Monday, October 1, 2012

Ngày tận thế của kinh tế Việt Nam đang tới gần

Ngày 28/09/2012, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s tuyên bố đánh sụt hạng tín dụng 8 Ngân hàng TMCP của Việt Nam xuống hạng Caa1 và mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống mức B2.
Theo hãng Moody’s thì hạng Caa1 dành cho các NH TMCP nghĩa là ngân hàng đó có rủi ro tín dụng rất cao và suy đoán xếp hạng kém. (Cafef, 28/09/2012*)
Còn mức tín nhiệm quốc gia hạng B2 có nghĩa là có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và chỉ suy đoán. (Cafef, 28/09/2012**)
Đó đồng thời cũng là thứ hạng thấp nhất dành cho Việt Nam từ trước tới nay. Đó cũng là thông điệp hãng Moody’s phát ra cho các nhà đầu tư vào Việt Nam: chỉ có ngu dại mới đi đầu tư vào xứ này để mất trắng.
Hơn nữa, vấn đề chính không phải là VN bị đánh sụt tín dụng. Cái này xưa rồi, nhàm chán.
Điều “mới” đây là 8 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LỚN NHẤT VIỆT NAM, cùng lúc TÍN DỤNG QUỐC GIA BỊ XUỐNG ĐỊA NGỤC.
Như Mỹ từ AAA xuống AAA-, so what, who cares. Như anh học sinh từ 100 điểm xuống 99 điểm.
Nhưng VN bị xuống B2, tức là thua Angola (Ba3), Bangladesh (Ba3), Mông cổ (B1), Senegal (B1), Sri Lanka (B1), Trinidad (Baa1), Tunisia (Baa1). (Wikipedia)
Có tin mừng: bằng Cambodia!
Tại Á châu, VN thua Bangladesh, Mông cổ, Sri Lanka, thì coi như đội sổ, may là còn anh Cambodia đứng chung cho đỡ buồn.
VN ta hay chê các nước Phi châu là “mọi đen”.
Nay, TÍN DỤNG, tức mức độ tin cậy của đồng tiền, của nền KT, tài chánh, TRÁI PHIẾU, VN đều thua xa lắc các nước này!
BIG SHOW
Thứ 4 tuần sau (03/10/2012), 1:30 trưa giờ VN, Moody’s sẽ họp báo quốc tế, tuyên bố lý do vì sao họ đánh sụt tín dụng quốc gia Việt Nam.
Cuộc hội thảo quốc tế sẽ có hàng ngàn nhân vật quan trọng từ nhiều quốc gia tham gia, trong đó có Anh quốc, Mỹ, Singapore, Nhật, Ấn độ, TQ, Úc, Phi, Thái lan, Đài loan, Nam Hàn, v.v…
Đó chỉ tính các quốc gia Moody’s mở dây điện thoại miễn phí (tại Mỹ gọi miễn phí 1-877-941-8269, đánh password 4567420, lúc 2:30 sáng thứ 4, giờ miền Đông).
Người từ các quốc gia khác vẫn có thể gọi điện thoại vào, dùng Skype, Yahoo, v.v…
Vài lời Moody’s nói ra thì sẽ chấn động thị trường. WSJ sẽ chạy tin trang nhất ngay sáng thứ 4 giờ Mỹ.
Bloomberg sẽ không chịu kém, còn anh Ben Bland của Financial Times chắc chắn sẽ lẹ tay đánh máy ngay 1 bài phân tích thật hay, cho đăng lên FT kịp số báo sáng thứ 4, US Edition.
Wall Street sẽ nói rùm, hàng chục ngàn người đi máy bay sáng hôm đó sẽ với tay lấy tờ FT trên các chuyến bay quốc tế khắp 5 châu.
Ngồi trên máy bay, buồn, họ sẽ đọc thấy hết! Và chứng khoán Việt Nam sẽ sụt giá còn thê thảm hơn cả bây giờ.
PHẢI CỨU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Lý do Moody’s sẽ công bố thực ra không mới với bạn đọc tại đây đã theo dõi bài viết của chúng tôi trong thời gian qua.
Thứ tư tới đây, trong buổi họp báo quốc tế công bố kết quả phân tích tài chánh và lý do tại sao họ đánh sụt tín dụng VN, và 8 ngân hàng lớn, họ sẽ nói về việc “very high likelihood” CP VN sẽ phải cứu hệ thống ngân hàng, cụ thể là 8 ngân hàng trên.
Nếu các bạn còn nhớ, chúng tôi đã từng ghi rất rõ về việc này trước cả Moody’s RẤT LÂU.
Bây giờ chúng tôi sẽ tua lại những lý luận mà chúng tôi đã nói ra rả cả năm qua.
Hãy lấy con số được công bố: Dư nợ toàn quốc 3 triệu tỉ đồng, tiền lời 15%. (VnExpress, 21/06/2012)
Thật ra con số nợ cao hơn nhiều, và đố ai đi mượn với tiền lời 15%!
Nhưng TẠM cho là như vậy đi, thì hàng năm ngân hàng phải thu về 450 ngàn tỉ đồng tiền lời, tức 22 tỉ USD.
Đây là trọn 20% Tổng sản lượng quốc gia, do chính Việt Nam công bố (106 tỉ USD/ năm).
Cho dù số người, cty, tập đoàn mắc nợ đang làm ra 100% Tổng sản lượng quốc gia, thì cũng làm sao mà lời 20% để trả TIỀN LỜI cho số nợ, sau khi trả thuế, lương công nhân, mọi chi phí khác?
Tổng số các Con nợ, do đó, không thể nào trả nổi, và “ai đó” phải quỵt nợ mà thôi, rồi ngân hàng cộng tiền lời không thu được vào tiền vốn.
Do đó mà Tổng dư nợ tăng mạnh, cho dù nay hầu như không ngân hàng nào cho vay các số tiền lớn nữa. (Cafef, 28/09/2012***)
——————–
Và thật ra ngân hàng đã KHÔNG THỂ thu lại tiền lời cho đúng từ nhiều năm trước.
Khi đó, lẽ ra phải có LUẬT nghiêm minh cho phép:
(1) thu hồi nợ cho dù con nợ là cty, tập đoàn quốc doanh;
(2) nếu đã thu hồi nhưng vẫn bị insolvent, thì chính ngân hàng đó PHẢI bị dẹp.
Nhưng do CP Việt Nam bao che cho các cty, tập đoàn quốc doanh, nhiều số nợ xấu không thể được thu hồi, ví dụ tại VINASHIN.
Báo Quân đội Nhân dân, báo Nhân Dân, còn bênh tập đoàn này mạnh mẽ chỉ 1 tháng trước khi có vụ “bể nợ” với bên ngoại quốc. (QDND, 29/08/2010)
Khi đó, ai chỉ trích VINASHIN, thì dễ bị gán ghép vào điều 88 hình sự: Nói xấu nhà nước XHCN.
——————–
Trong nước, không 1 ngân hàng nào có thể đòi nợ VINASHIN. Họ chây lỳ không trả, cho dù hồi còn tiền bạc dư dã. Và làm gì có việc tịch thu tài sản phát mãi, vì đó là “tài sản XHCN”, ai dám đụng vào? (Vietstock, 27/08/2010)
Thế là ngân hàng đành cộng tiền lời vô tiền vốn, làm “sạch” sổ sách, và chính họ tự trả lương cho họ rất cao, vì họ vẫn tính như thu được số tiền lời không đòi được.
Các ngân hàng cho VINASHIN vay gần 100 ngàn tỉ đồng, tiền lời hàng năm có lúc 25 ngàn tỉ đồng, các ngân hàng tha hồ “chia lợi tức” trên số tiền lời này, cho dù không thu về 1 xu!
Quan chức ngân hàng giàu sụ, họ tự trả lương cho họ hàng tỉ đồng hàng tháng, chưa kể biết bao áp phe, tiền lót tay, các mánh mung làm ăn khác.
Và thế là nợ toàn quốc chồng chất lên nhau như núi, mỗi năm tăng mấy chục %, cho đến nay hơn Tổng sản lượng quốc gia đến 50%, tiền lời chiếm 20% GDP – theo con số chính thức.
——————–
Moody’s tính ra, làm như mới và hay lắm, gởi cho các top investors các tài liệu này.
Con số tôi có còn chính xác hơn Moody’s nhiều, do họ chỉ dùng các con số chính thức.
Con số tôi có, là nợ toàn quốc nay đã lên tới 3,75 triệu tỉ đồng, tức 187 tỉ USD. Thật ra KHÔNG do nợ mới, mà do tiền lời nợ cũ chồng chất lên.
Tiền lời THỰC TẾ không thể dưới 20% – báo đăng cho vay tiêu dùng nay 60% – tức là hàng năm 750 ngàn tỉ đồng, hoặc 37,5 tỉ USD, tiền lời, chiếm 45% GDP. (VTV, 27/09/2012)
GDP tôi có, chỉ khoảng 80-85 tỉ USD hàng năm mà thôi, làm gì trên 106 tỉ USD như công bố.
Và làm gì mà “tăng GDP 5%” trong năm nay. Giảm 10-20% thì có.
——————–
Nhưng cho dù dùng con tính của Moody’s, thì chắc chắn CP Việt Nam sẽ PHẢI in ra ít nhất 1 triệu tỉ đồng trả giùm cho các cty, tập đoàn quốc doanh, cứu ngân hàng.
Đó chỉ là cứu lửa gần, giúp ngân hàng khỏi sập ngay.
Sau đó sẽ tạo ra biết bao nhiêu hệ lụy kinh hoàng khác, LẠM PHÁT có thể lên tới mấy trăm %/ năm như hồi 1985.
Và trả giúp 1 triệu tỉ đồng, vẫn còn 2 triệu tỉ đồng (con số chính thức), tiền lời 15% tức 300 ngàn tỉ đồng, bằng khoảng 15 tỉ USD, tức 14% GDP chính thức.
Làm sao mà ngân hàng thu về số này đây?
Không thu về được, thì lại “đảo nợ”, tiền lời nợ cũng cộng vào vốn, thành nợ mới, LỚN HƠN.
Nợ cũ trả không nổi, làm sao trả nợ mới còn lớn hơn như vậy?
Nay đã QUÁ TRỄ để siết nợ, vì siết cái gì, chứng khoán, bất động sản?
Chứng khoán thì giá rẻ mạt, nếu siết chứng khoán, bán giải chấp, thì lại càng đè giá xuống vực sâu tối tăm.
Bất động sản không khá gì hơn, ngân hàng thu về các khu đất đang trồng cỏ, mất công thuê bảo vệ đừng cho đám xì ke vào chích choác, người mua bán dâm vào đó “hành sự”.
SIÊU LẠM PHÁT
Như vậy, chúng tôi đi trước mấy nước cờ, nhìn thấy tương lai KT Việt Nam.
CP Việt Nam sẽ PHẢI in tiền ra cứu ngân hàng, khoảng 1 triệu tỉ đồng, gây SIÊU LẠM PHÁT, dân chúng cực kỳ khổ sở.
Tổng dư nợ toàn quốc được ép xuống còn 2/3, tức 2 triệu tỉ đồng.
