc. Em sẽ cắt giảm tiêu chuẩn
truyền thống lâu đời “cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày” để biên chế
thành “cơm hai bữa, quần áo chỉ mặc khi rời khỏi căn hộ”. Để dành dụm
tiền mua vật tư, xây một cái lăng bác ngay trong nhà cho tiện việc cúng
viếng.
Tác giả hơi cà kê... lăng bác, vì mừng quá với kết quả vượt ra ngoài kỳ
vọng nên hơi bị phát quàng chút đỉnh. Xin bạn đọc bỏ quá, như cả hội
trường toàn những đỉnh cao trí tuệ đố ai không có cái bằng cử nhân tiến
sĩ treo trong nhà đã im thin thít bỏ quá cho chú Tủn Lú đọc diễn văn bế
mạc ĐH6, báo cáo ĐH thành công rực rỡ, ai đời lại vừa đọc vừa mếu máo có
lúc bật ra cả tiếng khóc, khiến bọn xấu tuyên truyền trái với sự thật,
chúng bảo vì xấu hổ chứ rực rỡ cái con tiều.
“Cái con tiều”, chúng chỉ nói điêu. Rõ ràng đây lời chú Tủn Lú: “Ban chấp hành Trung ương quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính Trị”
(sic). Như vậy chỉ có một đồng chí trong Bộ Chính Trị không bị kỷ luật,
còn toàn bộ các đồng chí khác đều phải thi hàng kỷ luật hết trơn hết
trọi.
Suốt 15 lăm ngày ĐH6 họp, đảng dấu kín hơn mèo dấu kít, thiên hạ chỉ “kỳ
vọng” một đồng chí “được” Ban chấp hành Trung ương chiếu cố cho thi
hành kỷ luật để may ra dân nhờ chút chút, thế mà nay kết quả còn đẹp gấp
ba triệu lần mơ vì đảng có 3 triệu đồng chí mà nay chỉ còn lại có một
đồng chí trong Bộ Chính Trị là không bị kỷ luật mà thôi.
Ba triệu đảng viên của đảng CSVN “lão” (1930-2012) mà vẫn chưa “thành”
người, nay nhờ đại hội mở mắt ra thấy coi không được, bắt kỷ luật hết,
chỉ trừ lại một đồng chí. Như vậy “một đồng chí trong Bộ Chính Trị” không bị này đúng là siêu việt.
Mà đúng là “một đồng chí” siêu việt. Không siêu việt mà đến một
tờ báo chỉ có tiếng ruồi bay và mùi hôi rác mãi tận bên Đức cách nửa
vòng trái đất cũng đánh hơi ra được mà bình chọn là tun tun nổi mùi nhất
Á Châu.
Tuy nhiên, đảng cũng thấy ở đời chẳng có ai hoàn hảo, nên mặc dầu tha “một đồng chí” này, cho về lại phủ, nhưng đảng không quên nhắc nhở những việc làm chưa tốt như thiên về “nhóm lợi ích”, gia đình trị, bè phái trị, tham lam bất trị. “Một đồng chí...” ấy cũng đã “xin hứa, xin hứa”...
Biết đâu “đồng chí” tun tun được tha về, sợ ngày đền tội, lỗ cống không còn, mà hối cải. Bắt đầu bằng những việc nhỏ như:
Trả hai “bao cao su đã qua sử dụng” lại cho Công an.
Trả Chùa Bát Nhã Đà Lạt lại cho tăng sinh Phật.
Trả “Vườn hoa”, tiệm nhảy lại cho nhà thờ Chúa.
Trả đầm ao, xây lại nhà cho (Đoàn Văn) Vươn.
Trả Nghĩa trang cho người chết; ruộng đất lại cho bà con xứ Cồn Dầu.
Trả sân Gôn lại cho mục đồng với trâu bò.
Trả ruộng đồng nhà cửa lại cho dân oan đang lang thang khắp ba miền.
Trả màu xanh lại cho rừng núi Tây nguyên.
Trả triền miên bao nhiêu điều đã cướp của tổ quốc đồng bào...
Đến đây, chưa tìm ra câu kết thì, Chổi phu nhân đứng sau lưng đọc lén hồi nào không hay, phơ ngay:
Ông mơ à, nó thoát được lần này, không chừng rồi đây chúng sẽ thịt nhau khủng. Đồng bào mình đã khổ, sẽ khổ khủng thì có.
Cái khoản... không qua khỏi ngọn cỏ phán xong rồi bỏ đi. Chàng nghe cũng có lý.
Những sự thật cần phải biết (2) - Việt Nam Cộng Hòa - Nạn nhân của chính sách “Ngậm máu phun người”
Thưa các bạn, là một người trẻ tuổi,
chưa một lần được biết đến ngôi trường của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH),
cũng chưa từng được sống dưới chế độ tự do non trẻ đó, tuy nhiên qua
nhiều sách báo, tài liệu và nhân chứng sống, cộng với những suy nghĩ của
mình, tôi nhận thấy một điều đó là một chế độ, một nhà nước khác hẳn
với những lời tuyên truyền của cộng sản.
Có một câu hỏi làm tôi day dứt gần 10 năm trời khiến tôi phải tự mình đi tìm câu trả lời cho nó đó là: “Tại sao một chế độ thối nát, được quy chụp là Ngụy quân, ngụy quyền lại được người dân thương nhớ, tiếc nuối?”. Và cuối cùng tôi cũng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó trong bài này đó là “Việt Nam Cộng Hòa chỉ là nạn nhân của một chính sách ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt Nam”.
Vì sao tôi nói vậy? Vì không có một chế độ xấu xa nào mà hàng triệu
công dân của nó ở Hải ngoại lẫn những người vẫn còn ở lại trong nước đã
từng sống trong chế độ đó và thân nhân họ, thậm chí những người miền Bắc
có tư duy đều thương tiếc. Con người ta có một tâm lý chung đó là luôn
muốn quên đi cái dĩ vãng xấu xa, không tốt đẹp. Vậy khi hàng triệu người
dù cho phải ly tán vẫn nhớ về nó thì đó không thể là điều xấu xa. Đó
chính là câu trả lời chính xác nhất.
Thật ra bất cứ một xã hội nào cũng có mặt hạn chế, ngay cả nước Mỹ nhân
bản và dân chủ hiện nay cũng còn nhiều mặt cần sửa đổi. Việt Nam Cộng
Hòa không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định thì
những hạn chế đó sẽ dần khắc phục theo thời gian và trong cùng một thời
điểm lịch sử hay thậm chí ngay cả với xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại
thì VNCH xứng đáng dân chủ gấp vạn lần thật sự chứ không nói dối trơ
trẻn của bà Doan. Đó là lý do tôi viết bài này để chứng minh cho bạn đọc
những sự thật về một nhà nước dân chủ non trẻ nhưng đã phải chịu chính
sách ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi viết bài này xin giành tặng cho tất cả bạn đọc với mong muốn:
Với những người yêu VNCH dù đã từng sống hay chỉ biết đến qua sách vở
thì như một lời khẳng định chắc chắn rằng những gì họ đã yêu mến không
hề nhầm lẫn.
Với những người bị lừa dối hi sinh cho đảng cộng sản như thế hệ cha ông
tôi thì như một lời chân tình để giúp họ thật sự nhận ra bản chất của
đảng cộng sản VN và ông Hồ đã lừa dối họ bao lâu này.
Với những người còn vì miếng ăn mà cố gắng lừa bịp dân tộc hãy tỉnh lại
đi, sự thật không thể bị bưng bít được mãi. Đừng tự lừa dối mình và lừa
dối nhân dân nữa, hãy để cho lương tâm con người lên tiếng trong tâm hồn
mình.
Phần 1: Những sự thật về Việt Nam Cộng Hòa
A. Mỹ không hề xâm lược Việt Nam:
Trong bài “Những sự thật cần phải biết - Sự thật về Đại thắng mùa xuân 1975” tôi
đã chứng minh thất bại của VNCH không phải do hèn kém như cộng sản bịa
đặt. Họ bị đồng minh bỏ rơi và bị ép phải chết yểu trong bàn cờ chính
trị Mỹ-Trung cộng-Liên Xô. Mỹ cũng có lỗi của mình trong việc bỏ rơi
đồng minh nhưng cũng nên biết rằng nước Mỹ cần phải tự cứu mình trong
lĩnh vực kinh tế và cũng do chính sách nhân bản, không muốn lún sâu
chiến tranh, đồng thời phần nào đấy là việc họ để cho chính bản thân
những người dân Việt Nam nhận ra sự thật về cộng sản.
Tuy nhiên có một điều rất quan trọng mà tôi phải khẳng định đó là Mỹ
không hề xâm lược Việt Nam như cách đảng cộng sản Việt Nam vẫn tuyên
truyền để lừa bịp lòng yêu nước của nhân dân ta. Tại sao tôi có thể
khẳng định điều này? Xin được trình bày như sau.
Thứ nhất, cho đến giờ phút này dù bất cứ ai cũng có thể
thấy người Mỹ đến Việt Nam không lấy của người Việt Nam dù chỉ là một mm
đất đai, hải đảo. Thậm chí họ còn giúp chúng ta xây dựng một Sài Gòn tự
do và phồn vinh mà ở thời điểm trước năm 1975 là Hòn Ngọc Viễn Đông,
ngay cả Singapore hay HongKong lúc ấy còn phải xếp hàng từ xa. Vậy thì
người Mỹ xâm lược gì ở Việt Nam? Đất không lấy, một giọt dầu cũng không?
Trung cộng trong khi đó thì sao? Trung cộng đã lấy Hoàng Sa - Trường Sa
"nhờ" công hàm bán nước 1958 của ông Chủ tịch nước Hồ Chí Minh và ông
Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 2 - Hồ Chí Minh và vai trò trong công hàm 1958”).
Và còn hàng trăm km biên giới ở Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, hay Boxit
Tây Nguyên. Ai xâm lược đây? Người Mỹ không hề xâm lược Việt Nam như
cách đảng cộng sản vẫn rêu rao, mà kẻ xâm lược nước ta chính là “Đồng chí 16 chữ vàng, 4 tốt, tri ân sâu nặng” của đảng cộng sản Việt Nam. Đây cũng là điều cho thấy đảng cộng sản ngậm máu phun người đối với người Mỹ.
Thứ hai, nếu nói người Mỹ xâm lược Việt Nam thì có nghĩa
là họ phải đổ quân đội vào Việt Nam trước khi đảng cộng sản để lại quân
du kích và cán bộ tại VNCH để nằm vùng và khủng bố nhân dân miền Nam.
Nhưng thực tế lại trái ngược lại. Xin quay lại “Những sự thật không thể chối - phần 13 - Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn!” bạn đọc sẽ thấy rõ.
Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền:
“Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Nhưng thực chất thì sao? Năm 1961 khi ông Ngô Đình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc đó chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường sá...
“Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Nhưng thực chất thì sao? Năm 1961 khi ông Ngô Đình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc đó chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường sá...
Mỹ chỉ bắt đầu đưa quân vào miền Nam từ năm 1965, sau khi ông Ngô Đình
Diệm qua đời do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp
quân sự. Điều này ai cũng biết cả. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam
sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 và để giúp VNCH chống lại cuộc chiến
đang ngày càng leo thang của cộng sản ở miền Nam. Cho đến năm 1964 cả về
quân số và trang bị quân sự của VNCH không thể bằng VNDCCH (đã chứng
minh trong “Những sự thật không thể chối - phần 3 - Bác, đảng đã bán những gì và để làm gì?”).
Vậy thì vào thời điểm 20.12.1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở
Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống? Đảng cộng sản phải chống
ai, chống cái gì vào năm 1960? Chính sự mâu thuẫn trong lời nói của cộng
sản cũng cho ta thấy bản chất nói dối, lật lọng trong việc kích động
chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam và cho thấy việc vu khống cho người
Mỹ xâm lược Việt Nam là vô lý.
Thứ ba, hãy nghe người Liên Xô nói về việc Mỹ đổ quân vào
Việt Nam để thấy người anh cả của đảng cộng sản Việt Nam biết rõ người
Mỹ không phải vào Việt Nam “xâm lược” như cách tuyên truyền của đảng
cộng sản Việt Nam. Tài liệu của Liên Xô đăng trong cuốn sách có tên “Một bước đi lớn”
– bởi nhóm tác giả đã từng hoạt động tại KGB và do NXB Quân đội Liên
bang Nga xuất bản năm 1999 nói về hoạt động tình báo của Liên Xô (đã
giới thiệu ở bài “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 13 -Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn!” có đoạn ở 128:
“Người Mỹ chắc chắn không xâm lược Việt
Nam như cách người Pháp thực dân làm trước năm 1945 nhưng Việt Nam phải
là một trong những tiền đồn ngăn cản chủ nghĩa tư bản ở Á Châu bao gồm
Bắc Triều Tiên, Trung Hoa, Afghanistan...”
Thì ra người Liên Xô với những con mắt lão luyện của tình báo KGB đâu có cho rằng người Mỹ xâm lược và đô hộ Việt Nam như cách người Pháp thực dân. Người Liên Xô chỉ lo ngại cho chủ nghĩa cộng sản của họ bị người Mỹ đánh bại chứ họ không nói là người Mỹ xâm lược và đô hộ Việt Nam như cách cộng sản tuyên truyền. Đó là do chính sách ngậm máu phun người của cộng sản nhằm lừa gạt hàng triệu thanh niên bỏ xác vì quyền lợi của chóp bu cộng sản mà thôi. Đó chính là một trong những chiêu bài núp bóng “Giải phóng dân tộc” mà ông Hồ cùng đảng cộng sản thực hiện để nhuộm đỏ Việt Nam cho âm mưu của Trung cộng.
Thì ra người Liên Xô với những con mắt lão luyện của tình báo KGB đâu có cho rằng người Mỹ xâm lược và đô hộ Việt Nam như cách người Pháp thực dân. Người Liên Xô chỉ lo ngại cho chủ nghĩa cộng sản của họ bị người Mỹ đánh bại chứ họ không nói là người Mỹ xâm lược và đô hộ Việt Nam như cách cộng sản tuyên truyền. Đó là do chính sách ngậm máu phun người của cộng sản nhằm lừa gạt hàng triệu thanh niên bỏ xác vì quyền lợi của chóp bu cộng sản mà thôi. Đó chính là một trong những chiêu bài núp bóng “Giải phóng dân tộc” mà ông Hồ cùng đảng cộng sản thực hiện để nhuộm đỏ Việt Nam cho âm mưu của Trung cộng.
Thứ tư, thật ra mong muốn người Mỹ vào Việt Nam đổ quân để
tạo cớ người Mỹ xâm lược Việt Nam cũng nằm trong âm mưu của Trung cộng
chỉ đạo cho ông Hồ và đảng cộng sản Việt Nam thực hiện. Trong cuốn sách “MAO: The Unknown Story” của
tác giả Jung Chang và Jon Halliday được phát hành năm 2005 do hai nhà
xuất bản Anchor Books và Random House xuất bản, ở trang 470 có đoạn:
“Có một nơi gần Trung Quốc, nơi đã có người Mỹ, đó là Việt Nam. Cuối năm 1963, miền Nam Việt Nam có khoảng 15,000 cố vấn quân sự Mỹ. Kế hoạch của Mao là tạo tình huống làm cho Mỹ phải gởi thêm quân đội vào miền Nam…”
“Có một nơi gần Trung Quốc, nơi đã có người Mỹ, đó là Việt Nam. Cuối năm 1963, miền Nam Việt Nam có khoảng 15,000 cố vấn quân sự Mỹ. Kế hoạch của Mao là tạo tình huống làm cho Mỹ phải gởi thêm quân đội vào miền Nam…”
Thế là đúng ra năm 1963, Trung cộng cũng nhận thấy người Mỹ chỉ có 15000 cố vấn mà thôi. Và chính Mao muốn ông Hồ phải “tạo tình huống”
để người Mỹ phải đổ quân vào Việt Nam. Đó chính là việc cố tình tạo ra
“kẻ thù” xâm lược để có cớ đánh VNCH và đổ tội cho người Mỹ xâm lược
Việt Nam của Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh.
Thứ năm, thêm một đồng minh của VNDCCH khẳng định người Mỹ
không hề xâm lược Việt Nam như cách đảng cộng sản tuyên truyền cho thấy
những gì chúng ta đã và đang được nghe đảng cộng sản chỉ là lừa bịp.
Trong cuốn sách có tên “Đối nghịch” của tác giả J. Leroy - một nhà hoạt động xã hội người Pháp và cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp (giới thiệu ở bài “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 14 - Ai làm cho Huế đau thương?”).
Cuốn sách của ông đi sâu phân tích về tính chất đối lập của đảng cộng
sản và các đảng phái khác và dẫn chứng về cuộc chiến Việt nam như là một
sự đối nghịch đỉnh điểm về ý thức hệ. Trong trang 187 của cuốn sách in
năm 2000 tại Pháp có nội dung trích như sau:
“Một cuộc chiến tại Việt Nam là điều mà Hoa Kỳ không mong muốn, họ đến với Việt Nam khác hẳn lũ người độc ác của chúng ta trước đây. Nhưng họ phải đổ quân vào vì họ không muốn Liên Xô bành trướng tư tưởng của Mác, Lê Nin…”
Tác giả cộng sản Pháp này rất trung thực trong việc đánh giá người Mỹ không xâm lược Việt Nam như chính thực dân Pháp trước năm 45 mà họ chỉ vào Việt Nam trong tình thế bắt buộc chống lại sự bành trướng tư tưởng đỏ của Liên Xô.
“Một cuộc chiến tại Việt Nam là điều mà Hoa Kỳ không mong muốn, họ đến với Việt Nam khác hẳn lũ người độc ác của chúng ta trước đây. Nhưng họ phải đổ quân vào vì họ không muốn Liên Xô bành trướng tư tưởng của Mác, Lê Nin…”
Tác giả cộng sản Pháp này rất trung thực trong việc đánh giá người Mỹ không xâm lược Việt Nam như chính thực dân Pháp trước năm 45 mà họ chỉ vào Việt Nam trong tình thế bắt buộc chống lại sự bành trướng tư tưởng đỏ của Liên Xô.