Rồi sau đó lại phải in tiền cực khủng đợt 2, do tổng dư nợ được ép xuống 2 triệu tỉ đồng vẫn còn quá cao, nợ xấu vẫn gia tăng – nhất là sau vụ in tiền khủng đợt 1 gây SIÊU LẠM PHÁT, kinh doanh càng khó khăn gấp bội.
Đợt 2, sẽ phải in ra thêm ít nhất 1,5 triệu tỉ đồng, do lúc đó nợ toàn xã hội đã lên lại, khoảng 2,5 triệu tỉ đồng.
Sau đó, tổng dư nợ toàn quốc còn 1 triệu tỉ đồng, coi như tạm cứu được ngân hàng, do số này thì có thể tịch thu tài sản, bán giải chấp, v.v… có thể thu hồi cho là 500 ngàn tỉ đồng.
Sau 2 đợt in tiền cực khủng như trên, LẠM PHÁT tại VN sẽ lên tới mấy trăm %/ năm.
Chỉ còn cách ĐỔI TIỀN, xóa sạch tiền cũ, in ra tiền mới. Ngoại quốc bỏ chạy hết – thật ra sau kỳ in ra cực khủng lần 1, họ đã bỏ chạy gần hết.
KT Việt Nam sau đó dù muốn dù không cũng sẽ phải khép kín như Bắc Hàn, vì cho dù có trải thảm bằng vàng thì cũng chẳng ai thèm vào đầu tư lấy 1 xu.
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG
Số người, cty, tập đoàn đang mắc nợ chỉ sản xuất khoảng 1/2 hoặc ít hơn Tổng sản lượng quốc gia.
Trên 70% dân VN đang sống tại nông thôn. Đại đa số nhóm người này chưa từng bước chân vô “ngân hàng”. Họ chẳng biết gì về mượn tiền ngân hàng, trả lãi suất, v.v…
Đa số tại thành phố cũng không mượn được tiền trong ngân hàng, và VN hầu như không có “credit card”.
——————–
Do đó, số người, cty, tập đoàn, đang mắc nợ không làm sao trả nổi số 20% Tổng sản lượng quốc gia (GDP) chỉ cho TIỀN LỜI mà thôi.
Nếu họ làm ra 50% GDP, thì phải lời 4 đồng cho mỗi 10 đồng bán ra, chỉ để trả tiền lời!
Trừ có VINAMILK, còn lại hầu như không cty, tập đoàn, người kinh doanh, nào lời cỡ này.
Do đó, tính toàn hệ thống, thì hệ thống này BUỘC phải sập, không còn cách gì khác.
——————–
Ông Bùi Kiến Thành đưa ra ý kiến rất lạ: “CP cho vay lãi suất thấp, để ép giá lãi suất xuống”. (Vietstock, 27/09/2012)
Chiêu này hại chết KT Việt Nam, nhưng họ không mắc bẫy dễ dàng vậy.
CP lấy tiền đâu ra cho vay lãi suất thấp, vì lập tức sẽ có đơn xin vay, tổng cộng hàng chục triệu tỉ đồng!
Cụ thể, ít nhất là 3 triệu tỷ đồng cho tất cả những ai, cty, tập đoàn nào đang mượn nợ, vì họ đang trả hơn 15% tiền lời.
Mà 1 khi ấn định tiêu chuẩn cho vay tiền lời giá rẻ, thì lập tức có lo lót, hối lộ, do VN không có các cty định giá tín dụng độc lập (kiểu như Fitch, Moody’s, S&P), nên không có tiêu chuẩn độc lập nào.
Và nói nhỏ thế này, nếu lãi suất xuống thấp, thì dân rút tiền ra khỏi ngân hàng để làm việc khác, hoặc mua vàng, mua USD, khi đó lại gây thiếu vàng, thiếu USD, làm tăng giá USD.
Và dân rút tiền ra hàng loạt – do khi đó các cty mượn CP với tiền lời rẻ đi, các ngân hàng cho vay không được, phải hạ giá tiền lời xuống – thì đồng nghĩa với bank run, với ngân hàng mất thanh khoản, khi đó CP lại phải cứu, do các ngân hàng không đủ tiền trả lại cho dân rút ra hàng loạt.
Do đó, nhất là trong tình hình LẠM PHÁT trở lại (như Batman vậy, đi chút trở lại hoài), thì bắt buộc tiền lời phải CAO để tránh bank run.
Mà tiền lời cao thì như chúng ta thấy, gây nợ xấu, đình trệ sản xuất.
———————–
Tôi đã nói từ cách đây mấy năm: Bác sĩ giỏi là bác sĩ biết khi nào phải treo ống nghe, khuyên bệnh nhân về nhà từ giã gia đình, rồi chuẩn bị ra đi, lo hậu sự cho tốt.
Chứ không như câu chuyện kia, bệnh nhân gần chết rồi, ông bác sĩ còn cho toa mua 20 loại thuốc, chích mỗi giờ cả lít thuốc.
Con bệnh Kinh tế Việt Nam chắc chắn chết, vấn đề là khó coi thế nào?
Tin “CP Việt Nam in ra 1 triệu tỉ đồng cứu ngân hàng” mà tung ra, thì cả thế giới bò lăn ra cười nhạo Đảng Cộng sản Việt Nam, cười chê ông Dũng.
——————–
Jay Leno, David Letterman, dám soạn ra chương trình chọc cười trên TV dành riêng cho vụ này. Họ có thể đố thế này “1 triệu tỉ đồng có bao nhiêu số zero?” rồi hỏi khán giả. Sẽ cho người ra đường phố New York hỏi người đi đường – do diễn viên họ dàn dựng – làm trò cười lăn lóc cho dân Mỹ.
Mà cho dù Việt Cộng có ráng làm mặt dày giả bộ không nghe thấy, rồi thì sao?
BÀN TAY VÔ HÌNH của thị trường vẫn lạnh lùng làm việc, số tiền tung ra quá lớn, sẽ gây lạm phát cực khủng.
Nay đang có khoảng 130 tỉ USD bằng VND đang lưu hành, tức khoảng 2,6 triệu tỉ đồng. Nếu tung ra 1 triệu tỉ đồng cứu 1/3 tổng dư nợ, thì số tiền lưu hành sẽ tăng lên gần 1/3, giá trị VND sẽ rẻ đi 1/3.
USD sẽ tăng lên 27 ngàn VND, hàng hóa tăng từ 1/3 đến 2/3, do giá nguyên nhiên vật liệu, nhân công, đều phải tăng giá. Giá nhân công tăng ít nhất.
Thế giới lại có dịp cười bò lăn khi từ lúc đặt hàng đến giao hàng, giá khác đi rồi. Ví dụ xe chạy từ Nam ra Bắc chịu giá 10 triệu đồng, khi ra tới Bắc thì giá lên 13 triệu, bên thuê phải trả thêm 3 triệu, do chủ xe đổ xăng dọc đường đều bị lên giá.
Chưa tới mức “uống xong ly cà phê, giá tăng rồi” như bên nước bạn Hungary thuở nào, nhưng sau kỳ in tiền đại quy mô lần 2 (xem bài trên đây), thì có thể lắm.
Giá lên như vậy, làm mọi người không yên tâm, ai cũng muốn nâng giá hàng mình lên “cho chắc ăn, vì bên ngoài ai cũng lên giá”, vì sợ bán rồi mua lại không được giá bán.
Thế là do SPECULATION, giá lên hơn tỉ lệ tiền tung ra, ví dụ giá VND rẻ đi 1/3, nhưng giá hàng hóa lại tăng lên 2/3 hoặc 3/3 tức 100%.
KHÔNG LỰC NÀO CẢN NỔI GIÁ LÊN, một khi CP VN bị buộc phải in tiền ra cứu ngân hàng, như Moody’s đã cho biết và sẽ cho biết rõ hơn vào thứ 4 tới đây, lúc 2:30 trưa giờ VN, tức 1:30 sáng thứ 4 giờ Đông bộ Hoa kỳ.
————————–
Danh sách 8 ngân hàng TMCP Việt Nam bị đánh sụt hạng tín dụng là ACB, BIDV, Sacombank, Techcombank, Vietinbank, VIB, Quân đội (MB) và SHB.
Cafef, Moody’s hạ bậc xếp hạng năng lực tín dụng của 8 ngân hàng TMCP, 28/09/2012*,http://cafef.vn/20120928022026379CA34/moodys-ha-bac-xep-hang-nang-luc-tin-dung-cua-8-ngan-hang-tmcp.chn
Cafef, Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam xuống mức B2, 28/09/2012**, http://cafef.vn/20120928014310986CA34/moodys-ha-xep-hang-tin-nhiem-cua-viet-nam-xuong-muc-b2.chn
Wikipedia, List of countries by credit rating – Moody’s, http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_credit_rating#Moody.27s
Dự đoán kinh tế Việt Nam, Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đã phá sản, 11/09/2011,http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/09/11/h%E1%BA%A7u-h%E1%BA%BFt-cac-ngan-hang-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam-da-pha-s%E1%BA%A3n/
Dự đoán kinh tế Việt Nam, Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu, 16/02/2012, http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/02/16/bom-tien-nuoi-nhung-cuc-cung-om-yeu/
Dự đoán kinh tế Việt Nam, Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phá sản, 17/02/2012, http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/02/17/he-thong-ngan-hang-vn-da-pha-san/
Dự đoán kinh tế Việt Nam, Dân Việt Nam sắp thành tỉ phú, 20/06/2012, http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/06/20/dan-vn-sap-thanh-ti-phu/
VnExpress, 151.000 tỷ đồng vốn ngân hàng cho bất động sản, 21/06/2012, http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/tin-tuc/2012/06/151-000-ty-dong-von-ngan-hang-cho-bat-dong-san/
Cafef, Tiền đang chảy đi đâu, 28/09/2012***, http://cafef.vn/20120928112323476CA34/tien-dang-chay-di-dau.chn
Quân đội nhân dân, Không thể phủ nhận vai trò kinh tế Nhà nước, 29/08/2010, http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/5/5/5/122323/Default.aspx
Vietstock, Khoanh và giãn nợ cho Vinashin đến hết năm 2011, 27/08/2010, http://vietstock.vn/2010/08/khoanh-va-gian-no-cho-vinashin-den-het-nam-2011-768-164519.htm
Vietstock, TS Bùi Kiến Thành: NHNN có thể chỉ đạo cho vay với lãi suất 6-7%, 27/09/2012, http://vietstock.vn/2012/09/ts-bui-kien-thanh-nhnn-co-the-chi-dao-cho-vay-voi-lai-suat-6-7-757-241028.htm
VTV, Lãi suất vay tiêu dùng tới … 60%/năm, 27/09/2012, http://www.vtv.vn/Article/Get/Lai-suat-vay-tieu-dung-toi-60nam—-b58895042b.html

Trưởng công an bắn què chân nữ sinh

Cháu Hoàng Thị Tú học sinh lớp 11- trú tại thôn 7, xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái khóc nức nở, gương mặt chưa hết bàng hoàng kể:
"Đêm 29/9/2012 chúng cháu đi dự lễ sinh nhật trở về. Lúc đó khoảng 22 giờ đêm, trời khá lạnh nên xe của cháu đi chầm chậm để khỏi rét. Phía trước hình như có 2-3 xe chạy với tốc độ cao cháu không rõ có phải họ đang đua xe không. Xe của chúng cháu đi kẹp 3, cả ba đứa đều không đội mũ bảo hiểm, vừa đi ra khỏi cổng nhà bác Quyền, thì thấy một xe chạy vượt lên dí súng vào đầu bạn cháu đang cầm lái tên là Thọ quát đứng lại. Chúng cháu sợ quá, tưởng bị cướp trấn lột nên Thọ bảo chúng cháu ôm chặt để chạy.

Cháu nghe hai tiếng súng nổ, xe của chúng chạy tới Km50 qua cổng nhà cháu mà không dám dừng lại vì sợ, lúc đó cháu thấy chân ướt, cháu nhìn xuống thì thấy máu chảy ra đầy cả dép. Cháu bảo Thọ dừng xe lại xem sao. Khi đó cháu mới biết mình bị trúng đạn của ông trưởng ông CA xã tên là Trịnh Văn Hiếu..."
Cháu Hoàng Thị Tú vẫn còn sợ hãi và đau đớn
Bà Lê Thị Thương mẹ đẻ của cháu Hoàng Thị Tú cho biết: Khi nhận được điện của cháu, tôi báo ngay cho ông Hiếu, ông Hiếu đến ngay hiện trường và tổ chức đưa cháu Tú đến bệnh viện Hữu Nghị 103 cứu chữa.
Bác sĩ Đỗ Thành Nghĩa, thay mặt lãnh đạo bệnh viện Hữu Nghị 103 cho chúng tôi biết: Bệnh nhân Hoàng Thị Tú nhập viện hồi 2h40’ ngày 30/9/2012. Vết thương ở phía mặt trước vị trí 1/3 cẳng chân trái, có đường kính 1cm, mép vết thương nham nhở, bẩn, chảy máu, sâu không xác định. Sau khi chụp XQ, xương bình thường, hơi cản quang. Chiều 30/9 chúng tôi tiến hành mổ thấy tổn thương hết lớp da, rách gân cẳng chân đến cơ, phần mềm giập nát, có một viên đạn cao su hình cầu...
Trao đổi qua điện thoại với ông Trần Hữu Quỳnh- chủ tịch UBND xã Trúc Lâu, ông Quỳnh cho biết: Chúng tôi đang yêu cầu ông Hiếu tường trình lại sự việc. Việc kiểm tra giao thông trên QL70 không thuộc thẩm quyền của CA xã..

Chớ dùng dầu ăn giá rẻ!

Nhiều quán ăn, quán nhậu hiện nay thường sử dụng các loại dầu ăn rẻ tiền dạng bán xá (bán theo can, bình) không thương hiệu với giá cực rẻ. Đây là các loại dầu được sản xuất từ các loại dầu nguyên liệu phức tạp, kể cả những loại dầu thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm, sau đó dùng hóa chất để xử lý khử mùi, tạo màu…

Nguyên liệu tù mù

Tấp xe vào một sạp bán dầu ăn, gia vị tại khu chợ tự phát gần cầu Ông Lãnh (quận 1 - TPHCM), chúng tôi nghe một phụ nữ gọi: “10 kg!”. Như đã hiểu nhau từ trước, người bán đưa ra 2 can dầu ăn đựng trong bình nhựa là vỏ đựng nước khoáng. Sau khi khách hàng này quay đi, chúng tôi tiếp cận người bán thì được biết đó là khách hàng quen, làm việc tại một quán ốc ở quận 5, thường xuyên mua dầu ăn xá dạng này với giá khoảng 26.000 đồng/kg về chế biến các món ăn. Chị bán hàng cho biết dầu ăn loại này được bán theo kg, giá bán lẻ thông thường là 28.000 đồng/kg nhưng nếu mua nhiều và khách quen thì 26.000 đồng/kg.

Đi sâu vào khu chợ này, chúng tôi thấy dầu ăn bán xá rất nhiều. Dầu được chứa trong đủ loại vật dụng như can nhựa, xô nhôm, thùng tôn, một số loại có thương hiệu nhưng rất ít, chủ yếu là dầu không thương hiệu. Ngoài việc bán sỉ, nhiều quầy chiết dầu ra các chai nhựa PET, thậm chí chứa cả trong bịch ni lông.
Dầu ăn xá đóng bịch bán tại chợ tự phát gần cầu Ông Lãnh, quận 1 - TPHCM.

Tôi cho biết mình cần lấy sỉ dầu xá mang về các chợ ngoại thành bán lẻ, một chủ sạp nhiệt tình tư vấn: Gọi là dầu xá nhưng chất lượng vừa tốt vừa rẻ, chỉ 580.000 đồng đến 650.000 đồng/thùng 30 kg (khoảng 23.000 đồng/lít), trong khi các loại dầu ăn thông thường giá 45.000 - 50.000 đồng/lít. Nói xong, bà chỉ tay vào xô dầu ăn có màu vàng sậm, nói: “Nếu muốn dễ bán thì lấy loại này, tôi để giá tốt nhất cho. Bảo đảm không đâu rẻ hơn”...

Tổng giám đốc một công ty hóa phẩm ở TPHCM cho biết ông đã từng tiếp xúc với một số cơ sở chế biến dầu ăn dạng không tên này. Nguồn dầu nguyên liệu của các cơ sở này thường rất phức tạp. Họ gom hàng từ nhiều nơi như dầu thải (đã qua sử dụng) của các cơ sở chế biến thực phẩm; mỡ động vật, trong đó có mỡ cá, mỡ heo dạt từ những lò giết mổ và từ các tỉnh chuyển về.

Nguy hiểm hơn, người ta còn nhập cả nguồn dầu cải giá bèo từ Trung Quốc, trong đó có cả dầu cải đã qua sử dụng được các nhà máy ở nước này thải ra… Nguồn nguyên liệu này sẽ được xử lý bằng nhiều loại hóa chất khử mùi, tạo màu… để cho ra loại dầu vàng ươm mà nếu nhìn thoáng qua chẳng thua gì dầu ăn của các hãng dầu sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này thường xuyên thay đổi địa chỉ sản xuất hoặc đăng ký một nơi nhưng lại sản xuất ở một địa chỉ khác để qua mặt cơ quan chức năng…

Nhiều chất độc

Một người quen chuyên bán dầu ăn tại chợ Phú Lâm (quận 6 - TPHCM) tiết lộ: Gần đây, trên thị trường xuất hiện loại dầu ăn xá bán rất chạy vì có thể chiên đi chiên lại nhiều lần mà vẫn không bị ngả màu.