Kết luận: Một kẻ đi
xâm lược không thể là kẻ đổ quân vào sau khi đồng minh của họ bị khủng
bố. Người Mỹ chỉ đổ quân vào để giúp đồng minh chống lại chủ nghĩa cộng
sản bạo tàn và độc tài. Người Mỹ chỉ là một “kẻ thù” được dựng lên với mục đích lừa dối dân tộc trong chiêu bài “Chống Mỹ cứu nước” của đảng cộng sản. Việc tạo ra một kẻ “xâm lược” giả tưởng này không khác gì việc người ta cố tình dựng lên một hình ảnh “thế lực thù địch” để nói về đội ngũ đấu tranh dân chủ hiện nay ở Việt Nam hay bóng ma “thế lực thù địch” đang làm đảng “tự diễn biến”.
Một kẻ đi xâm lược không thể không áp bức, bóc lột và lấy đất đai, tài
nguyên của chúng ta. Người Mỹ thì không làm điều đó, vậy họ không thể là
kẻ xâm lược.
Người Mỹ đến Việt Nam với mục đích chống lại sự bành trướng chủ nghĩa
cộng sản trên thế giới và giúp VNCH chống lại làn sóng khủng bố của đảng
cộng sản gieo rắc tại Miền Nam. Họ không hề xâm lược Việt Nam như cách
đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền, họ cũng là nạn nhân của một chính
sách ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt Nam.
B. Việt Nam Cộng Hòa không phải là chế độ Ngụy Quân, Ngụy Quyền:
Nếu không có kẻ xâm lược thì làm gì có kẻ làm tay sai “ngụy quân, ngụy quyền”?
Như phần A tôi đã chứng minh những tác giả trung lập và ngay cả những
người cộng sản Pháp, Liên Xô trong những nghiên cứu nghiêm túc của mình
đã công nhận người Mỹ không hề xâm lược Việt Nam đúng nghĩa. Vậy thì
những người đồng minh của họ là VNCH có phải là tay sai bán nước như
cộng sản nhồi nhét vào đầu chúng ta hay không? Không. Hoàn toàn không
phải. Đó là một chế độ dân chủ non trẻ nhưng mang trong mình những tư
tưởng và ý niệm tốt đẹp cho nhân dân. Tôi xin khẳng định thông qua phần B
này.
Nói như bà Dương Thu Hương một nữ văn sĩ miền Bắc theo đoàn quân của CS Bắc Việt vào Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 thì “Đó
mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã
thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là
bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt nam phạm phải...” Và
chính ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng của CHXHCNVN cũng phải thốt lên
cái ngày 30/4 là ngày mà VNCH chính thức mất đi trên danh nghĩa nhưng
còn mãi tồn tại trong lòng người yêu dân chủ, tự do “Ngày của triệu người buồn.”
1. VNCH có nền kinh tế phát triển hơn hẳn VNDCCH:
Tại miền Nam dưới sự lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm, cùng sự hỗ trợ của
Hoa Kỳ nhằm khôi phục kinh tế và nâng cao dân trí, trong thời điểm miền
Bắc có cải cách ruộng đất gây tai họa thì miền Nam cũng có Cải cách điền
địa và “Người cày có ruộng” mang lại niềm vui cho nhân dân.
Chính vì có những chính sách hợp lý, chế độ dân chủ nên nửa trong của
Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Bằng chứng là Sài Gòn được coi là “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Ngay sau khi ông Diệm bị giết hại thì nền Đệ nhị Cộng hòa cũng đã có
những nối tiếp nền Đệ nhất Cộng hòa để đem lại đời sống no ấm cho nhân
dân miền Nam. Dù có khó khăn do chiến tranh liên miên, đảng cộng sản cho
quân du kích nằm vùng đặt bom, phá đường, tài sát dân lành thì nền kinh
tế vẫn được duy trì một đời sống hơn hẳn so với VNDCCH. Bạn đọc hãy
cùng tôi điểm lại những tài liệu để thấy sự thật này.
- Giai đoạn 1954-1956: Công nghiệp khá nghèo nàn với số lượng nhà máy ít ỏi có từ thời Pháp thuộc.
- Giai đoạn 1957-1967: là giai đoạn bùng nổ của công nghiệp nhờ
chính sách công nghiệp tích cực của chính quyền và nhờ các biện pháp bảo
hộ nền công nghiệp trong nước.
- Giai đoạn 1967-1972: có sự phân hóa rõ rệt giữa các phân ngành.
Những phân ngành như sản xuất đường và dệt không được bảo vệ nữa nên bị
hàng ngoại tràn ngập bóp chết. Trong khi đó, những ngành như chế biến
thực phẩm phục vụ quân nhu, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng lại phát
triển mạnh. Đặc biệt, ngành luyện kim phát triển rất nhanh mặc dù miền
Nam Việt Nam không có những mỏ kim loại. Chính phế thải kim loại của
chiến tranh mới là nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ cho ngành luyện kim.
Trên cơ sở sự phát triển của ngành luyện kim, ngành gia công kim loại
cũng phát triển vượt bậc.
- Giai đoạn sau 1972: Các ngành luyện kim và điện vẫn phát triển
với nhiều nhà máy mới được xây dựng. Còn các ngành sản xuất vật liệu xây
dựng là những ngành suy giảm mạnh. Cơ cấu công nghiệp của Việt Nam Cộng
Hòa tại thời điểm 1973 cho thấy công nghiệp của Việt Nam Cộng Hòa chủ
yếu là công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nặng và hóa chất mới ở trình độ sơ
khai. Nguyên liệu cho ngành chế tạo chủ yếu phải nhập khẩu từ nước
ngoài.
- Năm 1973, chính phủ đã tổ chức 2 vòng đấu thầu khai thác dầu lửa ngoài
khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đã tham
gia, bất chấp là tình hình an ninh chưa ổn định. Chính phủ cấp giấy phép
cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác 13 địa điểm trong một khu
vực 82.000 km² mới chỉ là 16% của thềm lục địa. Tới tháng 10, 1974 hãng
Mobil khoan mỏ Bạch Hổ, tại lô 04-TLD, tìm được dầu dưới độ sâu trên
2,7 km. Ước tính là vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 giàn khoan. Sản xuất
một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu muộn lắm là vào cuối năm 1977.
Các Công ty dầu đề nghị Chính phủ hai điểm: thứ nhất, cho công ty đào
ngay mà không phải qua thủ tục đấu thầu, hành chánh; thứ hai, khi khai
thác được dầu sẽ chia đôi, một nửa cho công ty, một nửa cho Chính phủ.
Sau 1975, các mỏ dầu này do Liên doanh Vietsopetro của Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam quản lý và khai thác.
Bác nằm trong rác !
Ở Mông Cổ thì tượng Lenin bị kéo đổ
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...mongolia.shtml
Còn ở VN thì tượng bác bị quăng ở đống rác
Sáng chủ nhật đi ăn phở, vợ bảo anh ơi người ta vứt cái tượng bác Hồ to lắm ở đống rác. Lật đật chạy về lấy cái máy ảnh. Chụp xong nhìn lại rồi ngẫm nghĩ về câu chuyện gìn giữ, tuyên truyền và chuyển giao những giá trị xã hội. Vẫn nhớ mãi câu chửi của bà cụ ” Tiên sư chúng nó chứ! cơ quan đấy cháu ạ!” Mình cũng không biết nói gì hơn, chỉ giúp được bà quay tượng Bác lại với đời rồi về.
Chụp lại vài hình ảnh để kỷ niệm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...mongolia.shtml
Còn ở VN thì tượng bác bị quăng ở đống rác
Sáng chủ nhật đi ăn phở, vợ bảo anh ơi người ta vứt cái tượng bác Hồ to lắm ở đống rác. Lật đật chạy về lấy cái máy ảnh. Chụp xong nhìn lại rồi ngẫm nghĩ về câu chuyện gìn giữ, tuyên truyền và chuyển giao những giá trị xã hội. Vẫn nhớ mãi câu chửi của bà cụ ” Tiên sư chúng nó chứ! cơ quan đấy cháu ạ!” Mình cũng không biết nói gì hơn, chỉ giúp được bà quay tượng Bác lại với đời rồi về.
Chụp lại vài hình ảnh để kỷ niệm.
Thương hiệu Việt tan vỡ: Biếu không Tribeco cho DN ngoại
Kết cục buồn
Ngày 24/8 vừa qua, Đại hội bất thường Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco Sài Gòn) đã thống nhất giải thể DN. Đây thực sự là cú "sốc" lớn bởi nhiều người không ngờ rằng một thương hiệu mạnh lại có kết cục buồn như vậy.
Hội đồng quản trị công ty sẽ mua lại cổ phần trôi nổi với giá 2.300 đồng một cổ phần. Từ tháng 9, mọi hoạt động của Tribeco Sài Gòn đã được chuyển sang cho Tribeco Bình Dương (công ty 100% vốn nước ngoài được sở hữu bởi Tập đoàn Uni-President, cổ đông lớn nhất của Tribeco Sài Gòn trước khi giải thể) tiếp quản. Như vậy lại thêm một thương hiệu lớn của DN Việt Nam bị thâu tóm như thế người ta dâng tên tuổi uy tín 20 năm này cho DN ngoại một cách dễ dàng.
Tribeco là thương hiệu quen thuộc với nhiều người tiêu dùng nội địa. Trong hơn 20 năm có mặt trên thị trường thì có đến 11 năm liền, Tribeco lọt vào danh sách Hàng Việt Nam chất lượng cao. Thậm chí, sản phẩm sữa đậu nành và nước ngọt có gas của Tribeco còn được đề xuất chọn làm sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP.HCM (really ? dumb people make dump decisions)
Tribeco là một trong những DN lên sàn chứng khoán ngay từ những ngày đầu tiên. Cổ tức tiền mặt hàng năm duy trì đều đặn ở mức 15% - 18%. Vì điều này, suốt một thời gian dài, cổ phiếu TRI trở thành hàng "hot" được săn đón bởi các quỹ đầu tư tên tuổi .
Năm 2005, lãnh đạo của Tribeco nhận ra rằng, nếu không hợp tác để đẩy mạnh sự phát triển thì sẽ bị các đối thủ nước ngoài “tiêu diệt”. Vì vậy, Tribeco đã bắt tay hợp tác với cổ đông lớn là Công ty cổ phần Bánh kẹo Kinh Đô (KDC) thông qua việc bán lại 35% cổ phần cho KDC. Điều này, lúc đó được xem là tốt cho cả hai phía với những giá trị cộng hưởng hứa hẹn. Hai năm sau, Tribeco tiếp tục hợp tác với đối tác chiến lược Uni-President.
Được hậu thuẫn bởi hai “đại gia” tầm cỡ ngành thực phẩm, cổ đông Tribeco có lý do để kỳ vọng DN sẽ có những đột phá về doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, ngược lại, kết thúc năm tài chính 2008, Tribeco gây ra cú "sốc" lớn với toàn thị trường khi công bố lỗ 145 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5,32 tỷ đồng dù 3 quý đầu năm báo lãi. Sau cú "sốc" đó, Tribeco bắt đầu “mất lái”, liên tiếp 12/13 quý sau đó toàn thua lỗ. Quý duy nhất có lãi là từ thu nhập bất thường của hoạt động chuyển nhượng cổ phần.
Tính đến cuối năm 2011, Tribeco lỗ lũy kế tới 300 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu. Theo thông báo của Tribeco tại đại hội cổ đông, 7 tháng đầu năm 2012, công ty lỗ khoảng 100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 126 tỷ đồng.
Biếu không cho nước ngoài
Một chuyên gia kinh tế cho rằng Tribeco đã trở thành nạn nhân trong cuộc chơi đầy toan tính của các “ông lớn”, đặc biệt là một nhà đầu tư nước ngoài đầy kinh nghiệm như Uni-President. Với việc đẩy Tribeco rơi vào cảnh buộc phải giải thể, nhà đầu tư nước ngoài này được độc chiếm thương hiệu Tribeco.
Sau khi hợp tác với Kinh Đô, với tham vọng đưa Tribeco lên tầm cao mới, hai bên đã góp vốn đầu tư xây dựng nhà máy Tribeco Bình Dương (2006) và Tribeco miền Bắc (2007), trong đó Tribeco đều góp 80% vốn cho cả hai dự án, phần còn lại là của KDC.
Tuy nhiên, theo đánh giá thì do chiến lược sai lầm, hai nhà máy này không những không phát huy hiệu quả mà đẩy Tribeco vào cảnh nợ nần và trượt dài. Hậu quả là khi Nhà máy Tribeco Bình Dương đưa vào hoạt động cuối năm 2007 với công suất hơn 40 triệu két/năm và tiếp theo là Nhà máy Tribeco miền Bắc vào năm 2008 nhưng sản lượng tiêu thụ của Tribeco ngày càng “teo” lại. Theo số liệu của Tribeco, trong năm 2005 DN này tiêu thụ được khoảng 8,14 triệu két, nhưng từ năm 2007-2010 sản lượng tiêu thụ chỉ xoay quanh con số 6 triệu két/năm.
Trong tình thế lỗ, đi vay vốn để cầm cự, Tribeco còn phải gánh vác nợ và các khoản chi cho Tribeco Bình Dương và Tribeco miền Bắc. Không những thế, khi vẫn đang còng lưng trả lãi cho các khoản vốn vay đầu tư các nhà máy, Tribeco lại vung tay đầu tư mua cổ phiếu KDC, Kidos và Sabeco.
Đầu tư tài chính, chi phí lãi vay khi đầu tư dự án, việc trích lập dự phòng nợ khó đòi kết hợp với chi phí lập kênh phân phối, chi phí khi tung sản phẩm mới ra thị trường... khiến Công ty thua lỗ lớn (this is the reason why)
Và khi Tribeco Bình Dương thua lỗ nặng vào cuối năm 2008, Tribeco Sài Gòn sau đó đã dần dần bán hết phần vốn còn lại trong Tribeco Bình Dương cho chính Uni-President Việt Nam. Năm 2010, Tribeco Sài Gòn bán hết cổ phần ở Tribeco miền Bắc.
Ngoài ra, sau khi Tribeco Bình Dương đi vào hoạt động, Tribeco Sài Gòn đã quyết định đóng cửa hai nhà máy cũ tại TP.HCM. Như vậy, với việc giảm tỉ lệ nắm giữ và sau đó là bán hết vốn trong Tribeco Bình Dương, Tribeco Sài Gòn chỉ giữ vai trò là nhà bán hàng, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn hàng do Tribeco Bình Dương cung cấp, mà thực chất là của Uni-President Việt Nam.
Một công ty đang ăn nên làm ra như Tribeco lẽ ra khi kết hợp với 2 đối tác lớn thì phải mạnh lên, thế nhưng, thực tế lại thua lỗ liên tục và dẫn đến giải thể, những công ty liên kết dần thuộc về tập đoàn nước ngoài từng là đối tác của mình, đây là điều thật khó hiểu. Từ đó, dư luận trong giới đầu tư cho rằng Uni-President đã có chủ đích thâu tóm và phải chăng chính một số cổ đông lớn đã tiếp tay?
Trong đại hội cổ đông thường niên diễn ra cuối tháng 6/2012 của Tribeco, toàn bộ người của Kinh Đô đã đồng loạt từ nhiệm, nhường chỗ cho người của Uni-President. Thành viên HĐQT người Việt Nam sau đó cũng đã từ nhiệm. Kinh Đô thoái vốn hoàn toàn khỏi Tribeco. Như vậy, Tập đoàn Đài Loan nay đang kiểm soát toàn bộ thương hiệu nước giải khát Việt Nam.
Uni-President Việt Nam nắm quyền chi phối và sở hữu 100% Tribeco Bình Dương, giờ ung dung hưởng lợi. Với việc đẩy Tribeco rơi vào cảnh buộc phải giải thể, nhà đầu tư nước ngoài này được độc chiếm thương hiệu Tribeco gắn với “đuôi” Bình Dương, chưa kể còn được hưởng một thị phần đáng kể của sản phẩm này mà không phải tốn một đồng để xây dựng thương hiệu.
Sau khi khai tử thương hiệu Tribeco Sài Gòn, Tập đoàn Uni-President đã lên kế hoạch giải quyết cho những CBNV ở Sài Gòn có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Bình Dương. Cán bộ nhân viên của Tribeco Sài Gòn đã không khỏi ngậm ngùi tiếc nuối cho một thương hiệu của Việt Nam đã được dày công xây dựng trong hơn 20 năm qua, đến nay hoàn toàn nằm trong tay nhà đầu tư nước ngoài. Câu hỏi mà họ băn khoăn chính là, khi đã nằm trong tay nước ngoài, số phận thương hiệu Tribeco sẽ như thế nào? Liệu có theo chân của một loạt các thương hiệu mạnh Việt Nam trước kia đã bị khai tử?
Ngày 24/8 vừa qua, Đại hội bất thường Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco Sài Gòn) đã thống nhất giải thể DN. Đây thực sự là cú "sốc" lớn bởi nhiều người không ngờ rằng một thương hiệu mạnh lại có kết cục buồn như vậy.
Hội đồng quản trị công ty sẽ mua lại cổ phần trôi nổi với giá 2.300 đồng một cổ phần. Từ tháng 9, mọi hoạt động của Tribeco Sài Gòn đã được chuyển sang cho Tribeco Bình Dương (công ty 100% vốn nước ngoài được sở hữu bởi Tập đoàn Uni-President, cổ đông lớn nhất của Tribeco Sài Gòn trước khi giải thể) tiếp quản. Như vậy lại thêm một thương hiệu lớn của DN Việt Nam bị thâu tóm như thế người ta dâng tên tuổi uy tín 20 năm này cho DN ngoại một cách dễ dàng.
Tribeco là thương hiệu quen thuộc với nhiều người tiêu dùng nội địa. Trong hơn 20 năm có mặt trên thị trường thì có đến 11 năm liền, Tribeco lọt vào danh sách Hàng Việt Nam chất lượng cao. Thậm chí, sản phẩm sữa đậu nành và nước ngọt có gas của Tribeco còn được đề xuất chọn làm sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP.HCM (really ? dumb people make dump decisions)
Tribeco là một trong những DN lên sàn chứng khoán ngay từ những ngày đầu tiên. Cổ tức tiền mặt hàng năm duy trì đều đặn ở mức 15% - 18%. Vì điều này, suốt một thời gian dài, cổ phiếu TRI trở thành hàng "hot" được săn đón bởi các quỹ đầu tư tên tuổi .