Trao đổi với chúng tôi, một vị tiến sĩ khoa học cho biết dầu thực vật về nguyên tắc chỉ sử dụng một lần, không được tái sử dụng. Thế nhưng, trong thực tế, tình trạng dầu ăn thải loại của một số doanh nghiệp chế biến thực phẩm được tuồn ra thị trường, sau đó người mua đem tái chế, tinh lọc lại bằng nhiều phương pháp, có cả việc cho hóa chất độc hại vào để xử lý rồi bán ra thị trường. Loại dầu này rất độc bởi về mặt hóa học, dầu ăn khi đã đun ở nhiệt độ cao sẽ chuyển từ dạng cit (có lợi cho sức khỏe) sang dạng trans (không có lợi). Nhiều cấu trúc dạng trans kết hợp lại sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư.

Đặc biệt, theo tìm hiểu của chúng tôi, người ta còn pha chế cả các loại dầu nguyên liệu vốn không được dùng trong thực phẩm như dầu lanh, dầu cọ… (thường chỉ dùng trong công nghiệp sản xuất sơn) có giá thành rẻ hơn nhiều so với dầu thực vật. Khi pha những loại dầu này vào dầu ăn sẽ làm hạn chế sự đổi màu của dầu khi sử dụng. Tuy nhiên, loại này rất có hại đối với con người.

BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh Dưỡng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết: Dầu ăn là thực phẩm dễ bị ôxy hóa các axít không no, nếu đun ở nhiệt độ cao nhiều lần, khi xâm nhập cơ thể sẽ gây tổn thương các tế bào, dễ tạo thành những khối u, gây ung thư. Còn khi ăn phải các thực phẩm cháy, vỡ vụn là đưa vào cơ thể các chất phosphor, lưu huỳnh, sẽ rất độc hại.

Phạm Văn Trội kể chuyện tù gián điệp ở Ba Sao


Ông Phạm Văn Trội, 40 tuổi, bị chế độ Hà Nội kết án 4 năm tù hồi tháng 10, 2009 sau hơn một năm giam giữ. Ông hết hạn tù ngày 11 tháng 9, 2012 nhưng vẫn còn bị án quản chế 4 năm. Ông là thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, một tổ chức đấu tranh cho nhân quyền do Luật Sư Nguyễn Văn Ðài và một số người nữa khởi xướng. Trong tù, ông gặp một số người bị kết tội gián điệp cho Trung Quốc, trong đó có một người từng là phó ban tổ chức trung ương đảng CSVN. Mời độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn sau đây.


Mặt trước buồng giam tù ở nhà tù Ba Sao tỉnh Nam Hà. Nhà tù này giam giữ khoảng 3,000 tù nhân trong số đó có khoảng 200 tù chính trị, tôn giáo. (Hình: Tài liệu của Người Việt)

-Người Việt (NV): Theo ghi nhận của ông, tại phân trại 3 nhà tù Ba Sao ở Nam Hà có bao nhiêu tù gián điệp Trung Quốc?
-Phạm Văn Trội: Nhà tù Nam Hà có khoảng 3,000 tù nhân với khoảng 200 tù chính trị và tôn giáo (gồm cả đồng bào Thượng ở Tây nguyên bị vu cho tội đòi ly khai, người Hmong ở các tỉnh Tây Bắc đòi tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền). Trong số này, ở phân trại 3, có khoảng 15 tù nhân là người Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc.
-NV: Làm sao ông biết và phân biệt được ai là tù gián điệp?
-Phạm Văn Trội: Tù nhân bị truy tố tội làm gián điệp cho Trung Quốc bị nhốt chung với tù chính trị chứ không nhốt chung với tù hình sự thường (trộm cướp, giết người, buôn bán ma túy, v.v...). Theo quy định thì tù gián điệp được gọi chung trong số những người bị quy cho là “xâm phạm an ninh quốc gia”.
Những người làm việc cho Trung Quốc và bị buộc tội gián điệp, bản án ghi là gián điệp, có ảnh dán công khai ở trước buồng giam. Khu giam nào, tội gì thì đều có một cái thẻ ghi lại địa chỉ, lý lịch trích ngang, thời gian bắt, phạm tội, án phạt tù, quê quán từng người.
Tù gián điệp ở nhà tù Nam Hà có hai loại chính: Loại vì tiền phần lớn và một ít có động cơ chính trị.
Hai loại này chia làm 4 nhóm:
1.Nội gián (cài cắm bí mật trong guồng máy nhà nước CSVN).
2.Ly gián (có thể cài cắm trong guồng máy nhà nước, có thể không) sử dụng cho nhu cầu phao tin, tung tin đồn, phá hoại kinh tế chẳng hạn, làm mọi người nghi kỵ lẫn nhau.
3.Phản gián - Loại này thường thấy trong các cơ quan an ninh, quân đội, quan tâm nhiều đến các vấn đề chính trị.
4.Trực gián - Là các người thu thập và chuyển thông tin, tài liệu từ ba loại gián điệp trên.
-NV: Ông có thể kể tên, tuổi của những người tù gián điệp mà ông gặp được không?
-Phạm Văn Trội: Số lượng người bị bắt về tội làm gián điệp cho Trung Quốc rất có thể là nhiều và được chia ra giam giữ ở nhiều nhà tù khác nhau. Tù nhân ở khu nào chỉ được ở đó không được ra khỏi nơi chỉ định và bị cấm tiếp xúc cho nên tôi chỉ có thể biết tên những người bị giam chung với mình. Một số tù gián điệp được chuyển từ khu 1 sang khu 3. Những tù gián điệp nào hết án thì cũng về quê quán như mọi tù nhân khác.
Tôi nhớ tên một số tù gián điệp và bản án của họ:
Hoàng Ngọc Mẹo, sinh năm 1956, quê quán Cao Bằng, trước là đại úy bộ đội biên phòng, bị kết án 18 năm tù.
Trần Văn Tiến, sinh năm 1950, quê Lạng Sơn, bị kết án chung thân. Ông này ban đầu là gián điệp của Việt Nam gửi sang Trung Quốc. Bị Trung Quốc bắt và ra điều kiện làm gián điệp cho Trung Quốc thì được cho về Việt Nam. Hoạt động một thời gian thì bị lộ và đi tù.
Vũ Văn Tuyên, sinh năm 1957, quê Quảng Ninh, trước kia là cán bộ hải quan ở tỉnh Quảng Ninh, bị kết án 5 năm tù. Bản án nhẹ nhờ có nhiều tiền “chạy án” từ cơ quan điều tra đến tòa án.
Ngô Văn Phùng, sinh năm 1957, quê ở Hải Phòng, bị kết án 18 năm tù. Ông này mới hết tù gần đây nên đã về với gia đình. Ông này trước kia kinh doanh bên Trung Quốc, sau được Trung Quốc sử dụng và đưa về Việt Nam hoạt động thu thập thông tin và chuyển tài liệu qua biên giới. Ông này lấy tài liệu từ các gián điệp “nội gián” cung cấp.
Phạm Minh Ðức, sinh năm 1957 quê ở Hà Nội, bị kết án 5 năm tù. Ông này là một đảng viên cấp cao trong đảng CSVN, từng là phó trưởng ban tổ chức trung ương đảng, chức vụ chỉ sau Tô Huy Rứa. Theo ghi nhận qua các lời kể, ông này được sự can thiệp từ phía Trung Quốc trong vụ án nên bản án khá thấp dù là “gián điệp loại 1” tức loại gián điệp cấp cao nhất.
Gián điệp loại 1 là gián điệp cầm đầu một mạng lưới, có quyền tuyển thêm nhân sự, chi tiêu tiền cho mạng lưới gián điệp của mình.
Hoàng Minh Thuấn, sinh năm 1986, cán bộ cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn. Anh cán bộ trẻ này sang Trung Quốc, được đào tạo bài bản tại cơ sở tình báo Hoa Nam (Trung Quốc) rồi về Việt Nam hoạt động. Nhiệm vụ chính yếu là chuyển tài liệu qua cửa khẩu Lạng Sơn, do người mang đi đường bộ, không dùng công nghệ máy điện toán. Thuấn bị kết án 8 năm tù.
Nguyễn Văn Sáng, sinh năm 1970, quê Quảng Ninh. Trước kia là gián điệp chuyển tin quân sự từ Quân Khu 1 và Quân khu 2 (tức các tỉnh phía Bắc Việt Nam). Anh này bị bắt năm 1998 và bị kết án 18 năm tù.
Khi tôi bị chuyển từ nhà tù Ba Sao tỉnh Nam Hà vào giam ở nhà tù Nghệ An thì có hai tù gián điệp là Trần Văn Tiến và Hoàng Minh Thuấn được đưa đi theo để tiếp tục báo cáo cho quản giáo về các tù chính trị.
-NV: Qua các cuộc giao tiếp, ông được nghe những lời kể gì của họ?
-Phạm Văn Trội: Nhìn chung, những người Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc thì hay ngụy trang bằng những việc như buôn bán, bác sĩ chữa bệnh hay một bề ngoài nào đấy. Có vẻ như hầu hết bọn họ không được đào tạo bài bản kỹ lưỡng. Nghe nói những người được đào tạo chuyên môn từ Cục Tình Báo Hoa Nam của Trung Quốc ít khi bị phát hiện và bắt giữ. Những người bị bắt cho thấy họ không thuộc loại gián điệp chuyên nghiệp, bị Trung Quốc mua chuộc bằng tiền bạc và gái rồi sử dụng cho nhu cầu thu thập, chuyển tin, tài liệu. Tin giá trị thấp thì trả ít tiền, tin có giá trị cao thì được trả nhiều hơn. Thật ra, thế nào là tin giá trị thấp, giá trị cao cũng không ai biết rõ nhưng khi bị bắt thì hầu như không được phía Trung Quốc chiếu cố giúp đỡ gì nên đời sống của họ cũng vất vả.
Theo ghi nhận qua các lời kể, những người này sau khi hết án về nhà mà có nói điều gì ảnh hưởng đến tình báo Trung Quốc là phía Trung Quốc cử người sang tìm giết ngay.
Tất cả các người làm gián điệp cho Trung Quốc đều bị bắt giữ ngay tại Việt Nam đang trên đường vận chuyển tài liệu. Những người thấy không còn nhu cầu sử dụng thì có thể Trung Quốc gài cho an ninh Việt Nam bắt.
-NV: Ông có được nghe kể là họ có được trang bị máy móc gì không (máy quay phim, máy chụp hình, điện thoại, súng, điện đài truyền tin bí mật, v.v...) khi làm gián điệp?
-Phạm Văn Trội: Gần đây, tôi nghe họ kể là chỉ một số được trang bị máy móc, phương tiện hoạt động, gồm cả xe hơi để phục vụ nhu cầu lấy tin, chuyển tin hay tài liệu. Thấy họ kể là các phương tiện họ trang bị cho gián điệp sau này nhiều hơn trước, từ trung ương xuống tới địa phương, dù là gián điệp cấp nào.
Qua lời kể của Trần Văn Tiến và Hoàng Minh Thuấn, họ được huấn luyện nghiệp vụ về cách thức khai thác thông tin, chuyển tin và báo tin. Các người được huấn luyện thì thường họ hưởng lương theo cấp bậc và nghiệp vụ và các vụ làm. Còn những loại gián điệp khác không được huấn luyện thì khi cung cấp bán tin thì được trả tiền.
Nói tóm lại, đa số những người làm gián điệp cho Trung Quốc là vì tiền. Một số người là bất mãn. Một số người là người gốc Hoa, người các sắc tộc thiểu số như Tày chẳng hạn ở các tỉnh dọc biên giới.
Hiếm có người làm gián điệp từ động cơ chính trị. Những người này tin rằng nếu đi theo Trung Quốc sẽ có nhiều lợi lộc vì rằng Trung Quốc đang thao túng chính trường Việt Nam, sự bổ nhiệm những chức vụ then chốt trong guồng máy cầm quyền CSVN đều có bàn tay của Trung Quốc nhúng vào. Vì thế mà một số cán bộ đảng viên CSVN làm thân, làm việc cho Trung Quốc mà từ đây, dẫn tới hành động làm gián điệp.
-NV: Ông có thấy tù gián điệp là người Trung Quốc bị giam ở Nam Hà không?
-Phạm Văn Trội: Nhà tù Nam Hà giam các tù nhân Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc. Ở trại tù Thanh Xuân, Hà Nội, có khu vực nhốt tù nhân người ngoại quốc. Không rõ ở đây có tù gián điệp nào người Trung Quốc hay không.
-NV: Ông có thấy cách hành xử của những người tù gián điệp có khác với anh em bạn tù chính trị hay không?
-Phạm Văn Trội: Thường tù nhân làm gián điệp cho Trung Quốc có đặc điểm chung là không trung thực, mánh khóe, thủ đoạn, vì lợi ích cá nhân, chỉ cần có lợi. Bởi những đặc tính con người như vậy nên họ mới được đám quản giáo sử dụng làm tay chân, theo dõi, báo cáo tù chính trị. Có người được cử làm trưởng buồng, hàng ngày báo cáo những gì xảy ra trong đêm tại buồng giam. Nhờ làm tay sai cho quản giáo, những người này được giảm án nhiều gấp ba, bốn lần so với tù chính trị.
-NV: Tù gián điệp có thân nhân tiếp tế không ông? Phía Trung Quốc có giúp họ gì không, qua lời kể của họ?
-Phạm Văn Trội: Cũng tùy hoàn cảnh của từng người mà tù gián điệp có được gia đình tiếp tế hay không. Có người được tiếp tế hàng tháng, có người cũng không được thăm nuôi. Người được Trung Quốc đào tạo bài bản, bị bắt đi tù thì được Trung Quốc giúp đỡ kín đáo hay không, tôi không được nghe họ kể rõ ràng. Những người đơn thuần chỉ mua bán tài liệu, vận chuyển tài liệu, khi bị bắt không được trợ giúp nên cuộc sống khó khăn, dễ nhận thấy.
-NV: Cảm ơn ông Phạm Văn Trội đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn.