Năm 2005, lãnh đạo của Tribeco nhận ra rằng, nếu không hợp tác để đẩy mạnh sự phát triển thì sẽ bị các đối thủ nước ngoài “tiêu diệt”. Vì vậy, Tribeco đã bắt tay hợp tác với cổ đông lớn là Công ty cổ phần Bánh kẹo Kinh Đô (KDC) thông qua việc bán lại 35% cổ phần cho KDC. Điều này, lúc đó được xem là tốt cho cả hai phía với những giá trị cộng hưởng hứa hẹn. Hai năm sau, Tribeco tiếp tục hợp tác với đối tác chiến lược Uni-President.
Được hậu thuẫn bởi hai “đại gia” tầm cỡ ngành thực phẩm, cổ đông Tribeco có lý do để kỳ vọng DN sẽ có những đột phá về doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, ngược lại, kết thúc năm tài chính 2008, Tribeco gây ra cú "sốc" lớn với toàn thị trường khi công bố lỗ 145 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5,32 tỷ đồng dù 3 quý đầu năm báo lãi. Sau cú "sốc" đó, Tribeco bắt đầu “mất lái”, liên tiếp 12/13 quý sau đó toàn thua lỗ. Quý duy nhất có lãi là từ thu nhập bất thường của hoạt động chuyển nhượng cổ phần.
Tính đến cuối năm 2011, Tribeco lỗ lũy kế tới 300 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu. Theo thông báo của Tribeco tại đại hội cổ đông, 7 tháng đầu năm 2012, công ty lỗ khoảng 100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 126 tỷ đồng.
Biếu không cho nước ngoài
Một chuyên gia kinh tế cho rằng Tribeco đã trở thành nạn nhân trong cuộc chơi đầy toan tính của các “ông lớn”, đặc biệt là một nhà đầu tư nước ngoài đầy kinh nghiệm như Uni-President. Với việc đẩy Tribeco rơi vào cảnh buộc phải giải thể, nhà đầu tư nước ngoài này được độc chiếm thương hiệu Tribeco.
Sau khi hợp tác với Kinh Đô, với tham vọng đưa Tribeco lên tầm cao mới, hai bên đã góp vốn đầu tư xây dựng nhà máy Tribeco Bình Dương (2006) và Tribeco miền Bắc (2007), trong đó Tribeco đều góp 80% vốn cho cả hai dự án, phần còn lại là của KDC.
Tuy nhiên, theo đánh giá thì do chiến lược sai lầm, hai nhà máy này không những không phát huy hiệu quả mà đẩy Tribeco vào cảnh nợ nần và trượt dài. Hậu quả là khi Nhà máy Tribeco Bình Dương đưa vào hoạt động cuối năm 2007 với công suất hơn 40 triệu két/năm và tiếp theo là Nhà máy Tribeco miền Bắc vào năm 2008 nhưng sản lượng tiêu thụ của Tribeco ngày càng “teo” lại. Theo số liệu của Tribeco, trong năm 2005 DN này tiêu thụ được khoảng 8,14 triệu két, nhưng từ năm 2007-2010 sản lượng tiêu thụ chỉ xoay quanh con số 6 triệu két/năm.
Trong tình thế lỗ, đi vay vốn để cầm cự, Tribeco còn phải gánh vác nợ và các khoản chi cho Tribeco Bình Dương và Tribeco miền Bắc. Không những thế, khi vẫn đang còng lưng trả lãi cho các khoản vốn vay đầu tư các nhà máy, Tribeco lại vung tay đầu tư mua cổ phiếu KDC, Kidos và Sabeco.
Đầu tư tài chính, chi phí lãi vay khi đầu tư dự án, việc trích lập dự phòng nợ khó đòi kết hợp với chi phí lập kênh phân phối, chi phí khi tung sản phẩm mới ra thị trường... khiến Công ty thua lỗ lớn (this is the reason why)
Và khi Tribeco Bình Dương thua lỗ nặng vào cuối năm 2008, Tribeco Sài Gòn sau đó đã dần dần bán hết phần vốn còn lại trong Tribeco Bình Dương cho chính Uni-President Việt Nam. Năm 2010, Tribeco Sài Gòn bán hết cổ phần ở Tribeco miền Bắc.
Ngoài ra, sau khi Tribeco Bình Dương đi vào hoạt động, Tribeco Sài Gòn đã quyết định đóng cửa hai nhà máy cũ tại TP.HCM. Như vậy, với việc giảm tỉ lệ nắm giữ và sau đó là bán hết vốn trong Tribeco Bình Dương, Tribeco Sài Gòn chỉ giữ vai trò là nhà bán hàng, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn hàng do Tribeco Bình Dương cung cấp, mà thực chất là của Uni-President Việt Nam.
Một công ty đang ăn nên làm ra như Tribeco lẽ ra khi kết hợp với 2 đối tác lớn thì phải mạnh lên, thế nhưng, thực tế lại thua lỗ liên tục và dẫn đến giải thể, những công ty liên kết dần thuộc về tập đoàn nước ngoài từng là đối tác của mình, đây là điều thật khó hiểu. Từ đó, dư luận trong giới đầu tư cho rằng Uni-President đã có chủ đích thâu tóm và phải chăng chính một số cổ đông lớn đã tiếp tay?
Trong đại hội cổ đông thường niên diễn ra cuối tháng 6/2012 của Tribeco, toàn bộ người của Kinh Đô đã đồng loạt từ nhiệm, nhường chỗ cho người của Uni-President. Thành viên HĐQT người Việt Nam sau đó cũng đã từ nhiệm. Kinh Đô thoái vốn hoàn toàn khỏi Tribeco. Như vậy, Tập đoàn Đài Loan nay đang kiểm soát toàn bộ thương hiệu nước giải khát Việt Nam.
Uni-President Việt Nam nắm quyền chi phối và sở hữu 100% Tribeco Bình Dương, giờ ung dung hưởng lợi. Với việc đẩy Tribeco rơi vào cảnh buộc phải giải thể, nhà đầu tư nước ngoài này được độc chiếm thương hiệu Tribeco gắn với “đuôi” Bình Dương, chưa kể còn được hưởng một thị phần đáng kể của sản phẩm này mà không phải tốn một đồng để xây dựng thương hiệu.
Sau khi khai tử thương hiệu Tribeco Sài Gòn, Tập đoàn Uni-President đã lên kế hoạch giải quyết cho những CBNV ở Sài Gòn có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Bình Dương. Cán bộ nhân viên của Tribeco Sài Gòn đã không khỏi ngậm ngùi tiếc nuối cho một thương hiệu của Việt Nam đã được dày công xây dựng trong hơn 20 năm qua, đến nay hoàn toàn nằm trong tay nhà đầu tư nước ngoài. Câu hỏi mà họ băn khoăn chính là, khi đã nằm trong tay nước ngoài, số phận thương hiệu Tribeco sẽ như thế nào? Liệu có theo chân của một loạt các thương hiệu mạnh Việt Nam trước kia đã bị khai tử?
Ngỡ ngàng bò viên tẩm hóa chất
Món hổ lốn
Vợ chồng chị Thúy từ Bến Tre dạt lên TPHCM đã hơn chục năm nay làm công cho một cơ sở chế biến bò viên ở quận 6. Sau nhiều năm học hỏi, thấy công việc này đem lại lợi nhuận cao, 2 người đã quyết định “ra riêng” bằng cách thuê một căn nhà nhỏ nằm trong hẻm đường Phạm Thế Hiển, quận 8 để “sản xuất”. Do biết nhau từ trước nên chị Thúy đã đồng ý cho tôi “tận mắt chứng kiến” các công đoạn sản xuất món bò viên mà theo chị, hầu như cơ sở nào cũng làm như vậy.
Một mẻ bò viên gồm 50 kg thịt bò nguyên liệu. Nói là thịt bò cho oai chứ thực chất chỉ là mớ thịt nát, gân, lòng và bạc nhạc có dính chút thịt. Nguyên liệu này được chồng chị Thúy mua từ một mối ở huyện Củ Chi, sau khi chủ lò giết mổ đã lọc hết phần ngon bán cho bạn hàng. Nhìn kỹ trong rổ thịt, có cả những con giun sán màu trắng đục nằm dài theo thớ gân mà nếu chúng không ngóc đầu ngọ nguậy thì ai cũng tưởng là gân bò. Cùng với 50 kg “thịt bò” kể trên là 15 kg thịt heo vụn, 10 kg mỡ heo và 20 kg mỡ cá tạp sẽ được trộn lẫn làm nguyên liệu chính.
Xúc từng khay nguyên liệu (lúc này chị Thúy gọi là mộc), chị cho vào máy tạo viên. Chỉ cần bật công tắc là chiếc máy hoạt động liên tục nhả ra những cục bò viên rơi thẳng vào nồi nước nóng chừng 60oC. Ngâm trong nước nóng 600C chừng 3 phút, số bò viên này lại tiếp tục được cho vào nồi nước sôi ngâm tiếp khoảng 5 phút thì vớt ra. Cứ thế, hết đợt này đến đợt khác...
Một vốn 4 lời
Tận mắt chứng kiến các công đoạn để ra bò viên như thế này, tôi rùng mình nghĩ đến đã từng nhiều lần cho gia đình mình ăn món bò viên này. Tôi thắc mắc tại sao không chế biến bò viên theo công thức gia truyền mà ông bà xưa vẫn làm, chị Thúy hạ giọng: “Nếu làm như thế thì thịt bò phải ngon nhưng ăn lại không dai và giòn, ai mà mua. Hơn nữa, giá thành 1 kg bò viên thành phẩm chừng 40.000 đồng, sau khi bỏ cho thương lái khoảng 120.000 đồng, họ bán lẻ ra khoảng 150.000 - 180.000 đồng/kg. Trong khi giá thịt bò hiện lên tới 240.000 đồng/kg lại qua chừng ấy công đoạn thì ăn gì. Mặt khác, bò viên được các tiệm ăn mua nhiều nhất chủ yếu để nấu phở, hủ tiếu nên họ cũng không chấp nhận mua giá cao”.
Vợ chồng chị Thúy từ Bến Tre dạt lên TPHCM đã hơn chục năm nay làm công cho một cơ sở chế biến bò viên ở quận 6. Sau nhiều năm học hỏi, thấy công việc này đem lại lợi nhuận cao, 2 người đã quyết định “ra riêng” bằng cách thuê một căn nhà nhỏ nằm trong hẻm đường Phạm Thế Hiển, quận 8 để “sản xuất”. Do biết nhau từ trước nên chị Thúy đã đồng ý cho tôi “tận mắt chứng kiến” các công đoạn sản xuất món bò viên mà theo chị, hầu như cơ sở nào cũng làm như vậy.
Một mẻ bò viên gồm 50 kg thịt bò nguyên liệu. Nói là thịt bò cho oai chứ thực chất chỉ là mớ thịt nát, gân, lòng và bạc nhạc có dính chút thịt. Nguyên liệu này được chồng chị Thúy mua từ một mối ở huyện Củ Chi, sau khi chủ lò giết mổ đã lọc hết phần ngon bán cho bạn hàng. Nhìn kỹ trong rổ thịt, có cả những con giun sán màu trắng đục nằm dài theo thớ gân mà nếu chúng không ngóc đầu ngọ nguậy thì ai cũng tưởng là gân bò. Cùng với 50 kg “thịt bò” kể trên là 15 kg thịt heo vụn, 10 kg mỡ heo và 20 kg mỡ cá tạp sẽ được trộn lẫn làm nguyên liệu chính.
Nguyên liệu thịt bò vụn. |
.
Đủ loại hóa chất, phụ gia
Bắt tay vào chế biến, thịt bò được ngâm trong thùng nước có pha sẵn hóa chất mà chị Thúy gọi là bột săm pết. Chỉ ngâm khoảng 10 phút, số thịt bò bầy nhầy này đã trở nên hồng tươi và săn chắc. Thợ dùng tay trần bốc từng vốc thịt lớn bỏ vào máy cắt vụn. Chỉ một loáng, 50 kg thịt bò tạp nham đã được xay nát.
Nguồn thịt xay này được đưa vào máy nghiền xay nhuyễn cùng thịt heo, mỡ heo và cả mỡ cá. Giải thích câu hỏi vì sao trong bò viên lại có cả heo lẫn cá, chị Thúy cười tươi: Thịt bò dù là tạp nham nhưng giá vẫn cao hơn thịt heo gần 2 lần, cao hơn cá đến 4 lần nên phải trộn thịt, mỡ heo, mỡ cá vào để hạ giá thành, bán mới có lời. Hơn nữa, có trộn như vậy, bò viên sẽ ngon hơn (thịt, mỡ heo và cá tạo độ béo, mềm cho viên bò).
Khi tất cả số nguyên liệu trên đã được xay nhuyễn, bàn tay phù phép của chị Thúy bắt đầu lôi trong thùng ra đủ các loại bịch “phụ gia” lớn, nhỏ. Nào là bột tạo dẻo, bột tạo dính, bột tạo săn chắc làm cứng, bột độn, bột bảo quản, bột tạo trắng, hàn the, hương bò, hương nước mắm, hương tỏi, đường hóa học, muối đỏ, bột ngọt và màu thịt bò. Tất cả đều được trộn lẫn và đưa vào máy xay thêm một lần nữa cho đến khi khối nguyên liệu nhuyễn quện lại với nhau.
Đủ loại hóa chất, phụ gia
Bắt tay vào chế biến, thịt bò được ngâm trong thùng nước có pha sẵn hóa chất mà chị Thúy gọi là bột săm pết. Chỉ ngâm khoảng 10 phút, số thịt bò bầy nhầy này đã trở nên hồng tươi và săn chắc. Thợ dùng tay trần bốc từng vốc thịt lớn bỏ vào máy cắt vụn. Chỉ một loáng, 50 kg thịt bò tạp nham đã được xay nát.
Nguồn thịt xay này được đưa vào máy nghiền xay nhuyễn cùng thịt heo, mỡ heo và cả mỡ cá. Giải thích câu hỏi vì sao trong bò viên lại có cả heo lẫn cá, chị Thúy cười tươi: Thịt bò dù là tạp nham nhưng giá vẫn cao hơn thịt heo gần 2 lần, cao hơn cá đến 4 lần nên phải trộn thịt, mỡ heo, mỡ cá vào để hạ giá thành, bán mới có lời. Hơn nữa, có trộn như vậy, bò viên sẽ ngon hơn (thịt, mỡ heo và cá tạo độ béo, mềm cho viên bò).
Khi tất cả số nguyên liệu trên đã được xay nhuyễn, bàn tay phù phép của chị Thúy bắt đầu lôi trong thùng ra đủ các loại bịch “phụ gia” lớn, nhỏ. Nào là bột tạo dẻo, bột tạo dính, bột tạo săn chắc làm cứng, bột độn, bột bảo quản, bột tạo trắng, hàn the, hương bò, hương nước mắm, hương tỏi, đường hóa học, muối đỏ, bột ngọt và màu thịt bò. Tất cả đều được trộn lẫn và đưa vào máy xay thêm một lần nữa cho đến khi khối nguyên liệu nhuyễn quện lại với nhau.
Bò viên được sản xuất từ thịt bò vụn, mỡ heo, mỡ cá (ảnh lớn) |
Xúc từng khay nguyên liệu (lúc này chị Thúy gọi là mộc), chị cho vào máy tạo viên. Chỉ cần bật công tắc là chiếc máy hoạt động liên tục nhả ra những cục bò viên rơi thẳng vào nồi nước nóng chừng 60oC. Ngâm trong nước nóng 600C chừng 3 phút, số bò viên này lại tiếp tục được cho vào nồi nước sôi ngâm tiếp khoảng 5 phút thì vớt ra. Cứ thế, hết đợt này đến đợt khác...
Tận mắt chứng kiến các công đoạn để ra bò viên như thế này, tôi rùng mình nghĩ đến đã từng nhiều lần cho gia đình mình ăn món bò viên này. Tôi thắc mắc tại sao không chế biến bò viên theo công thức gia truyền mà ông bà xưa vẫn làm, chị Thúy hạ giọng: “Nếu làm như thế thì thịt bò phải ngon nhưng ăn lại không dai và giòn, ai mà mua. Hơn nữa, giá thành 1 kg bò viên thành phẩm chừng 40.000 đồng, sau khi bỏ cho thương lái khoảng 120.000 đồng, họ bán lẻ ra khoảng 150.000 - 180.000 đồng/kg. Trong khi giá thịt bò hiện lên tới 240.000 đồng/kg lại qua chừng ấy công đoạn thì ăn gì. Mặt khác, bò viên được các tiệm ăn mua nhiều nhất chủ yếu để nấu phở, hủ tiếu nên họ cũng không chấp nhận mua giá cao”.
Phố Hàn Quốc, Đài Loan giữa làng quê (shameless people)
Tìm đường đến xã Tam Dị, huyện Lục Nam, nơi có “phong trào” xuất khẩu lao động
rầm rộ nhất tỉnh Bắc Giang, chúng tôi cảm nhận được sự nhộn nhịp, năng động của
một mảnh đất đang chuyển mình, thay da đổi thịt từng ngày. Nhà cao tầng xây theo
lối biệt thự mọc lên san sát, ô tô, xe máy tấp nập chạy qua lại từ đầu làng đến
cuối ngõ... Trò chuyện với những người dân trong thôn Đồng Thịnh, chúng tôi được
biết trong xã còn có những “phố Hàn Quốc”, “phố Đài Loan”. Hỏi ra mới biết, đây
là tên để gọi những dãy nhà cao tầng có được nhờ chủ nhân đi lao động ở Hàn Quốc
hay Đài Loan. Bác Thành (70 tuổi, thôn Đồng Thịnh) chỉ tay về dãy nhà cao tầng
bên đường nói: “Mấy căn nhà cao chót vót kia là do lấy chồng Đài Loan mà xây
được đấy. Còn phía đối diện là nhà cô Thu lấy chồng Hàn Quốc rồi đi làm buôn bán
ở Xê-un, giàu lắm”.
Tam Dị không còn là vùng quê thuần nông nghèo khó mà là một “khu phố” sầm uất, đầy đủ dịch vụ nhà hàng, cafe, cửa hàng điện thoại, vàng bạc, cắt tóc gội đầu, mát xa... Dọc theo những con phố Đài Loan, Hàn Quốc vào thời điểm 9h sáng, chúng tôi thấy những chiếc xe ô tô con, xe ga đắt tiền đỗ phía ngoài quán cafe, quán ăn sáng. Chủ nhân của những chiếc xe này không ai khác chính là những người dân trong xã. Bác Thanh tiếp tục câu chuyện với chúng tôi: “Xã tôi bây giờ có cả chục chiếc ô tô con rồi đấy các chú ạ. Cũng chả thấy làm ăn gì to tát mà cũng mua xe này, xe nọ”.
Tìm hiểu về nghề nghiệp của người dân nơi đây, chúng tôi được biết nghề chính của ngươi dân trong xã vẫn là làm ruộng. Chúng tôi thắc mắc, cuộc sống an nhàn, vương giả của người dân “phố Đài Loan”, “Hàn Quốc” không giống với nghề nông vốn chân nấm tay bùn cho lắm, bác Thành cho biết: “Người dân xã này bây giờ làm ruộng “sang” lắm, họ thuê người từ nơi khác đến làm, làm ruộng mà cứ như ông chủ ấy. Thế nên trưa trầy trưa trật rồi mà có chịu ra ngoài đồng đâu, vẫn chén chú chén anh”. Bác Thành giới thiệu với chúng tôi, nổi tiếng ở xã này là gia đình các ông Tạo, ông Bách ở các thôn Đại Lãm, Thanh Giã... có con đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc không chỉ xây nhà lầu, xe hơi mà còn mở cả cửa hàng lớn, siêu thị buôn bán.
Thăm căn nhà của gia đình anh Trần Đình Hương, trưởng thôn Đồng Thịnh, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi căn nhà khang trang, rộng rãi đầy đủ vật dụng gia đình hiện đại không khác gì gia đình khá giả thành phố. Chúng tôi ngắm chiếc tivi LCD 42 inch và dàn karaoke hiện đại kê ngoài phòng khách, ngỏ ý khen chủ nhân của chúng hẳn phải có con mắt tinh tường, anh Hương cười trừ cho biết, ở đây hầu như nhà nào cũng có.
Khi chúng tôi thăm một vài gia đình trong thôn Đồng Thịnh, quả đúng như lời anh Hương nói, hầu như nhà nào cũng có ti vi LCD 42 inch và các loại đầu VCD, karaoke, VTC HD... Vị trưởng thôn này cho hay, gần như 100% số hộ gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động, anh Hương cũng có 3 đứa con đang lao động bên Đài Loan, Hàn Quốc, đảo Síp.
Anh Hương chỉ tay ra trước cửa nhà, phía đầu làng Đồng Thịnh và cho chúng tôi biết đó là những lô đất có giá cao, khoảng 1,5 tỷ đồng/lô 90m2. Còn ông Nguyễn Văn Ba (thôn Đồng Thịnh) thì hào hứng: “Đất ở đây có thể nói là cao nhất nông thôn miền Bắc các anh ạ, nếu không tin “mở mạng” ra tra mà xem”. Anh Hương thêm lời: “Giá đất bây giờ xuống, chứ cách đây một hoặc vài năm trước có người bỏ ra 2 tỷ mua lô đất hơn 70m2”. Anh Hương cho biết, đây là đất miền núi mà có giá vài chục triệu/m2 là do có dự án xây dựng chợ mới, nhưng nguyên nhân quan trọng là việc có nguồn thu cao từ người thân đi xuất khẩu lao động nên người dân cũng “thoáng” hơn trong việc mua đất.
Nhìn lên những ngôi nhà cao tầng cạnh UBND xã, ông Nguyễn Ngọc Lục, Chủ tịch xã Tam Dị cho biết, nhờ xuất khẩu lao động mà kinh tế của người dân trong xã khá giả lên trông thấy. Những người nông dân chân lấm tay bùn giờ vi vu trên những chiếc xe ga đắt tiền, xế hộp đời mới. Tính đến thời điểm năm 2012, xã Tam Dị có gần 2.000 nhân khẩu đi xuất khẩu lao động ở các nước Hàn Quốc, Đài Loan, đảo Síp, Nhật Bản, A rập, Angola... Tính nhẩm ra, mỗi tháng người dân trong xã cũng nhận được khoảng 10 đến 15 tỷ đồng từ người thân gửi về.
Tiếng than sau dòng ngoại tệ
Những làng quê nông thôn nghèo bỗng chốc giàu lên nhờ xuất khẩu lao động đã phải đánh đổi bằng nhiều thứ: gia đình ly tán, con vắng cha, vợ vắng chồng,... Thậm chí xuất hiện những đường dây môi giới đưa người ra nước ngoài bất hợp pháp, đẩy người lao động vào hoản cảnh sống chui, nợ nần.
“Cò lao động” ở Tam Dị nổi tiếng với sự nhanh nhạy nắm bắt thị trường, ngay cả khi thị trường Hàn Quốc không tuyển lao động nữ giới thì “cò” ở đây vẫn nghĩ ra chiêu kết hôn giả để nữ giới đi lao động. Bỏ ra 16.000 USD đến 20.000 USD, người phụ nữ sẽ được kết hôn với người chồng Hàn Quốc và sẽ dễ dàng nhập cư để lao động kiếm tiền.
“Chỉ cần 3 năm là được nhập cư chính thức, lúc đó ly dị chồng Hàn Quốc, mình lại về kết hôn lại với chồng mình” - một tay “cò” tư vấn cho chị Phương – người đã có chồng và đang muốn đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, những trường hợp may mắn được nhập cư Hàn Quốc thì ít, đa số sang đến nơi rồi sống chui lủi, sau đó bị trục xuất về. Lúc này “cò” cũng lặn mất tăm, tiền cọc hàng trăm triệu người lao động vay mượn nộp cho “cò” để được đi, giờ cũng “bay”. Chị Nguyễn Thị Phương (thôn Tân Mùi) sang Hàn Quốc bằng con đường kết hôn giả được vài ngày rồi bị trục xuất về nước. Khoản nợ từ số tiền vay mượn đi xuất khẩu vẫn treo lơ lửng, chưa biết bao giờ mới trả xong.
Chị Nguyễn Thị Thêu (thôn Đồng Thịnh) gạt dòng nước mắt kể lại những ngày sống chui lủi xứ người. Chị Thêu nhớ lại những ngày đầu chân ướt chân ráo sang Hàn Quốc: Tưởng lấy chồng Hàn là được nhập cư luôn, ngờ đâu sang đến nơi mới biết luật của họ yêu cầu mỗi năm, người chồng phải đưa vợ đến làm thủ tục cư trú 1 lần. Khi tôi sang đến nơi, người "chồng" Hàn đưa tôi đi làm thủ tục cư trú 1 năm. Tôi tìm được việc là ở một nhà máy lắp ráp đồ điện tử, mức lương 600 USD. Một năm sau, hạn cư trú hết, tìm lại "chồng" Hàn để gia hạn cư trú nhưng anh ta đã “mất tích”. Môi giới khuyên tôi cứ tạm thời trốn, yên tâm chờ đợi, chắc chắn sẽ tìm được người chồng đến làm thủ tục cư trú.
Kể từ đó, chị Thêu mất việc làm, bắt đầu sống những tháng ngày chui lủi. Không biết tiếng, không có tiền, không giấy tờ tùy thân, trong khi đó, nhà chức trách kiểm tra gắt gao. Cứ chui lủi hết nhà người thân này đến nhà người quen khác, trong khi khoản nợ ở quê nhà trả vẫn chưa xong, chị Thêu xin vào làm công nhân ở một xưởng công nghiệp nhỏ. Cuộc sống chui lủi không cho chị dám bước chân ra ngoài, có bệnh cũng cố chịu, không đi bệnh viện. Mọi sinh hoạt, ăn ngủ ngay tại xưởng cùng những người chung hoàn cảnh. “Ngày nào cảnh sát cũng đi kiểm tra, cứ thấy người ngoại quốc là họ hỏi giấy tờ. Mỗi lần như vậy, chúng tôi lại phải chạy trốn. Nhưng cuối cùng tôi cũng không thể trốn mãi. Tôi bị bắt rồi phải chờ gia đình gửi đủ tiền mua vé máy bay để về nước”, chị Thêu buồn rầu nhớ lại.
Chuyện ngược đời ở xã giàu nhất huyện Lục Nam, tuy là xã có người dân khá giả bậc nhất huyện nhưng thành tích học tập thì xã Tam Dị lại khiêm tốn nhất huyện. Thông thường, khi người dân giàu lên, việc học tập của con cái sẽ được quan tâm hơn, nhưng điều đó không xảy ra ở Tam Dị. Trường THCS Tam Dị luôn có thành tích thấp nhất nhì huyện Lục Nam. Trao đổi với những phụ huynh học sinh, dễ dàng nhận thấy, tư tưởng không cần học cũng giàu ăn sâu vào tư tưởng các vị phụ huynh. Ông Thành, một người dân trong xã kể với chúng tôi về việc học của 3 đứa con: “Nhà tôi có đứa út học tốt, tôi đầu tư cho học đàng hoàng, 2 đứa anh nó học hành kém, tôi cho học vớ vẩn nốt lấy bằng cấp 3 mà đi xuất khẩu lao động”.
Một giáo viên của trường THCS Tam Dị cho rằng, hàng ngày chứng kiến những nhà cao tầng mọc lên nhờ ngoại tệ lao động xuất khẩu nên việc học bị cả phụ huynh và học sinh xem nhẹ. Hơn nữa, nhiều học sinh có bố mẹ đi nước ngoài nên thiếu sự chăm sóc dạy dỗ từ của người lớn, nhiều cháu là học sinh cá biệt. Ông Loan có đứa cháu nội là học sinh cá biệt, sau khi nhà trường mời lên nói chuyện, ông buồn bã than: “Khổ quá, tôi già rồi cháu không sợ, bố mẹ nó mấy năm mới về nhà một lần”.
Ông Trần Đình Hương, trưởng thôn Đồng Thịnh, xã Tam Dị phân trần, khi người ta đi xuất khẩu lao động, nhất là những phụ nữ sẵn sàng ly hôn giả để kết hôn giả không biết họ có nghĩ đến hậu quả sau này không. Hiện nay, xã có khoảng 40 cặp vợ chồng ly hôn hoặc đang trục trặc và 178 cô gái lấy chồng ngoại quốc. Hệ lụy của vấn nạn ly hôn ở vùng quê nghèo không chỉ làm mất đi những giá trị đạo đức truyền thống mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ sau.
Xã Tam Dị nhiều nhà cao tầng mọc lên san sát, được gọi vui là phố Đài Loan, Hàn Quốc. |
Tam Dị không còn là vùng quê thuần nông nghèo khó mà là một “khu phố” sầm uất, đầy đủ dịch vụ nhà hàng, cafe, cửa hàng điện thoại, vàng bạc, cắt tóc gội đầu, mát xa... Dọc theo những con phố Đài Loan, Hàn Quốc vào thời điểm 9h sáng, chúng tôi thấy những chiếc xe ô tô con, xe ga đắt tiền đỗ phía ngoài quán cafe, quán ăn sáng. Chủ nhân của những chiếc xe này không ai khác chính là những người dân trong xã. Bác Thanh tiếp tục câu chuyện với chúng tôi: “Xã tôi bây giờ có cả chục chiếc ô tô con rồi đấy các chú ạ. Cũng chả thấy làm ăn gì to tát mà cũng mua xe này, xe nọ”.
Tìm hiểu về nghề nghiệp của người dân nơi đây, chúng tôi được biết nghề chính của ngươi dân trong xã vẫn là làm ruộng. Chúng tôi thắc mắc, cuộc sống an nhàn, vương giả của người dân “phố Đài Loan”, “Hàn Quốc” không giống với nghề nông vốn chân nấm tay bùn cho lắm, bác Thành cho biết: “Người dân xã này bây giờ làm ruộng “sang” lắm, họ thuê người từ nơi khác đến làm, làm ruộng mà cứ như ông chủ ấy. Thế nên trưa trầy trưa trật rồi mà có chịu ra ngoài đồng đâu, vẫn chén chú chén anh”. Bác Thành giới thiệu với chúng tôi, nổi tiếng ở xã này là gia đình các ông Tạo, ông Bách ở các thôn Đại Lãm, Thanh Giã... có con đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc không chỉ xây nhà lầu, xe hơi mà còn mở cả cửa hàng lớn, siêu thị buôn bán.
Thăm căn nhà của gia đình anh Trần Đình Hương, trưởng thôn Đồng Thịnh, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi căn nhà khang trang, rộng rãi đầy đủ vật dụng gia đình hiện đại không khác gì gia đình khá giả thành phố. Chúng tôi ngắm chiếc tivi LCD 42 inch và dàn karaoke hiện đại kê ngoài phòng khách, ngỏ ý khen chủ nhân của chúng hẳn phải có con mắt tinh tường, anh Hương cười trừ cho biết, ở đây hầu như nhà nào cũng có.
Khi chúng tôi thăm một vài gia đình trong thôn Đồng Thịnh, quả đúng như lời anh Hương nói, hầu như nhà nào cũng có ti vi LCD 42 inch và các loại đầu VCD, karaoke, VTC HD... Vị trưởng thôn này cho hay, gần như 100% số hộ gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động, anh Hương cũng có 3 đứa con đang lao động bên Đài Loan, Hàn Quốc, đảo Síp.
Anh Hương chỉ tay ra trước cửa nhà, phía đầu làng Đồng Thịnh và cho chúng tôi biết đó là những lô đất có giá cao, khoảng 1,5 tỷ đồng/lô 90m2. Còn ông Nguyễn Văn Ba (thôn Đồng Thịnh) thì hào hứng: “Đất ở đây có thể nói là cao nhất nông thôn miền Bắc các anh ạ, nếu không tin “mở mạng” ra tra mà xem”. Anh Hương thêm lời: “Giá đất bây giờ xuống, chứ cách đây một hoặc vài năm trước có người bỏ ra 2 tỷ mua lô đất hơn 70m2”. Anh Hương cho biết, đây là đất miền núi mà có giá vài chục triệu/m2 là do có dự án xây dựng chợ mới, nhưng nguyên nhân quan trọng là việc có nguồn thu cao từ người thân đi xuất khẩu lao động nên người dân cũng “thoáng” hơn trong việc mua đất.
Xã Tam Dị đã có 178 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài |
Nhìn lên những ngôi nhà cao tầng cạnh UBND xã, ông Nguyễn Ngọc Lục, Chủ tịch xã Tam Dị cho biết, nhờ xuất khẩu lao động mà kinh tế của người dân trong xã khá giả lên trông thấy. Những người nông dân chân lấm tay bùn giờ vi vu trên những chiếc xe ga đắt tiền, xế hộp đời mới. Tính đến thời điểm năm 2012, xã Tam Dị có gần 2.000 nhân khẩu đi xuất khẩu lao động ở các nước Hàn Quốc, Đài Loan, đảo Síp, Nhật Bản, A rập, Angola... Tính nhẩm ra, mỗi tháng người dân trong xã cũng nhận được khoảng 10 đến 15 tỷ đồng từ người thân gửi về.
Tiếng than sau dòng ngoại tệ
Những làng quê nông thôn nghèo bỗng chốc giàu lên nhờ xuất khẩu lao động đã phải đánh đổi bằng nhiều thứ: gia đình ly tán, con vắng cha, vợ vắng chồng,... Thậm chí xuất hiện những đường dây môi giới đưa người ra nước ngoài bất hợp pháp, đẩy người lao động vào hoản cảnh sống chui, nợ nần.
“Cò lao động” ở Tam Dị nổi tiếng với sự nhanh nhạy nắm bắt thị trường, ngay cả khi thị trường Hàn Quốc không tuyển lao động nữ giới thì “cò” ở đây vẫn nghĩ ra chiêu kết hôn giả để nữ giới đi lao động. Bỏ ra 16.000 USD đến 20.000 USD, người phụ nữ sẽ được kết hôn với người chồng Hàn Quốc và sẽ dễ dàng nhập cư để lao động kiếm tiền.
“Chỉ cần 3 năm là được nhập cư chính thức, lúc đó ly dị chồng Hàn Quốc, mình lại về kết hôn lại với chồng mình” - một tay “cò” tư vấn cho chị Phương – người đã có chồng và đang muốn đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, những trường hợp may mắn được nhập cư Hàn Quốc thì ít, đa số sang đến nơi rồi sống chui lủi, sau đó bị trục xuất về. Lúc này “cò” cũng lặn mất tăm, tiền cọc hàng trăm triệu người lao động vay mượn nộp cho “cò” để được đi, giờ cũng “bay”. Chị Nguyễn Thị Phương (thôn Tân Mùi) sang Hàn Quốc bằng con đường kết hôn giả được vài ngày rồi bị trục xuất về nước. Khoản nợ từ số tiền vay mượn đi xuất khẩu vẫn treo lơ lửng, chưa biết bao giờ mới trả xong.
Những ngôi nhà kiểu biệt thự như thế này ngày càng nhiều ở xã Tam Dị |
Chị Nguyễn Thị Thêu (thôn Đồng Thịnh) gạt dòng nước mắt kể lại những ngày sống chui lủi xứ người. Chị Thêu nhớ lại những ngày đầu chân ướt chân ráo sang Hàn Quốc: Tưởng lấy chồng Hàn là được nhập cư luôn, ngờ đâu sang đến nơi mới biết luật của họ yêu cầu mỗi năm, người chồng phải đưa vợ đến làm thủ tục cư trú 1 lần. Khi tôi sang đến nơi, người "chồng" Hàn đưa tôi đi làm thủ tục cư trú 1 năm. Tôi tìm được việc là ở một nhà máy lắp ráp đồ điện tử, mức lương 600 USD. Một năm sau, hạn cư trú hết, tìm lại "chồng" Hàn để gia hạn cư trú nhưng anh ta đã “mất tích”. Môi giới khuyên tôi cứ tạm thời trốn, yên tâm chờ đợi, chắc chắn sẽ tìm được người chồng đến làm thủ tục cư trú.