Friday, September 28, 2012

Vĩnh Phúc: Học sinh phải nghỉ học để cán bộ xã làm đám cưới

Vĩnh Phúc: Đám cưới "có một không hai" của con cán bộ xã!
Đám cưới được tổ chức rất linh đình nhưng lại diễn ra tại... trường học. Toàn bộ học sinh trong trường đã phải nghỉ học để dành chỗ cho đám cưới của một vị cán bộ xã...
Thiệp cưới được in rất cụ thể địa điểm là trường "Trung Học Cơ Sở Tân Tiến -Vĩnh Tường -Vĩnh Phúc"
Cổng trường trở thành cổng chào của đám cưới.
Khuôn viên trường thành khuôn viên đám cưới linh đình.
Cạnh phòng Hiệu trưởng là sân khấu của đám cưới.
Lớp học, bàn ghế học sinh trở thành nơi tiếp khách.
Lán xe lại trở thành bếp nấu của đám cưới.
Dư luận địa phương đang rất bức xúc về một đám cưới có "một không hai" tại Tân Tiến, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Đám cưới được tổ chức rất linh đình nhưng lại diễn ra tại... trường học. Toàn bộ học sinh trong trường đã phải nghỉ học để dành chỗ cho đám cưới của một vị cán bộ xã...

Tòa thì kín nhưng lột áo, đánh đập, đe dọa thì công khai

Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo của tôi, các anh chị không được quyền lấy nó và các anh chị cũng không có quyền gì bắt tôi không được mặc nó cả. - Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm" này là không được. - Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không cho mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm". Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ. Nói đến đây, 7-8 phụ nữ nhào vô lột áo tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác...