Kể từ đó, chị Thêu mất việc làm, bắt đầu sống những tháng ngày chui lủi. Không biết tiếng, không có tiền, không giấy tờ tùy thân, trong khi đó, nhà chức trách kiểm tra gắt gao. Cứ chui lủi hết nhà người thân này đến nhà người quen khác, trong khi khoản nợ ở quê nhà trả vẫn chưa xong, chị Thêu xin vào làm công nhân ở một xưởng công nghiệp nhỏ. Cuộc sống chui lủi không cho chị dám bước chân ra ngoài, có bệnh cũng cố chịu, không đi bệnh viện. Mọi sinh hoạt, ăn ngủ ngay tại xưởng cùng những người chung hoàn cảnh. “Ngày nào cảnh sát cũng đi kiểm tra, cứ thấy người ngoại quốc là họ hỏi giấy tờ. Mỗi lần như vậy, chúng tôi lại phải chạy trốn. Nhưng cuối cùng tôi cũng không thể trốn mãi. Tôi bị bắt rồi phải chờ gia đình gửi đủ tiền mua vé máy bay để về nước”, chị Thêu buồn rầu nhớ lại.
Chuyện ngược đời ở xã giàu nhất huyện Lục Nam, tuy là xã có người dân khá giả bậc nhất huyện nhưng thành tích học tập thì xã Tam Dị lại khiêm tốn nhất huyện. Thông thường, khi người dân giàu lên, việc học tập của con cái sẽ được quan tâm hơn, nhưng điều đó không xảy ra ở Tam Dị. Trường THCS Tam Dị luôn có thành tích thấp nhất nhì huyện Lục Nam. Trao đổi với những phụ huynh học sinh, dễ dàng nhận thấy, tư tưởng không cần học cũng giàu ăn sâu vào tư tưởng các vị phụ huynh. Ông Thành, một người dân trong xã kể với chúng tôi về việc học của 3 đứa con: “Nhà tôi có đứa út học tốt, tôi đầu tư cho học đàng hoàng, 2 đứa anh nó học hành kém, tôi cho học vớ vẩn nốt lấy bằng cấp 3 mà đi xuất khẩu lao động”.
Một giáo viên của trường THCS Tam Dị cho rằng, hàng ngày chứng kiến những nhà cao tầng mọc lên nhờ ngoại tệ lao động xuất khẩu nên việc học bị cả phụ huynh và học sinh xem nhẹ. Hơn nữa, nhiều học sinh có bố mẹ đi nước ngoài nên thiếu sự chăm sóc dạy dỗ từ của người lớn, nhiều cháu là học sinh cá biệt. Ông Loan có đứa cháu nội là học sinh cá biệt, sau khi nhà trường mời lên nói chuyện, ông buồn bã than: “Khổ quá, tôi già rồi cháu không sợ, bố mẹ nó mấy năm mới về nhà một lần”.
Ông Nguyễn Ngọc Lục, chủ tịch UBND xã Tam Dị. |
Ông Trần Đình Hương, trưởng thôn Đồng Thịnh, xã Tam Dị phân trần, khi người ta đi xuất khẩu lao động, nhất là những phụ nữ sẵn sàng ly hôn giả để kết hôn giả không biết họ có nghĩ đến hậu quả sau này không. Hiện nay, xã có khoảng 40 cặp vợ chồng ly hôn hoặc đang trục trặc và 178 cô gái lấy chồng ngoại quốc. Hệ lụy của vấn nạn ly hôn ở vùng quê nghèo không chỉ làm mất đi những giá trị đạo đức truyền thống mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ sau.
Monday, October 15, 2012
Thỏa hiệp của nồi cơm - Khi nào toàn dân sẽ nổi dậy dành quyền làm chủ đất nước
Sự cuốn dính vào nhau để sống, bám
vào nhau để tồn tại, để làm giàu đã cột chặt nhà nước cộng sản và nhân
dân làm một. Một cuộc hôn nhân bệnh hoạn gượng ép, một thỏa hiệp vì nồi
cơm được hai bên đồng ý ngầm với nhau. Với người dân chỉ để có miếng ăn,
để con cái không đói khổ như trước và có điều kiện đi học, để xây nhà
tích của với những người nhanh nhẹn tháo vác, làm ăn khá giả. Với cán bộ
nhà nước đủ mọi ngành đoàn thể là để kiếm tiền và để làm giàu dựa vào
quyền lực. Tham nhũng trở thành sợi dây màu huyền bí trói ghì mọi người,
mọi giới ở VN cùng tập thể cán bộ nhà nước và treo cả dân tộc lơ lửng
trên bờ vực thẳm...
*
*
Nhìn lại các sự kiện chính trị xảy ra trong những năm gần đây cùng với
những lần dân chúng xuống đường biểu tình đòi nhà nước phải bảo vệ toàn
vẹn biển đảo của tiền nhân, đòi công lý và tự do, số người trực tiếp
tham gia chưa đáng kể hay nói rõ hơn còn quá ít để bó buộc nhà nước phải
lúng túng phải ngồi vào bàn đối thoại giải quyết.
Với những đòi hỏi nhà nước cộng sản phải tôn trọng công lý và sự thật
thường chỉ diễn ra trong khuôn viên một giáo xứ nào đó dưới hình thức
cầu nguyện hay thánh lễ, vượt ra khỏi phạm vi này sẽ không tránh khỏi
những đàn áp thẳng tay và man rợ của chính quyền. Duy nhất một đòi hỏi
qua đó người dân dám công khai xuống đường tuần hành qua nhiều phố đường
là chống Trung Cộng lấn đất, dành biển, chiếm đảo của Việt Nam. Với lý
do này thì nhà nước cộng sản không dám đàn áp thẳng tay nếu không muốn
bão tố nổi dậy hay quân đội quay ngược đầu súng. Cũng với lý do này,
nhiều thành phần trí thức và dân chúng đã dám công khai xuống đường hoặc
lên tiếng phản đối. Để ứng phó với nhân dân, nhưng không biết để làm gì
và vì ai, khi dân phẫn nộ trước sự trịch thượng bá quyền của nhà nước
cộng sản Trung Quốc, phương kế sách của chính quyền VN là triệt tiêu
những người có uy tín đã khởi xướng và đi đầu. Cách ly họ với đám đông
dân chúng bằng những bản án vô nhân đạo và phản dân tộc hoặc khống chế,
bao vây kinh tế, quản thúc lỏng tại gia.
Thế rồi hết người này bị hành hung, đánh đập, trù dập, khủng bố, người
khác vào tù, bị quản thúc hay cô lập nhưng đại cuộc vẫn chưa thu hút mọi
tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Sự trì trệ cột chân nhân dân chính là
thỏa hiệp kinh tế giữa nhà nước và nhân dân để cùng sống.
Thỏa hiệp của nồi cơm
Sau biến cố lịch sử 1975 nhân dân hai miền Trung và Nam đã biết thế nào
là sự tàn ác vô nhân của chính quyền cộng sản mà những người anh em miền
Bắc là nạn nhân đã gánh chịu trước đó gần 20 năm sau ngày chia đôi đất
nước. Chỉ sau vài năm thống nhất đất nước, một tập thể lãnh đạo từ trung
ương đến địa phương có rất nhiều huy chương nhờ tài bắn giết, ám sát,
khủng bố trong chiến tranh nhưng không có một số vốn kiến thức và kinh
nghiệm cần thiết để xây dựng, ổn định một xã hội họ luôn mơ ước là XHCN,
một thực thể xã hội chỉ có trên giấy và sách để khi gượng ép đưa nó vào
thực tế cuộc sống đã biến thành một quái thai dị hợm. Tập thể lãnh đạo
đảng và nhà nước cộng sản đã đưa toàn dân tộc tụt hậu về mọi lãnh vực so
với các quốc gia lân bang hàng năm chục năm và so với các quốc gia
phương Tây hơn trăm năm. Ngay cả những người lãnh đạo cấp trung ương vẫn
chưa hình dung nó là cái gì, các cấp chính quyền loay hoay trong mù tăm
mờ mịt và nhiều khi hành động tương phản với những giá trị nhân bản con
người.
Kẻ chiến thắng dùng tất cả thời gian có được để thi đua vơ vét tài sản
của cải nơi người chiến bại. Mọi hình thức kinh tế bị cấm đoán và đình
trệ đến thảm hại. Ngày ấy có thể nói nếu vận chuyển một kí lô phân người
từ nơi này đến nơi khác bán mà có lời, sản phẩm đó sẽ bị cấm ngay tức
khắc và sẽ trở thành điểm ngắm của các anh chị quản lý thị trường, thuế
vụ, công an… để ra sức bắt bớ, ngăn cản hầu tịch thu để bán lại hay nhận
hối lộ đút lót của người vận chuyển. Kinh tế hoàn toàn tê liệt.
Mặt khác dân chúng sống trong sự sợ hãi và nghi kỵ nhau vì nhà nước đã
cố tình gieo con vi trùng nghi ngờ và sợ hãi để không còn ai dám tin ai,
không ai dám nói và bày tỏ những gì mình nghĩ. Để con vi trùng ác hại
đã làm tê liệt sức sống và ngăn ngừa sự đoàn kết của nhân dân có đất
sinh sôi nẩy nở, những cuộc khủng bố xảy ra thường xuyên khắp nơi: người
này bị công an mời lên làm việc sau đó không thấy về. Người khác được
mời lên và khi về thì trở thành câm điếc.
Sau thời kỳ đổi mới năm 1986, vì nếu không đổi mới đảng sẽ tự giết mình,
nhân dân được hít thở một tý tự do hạn chế trong một số sinh hoạt kinh
tế. Các hình thức kinh doanh hộ gia đình nhỏ phát triển thay cho các hợp
tác xã để chỉ sau đó 10 năm nhiều cơ sở sản xuất nhỏ và vừa đã xuất
hiện khắp nơi trên đất nước và tiếp nối đến ngày nay là những công ty
trách nhiệm hữu hạn, những tổ chức kinh doanh quy mô với số vốn lưu động
càng ngày càng lớn. Tiếng cười nói bắt đầu trở lại trên môi miệng nhân
dân, không phải vì họ bằng lòng chấp nhận sự cai trị độc tài của đảng
cộng sản nhưng với hình thức kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa
què quặt này, người dân có cơ hội cải thiện cuộc sống nghèo đói thiếu ăn
trước đây nhờ vào cách đút lót chi tiền cho cán bộ nhà nước, và cũng
với sự mập mờ của hình thức kinh tế này đã tạo rất nhiều lỗ hổng cho cán
bộ nhà nước tham nhũng, nhận hối lộ và đút lót của dân để làm giàu hay
ăn cắp công quỹ.
Một cuộc hôn nhân bệnh hoạn gượng ép, một thỏa hiệp vì nồi cơm được hai
bên đồng ý ngầm với nhau. Với người dân chỉ để có miếng ăn, để con cái
không đói khổ như trước và có điều kiện đi học, để xây nhà tích của với
những người nhanh nhẹn tháo vác, làm ăn khá giả. Với cán bộ nhà nước đủ
mọi ngành đoàn thể là để kiếm tiền và để làm giàu dựa vào quyền lực. Nếu
trước kia khi nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN mới ra đời,
người ta không dám hối lộ công khai, không dám nhận đút lót nhiều và sự
hối lộ tham nhũng chỉ xảy ra trong giới kinh doanh thì sau năm 2000, mọi
ngành, mọi chức vụ to nhỏ, mọi cấp cán bộ nhà nước đều thi nhau nhận và
đút lót. Họ tạo khó khăn cho nhân dân với hàng trăm nghị định, chỉ thị,
quyết định… để nhận đút lót. Dân nghĩ ném cho chúng một phần lời để
được yên thân buôn bán còn hơn là bó gối ở nhà nhịn đói như trước hay bị
phạt vạ. Người chịu thiệt là người đi mua. Cán bộ nhà nước gồm đủ ngành
nghề sau khi có tiền lại đút lót cấp trên mình để còn chỗ mà kiếm thêm
tiền. Tham nhũng trở thành sợi dây màu huyền bí trói ghì mọi người, mọi
giới ở VN cùng tập thể cán bộ nhà nước và treo cả dân tộc lơ lửng trên
bờ vực thẳm. Tham nhũng giúp nhân dân duy trì sự tồn tại qua thỏa hiệp
của nồi cơm. Tham nhũng giúp trì kéo dài thêm sự cai trị của đảng cầm
quyền để làm giàu nhưng đồng thời đã bóp nghẹt thở nhiều giá trị nhân
bản. Đạo đức truyền thống dân tộc bị đe dọa ở mức vạch đỏ. Nhiều thế hệ
trẻ được sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội cộng sản, ảnh hưởng
một nền giáo dục khập khiểng với những giá trị đạo đức cách mạng bạo lực
gian trá đã đánh mất những ao ước về chân thiện mỹ và thiếu can đảm
đương đầu với sự thật, lờn chai với cái xấu và sự đê hèn.
Ngày nay trên thế giới không có nghề nào nhanh làm giàu bằng làm nghề
cán bộ và công an ở Việt Nam. Gia tài của những cán bộ cấp nhà nước phải
tính bằng đơn vị triệu đô-la, cấp tỉnh mỗi người có trong túi ít nhất
vài trăm tỷ đồng. Cấp bé nhất là chủ tịch huyện, xã có không dưới vài tỷ
đồng tương đương số tiền một kỹ sư trẻ làm việc không ăn, không tiêu
xài trong vòng vài chục năm với mức lương 8 triệu đồng một tháng. Chưa
có một thống kê chính xác cho những gia tài đen tối này nhưng cứ nhìn
vào nhà cửa, xe cộ, cách ăn tiêu của họ là có thể thấy những con số này
không phải là hoang tưởng hay áp đặt vô lý. Hình ảnh những người giàu
có, ăn xài hoang phí xã láng của cán bộ nhà nước đã trở thành giấc mơ
cho giới trẻ, họ cố học, mua lớp, mua bằng, mua ghế mong có một chỗ làm
ngon để có điều kiện nhận hối lộ hay đút lót để mua một công việc dễ hái
ra tiền. Tất cả mọi người đều nhắm mắt tự để cho thỏa hiệp vì nồi cơm
trói buộc và yên sống trong một sự bình an giả tạo.
Sự cuốn dính vào nhau để sống, bám vào nhau để tồn tại, để làm giàu đã
cột chặt nhà nước cộng sản và nhân dân làm một. Nếu trước kia nhà nước
có toàn quyền trên sinh mạng nhân dân, thì ngày nay ngược lại với sự
thỏa thuận vì nồi cơm này, càng ngày nhà nước càng bỏ xa cái cán dao để
nắm về phía lưỡi. Họ cảm thấy sống lệ thuộc vào kinh tế của người dân.
Tự họ không làm được gì nếu không nói càng làm càng lỗ như kết quả của
những đại công ty quốc doanh dùng tiền của dân để đánh bài với hên xui
may rủi. Tập đoàn lãnh đạo cộng sản đã dẫn đưa cả dân tộc vào con đường
cùng. Họ sợ hãi vì biết bạo loạn và một cuộc cách mạng của nhân dân có
thể đến bất cứ lúc nào nên đã hèn hạ luồn cúi, cầu cạnh sự nâng đỡ bảo
hộ của Trung Cộng để tiếp tục cầm quyền, từ đó trở thành kẻ hầu cho Bắc
triều chấp nhận dâng đất trao biển cho quân giặc. Trong lòng nhà nước và
đảng cộng sản lại mang thêm một cái sợ khác ám ảnh: sợ Trung cộng quay
lưng. Vì thế ngày nay nhà nước không dám chèn ép, đàn áp dân buôn bán
kinh doanh vì vận mệnh của đất nước phần nào nằm trong tay nhân dân. Để
ru ngủ cả dân tộc, nhà nước đã mở một chiếc cửa rất rộng và tạo một sân
chơi lớn hoành tráng cho toàn dân. Ai có tiền muốn chơi bời thế nào cũng
được, muốn sống thế nào cũng xong, muốn làm gì thì làm. Những hiện
tượng "khủng" càng ngày càng nhiều và được khuếch đại để mọi người quan
tâm làm vui. Mỗi sáng cứ mua một tờ báo sẽ thấy đủ mọi chuyện trên đời
không có hay ít thấy ở những quốc gia khác. Những phương tiện ăn chơi và
cách ăn chơi sa đọa được hoan nghênh và ca tụng hơn là một cuốn sách
hay. Toàn dân được làm mọi thứ chỉ duy nhất một điều bị cấm như quả táo
của ông A-Đam và bà E-Va là nhân dân không được đụng chạm đến đường lối
cai trị và chủ thuyết cộng sản của nhà nước.
Người dân mặc dù không chấp nhận sự cai trị độc tài vô nhân tâm của nhà
nước cộng sản nhưng khi nhìn lại phía sau với gần 20 năm sống trong sợ
hãi và nghèo đói, nhìn về phía trước thì chưa thấy lấp lóe ánh sáng nào ở
cuối đường hầm để hy vọng chờ đợi. Chưa có một tổ chức chính trị đối
lập trong hay ngoài nước nào đủ tấm vóc và uy tín để trở thành đối trọng
với nhà nước và để dân gởi tấm lòng của mình. Hết người này đến người
khác can đảm phản đối mạnh mẽ trong đơn độc để sau đó bị nhốt vào tù
không cần xét xử và cuối cùng mọi sự chìm vào im lặng thất vọng hay bị
đè mất bóng bởi những thông tin ăn chơi, những xì-can-đan nóng hổi và
thu hút.
Với những lý do trên người dân VN chưa dứt khoát bước xuống đường cùng
các nhà đấu tranh đòi công lý công bằng hay dân chủ cho Việt Nam. Người
dân chưa thấy đủ can đảm để xé toan thỏa hiệp vì nồi cơm. Nhưng một ngày
nào đó cơn lũ của tức giận, phẫn uất sẽ tràn bờ cuốn theo tất cả mọi
thứ của đảng để ném vào quá khứ. Ngày ấy không còn xa vì nền kinh tế
Việt Nam đang trên đà lao xuống vực, đồng tiền mất giá, sinh hoạt mắc
mỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh phá sản hàng loạt, thất nghiệp gia
tăng với cấp số cộng. Nợ xấu lên đến con số không tưởng và không biết
bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ trả hết số nợ này. Hơi thở cầm chừng của
nền kinh tế đang hấp hối là số tiền của bà con ở nước ngoài gởi về, nếu
số tiền này giảm xuống hay không ai gởi về nữa cùng với các tổ chức và
các quốc gia quốc tế không cho vay thêm hoặc ngưng những dự án tài trợ
không hoàn vốn, khủng hoảng sẽ dâng cao, mọi sinh hoạt sẽ đảo lộn khi ấy
nhân dân không còn cần bám vào nhà nước để sống nữa, thỏa hiệp vì nồi
cơm hết hiệu lực và toàn dân sẽ ùa xuống đường cuốn theo tất cả những gì
đảng cộng sản Việt Nam đang bám víu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mếu máo đọc bài diễn văn 'hết thuốc chữa'
i phát biểu của ông Tổng bí thư đảng
Nguyễn Phú Trọng chấm dứt 15 ngày làm việc mà ông gọi là khẩn trương,
nghiêm túc đã chính thức thông báo kết quả chẩn đoán khảo nghiệm y khoa
về tình trạng của đảng: HẾT THUỐC CHỮA.
Bài diễn văn 6465 từ được tóm gọn trong 137 từ như sau: "Và để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị... Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá."
Uy tín, hình ảnh THIÊNG LIÊNG của đảng, làm gương xin được tóm lại gọn hơn trong 2 chữ: Trò mèo.
*
Hình ảnh thoáng qua của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng run run, nhăn
mặt mếu máo như sắp bật khóc làm cho người ta liên tưởng đến hình ảnh
của ông Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cầm khăn chùi khoé mắt trước tội ác
của cuộc đấu tố long trời lở đất Cải cách ruộng đất. Hơn nữa thế kỷ trôi
qua kết quả vẫn không khác: tội ác đổ lên đầu nhân dân Việt Nam vẫn
tiếp diễn, đảng CSVN vẫn cứ thế mà thiêng liêng và những kẻ nắm quyền lãnh đạo vẫn tiếp tục đóng cửa phê và tự phê để cuối cùng, vẫn như bao lần: cả bầy đàn hạ cánh an toàn, không kỷ luật ai hết, tiếp tục sứ mạng ngồi trên đầu trên cổ nhân dân.
Tự bài diễn văn của Nguyễn Phú Trọng cũng cho thấy bản chất nói xuôi nói
ngược, đổ thừa, đổ lỗi cho những người khác, và tính mèo đồng của tập
thể lãnh đạo đảng CSVN từ BCT qua đến BCHTƯ.
Hãy đọc qua những phát biểu sau đây của ông:
"Nhìn chung, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn có ý thức giữ gìn đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; nêu cao trách nhiệm vì sự nghiệp của Đảng, của dân tộc."
Cũng với những ông đồng chí luôn ý thức này thì cùng lúc ông Trọng lại phán:
"Nhiều đồng chí đã tự giác xem xét, nhìn lại mình, bước đầu có tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hành vi trong công tác và cuộc sống hằng ngày của mình, của gia đình, vợ con và người thân.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bàn và chỉ đạo giải quyết ngay một số vấn
đề nổi cộm, bức xúc; phát huy các nhân tố tích cực, xiết lại kỷ luật, kỷ
cương, có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và ngăn chặn các hành vi
tiêu cực..."
Về trách nhiệm của đầu não lãnh đạo, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố:
"Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khoá nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên...
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận
lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công
tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng
viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu..."
"Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước,
nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính
trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính
trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó."
Điều đó có nghĩa là theo ông khuyết điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là
chưa ngăn chận và khắc phục được tệ trạng, suy thoái của bộ phận khác,
nhưng phần của các ông thì hoàn toàn trong sạch!? Ông Nguyễn Phú Trọng
đã thay mặt Bộ Chính trị 14 người phủi tay đỗ thừa mọi "dơ dáy" xuống
các bộ phận khác thấp hơn trong đảng. "Lỗi" của 14 ông "trong sạch"
trong BCT là không tắm gội đám đảng viên cấp thấp cho sạch sẽ mà thôi.
Và ông cũng không quên - cho nó chắc ăn - đỗ hết trách nhiệm cho các
khoá trước - mà trong đó đa phần các thành viên BCT khoá này cũng có
mặt.
Trong khi với Bộ Chính trị khoá này chỉ có lỗi là chưa ngăn chận tham nhũng, khuyết điểm từ khoá trước, nhìn chung các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn có ý thức giữ gìn đạo đức cách mạng thì lại lòi ra một "tội phạm" trong 14 tên để các ông trong Bộ Chính trị đã bán cái qua Ban Chấp hành Trung ương: "Và
để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh
thiêng liêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đã
thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình
thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính
trị."?
Đương nhiên kẻ đó là Nguyễn Tấn Dũng. Đương nhiên người đó là MỘT TRONG NHIỀU ĐỒNG CHÍ "bước
đầu có tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hành vi trong công
tác và cuộc sống hằng ngày của mình, của gia đình, vợ con và người
thân".
Trong khi phải "nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước
Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây
dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên"
thì người ta thấy khắp nơi khắp chốn bài diễn văn của ông, những câu
đoạn mèo khen mèo dài đuôi một cách nghịch lý như sau. Xin trích dẫn vài
đoạn:
* Các đồng chí Uỷ viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc vào các tờ trình, báo cáo, đề án.
* Sau hơn 2 tháng chuẩn bị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 21 ngày,
chia làm 4 đợt (trong 3 tháng) để kiểm điểm tự phê bình và phê bình, coi
đây là đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng vì sự trong sạch,
vững mạnh của Đảng; của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư. Từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quán triệt sâu sắc tư
tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết, thương yêu đồng chí; vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợp có khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm "trị bệnh cứu người", giúp nhau cùng tiến bộ .
* Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều hết sức thấm thía, day dứt trước những thiếu sót, khuyết điểm, tự nhận thấy phải nghiêm khắc với mình hơn, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết, đổi mới lề lối làm việc; gương mẫu giữ gìn đạo đức, lối sống; đoàn kết, gắn bó hơn trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
* Cũng qua việc kiểm điểm lần này, các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
có điều kiện hiểu biết nhau hơn, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, đoàn kết,
gắn bó hơn. Quá trình chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm cũng đã có tác
động lan toả, nêu gương cho cấp dưới học tập và làm theo, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.
* Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một
tập thể lãnh đạo đoàn kết, vững vàng về chính trị, kiên định mục tiêu,
lý tưởng của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập dân tộc và
chủ quyền quốc gia.
* Ban Chấp hành Trung ương hoan nghênh, đánh giá rất cao sự nghiêm túc,
gương mẫu và cầu thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong kiểm điểm tự phê
bình và phê bình đợt này cũng như sự quyết tâm, nỗ lực lớn trong lãnh
đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; nhất trí
cao với Báo cáo của Bộ Chính trị, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến phê
bình rất thẳng thắn, sâu sắc.
...
Ông Nguyễn Phú Trọng có tài vừa tự chửi vừa tự khen!.
Trước khi mời các bạn đọc toàn diễn văn của ông Tổng Bí thư xin các bạn
lưu ý một số điều sau: Hết 3/4 diễn văn của ông là đồ bỏ. Không có gì
mới. Vẫn những lời "mèo" cũ. Lúc nào cũng khởi đầu bằng những thắng lợi
này thắng lợi khác và tiếp tục là một đoạn văn bắt đầu bằng cụm từ... tuy nhiên... Lúc nào cũng đảng khẳng định, yêu cầu, nhất trí... Vở tuồng đấu đá được biến thành vở tuồng mèo bắt đầu ở mục số 7.
Đề nghị Thủ tướng ra lệnh kịp thời thông tin: THẰNG ĐÓ LÀ THẰNG NÀO?
Ban chấp hành Trung ương quyết định “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”. Tập thể 14 đứa đầy tớ trong BCT thì nhân dân đã "thời gian quá nửa đời người, và ta đã tỏ tường rồi" (*). Vậy còn một đồng chí trong BCT là thằng nào - thưa Thủ tướng?
Trong công văn 7169/VPCP-NC xử lý Danlambao, Thủ tướng nêu rõ:
1. Giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan cung cấp thông tin khách quan, đúng sự thật về tình hình các mặt của đất nước ta, nhất là các vấn đề mà dư luận quan tâm;...
2. Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài
Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông
tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xác.
Cho đến giờ phút này vẫn không thấy Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo
Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói
Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin đại
chúng cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, đúng sự thật
vấn đề mà đảm bảo với Thủ tướng rằng dư luận rất quan tâm: một đồng chí trong Bộ Chính trị - Thằng đó là thằng nào!. (Xin
lỗi Thủ tướng, nhân dân là chủ, gọi đầy tớ bằng thằng chắc cũng ổn,
nhất là thằng đồng chí vi phạm kỷ luật thì không gì ổn hơn)
Nay yêu cầu đồng chí ra lệnh nghiêm chỉnh thực thi tinh thần của công
văn 7169 để tiếp tục gia tăng uy tín của một Thủ tướng xuất sắc nhất Á
Châu.
Friday, October 12, 2012
Để xem KT Việt Cộng và chế độ, CP Việt Cộng sẽ lụn bại, lụi tàn, như thế nào
Xem ra ông Dũng có tới 85% sẽ bị thay thế.
Nếu đúng vậy thì TTCK Việt Cộng sụt mạnh, trước khi có thể lên lại NẾU các nhà đầu tư tin rằng ông Thủ tướng mới và/ hoặc Ban chỉ đạo KT Trung ương có thể cứu vãn nền KT.
Tin rò rỉ từ đại hội ĐCSVN cho biết có thể sẽ có ban chỉ đạo KT Trung ương, ban này sẽ ra các quyết định về KT cho dù ông Dũng có bị thay thế hay không.
Mọi việc còn chưa dứt khoát cho tới giai đoạn cuối cùng. Đây là cuộc họp kín, "nội bất xuất, ngoại bất nhập" nên có chút khó khăn tìm ra tin tức.
-----------------------
Hôm nay tôi rảnh chút, sẽ tham gia đánh sụt VNM VN tại New York. Sụt bao nhiêu hay bao nhiêu.
Việt Cộng đang oằn oại tìm cách cứu KT và từ đó cứu chế độ.
Đây là trận chiến CUỐI CÙNG. Sau lần thay đổi này, nếu vẫn thất bại - và tôi chắc chắn SẼ thất bại - thì Việt Cộng không còn cách nào khác ngoài ĐỔI TIỀN và co rút về tử thủ như Bắc Hàn.
Tiến trình KT sụp đổ có thể bắt đầu ngay sau khi có tái cấu trúc cơ quan quyền lực KT tại VN, do Thủ tướng mới và/ hoặc Ban chỉ đạo KT Trung ương thực hiện.
Nếu các nhà đầu tư ngoại không tin tưởng vào cơ cấu này, họ có thể rút tiền ra ngay lập tức, làm tăng giá USD, sụt giá CK kinh hoàng.
Nếu họ tin tưởng ở lại chờ xem tin tức, thì theo tôi TTCK Việt Cộng vẫn sẽ sụt, vì các quyết định lại sẽ sai lầm của cơ cấu mới này.
Cho dù trong NGẮN HẠN nào đó có lấy lại được lòng tin của các nhà đầu tư nội ngoại, thì trong TRUNG HẠN vài tuần sau đó các nhà đầu tư này sẽ càng thất vọng sâu sắc hơn do các chính sách mới bị sai lầm và không đem lại kết quả tốt.
Do đó, nếu không ngắn hạn, thì trung hạn TTCK Việt Cộng vẫn sẽ XUỐNG.
Tiếc là Việt Kiều óc heo loại như Khánh Ly vẫn bám víu ráng cứu Việt Cộng, vẫn đem, gởi, USD về VN rất nhiều, do đó sẽ KHÔNG có sốc giá USD, trừ khi Việt Cộng tung ra thêm cả triệu tỉ đồng cứu hệ thống ngân hàng.
-----------------------
Có nhiều cách cho nền KT Việt Cộng tắt hơi thở cuối cùng, vấn đề chỉ là liệu có nhẹ nhàng êm thắm, hay là sẽ có bạo động dữ dội toàn quốc, đem đến sụp đổ chế độ?
Bên BĐS mà thôi, các cty xây dựng hiện ĐÃ thu vào ít nhất 50 ngàn tỉ đồng của người ta đặt cọc, nhưng không có đủ tiền hoàn thành công trình.
Đây là tính con số nhỏ, vì hiện có khoảng 150 ngàn căn hộ đã bắt đầu xây, đã nhận tiền đặt cọc, nhưng không biết bao giờ mới hoàn thành. Mỗi căn nhận 300 triệu đồng đặt cọc (1 giá rất khiêm nhường) thì con số tổng cộng cũng lên tới 50 ngàn tỉ đồng.
Số tiền nhận được, cùng rất nhiều vốn của các cty này, đã bị chôn vào các công trình nay dở dang, bỏ hoang phí.
Trong vài tháng nếu vẫn "dậm chân tại chỗ" thì số tiền các người mua nhà đặt cọc bị mất sẽ lên tới gần cả trăm ngàn tỉ đồng - do một số vẫn phải đóng thêm, không thì mất phần đã đóng.
-----------------------
Liệu 150 ngàn người bị mất tiền trong BĐS này sẽ "quậy nát" các cty xây dựng, gây bạo động cục bộ?
Họ nghĩ rằng họ chỉ quậy các cty, xin tí huyết các người như Bầu Đức, mẹ con Cường Đô la, chứ không phải phản loạn, phản quốc, và họ thật sự bị mất cả chục ngàn tỉ đồng, tòa lại không xử vì không thể xứ, có xử thì cũng không làm sao thu hồi số tiền đã đặt cọc.
Bạo động cục bộ không nhằm vào ĐCSVN do đó dễ xảy ra, nhưng cũng sẽ gây bất ổn, mất an ninh tại nhiều thành phố, từ đó làn sóng bạo động dễ lan rộng.
Người bị quỵt tiền quậy phá, đánh đập người, cty giựt tiền. Số lớn trước, rồi tới số nhỏ ngoài chợ, khó tránh khỏi bạo động lan tràn. Công an không biết đâu mà giải quyết, tòa lại không thể xử hết cả TRIỆU vụ quỵt nợ như vậy.
Thử hỏi, đây là tiền mồ hôi nước mắt, của cải ông bà để lại, đem bán hết lấy tiền đặt cọc mua căn hộ, mà đóng cả mấy năm nay vẫn không thấy công trình xong phần móng, biết đời nào mới xong, vậy thì ra cty đòi tiền lại, có gì là sai?
Phần các cty cũng không phải họ muốn quỵt, nhưng giá xi măng, sắt thép đều cao, tiền đầu tư lại thiếu hụt, mỗi ngày chậm trễ là mỗi ngày phải trả nợ ngân hàng rất lớn. Bất đắc dĩ lắm họ mới quỵt, và quỵt cả ngân hàng lẫn các người đã đóng tiền đặt cọc.
Tình trạng này không thể giải quyết. Việt Cộng có thể in thêm 1 triệu tỉ đồng cho các cty BĐS "vay" với tiền lời 0% để hoàn thành các công trình dở dang, các cty này dùng tiền đó mua xi măng, sắt thép cất cho xong, rồi thanh toán tiền nợ ngân hàng cho dứt điểm.
Nhưng như vậy thì làm loãng giá trị VND, làm USD tăng giá, hàng hóa tăng giá, KT sẽ chết vì LẠM PHÁT.
Để xem KT Việt Cộng và chế độ, CP Việt Cộng sẽ lụn bại, lụi tàn, như thế nào trong thời gian rất gần đây.
Nếu đúng vậy thì TTCK Việt Cộng sụt mạnh, trước khi có thể lên lại NẾU các nhà đầu tư tin rằng ông Thủ tướng mới và/ hoặc Ban chỉ đạo KT Trung ương có thể cứu vãn nền KT.
Tin rò rỉ từ đại hội ĐCSVN cho biết có thể sẽ có ban chỉ đạo KT Trung ương, ban này sẽ ra các quyết định về KT cho dù ông Dũng có bị thay thế hay không.
Mọi việc còn chưa dứt khoát cho tới giai đoạn cuối cùng. Đây là cuộc họp kín, "nội bất xuất, ngoại bất nhập" nên có chút khó khăn tìm ra tin tức.
-----------------------
Hôm nay tôi rảnh chút, sẽ tham gia đánh sụt VNM VN tại New York. Sụt bao nhiêu hay bao nhiêu.
Việt Cộng đang oằn oại tìm cách cứu KT và từ đó cứu chế độ.
Đây là trận chiến CUỐI CÙNG. Sau lần thay đổi này, nếu vẫn thất bại - và tôi chắc chắn SẼ thất bại - thì Việt Cộng không còn cách nào khác ngoài ĐỔI TIỀN và co rút về tử thủ như Bắc Hàn.
Tiến trình KT sụp đổ có thể bắt đầu ngay sau khi có tái cấu trúc cơ quan quyền lực KT tại VN, do Thủ tướng mới và/ hoặc Ban chỉ đạo KT Trung ương thực hiện.
Nếu các nhà đầu tư ngoại không tin tưởng vào cơ cấu này, họ có thể rút tiền ra ngay lập tức, làm tăng giá USD, sụt giá CK kinh hoàng.
Nếu họ tin tưởng ở lại chờ xem tin tức, thì theo tôi TTCK Việt Cộng vẫn sẽ sụt, vì các quyết định lại sẽ sai lầm của cơ cấu mới này.
Cho dù trong NGẮN HẠN nào đó có lấy lại được lòng tin của các nhà đầu tư nội ngoại, thì trong TRUNG HẠN vài tuần sau đó các nhà đầu tư này sẽ càng thất vọng sâu sắc hơn do các chính sách mới bị sai lầm và không đem lại kết quả tốt.
Do đó, nếu không ngắn hạn, thì trung hạn TTCK Việt Cộng vẫn sẽ XUỐNG.
Tiếc là Việt Kiều óc heo loại như Khánh Ly vẫn bám víu ráng cứu Việt Cộng, vẫn đem, gởi, USD về VN rất nhiều, do đó sẽ KHÔNG có sốc giá USD, trừ khi Việt Cộng tung ra thêm cả triệu tỉ đồng cứu hệ thống ngân hàng.
-----------------------
Có nhiều cách cho nền KT Việt Cộng tắt hơi thở cuối cùng, vấn đề chỉ là liệu có nhẹ nhàng êm thắm, hay là sẽ có bạo động dữ dội toàn quốc, đem đến sụp đổ chế độ?