*
Sáng ngày 24.09.2012, chúng tôi có mặt ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn cầu nguyện và cùng nhau đi tham dự phiên tòa xử 3 blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ngay từ sáng sớm, các ngã tư dẫn đến nhà thờ đều bị rào chắn và có rất đông lực lượng an ninh, công an,... chốt ở các ngã tư. Taxi không được lưu thông vào khu vực này, vì thế, chúng tôi quyết định đi bộ từ nhà thờ ra tới tòa án. Chúng tôi đi bộ trên lề đường rất trật tự, lực lượng an ninh, công an, CSGT, dân phòng,... đi theo dày đặc dưới lòng đường, trên lề đường,... khiến cho đường sá vốn đã đông đúc nay lại càng thêm mất trật tự. 
Trên đường đến tòa án, CSGT đã 2 lần chặn xe máy chở linh mục Anton Lê Ngọc Thanh để kiếm chuyện, câu lưu, kéo dài thời gian đến tòa, thậm chí họ còn cướp băng rôn, biểu ngữ của chúng tôi. Khi đoàn người đi đến trước khách sạn Victory ở ngã tư đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Võ Văn Tần thì lực lượng an ninh, công an, dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ du lịch, hội phụ nữ,... gần 200 người mà dẫn đầu là ông Trần Song Nam - trưởng Công an P6 Q3 vây quanh, cô lập, chặn đường chúng tôi. Họ hỏi chúng tôi đi đâu và khuyên chúng tôi trở về. Với quan điểm, đây là một phiên tòa công khai, người dân có quyền đến tham dự để hiểu thêm về pháp luật, chúng tôi nhất quyết từ chối đề nghị vô lý của họ. Không đủ lý lẽ để ngăn cản chúng tôi đến tham dự phiên tòa, ông Trần Song Nam ra lệnh cho cấp dưới cưỡng chế tất cả chúng tôi về đồn, trừ linh mục Anton Lê Ngọc Thanh và linh mục Guise Đinh Hữu Thoại. Họ đã xô đẩy, lôi kéo chúng tôi. Họ cho 4-5 người khiêng 1 người chúng tôi, họ hành xử rất thô bạo với chúng tôi chẳng khác gì loài cầm thú. 
Trong đồn Công an Phường 6, Quận 3 - Công an bảo kê cho thành phần bất minh ăn cướp tài sản của người dân: 
Sau khi khiêng chúng tôi vào đồn, họ tách chúng tôi ra nhiều phòng khác nhau. Tôi, nhà thơ Bùi Chát, Dũng Aduku và chị Phượng (dân oan Vườn Rau Lộc Hưng) bị đưa vào một nhà kho. Được một lúc thì họ mời Bùi Chát qua 1 phòng khác làm việc, rồi đến tôi cũng được mời qua phòng khác làm việc. Viên công an lấy giấy bắt tôi viết tường trình, tôi hỏi: 
- Tôi đang đi bộ ngoài đường vì sao các anh bắt tôi vào đây? Bây giờ lại bắt tôi phải viết tường trình là thế nào? Tôi không viết. 
Viên công an biết là không thể nào làm việc được với tôi, bèn đưa tôi trở lại nhà kho. 
Một lúc sau, một tên mặc thường phục vào bắt tôi phải đưa điện thoại cho họ. Tôi đưa, tên này nhào tới tính giật điện thoại, tôi liền nói: 
- Anh là ai, có quyền gì mà bắt tôi phải giao nộp điện thoại cho anh? 
Hắn liền gọi một viên công an mặc sắc phục vào để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi nói với họ: 
- Các anh là công an. Các anh hiểu biết pháp luật. Các anh phải tôn trọng và hành xử theo đúng pháp luật chứ. Các anh muốn thu điện thoại của tôi thì phải có biên bản đàng hoàng chớ. Có đâu mà nhào nhào tới giật như ăn cướp vậy. 
Thế là, viên công an mời tôi sang phòng khác, lấy biên bản ra để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi đổi ý, nói với viên công an: 
- Tôi nghĩ lại rồi. Điện thoại là tài sản của cá nhân tôi, là quyền tự do thông tin cá nhân của tôi. Tôi không việc gì phải cho các anh tịch thu hay xem bất cứ thông tin gì trong điện thoại của tôi cả. 
- Sao lúc nãy cô nói lập biên bản đàng hoàng thì cô cho tịch thu điện thoại. 
- Lúc nãy khác, giờ tôi suy nghĩ lại rồi. Tôi không đồng ý cho các anh tịch thu điện thoại của tôi. 
- Chúng tôi tình nghi cô vi phạm pháp luật. Chúng tôi phải tịch thu điện thoại của cô để điều tra. 
- Anh nói tôi vi phạm pháp luật là vi phạm cái gì? Anh phải nói cho rõ ràng à nghen. 
- Cô tập trung đông người, gây rối trật tự công cộng. 
- Tôi không gây rối trật tự công cộng. Tôi đang đi bộ trên lề đường rất là trật tự, các anh tập trung đông người, ngăn chặn đường tôi đi rồi còn cưỡng chế một cách vô lý chúng tôi vào đây. Chính các anh mới là người gây rối trật tự công cộng. Bây giờ các anh muốn ăn cướp tài sản của tôi rồi vu khống cho tôi là vi phạm pháp luật à? 
Họ không còn lý lẽ gì để nói với tôi, bèn chửi bới tôi rồi giật lấy ví tiền của tôi lục lọi. Lục lọi chán chê, họ quẳng ví lại cho tôi, tôi liền mở ra kiểm tra lại ngay thì toàn bộ số tiền mang theo phòng thân (khoảng 300-400 ngàn đồng) mất sạch. Tôi nói: 
- Các anh lấy ví của tôi lục lọi, giờ mất hết tiền của tôi rồi. Các anh là đồ ăn cướp. 
- Tiền mày mang về cho cha, cho mẹ mày hết rồi chứ ai lấy tiền của mày
Nói rồi, họ tiếp tục trấn áp người tôi để lấy cho bằng được chiếc điện thoại của tôi. Xong, họ lại tống tôi về nhà kho. 
Một lúc sau thì họ cho xe đến chở tôi về công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú (nơi tôi cư ngụ). 
Như vậy, tại đồn Công an Phường 6, Quận 3, tôi đã bị cướp mất tiền bạc và điện thoại di động. 
Tại trụ sở Công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú - Tôi bị bỏ đói, bỏ khát, bị lột áo, bị đe dọa bỏ tù, bị đánh đập và hành hạ đến thân tàn ma dại: 
Tại trụ sở Công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, họ - những thanh niên mặc thường phục mà tôi quen mặt vì luôn canh gác trước nhà, theo dõi cũng như những lần trước bắt tôi lên đồn công an - bắt tôi làm việc. Tôi trả lời thẳng thắn: 
- Tôi và các anh, tuy tôi thực sự không biết tên tuổi các anh là gì nhưng chẳng lạ gì nhau, tôi chẳng lạ gì cách bắt cóc người giữa đường rồi lôi vào đồn công an của các anh cũng như các anh chẳng lạ gì cách làm việc của tôi: Sẽ không có việc tôi phải hợp tác làm việc hay trả lời bất kỳ câu hỏi nào của các anh. Tốt nhất là đừng làm mất thời gian của nhau. Còn các anh muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không nói thêm bất cứ điều gì. 
- Không làm việc thì em cũng phải ngồi đây thôi chứ không được về nhà hay đi đâu hết. 
Và họ bỏ mặc tôi với căn phòng, không cho tôi nước uống, cũng chẳng cho tôi thức ăn. 
Tôi xếp các ghế lại với nhau rồi nằm nhắm mắt cho đỡ mệt. 
Trong lúc tôi nằm, họ tưởng là tôi đã ngủ, những thanh niên mặc thường phục mà vẫn tự xưng là an ninh tụm lại nói chuyện với nhau. Họ nói về những vấn đề trong mối quan hệ yêu đương của họ mà không quên quăng ra những lời bình luận, nhận xét về phụ nữ rất tục tĩu và thô bỉ. Và họ nói về tiêu chuẩn lấy vợ của họ đều giống nhau là phải chọn những cô gái gia đình giàu có chỉ để mai mốt cưới về, họ khỏi phải làm gì vẫn có cái để mà ăn chơi sung sướng. Tôi không hiểu ngành công an, an ninh đã dạy cho những thanh niên đó những gì mà họ lại có tư tưởng ăn chơi, hưởng thụ trên mồ hôi, nước mắt của kẻ khác chứ không hề có một chút ý thức "Lao động là vinh quang" như Đảng và Nhà nước vẫn tuyên truyền trong nhân dân (hay đây chỉ là lời dụ dỗ để nhân dân tăng gia lao động để có cái cho các anh hưởng thụ???). "Rường cột của Tổ quốc" là đây sao? 
Đến khoảng 3h chiều, họ lại lôi tôi lên một căn phòng ở lầu 3 chỉ vỏn vẹn khoảng 6 met vuông. Họ nói với tôi: 
- Những người mà em ủng hộ, tòa đã tuyên án họ trên 10 năm rồi. Bây giờ, em thay cái áo này (áo đen FREE ĐC, TPT, A3SG) ra, để áo này ở lại rồi về nhà. 
Trong một lúc, tôi bất ngờ vì sao phiên tòa lại diễn ra nhanh đến thế, vì sao các blogger bị tuyên án nặng đến thế... Rồi tôi lấy lại bình tĩnh nói với họ: 
- Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo của tôi, các anh chị không được quyền lấy nó và các anh chị cũng không có quyền gì bắt tôi không được mặc nó cả. 
Một phụ nữ trẻ tuổi nói với tôi: 
- Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm" này là không được. 
- Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không cho mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm". Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ. 
Nói đến đây, 7-8 phụ nữ (chẳng biết thuộc thành phần gì) nhào vô lột áo tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác. Sau khi lột áo tôi, họ khuyên nhưng thực chất là muốn đe dọa tôi: 
- Em về mà lo cho gia đình đi, đừng lo những việc này nữa. Em còn trách nhiệm với mẹ già, còn trách nhiệm với con em, nếu em còn làm những việc này nữa, em đi tù rồi ai lo cho mẹ em, ai lo cho con em? 
- Trách nhiệm lo cho gia đình, tôi vẫn phải lo, tôi đâu có nhờ mấy người lo giúp. Nhưng ngoài trách nhiệm với gia đình, tôi còn phải có trách nhiệm với xã hội, với đất nước. Việc tôi đi tham dự 1 phiên tòa công khai để hiểu biết thêm pháp luật chẳng có điều gì là sai trái, đáng phải đi tù cả. Nếu vì việc này mà tôi phải đi tù thì chính những người bỏ tù tôi mới là những người vi phạm pháp luật, là những người gián tiếp gây ra tội ác với gia đình tôi, khiến cho mẹ tôi, con tôi không người chăm lo. Chính những người đó mới là tội đồ chứ chẳng phải tôi. Còn việc mấy người muốn bỏ tù tôi bao nhiêu lâu cũng được, tôi không quan tâm và với tôi nó chẳng có nghĩa lý gì cả. Chính những người bỏ tù tôi mới là tội đồ chứ chẳng phải tôi. 
Tôi vừa nói xong, họ - khoảng 15 người xông vô túm lấy người tôi, đánh tơi bời. Mười mấy người trong một căn phòng chật hẹp đè tôi xuống đất, đánh tôi khiến tôi không có một chút không khí để thở. Tôi nói "Tôi khó thở", họ vẫn không buông tha tôi, họ vẫn đánh tôi túi bụi, xô tôi đập đầu vào tường. Đến khi tôi ngã khụy xuống đất, họ mới buông tôi ra và bảo tôi về nhà đi. 
Đến đây, tôi không thể nào chấp nhận nổi những hành động vô lý, man rợ, phi nhân của họ, tôi yêu cầu họ phải làm rõ vụ việc bắt tôi vào đồn công an cướp tài sản của tôi, bỏ đói, bỏ khát, lột áo, đánh đập tôi một cách dã man như vậy rồi bảo tôi về. Như vậy là sao? Dù là tội phạm, họ cũng phải tôn trọng nhân phẩm và không được đánh đập, tra tấn, huống chi tôi là một công dân tự do. Họ phải làm rõ vấn đề và bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tinh thần và danh dự của tôi. 
Khi tôi yêu cầu như vậy, họ đã cho người khiêng tôi từ trong phòng lầu 3 xuống đất, tống tôi vào một chiếc taxi rồi cho 3 tên thanh niên mặc thường phục kè tôi về nhà. Taxi dừng đầu hẻm, họ khiêng tôi vô hẻm cách nhà tôi vài căn, họ quẳng mạnh tôi xuống đất đầy bùn lầy do trời mưa. 
Thấy tôi về nhà trong bộ dạng thê thảm đó, mẹ tôi không khỏi xót xa. Người nhà gọi taxi chở tôi đi bệnh viện, chờ đợi rất lâu không có xe, tổng đài gọi lại báo rằng khu vực nhà tôi ở đã hết xe. Người nhà chở tôi ra bãi đậu taxi cách nhà chưa tới 500m thì thấy taxi đậu đầy trong bãi, mẹ đưa tôi đi bệnh viện. Trên đường đến bệnh viện, rất đông an ninh mặc thường phục chạy theo taxi. Tôi và mẹ phải ghé vô nhà thờ tránh việc họ kiếm chuyện gây sự giữa đường. Khi tôi và mẹ vào nhà thờ thì an ninh vẫn đứng canh dày đặc bên ngoài nhà thờ. Sức khỏe tôi từ hôm đó cho đến nay: cơ thể kiệt sức, đầu sưng một cục, đau nhức dữ dội, chóng mặt, nôn ói liên tục, ăn uống không nổi,... 
Để tôi được tịnh dưỡng hoàn toàn và tránh sự quấy rầy của những người nhân danh là an ninh nhưng chuyên đi gây mất an ninh xã hội, các Cha trong DCCT đã bố trí cho tôi được nghỉ tạm ở nhà khách của nhà dòng để bác sĩ và y tá chăm sóc để tôi mau chóng hồi phục sức khỏe. Chính vì các Ngài đã nâng đỡ, cứu giúp tôi trong lúc hoạn nạn mà an ninh đã giả danh bịa chuyện để bôi nhọ các Ngài. 
Tôi kể lại những chuyện này những chuyện này chỉ với mục đích duy nhất: để cho mọi người biết thêm một câu chuyện nhỏ trong ngàn câu chuyện lớn trên đất nước của tôi. Nó không phải chỉ là một câu chuyện của riêng cá nhân tôi mà còn là câu chuyện của nhiều người, đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và phần kết luận của nó chưa biết sẽ chấm dứt lúc nào ở tương lai.