Bên BĐS mà thôi, các cty xây dựng hiện ĐÃ thu vào ít nhất 50 ngàn tỉ đồng của người ta đặt cọc, nhưng không có đủ tiền hoàn thành công trình.
Đây là tính con số nhỏ, vì hiện có khoảng 150 ngàn căn hộ đã bắt đầu xây, đã nhận tiền đặt cọc, nhưng không biết bao giờ mới hoàn thành. Mỗi căn nhận 300 triệu đồng đặt cọc (1 giá rất khiêm nhường) thì con số tổng cộng cũng lên tới 50 ngàn tỉ đồng.
Số tiền nhận được, cùng rất nhiều vốn của các cty này, đã bị chôn vào các công trình nay dở dang, bỏ hoang phí.
Trong vài tháng nếu vẫn "dậm chân tại chỗ" thì số tiền các người mua nhà đặt cọc bị mất sẽ lên tới gần cả trăm ngàn tỉ đồng - do một số vẫn phải đóng thêm, không thì mất phần đã đóng.
-----------------------
Liệu 150 ngàn người bị mất tiền trong BĐS này sẽ "quậy nát" các cty xây dựng, gây bạo động cục bộ?
Họ nghĩ rằng họ chỉ quậy các cty, xin tí huyết các người như Bầu Đức, mẹ con Cường Đô la, chứ không phải phản loạn, phản quốc, và họ thật sự bị mất cả chục ngàn tỉ đồng, tòa lại không xử vì không thể xứ, có xử thì cũng không làm sao thu hồi số tiền đã đặt cọc.
Bạo động cục bộ không nhằm vào ĐCSVN do đó dễ xảy ra, nhưng cũng sẽ gây bất ổn, mất an ninh tại nhiều thành phố, từ đó làn sóng bạo động dễ lan rộng.
Người bị quỵt tiền quậy phá, đánh đập người, cty giựt tiền. Số lớn trước, rồi tới số nhỏ ngoài chợ, khó tránh khỏi bạo động lan tràn. Công an không biết đâu mà giải quyết, tòa lại không thể xử hết cả TRIỆU vụ quỵt nợ như vậy.
Thử hỏi, đây là tiền mồ hôi nước mắt, của cải ông bà để lại, đem bán hết lấy tiền đặt cọc mua căn hộ, mà đóng cả mấy năm nay vẫn không thấy công trình xong phần móng, biết đời nào mới xong, vậy thì ra cty đòi tiền lại, có gì là sai?
Phần các cty cũng không phải họ muốn quỵt, nhưng giá xi măng, sắt thép đều cao, tiền đầu tư lại thiếu hụt, mỗi ngày chậm trễ là mỗi ngày phải trả nợ ngân hàng rất lớn. Bất đắc dĩ lắm họ mới quỵt, và quỵt cả ngân hàng lẫn các người đã đóng tiền đặt cọc.
Tình trạng này không thể giải quyết. Việt Cộng có thể in thêm 1 triệu tỉ đồng cho các cty BĐS "vay" với tiền lời 0% để hoàn thành các công trình dở dang, các cty này dùng tiền đó mua xi măng, sắt thép cất cho xong, rồi thanh toán tiền nợ ngân hàng cho dứt điểm.
Nhưng như vậy thì làm loãng giá trị VND, làm USD tăng giá, hàng hóa tăng giá, KT sẽ chết vì LẠM PHÁT.
Để xem KT Việt Cộng và chế độ, CP Việt Cộng sẽ lụn bại, lụi tàn, như thế nào trong thời gian rất gần đây.
Wednesday, October 10, 2012
Người nào cũng có cái giá của họ, kẻ ít, người nhiều mà thôi
Nhiều VK "đi hàng hai". Họ chống Việt Cộng, NHƯNG nếu được cho đủ
quyền, lực, tiền bạc, thì họ sẵn sàng "rationalize" mọi việc và chạy về
GIÚP Việt Cộng.
Ví dụ bà Nancy Bùi cũng "chống" VC dữ lắm, NHƯNG nếu việc làm ăn của bà ta tại VN sinh lời cho là 500 ngàn đô/ năm, và vì vậy bà ta PHẢI GIÚP VC để tiếp tục, thì tôi e rằng bà ta sẽ chọn chạy theo giúp.
Làm ăn thất bại, thì bà ta trở ngược, chống VC tiếp tục để lấy tiếng, tăng tiến làm ăn tại đây.
Bên Virginia, Maryland, cũng có bà bán real estate rất hăng chống VC, nhưng lại "đi đêm" làm ăn bên VC, tương tự như bà Bùi dưới Texas.
-------------------------
Khánh Ly cũng thế thôi, nếu cát xê vài trăm đô/tuần tại VN thì bà ta vẫn tiếp tục "chống VC", nhưng nay có người trả nghe đâu vài chục ngàn đô/ tuần thì "bổng nhiên" bà ta "rationalize" everything rồi chạy về.
Ông Châu Xuân Nguyễn chống VC cũng rất hăng tiết vịt đó chứ, NHƯNG nếu ông Sang cho về làm "cố vấn KT", cho dù là bù nhìn để khuyến dụ các VK khác, thì ông này chịu ngay, và ĐÃ đánh tiếng muốn làm rồi.
Đời con người ta, nếu không là tiền thì quyền lực, hoặc nữa là cái váy phụ nữ, từng hạ gục biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt, huống chi các người trên đây chưa thuộc hạng này.
Các admins, mods, tại các diễn đàn còn dễ bị mua chuộc hơn các người trên nhiều, do họ ít có tiếng tăm hơn.
Bên Úc thì có ông TS Nguyễn Văn Tuấn cũng rất muốn cộng tác giúp Việt Cộng để kiếm DANH.
Ngoài ra còn nhiều nhân vật khoa bảng khác bên Úc, Mỹ, Pháp, cũng đều muốn CỘNG TÁC với VC, nếu được trọng dụng, cho chức, quyền. Tiền bạc thật ra không quá cần thiết với số người này, do họ cũng có khá tiền.
-------------------------
Đời là vậy. RẤT MAY VC bị sa sút KT, chứ nếu họ có tiền, và chịu cho chút quyền lực, thì họ mua sạch 95% các VK có tiếng tại ngoại quốc, kể cả hàng chục Tiến sĩ và nhiều người ĐANG rất mạnh miệng chống họ.
Khánh Ly thì giá trị chừng 200 ngàn USD là cùng. Với giá này, bảo bà ta làm gì, kể các hát bài "Em iêu Boác HCM" thì bà ta cũng làm. Thêm chút tiền thì bảo thắt khăn quàng đỏ, mặc váy xanh ngắn trên đầu gối ra múa, cũng ok ngay.
Người nào cũng có cái giá của họ, kẻ ít, người nhiều mà thôi.
Mấy ông TS Việt kiều khác thì cho cái chức "cố vấn đặc biệt, văn phòng Thủ tướng", cho 2, 3 vệ sĩ đi theo, thì họ chạy về ngay, phục vụ cho Việt Cộng, tự lừa dối chính họ rằng "đang phục vụ quốc gia".
Ví dụ bà Nancy Bùi cũng "chống" VC dữ lắm, NHƯNG nếu việc làm ăn của bà ta tại VN sinh lời cho là 500 ngàn đô/ năm, và vì vậy bà ta PHẢI GIÚP VC để tiếp tục, thì tôi e rằng bà ta sẽ chọn chạy theo giúp.
Làm ăn thất bại, thì bà ta trở ngược, chống VC tiếp tục để lấy tiếng, tăng tiến làm ăn tại đây.
Bên Virginia, Maryland, cũng có bà bán real estate rất hăng chống VC, nhưng lại "đi đêm" làm ăn bên VC, tương tự như bà Bùi dưới Texas.
-------------------------
Khánh Ly cũng thế thôi, nếu cát xê vài trăm đô/tuần tại VN thì bà ta vẫn tiếp tục "chống VC", nhưng nay có người trả nghe đâu vài chục ngàn đô/ tuần thì "bổng nhiên" bà ta "rationalize" everything rồi chạy về.
Ông Châu Xuân Nguyễn chống VC cũng rất hăng tiết vịt đó chứ, NHƯNG nếu ông Sang cho về làm "cố vấn KT", cho dù là bù nhìn để khuyến dụ các VK khác, thì ông này chịu ngay, và ĐÃ đánh tiếng muốn làm rồi.
Đời con người ta, nếu không là tiền thì quyền lực, hoặc nữa là cái váy phụ nữ, từng hạ gục biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt, huống chi các người trên đây chưa thuộc hạng này.
Các admins, mods, tại các diễn đàn còn dễ bị mua chuộc hơn các người trên nhiều, do họ ít có tiếng tăm hơn.
Bên Úc thì có ông TS Nguyễn Văn Tuấn cũng rất muốn cộng tác giúp Việt Cộng để kiếm DANH.
Ngoài ra còn nhiều nhân vật khoa bảng khác bên Úc, Mỹ, Pháp, cũng đều muốn CỘNG TÁC với VC, nếu được trọng dụng, cho chức, quyền. Tiền bạc thật ra không quá cần thiết với số người này, do họ cũng có khá tiền.
-------------------------
Đời là vậy. RẤT MAY VC bị sa sút KT, chứ nếu họ có tiền, và chịu cho chút quyền lực, thì họ mua sạch 95% các VK có tiếng tại ngoại quốc, kể cả hàng chục Tiến sĩ và nhiều người ĐANG rất mạnh miệng chống họ.
Khánh Ly thì giá trị chừng 200 ngàn USD là cùng. Với giá này, bảo bà ta làm gì, kể các hát bài "Em iêu Boác HCM" thì bà ta cũng làm. Thêm chút tiền thì bảo thắt khăn quàng đỏ, mặc váy xanh ngắn trên đầu gối ra múa, cũng ok ngay.
Người nào cũng có cái giá của họ, kẻ ít, người nhiều mà thôi.
Mấy ông TS Việt kiều khác thì cho cái chức "cố vấn đặc biệt, văn phòng Thủ tướng", cho 2, 3 vệ sĩ đi theo, thì họ chạy về ngay, phục vụ cho Việt Cộng, tự lừa dối chính họ rằng "đang phục vụ quốc gia".
Chúng tôi là nhân dân
Ngày
hôm qua ở thành phố München của tiểu bang Bayern, nước Ðức, cô Thục
Quyên nhìn thấy một “bầu trời xanh trong veo” trong ngày Quốc Khánh kỷ
niệm nước Ðức thống nhất. Và cô nghĩ tới đồng bào, “Chúng ta, những
người con của Mẹ Việt Nam chẳng bao giờ thôi ràng buộc với nhau bằng sợi
dây thiêng liêng của tình nghĩa đồng bào, dù nghìn trùng xa cách, dù
hoàn cảnh sống đang một vực một trời.”
Thục Quyên nhớ lại, “Hai mươi ba năm trước, ngày 9 tháng 10 năm 1989, tôi nhớ rõ cả nước Ðức nín thở hướng về thành phố Leipzig. Từ hai giờ trưa dân chúng đã từ từ đổ ra đường. Làn sóng 70,000 người cuồn cuộn di chuyển từ nhà thờ Nikolai về hướng Nhà Hát lớn ở trung tâm thành phố, hô to khẩu hiệu, ‘Wir sind das Volk, wir sind ein Volk’ (Chúng ta là nhân dân, chúng ta là một dân tộc!). Họ bất chấp tin tức đe dọa rằng chính phủ cộng sản Ðông Ðức sẽ thi hành ‘giải pháp Trung Hoa,’ nghĩa là giải pháp Thiên An Môn đẫm máu. Tại ga xe lửa Leipzig, 8000 lính và công an mang vũ khí đang sẵn sàng ra tay. Không khí căng thẳng lên cực điểm.”
“Chúng ta là nhân dân!” Chúng ta phải tự hỏi bao giờ tới lượt người dân Việt Nam cũng lên tiếng như vậy: “Chúng tôi là nhân dân!” “Chính chúng tôi đây là nhân dân!”
Ðồng bào Văn Giang. Ðồng bào Vụ Bản. Ðồng bào Bến Tre. Ðoàn Văn Vươn, Nguyễn Thanh Hải, Tạ Phong Tần. Họ đều là nhân dân cả! Những đảng viên cộng sản cao cấp đang họp ở hội trường Ba Ðình tự nhận họ lãnh đạo nhân dân. Họ đang cãi cọ, chửi bới nhau trong vòng bí mật, để tranh giành những miếng xôi miếng thịt. Khi ra ngoài, họ lại sẽ tuyên bố huênh hoang tự nhận làm đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Họ đại diện cho những nhân dân nào? Hay chỉ là đại diện cho tham vọng của đế quốc đỏ phương Bắc?
Nói đến nhân dân, Volk, phải nhớ thi sĩ Bertolt Brecht viết đến “nhân dân” trong bài thơ bất hủ. Ngày 17 Tháng Sáu năm 1953, dân Ðông Berlin biểu tình trên đại lộ Unter den Linden, mà lúc đầu chỉ do các công nhân đòi cải thiện điều kiện làm việc. Họ bị 16 sư đoàn quân Liên Xô và tám ngàn “công an nhân dân” (Volkspolizei) của cộng sản Ðức tàn sát. Bài thơ “Giải Pháp” của Brecht chế nhạo: “Ông tổng thư ký Hội Nhà Văn - đã phát truyền đơn trên Ðường Stalin - Nói rằng nhân dân đã bị chính phủ bất tín nhiệm - Chỉ có thể lấy lại tín nhiệm nếu nay chịu làm việc gấp hai lần - Trong trường hợp đó tốt hơn - chính phủ hãy giải tán nhân dân - Và bầu lên một nhân dân mới?”
Tại Berlin nay có một con đường 17 Tháng Sáu. Sau năm 1953, người dân Ðông Ðức phải chịu sống trong chế độ cộng sản thêm 36 năm nữa. Nhưng cuối cùng, dân chúng Dresden, Leipzig đã xuống đường. May mắn cho dân tộc Nhật Nhĩ Man, đến một thời điểm lịch sử, chính những công an nhân dân được chế độ cộng sản ưu đãi cũng biết quay trở lại làm những con người. Những con người tự do dám quyết định theo lương tâm của mình. Thục Quyên kể: “Trong giờ phút lịch sử đó, dân tộc Ðức đã chứng tỏ được độ cao của văn minh loài người: Trước thái độ cương quyết và không bạo động của người dân, lính và công an võ trang lùi dần và tuần tự rút đià Họ khôngá đánh đập, không bắt bớ, không đạp vào mặt, không bắn giết, không ủi nát dân bằng xe tăng, không vu khống, cầm tù. Ðối diện nhau, chỉá là những con người bằng xương bằng máu, là đồng bào ruột thịt với nhau, có lương tri, có tình cảm con người... Rồi 70,000 ngọn nến hòa bình được thắp lên tối hôm đó ở Leipzig, báo hiệu giờ khởi hành của cả một dân tộc trên con đường Tự Do-Bình Ðẳng-Dân Chủ. Ngày 9 Tháng Mười Một, 1989 bức tường Bá Linh sụp đổ.”
Thục Quyên suy nghĩ: “Ðứng trong dòng người vui tươi hớn hở từ khắp nước Ðức đến dự lễ tại thành phố München ngày hôm nay, tôi đã hiểu tại sao trong số các chính khách ngoại quốc đến thăm Việt Nam chỉ có một người như phó thủ tướng Ðức, BS Philipp Rösler, một người con của Mẹ Việt Nam, được chăm bón nuôi dưỡng bởi nền tự do hòa bình của dân tộc Ðức, mới có thể có cái nhìn và lời nói ngắn gọn chính xác gởi đến chúng ta:
“Không có tự do để mình được chọn cách suy nghĩ và hành động độc lập, thì sẽ không có kinh doanh; và sẽ không có được tự do kinh tế, nếu không có tự do xã hội.”
Ngày 20 Tháng Mười sắp tới đồng bào Việt Nam sống ở nước Ðức, nhiều người đã là công dân Ðức, sẽ tổ chức một cuộc biểu tình, đặt tên là “Một Ngày Cho Tổ Quốc Việt Nam” tại thành phố München. Họ sẽ nâng cao hàng trăm bản đồ Việt Nam, với những biểu ngữ khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, vạch rõ thái độ hung hãn bành trướng của Trung Cộng trước con mắt của cả thế giới. Chúng ta sẽ phải chọn một ngày trong năm tới, hẹn trước với nhau cùng tổ chức những cuộc biểu tình như vậy, vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Năm nay đồng bào ở Ðức đã bắt đầu, sang năm khắp nơi sẽ cùng tham dự. Người Việt Nam sẽ xuống đường cùng một ngày, buổi sáng ở Berlin, ở Paris, buổi chiều ở Sidney, Melbourne, hay ban đêm ở Washington, Los Angeles, Houston. Một cuộc biểu tình ban ngày, hay một đêm thắp nến, lần lượt vòng quanh trái đất, những người con nước Việt sẽ cho thấy mối đồng tâm nhất trí trước mối đe dọa tổ quốc bị chà đạp. Khắp nơi cùng hô lên một khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc nước Việt Nam!” Ðây là một dịp biểu dương tấm lòng yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài, gửi về cho đồng bào trong nước.
Ðồng bào chúng ta ở trong nước có được phép tổ chức một cuộc biểu tình tương tự để cùng nhau hô lớn tiếng “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc nước Việt Nam hay không?
Trong lúc các tay chóp bu đảng Cộng Sản Việt Nam đang họp nhau chia phần xôi thịt, hầu như đồng bào trong nước chỉ đứng ngoài coi như coi một vở tuồng cũ. Sang hay Dũng, Trọng hay Sang, cuối cùng họ sẽ chia phần với nhau, dưới sự giám sát của các quan thầy Trung Cộng. Nguyễn Tấn Dũng đã phải bay sang Tàu gặp Tập Cận Bình. Trương Tấn Sang cũng phải bay qua gặp Hồ Cẩm Ðào. Còn Nguyễn Phú Trọng, thì không cần phải đi, bởi vì đã được Bắc Kinh tín nhiệm từ lâu rồi. Người dân Hà Nội vẫn nói “Lú như Trọng.” Bây giờ người ta lại thấm thía bảo nhau: “Nó lú nhưng chú nó khôn!” Chú nó đây là “Thúc thúc” Hồ Cẩm Ðào và Tập Cận Bình. Người Trung Hoa gốc Triều Châu khi nói chữ “Thúc,” nghĩa là chú, thì phát âm là “Chiệc” hay “Chệt.” Người Hà Nội đang có câu: “Trọng Lú nhưng Chú Chiệc khôn!