Thursday, September 27, 2012

VC chẳng làm ra xu nào, chỉ phá hoại mà thôi. Không có họ trong 50 năm qua, VN đã tiến bộ biết bao nhiêu.

Nói trước và sau đó, thì KT VN "khởi sắc" kể từ 1987 tới nay chỉ là do (1) bán dầu, (2) kiều hối, (3) nợ và viện trợ quốc tế.

Thử hỏi, KT VN sẽ ra sao nếu bị NGƯNG KIỀU HỐI chừng 3 tháng mà thôi?

USD sẽ tăng vọt ít nhất 50%, kéo theo mọi loại chất hoá học, thuốc Tây, xăng dầu, v.v...

Ngoài ra, biết bao nhiêu TRIỆU người tại VN nay sống nhờ kiều hối, thêm bao nhiêu CHỤC TRIỆU người khác sống nhờ tiền người có kiều hối tiêu xài ra.

Bên dầu hoả, tuy không đem vào ngân sách bao nhiêu vì quan chức ăn cắp hết, nhưng họ có tiền tiêu xài trong nước, đầu tư, thì cũng đem vào nền KT 5-8 tỉ USD hàng năm.

Còn viện trợ quốc tế, nợ quốc tế, thì cũng như bán dầu: quan chức ăn cắp gần hết. Nhưng, giống như bên dầu hoả, quan chức đầu tư CÁ NHÂN lớn, từ tiền họ ăn cắp, nên cũng đem lại việc làm cho 1 số dân, tăng sức CẦU.

-------------------

Trong mấy chục năm qua, VN lẽ ra đã tiến bộ biết bao nhiêu, DÂN TRÍ được nâng cao biết mấy nếu tiền bán dầu được đưa vào GIÁO DỤC, y tế, an sinh xã hội, cất đường xá, cầu cống?

Quốc gia đã có danh dự biết bao nhiêu nếu không phải "gặp ai cũng xin", gần đây nhất ông Bộ trưởng Đức gốc VN ghé thăm, ông Dũng liền thò tay móc bóp "hy vọng tăng cường quan hệ, Đức TĂNG viện trợ cho VN".

Tiền xin được, quan chức ăn cắp đã đành, cho là kệ đi, uổng, nhưng còn chưa tệ bằng tiền MƯỢN về bị mất hết. Biết bao nhiêu dự án, công trình lớn, có thấy cái nào thành công, xây tốt, cho dù có thuê mướn công nhân và đem lại việc làm.

Ngoài ra, khoa học kỹ thuật thế giới tiến bộ, cũng giúp đem lại đời sống tốt đẹp hơn.

-------------------

VN có đóng góp tí xíu nào về vi tính chẳng hạn, nhưng nay ai cũng mua được computer về xài, loại cũ, chậm chút, nhưng rẻ mạt, software thì ăn cắp, phim ảnh trên mạng cũng ăn cắp, nên ngồi nhà cũng coi được phim tải về, khá vui.

CD, DVD, TV màn hình phẳng, LCD, LED, v.v... nay ngày càng rẻ, dân VN mua được, sống vui, ĐẢNG bèn kể công "thấy chưa, cuộc sống tốt đẹp hơn cách đây 20 năm, nhờ Đảng đấy".

Có mấy ai ngồi phân tích các việc ra, và kết luận "Đảng chẳng cần làm gì, thì cuộc sống dân chúng còn TỐT ĐẸP hơn bây giờ gấp trăm, ngàn lần".

Thuốc Tây nhập thẳng từ nhà sản xuất sẽ rẻ hơn qua trung gian hiện nay gấp chục lần. Lý do, là vì các regional distributors phải đút lót rất nhiều cho quan chức mới đem thuốc vào VN được.

Trong MỌI loại tham nhũng, tham nhũng y dược là điều đáng lên án nhất.

Tại sao cty sinh lời nhất VN hiện nay là Vinamilk? Vì lẽ, họ bán giá cao ngất trời, dân bệnh thì phải mua thôi, cho dù phải bán nhà, làm điếm. Họ cùng với bên cho phép nhập sữa bắt tay nhau nâng giá sữa tại VN lên hàng CAO NHẤT THẾ GIỚI, do đó mà họ lời quá xá, bà CEO thành "top 50 doanh gia châu Á".

Biết bao nhiêu là đau khổ, nước mắt, máu, của người bệnh trong số tiền Vinamilk móc túi họ.

Bầu Đức, Loan mén (mẹ Cường đô la) 1 thời kiếm tiền nhiều là vì sao?

Do chặt trọc mấy triệu héc ta rừng đem bán gỗ cho nước ngoài, nay hết rừng, họ chuyển qua BĐS, thua lại hết số tiền trên, nay nợ mấy ngàn tỉ (trăm triệu đô) không tiền trả, chờ ngày bị ở tù tội "lừa đảo" mà thôi.

-------------------

Cả xứ VN là như vậy, chẳng ai THẬT SỰ làm ra tiền, làm tăng giá trị hàng hoá từ nguyên vật liệu thô thành ra sản phẩm.

Ví dụ hay nhất là Apple, họ mua nguyên vật liệu 190 đô, làm iPhone 5 bán 700 đô, đó mới là hay.

VN móc dầu lên bán, có gì là hay?

Trồng lúa làm xói mòn đất, nay lụt lội khắp nơi, có gì hay?

Dân ngồi 1 chỗ may đồ 15 tiếng/ ngày, sinh bệnh đủ thứ (đau lưng kinh niên, đau cổ kinh nên, mắt mờ, tay run, thấp khớp trước tuổi) thu nhập 2, 3 đô la/ ngày, có gì hay? Bệnh 1 cái, lại phải mua thuốc nhập, còn hơn số đô la họ kiếm về.

Cái tài phiệt kể trên chặt trọc rừng đem bán, có gì hay mà khoe khoang, mua máy bay, xe hơi triệu đô?

-------------------

VC chẳng làm ra xu nào, chỉ phá hoại mà thôi. Không có họ trong 50 năm qua, VN đã tiến bộ biết bao nhiêu.

Không có họ trong 50 năm tới, VN sẽ tốt đẹp hơn nhiều.

Hiệp 1: khởi tố ông Trần Trung Giá

- Hiệp 1: khởi tố ông Trần Trung Giá.
(Các bài đăng tin này lần đầu tiên đều bị rút xuống)


- Giữa hiệp 1, 3Dũng (cầu thủ thứ 12) tung Vô ảnh cước, đá văng 4Sang khỏi khán đài A.


- Hiệp 2: KHÔNG khởi tố ông Trần Trung Giá.



TPO rút lại tin ông Trần Xuân Giá bị khởi tố
TPO – Tiền Phong điện tử vừa đưa tin ông Trần Xuân Giá cùng một số người khác bị khởi tố ngày 25 – 9.
Tuy nhiên, xác minh sau đó cho thấy tin này chưa có cơ sở chính xác. Tiền Phong online xin rút lại thông tin đã đăng, cáo lỗi với độc giả và những người có liên quan.
Trước đó, ngày 21 – 9, cũng có thông tin cho rằng ông Trần Xuân Giá bị khởi tố. Cùng ngày, tại nhà riêng, ông Trần Xuân Giá đã có buổi trò chuyện với phóng viên Tiền Phong và bác bỏ thông tin mình bị khởi tố như một số báo đưa tin.



- Hòa 1-1.


- Trước khi đá hiệp phụ, 4Sang tung Cửu long Thập bát trảo quào lại, 3Dũng sợ trầy mặt, sút kem, hết đẹp, liền bỏ chạy "Cứu với, cứu với".