Muốn cho nước Việt Nam có một ngày được sống tự do dân chủ, những người Việt ở nước ngoài phải tiếp tay với đồng bào trong nước. Chúng tôi xin góp lời mời đồng bào Việt Nam ở nước Ðức và các nước Châu Âu cùng góp mặt với bà con tại Munchen, như Thục Quyên đang kêu gọi: “Mọi người sẽ đến tham dự cuộc biểu tình trong ‘Một Ngày Cho Tổ Quốc Việt Nam’ vì mỗi người tự biết mình đang thay mặt hàng trăm ngàn đồng bào nơi quê nhà, để nói lên cho thế giới biết ý chí và lòng cương quyết bảo vệ lãnh thổ của người dân Việt. Sẽ không có một lý do vị kỷ nào, một sự vô cảm nào có thể cản bước người dân Việt không lăn xả vào bảo vệ Tự Do, Ðộc Lập và Danh Dự giống nòi.”
Với những con dân nước Việt ở bên ngoài biểu dương nghĩa khí như vậy, sẽ đến ngày đồng bào chúng ta ở trong nước cũng đủ khí thế họp nhau lên tiếng: “Chúng tôi là nhân dân! Chúng tôi đòi quyền bỏ phiếu chọn người lãnh đạo đất nước. Chúng tôi không cho ai được mạo nhận danh nghĩa nhân dân nữa!”
Thục Quyên nhớ lại, “Hai mươi ba năm trước, ngày 9 tháng 10 năm 1989, tôi nhớ rõ cả nước Ðức nín thở hướng về thành phố Leipzig. Từ hai giờ trưa dân chúng đã từ từ đổ ra đường. Làn sóng 70,000 người cuồn cuộn di chuyển từ nhà thờ Nikolai về hướng Nhà Hát lớn ở trung tâm thành phố, hô to khẩu hiệu, ‘Wir sind das Volk, wir sind ein Volk’ (Chúng ta là nhân dân, chúng ta là một dân tộc!). Họ bất chấp tin tức đe dọa rằng chính phủ cộng sản Ðông Ðức sẽ thi hành ‘giải pháp Trung Hoa,’ nghĩa là giải pháp Thiên An Môn đẫm máu. Tại ga xe lửa Leipzig, 8000 lính và công an mang vũ khí đang sẵn sàng ra tay. Không khí căng thẳng lên cực điểm.”
“Chúng ta là nhân dân!” Chúng ta phải tự hỏi bao giờ tới lượt người dân Việt Nam cũng lên tiếng như vậy: “Chúng tôi là nhân dân!” “Chính chúng tôi đây là nhân dân!”
Ðồng bào Văn Giang. Ðồng bào Vụ Bản. Ðồng bào Bến Tre. Ðoàn Văn Vươn, Nguyễn Thanh Hải, Tạ Phong Tần. Họ đều là nhân dân cả! Những đảng viên cộng sản cao cấp đang họp ở hội trường Ba Ðình tự nhận họ lãnh đạo nhân dân. Họ đang cãi cọ, chửi bới nhau trong vòng bí mật, để tranh giành những miếng xôi miếng thịt. Khi ra ngoài, họ lại sẽ tuyên bố huênh hoang tự nhận làm đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Họ đại diện cho những nhân dân nào? Hay chỉ là đại diện cho tham vọng của đế quốc đỏ phương Bắc?
Nói đến nhân dân, Volk, phải nhớ thi sĩ Bertolt Brecht viết đến “nhân dân” trong bài thơ bất hủ. Ngày 17 Tháng Sáu năm 1953, dân Ðông Berlin biểu tình trên đại lộ Unter den Linden, mà lúc đầu chỉ do các công nhân đòi cải thiện điều kiện làm việc. Họ bị 16 sư đoàn quân Liên Xô và tám ngàn “công an nhân dân” (Volkspolizei) của cộng sản Ðức tàn sát. Bài thơ “Giải Pháp” của Brecht chế nhạo: “Ông tổng thư ký Hội Nhà Văn - đã phát truyền đơn trên Ðường Stalin - Nói rằng nhân dân đã bị chính phủ bất tín nhiệm - Chỉ có thể lấy lại tín nhiệm nếu nay chịu làm việc gấp hai lần - Trong trường hợp đó tốt hơn - chính phủ hãy giải tán nhân dân - Và bầu lên một nhân dân mới?”
Tại Berlin nay có một con đường 17 Tháng Sáu. Sau năm 1953, người dân Ðông Ðức phải chịu sống trong chế độ cộng sản thêm 36 năm nữa. Nhưng cuối cùng, dân chúng Dresden, Leipzig đã xuống đường. May mắn cho dân tộc Nhật Nhĩ Man, đến một thời điểm lịch sử, chính những công an nhân dân được chế độ cộng sản ưu đãi cũng biết quay trở lại làm những con người. Những con người tự do dám quyết định theo lương tâm của mình. Thục Quyên kể: “Trong giờ phút lịch sử đó, dân tộc Ðức đã chứng tỏ được độ cao của văn minh loài người: Trước thái độ cương quyết và không bạo động của người dân, lính và công an võ trang lùi dần và tuần tự rút đià Họ khôngá đánh đập, không bắt bớ, không đạp vào mặt, không bắn giết, không ủi nát dân bằng xe tăng, không vu khống, cầm tù. Ðối diện nhau, chỉá là những con người bằng xương bằng máu, là đồng bào ruột thịt với nhau, có lương tri, có tình cảm con người... Rồi 70,000 ngọn nến hòa bình được thắp lên tối hôm đó ở Leipzig, báo hiệu giờ khởi hành của cả một dân tộc trên con đường Tự Do-Bình Ðẳng-Dân Chủ. Ngày 9 Tháng Mười Một, 1989 bức tường Bá Linh sụp đổ.”
Thục Quyên suy nghĩ: “Ðứng trong dòng người vui tươi hớn hở từ khắp nước Ðức đến dự lễ tại thành phố München ngày hôm nay, tôi đã hiểu tại sao trong số các chính khách ngoại quốc đến thăm Việt Nam chỉ có một người như phó thủ tướng Ðức, BS Philipp Rösler, một người con của Mẹ Việt Nam, được chăm bón nuôi dưỡng bởi nền tự do hòa bình của dân tộc Ðức, mới có thể có cái nhìn và lời nói ngắn gọn chính xác gởi đến chúng ta:
“Không có tự do để mình được chọn cách suy nghĩ và hành động độc lập, thì sẽ không có kinh doanh; và sẽ không có được tự do kinh tế, nếu không có tự do xã hội.”
Ngày 20 Tháng Mười sắp tới đồng bào Việt Nam sống ở nước Ðức, nhiều người đã là công dân Ðức, sẽ tổ chức một cuộc biểu tình, đặt tên là “Một Ngày Cho Tổ Quốc Việt Nam” tại thành phố München. Họ sẽ nâng cao hàng trăm bản đồ Việt Nam, với những biểu ngữ khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, vạch rõ thái độ hung hãn bành trướng của Trung Cộng trước con mắt của cả thế giới. Chúng ta sẽ phải chọn một ngày trong năm tới, hẹn trước với nhau cùng tổ chức những cuộc biểu tình như vậy, vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Năm nay đồng bào ở Ðức đã bắt đầu, sang năm khắp nơi sẽ cùng tham dự. Người Việt Nam sẽ xuống đường cùng một ngày, buổi sáng ở Berlin, ở Paris, buổi chiều ở Sidney, Melbourne, hay ban đêm ở Washington, Los Angeles, Houston. Một cuộc biểu tình ban ngày, hay một đêm thắp nến, lần lượt vòng quanh trái đất, những người con nước Việt sẽ cho thấy mối đồng tâm nhất trí trước mối đe dọa tổ quốc bị chà đạp. Khắp nơi cùng hô lên một khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc nước Việt Nam!” Ðây là một dịp biểu dương tấm lòng yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài, gửi về cho đồng bào trong nước.
Ðồng bào chúng ta ở trong nước có được phép tổ chức một cuộc biểu tình tương tự để cùng nhau hô lớn tiếng “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc nước Việt Nam hay không?
Trong lúc các tay chóp bu đảng Cộng Sản Việt Nam đang họp nhau chia phần xôi thịt, hầu như đồng bào trong nước chỉ đứng ngoài coi như coi một vở tuồng cũ. Sang hay Dũng, Trọng hay Sang, cuối cùng họ sẽ chia phần với nhau, dưới sự giám sát của các quan thầy Trung Cộng. Nguyễn Tấn Dũng đã phải bay sang Tàu gặp Tập Cận Bình. Trương Tấn Sang cũng phải bay qua gặp Hồ Cẩm Ðào. Còn Nguyễn Phú Trọng, thì không cần phải đi, bởi vì đã được Bắc Kinh tín nhiệm từ lâu rồi. Người dân Hà Nội vẫn nói “Lú như Trọng.” Bây giờ người ta lại thấm thía bảo nhau: “Nó lú nhưng chú nó khôn!” Chú nó đây là “Thúc thúc” Hồ Cẩm Ðào và Tập Cận Bình. Người Trung Hoa gốc Triều Châu khi nói chữ “Thúc,” nghĩa là chú, thì phát âm là “Chiệc” hay “Chệt.” Người Hà Nội đang có câu: “Trọng Lú nhưng Chú Chiệc khôn!
Muốn cho nước Việt Nam có một ngày được sống tự do dân chủ, những người Việt ở nước ngoài phải tiếp tay với đồng bào trong nước. Chúng tôi xin góp lời mời đồng bào Việt Nam ở nước Ðức và các nước Châu Âu cùng góp mặt với bà con tại Munchen, như Thục Quyên đang kêu gọi: “Mọi người sẽ đến tham dự cuộc biểu tình trong ‘Một Ngày Cho Tổ Quốc Việt Nam’ vì mỗi người tự biết mình đang thay mặt hàng trăm ngàn đồng bào nơi quê nhà, để nói lên cho thế giới biết ý chí và lòng cương quyết bảo vệ lãnh thổ của người dân Việt. Sẽ không có một lý do vị kỷ nào, một sự vô cảm nào có thể cản bước người dân Việt không lăn xả vào bảo vệ Tự Do, Ðộc Lập và Danh Dự giống nòi.”
Với những con dân nước Việt ở bên ngoài biểu dương nghĩa khí như vậy, sẽ đến ngày đồng bào chúng ta ở trong nước cũng đủ khí thế họp nhau lên tiếng: “Chúng tôi là nhân dân! Chúng tôi đòi quyền bỏ phiếu chọn người lãnh đạo đất nước. Chúng tôi không cho ai được mạo nhận danh nghĩa nhân dân nữa!”
Nợ xấu tại sao hấp dẫn? (hahahaha LMAO)
Nếu nợ xấu được Chính phủ trợ giá thì nợ không còn được xem là xấu nữa
mà nó sẽ đem lại một khoản lợi nhuận tương đối lớn, đủ để không ít các
tổ chức phải nhòm ngó.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa đã từng cho
rằng, nợ xấu đã khiến ngân hàng không còn tin doanh nghiệp và chính giữa
các ngân hàng cũng không còn lòng tin với nhau. Đó đã là vấn đề của
quốc gia và chỉ có Chính phủ mới có thể giải quyết được việc này.Dù chưa có một phương án chính thức về giải quyết vấn đề nợ xấu nhưng ý tưởng về thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) dưới sự trợ giá cho người mua của Chính phủ đang được chú ý hơn cả.
Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, nếu phương án này được thông qua thì nợ không còn được xem là xấu nữa mà nó sẽ đem lại một khoản lợi nhuận tương đối lớn, đủ để không ít các tổ chức phải nhòm ngó. <=== yeah yeah. LMAO
Bởi lẽ, giữa năm 2012 NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 8,6% tổng dư nợ nghĩa là vào khoảng 202 nghìn tỷ đồng; các khoản nợ này đều có tài sản thế chấp gấp 1,3 lần, tương đương với 260 nghìn tỷ đồng.
Giả sử nếu các nhà đầu tư tư nhân chỉ nhấp nhận mua với giá bằng 0,5 lần mệnh giá, tức bỏ ra 100 nghìn tỷ đồng. Và cũng giả sử rằng, các nhà đầu tư và các ngân hàng, các doanh nghiệp dự báo giá của tài sản thế chấp sẽ giảm nhiều nhất là 50%, tức là các tài sản thế chấp có giá trị ít nhất là 130 nghìn tỷ đồng. Các ngân hàng đã trích một khoản dự phòng là 30 – 35%, tương đương 60 – 70 nghìn tỷ đồng.
Các ngân hàng không chịu thiệt hại nhiều hơn khoản trích lập dự phòng này, bởi nếu điều này xảy ra họ sẽ bị lỗ, vốn chủ sở hữu sẽ giảm và do vậy đẻ đảm bảo tỷ lệ vốn/tài sản theo quy định, các ngân hàng sẽ phải giảm tài sản, đòi nợ và cho tín dụng tăng âm.
Như vậy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cũng sẽ vì thế mà giảm theo, tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng.
Nếu nhà nước không trợ giá, các nhà đầu tư chỉ muốn trả 100 nghìn tỷ đồng để mua nợ xấu, trong khi các ngân hàng muốn thu lại 130 – 140 nghìn tỷ đồng vì họ trích lập dự phòng rủi ro vào khoảng 60 – 70 nghìn tỷ đồng. Như vậy cung sẽ không gặp cầu.
Tuy nhiên, nếu nhà nước trợ giá khoảng 30 – 40 nghìn tỷ đồng, cầu nợ xấu của các nhà đầu tư và cung nợ xấu của các ngân hàng sẽ gặp nhau. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vay nợ sẽ không nhận được gì, họ bị mất tài sản thế chấp.
Điều này có thể dẫn đến những vấn đề về pháp lý hao công, tốn của, mất thời gian. Vấn đề có thể được giải quyết nhanh gọn khi trong mức chênh lệch 60 nghìn tỷ giữa giá trị vay và tài sản thế chấp, các doanh nghiệp được nhận một khoản nào đó, giả định là 1/3 đến 1/2 tức là khoảng 20 – 30 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, quy mô trợ giá của nhà nước sẽ vào khoảng 50 – 70 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3 tỷ USD.
Với sự trợ giá của nhà nước, các nhà đầu tư sẽ thu lợi ít nhất 30 nghìn tỷ đồng, bởi họ chỉ bỏ ra thực chất là 100 nghìn tỷ đồng và thu về ít nhất 130 – 140 nghìn tỷ đồng, tức là họ chỉ mất số tiền trích lập dự phòng, còn các doanh nghiệp sẽ không bị mất trắng tài sản thế chấp. Còn doanh nghiệp sẽ nhận được một khoản tiền tương đương 20 – 30 nghìn tỷ đồng để tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Nợ xấu bản chất đó là một khoản mất mát. Vấn đề là khoản thiệt hại này sẽ được chia cho những ai, ở mức độ nào? Nếu càng nhiều người gánh chịu, mọi việc sẽ dễ dàng. Nếu chỉ một số ít người phải gánh chịu mọi việc có thể sẽ không được giải quyết.
Tuesday, October 9, 2012
PVD: 9 tháng ước đạt gần 1.100 tỷ đồng LNST hợp nhất (LMAO)
PVD cho biết, đến hết tháng 10 PVD hoàn toàn đủ khả năng cán đích mức 1.150 tỷ đồng LNST như kế hoạch đề ra.
Đại diện của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Dầu khí – PV Drilling
(MCK: PVD) cho biết, 9 tháng đầu năm 2012, PVD hợp nhất ước đạt trên 8.000 tỷ đồng
doanh thu và gần 1.100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Trong tháng 10, PVD
hoàn toàn đủ khả năng cán đích mức 1.150 tỷ đồng LNST như kế hoạch đề ra.Như vậy, LNST trong quý III ước đạt hơn 436 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 50% so với Quý II/2012. PVD cho biết, nguyên nhân tăng trưởng mạnh chủ yếu do giàn khoan PV DRILLING I đã đi vào hoạt động ổn định sau khi hoàn thành bảo trì lớn định kỳ 5 năm/lần trong quý trước.
Cũng trong Quý III, giàn khoan PV DRILLING III dừng hoạt động gần 2 tuần để thực hiện bảo trì nhỏ định kỳ 3 năm/lần. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng trưởng tốt nhờ PVD cung cấp thêm hai giàn khoan thuê phục vụ chiến dịch khoan cho Idenmitsu và Thăng Long JOC từ đầu tháng 8.
Hiện nay, PVD đang trong quá trình hoàn tất việc góp vốn 51% vào liên doanh Vietubes và đang tiến hành xây dựng nhà máy cho liên doanh OilStates.
Được biết, với 2 liên doanh này, chuỗi giá trị trong việc cung cấp dịch vụ hậu cần cho các sản phẩm ống chống, ống khai thác được nâng cao, cũng như từng bước thực hiện chủ trương nâng cao tỷ trọng nội địa hóa cung cấp dịch vụ dầu khí, thay thế việc nhập khẩu ống chống thành phẩm, từ đó giảm bớt áp lực nhập siêu.
Tạm hoãn dự án Tender Barge đến năm 2014
PVD cho biết, dự án đầu tư sà lan khoan (Tender Barge) tạm hoãn đến năm 2014 mới triển khai trở lại vì khách hàng Chervon đã dời chiến dịch khoan đến năm 2016.
PVD chuyển sang tập trung nguồn lực vào dự án mới là đầu tư giàn khoan biển tự nâng thế hệ mới. PVD sẽ hợp tác với một đối tác để thành lập liên doanh tại nước ngoài, dự kiến bắt đầu hoạt động từ Quý III/2013.
Đến năm 2014, PVD dự kiến sẽ đóng mới thêm một giàn khoan tự nâng với nguồn vốn đầu tư ước khoảng 230 triệu USD nhằm chiếm lĩnh thị trường khoan còn rất nhiều tiềm năng.
Subscribe to:
Posts (Atom)