- Hiệp phụ: Khởi tố ông Trần Trung Giá.
Khởi tố ông Trần Xuân Giá và ba người khác
TPO - Chiều 27 - 9, Cơ quan công an công bố quyết định khởi tố bốn người, trong đó có ông Trần Xuân Giá (SN 1939) - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.
Ông Trần Xuân Giá (phải) và
Ông Trần Xuân Giá (phải) và ông Phạm Trung Cang.
Các ông Trịnh Kim Quang (SN 1954, trú tại quận 3, TP Hồ Chí Minh; Lê Vũ Kỳ (SN 1956, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB và ông Phạm Trung Cang (SN 1954, Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Eximbank), cũng bị khởi tố. 
Trước đó, ngày 18-9-2012 Hội đồng quản trị (HĐQT) ACB đã họp và quyết định một số thay đổi nhân sự bằng việc chấp thuận việc từ nhiệm của các thành viên HĐQT, gồm ông Trần Xuân Giá - Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do sức khỏe; ông Lê Vũ Kỳ - Phó Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do cá nhân; ông Trịnh Kim Quang - Phó Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra, ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang đã ra chủ trương cho uỷ thác cho nhân viên dùng tiền Ngân hàng ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng.
Cũng theo Cơ quan cảnh sát điều tra, cả bốn người là đồng phạm với ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải (đã bị bắt tạm giam - PV) về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. "Vì vậy Cơ quan điều tra đã khởi tố bốn trường hợp nêu trên", Cơ quan CSĐT cho biết.
Cơ quan CSĐT cũng cho biết, do các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có thân nhân tốt, thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra..., xét tính chất và mức độ hành vi vi phạm pháp luật nên chỉ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại.
Với ông Trần Xuân Giá, Cơ quan điều tra khẳng định ông này là công dân bình thường, mọi người đều phải chấp hành pháp luật, ai có công lao đóng góp cho đất nước thì Đảng và Nhà nước ghi nhận, nhưng nếu có sai phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm như mọi công dân khác.
Cũng theo Cơ quan điều tra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền tệ.
Về đường lối xử lý vụ án, cơ quan điều tra cho biết đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Viện KSND, Tòa án, Ngân hàng, Tuyên giáo… thực hiện tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và trong quá trình điều tra đảm báo khách quan, công tâm, thận trọng, minh bạch, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Việc khởi tố, bắt tạm giam các ông Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải trong thời gian vừa qua và khởi tố các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang cho thấy chủ trương và quyết tâm mạnh mẽ  của Chính phủ trong việc làm trong sạch và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại nước ta.
Tiếp tục cập nhật...
Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng Tiến sỹ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Từ 1981, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, làm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT); từ 1996, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.
Từ năm 2003, ông Giá làm Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, đến tháng 3-2008, làm Chủ tịch HĐQT.




- 3Dũng khóc hu hu, chạy về mét bu, kêu ra ông Đổ Mười, Lê Đức Anh. Bè lũ 3 tên lập bàn thờ gọi hồn ông Hồ về giải quyết.

Bánh bao Trung Thu của trẻ em nghèo

Trung Thu của người nghèo vốn là câu chuyện dài bất tận, vì đất nước này có đến hơn một nửa dân số phải chật vật với bữa ăn, với cái mặc. Có đến hơn 80% dân số vẫn đối diện cái nghèo bằng nghề nông, nên chuyện một cái Tết Trẻ Em với nhiều hình ảnh buồn không phải là chuyện lạ.
Câu chuyện về bánh bao Trung Thu ở Huế là một trong những câu chuyện như thế.

Ðổi lúa, đổi khoai lấy bánh bao ăn Trung Thu

Ông Trung, chủ lò bánh bao hoạt động gần bốn mươi năm nay ở Huế, cho biết: “Trung bình, mỗi Trung Thu, tôi phải làm bánh tăng gấp năm, sáu lần mùa bình thường, vì mùa này, vợ tôi sẽ nhận bánh đặt hàng của nhà nghèo dưới vùng biển, đặc biệt các xã như Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thái, thuộc huyện Quảng Ðiền là đặt hàng nhiều nhất, họ đặt hàng làm quà Trung Thu cho trẻ con.”
Bánh bao xanh, thứ quà Trung Thu cho trẻ em nghèo, giá mỗi cái 2 ngàn đồng. (Hình: Phương Minh/Người Việt)
“Họ đặt bánh theo gia đình, có nhà đặt mươi cái, có nhà khá giả thì đặt hai mươi cái, mỗi cái hai ngàn đồng, tội nhất là nhiều nhà nghèo, quanh năm không biết bánh bao là gì, đợi đến mùa này đặt vài cái cho con cái ăn đỡ thèm!”
“Bánh bao cho người nghèo thì mình hơi tốn công, mình làm nhiều nhân một chút, và phải tốn công đến mùa lúa thì đi tính sổ, cứ hai cái bánh bao họ cân cho mình một ký lúa, đầu mùa Ðông, vợ tôi đi gom lúa, để dành xay gạo ăn qua đến mùa Xuân, người nghèo không có tiền mặt để thanh toán, dù mỗi cái bánh bao giá chỉ hai ngàn đồng.”
Ông Trải, chủ lò bánh bao khác ở Huế cho biết thêm: “Dân còn nghèo lắm, người nào có quyền thế thì giàu nứt trứng, ăn cái bánh Trung Thu lên cả tiền triệu, thậm chí chục triệu. Nhưng đó là Trung Thu của nhà quan, nhà giàu, chứ nhà dân, nhiều người không có khái niệm Trung Thu, thậm chí trông tới mùa Trung Thu để làm cái đầu lân cho con cái đi múa kiếm thêm tiền.”
“Tôi làm bánh bao gần hai mươi năm nay tôi biết, nhiều nhà, đến Trung Thu, khổ quá, đợi mình chở bánh bao đi ngang qua là gọi vào, hỏi có đổi bánh lấy gạo không, nghe mà ứa nước mắt. Bản thân tôi cũng có thời đói khổ như vậy nên tôi hiểu họ!”
“Riêng các xã vùng cát ở Quảng Ðiền thì người ta đổi khoai lang lấy bánh bao. Nhưng cũng chỉ đổi vào mùa Trung Thu, chứ các mùa khác thì hiếm khi họ đổi, vì món bánh bao đối với họ là quá xa xỉ.”
“Trẻ em ở đây chừng mươi tuổi đã theo cha mẹ ra đồng, phụ giúp, nhìn mặt mày bụ bẫm, đen nhẻm của chúng, đôi khi tôi thấy thương, gọi cho vài cái bánh, chúng nó sợ, không dám tin là mình cho, thậm chí sợ mình cho ăn rồi bắt đi trừ nợ. Những lúc như thế, nếu các anh nhìn thấy, chắc cũng ứa nước mắt thôi!”

Xứ cát, đời người như gió cát

Nếu đi dọc duyên hải miền Trung, từ Qui Nhơn ra đến Quảng Bình, chịu khó đi sâu vào những vùng quanh năm đối diện với sóng gió như Nhơn Lý-Bình Ðịnh; Sa Huỳnh, Lý Sơn-Quảng Ngãi; Bình Triều, Duy Nghĩa-Quảng Nam hay Quảng Ðiền-Huế... Có thể nói, đời sống ở những nơi này khó khăn chẳng kém gì những người dân miền sơn cước hiểm trở.
Chú Hùng nói rằng mỗi năm, chú đổi bánh bao mùa Trung Thu để lấy lúa, khoai lang có khi vừa đủ ăn cho cả năm... (Hình: Phương Minh/Người Việt)
Chính cuộc sống luôn đối diện với khó khăn, sóng gió và cát khô khốc đã khiến cho cuộc đời họ mang một nét đặc thù, bàn chân tõe vì đi bộ nhiều, trẻ em thiếu ăn, suy dinh dưỡng và đánh mất tuổi thơ từ rất sớm.
Ng., làm tiếp thị cho hãng bia Larue trong một quán nhậu Ðà Nẵng, kể: “Em người gốc Huế, vào đây làm thuê kiếm cơm được ba năm, nhà em ở Quảng Thành, cho đến giờ vẫn còn nhiều nhà lợp lá, lợp tranh, khổ lắm, tuổi thơ của em khổ, bây giờ con trai em cũng vậy.”
“Con trai em được một tuổi thì em vào Ðà Nẵng làm tiếp thị, bỏ nó ở nhà cho ba nó nuôi, nghĩ cũng đứt ruột lắm, nhưng nghèo mãi cũng nhục mấy anh ơi! Chồng em thì làm nông, chẳng biết gì ngoài đám ruộng với đám khoai. Cả năm kiếm lãi cao lắm cũng ba triệu đồng, con cái thì bỏ mặc.”
“Trung Thu năm ngoái em gửi về cho con em cái bánh Trung Thu, nó mừng lắm, nhưng nó chưa kịp ăn thì ông chồng em rủ bạn nhậu tới mổ mất của nó một nửa, nó khóc bèm lem bù lu, còn bị đánh đòn, nghe vậy, em buồn kinh khủng, cũng do nghèo mà ra cả thôi!”
Cô Lục, ở xã Quảng An, Quảng Ðiền, Huế cho biết thêm: “Nhà mình làm bánh bao cũng khá lâu, nhờ bánh bao, bánh chưng mà nuôi bốn đứa con học đến đại học, cao học.”
“Nhưng thú thật, mỗi khi mình chở xe bánh đi qua những khu xóm nghèo, thấy họ mua bánh ghi sổ, đến mùa trả lúa, trả khoai, mình hết muốn đi bán, mình thấy buồn kinh khủng, ăn hột lúa của họ đau vô cùng, chỉ ước sao mình giàu, cho tụi nhỏ thật nhiều bánh bao để chúng nó ăn Trung Thu.”
“Nghiệt nỗi mình cũng chưa khá giả chi, quanh năm cặm cụi kiếm đồng lãi cho con ăn học, nên chỉ đợi đến Trung Thu thì làm bánh bao xanh pha màu sâm dứa, bán rẻ một chút cho tụi nhỏ là thấy vui...”
Năm nào cũng như năm nào, cứ đến Trung Thu là xóm nghèo thi nhau mua bánh bao cho con cái ăn Trung Thu. (Hình: Phương Minh/Người Việt)
Theo chân cô Lục, chúng tôi ghé thăm những nhà đặt hàng bánh bao của cô. Nhìn những em bé gương mặt bụ bẫm, thông minh nhưng lại ăn mặc vừa rách rưới vừa bẩn vì suốt ngày tiếp xúc với cát, đất, vài ngày mới dám thay áo quần một lần... Dường như lời kể của những người bán bánh bao đã có nói giảm ít nhiều về những mảnh đời này!
Một chút trăn trở của người bán bánh bao, một phút buồn tủi của người tiếp thị khi gửi quà Trung Thu về cho con, một cuộc đời cam phận nhà nghèo nơi góc quê... Ðó là những gì thuộc về Trung Thu của những xóm nghèo, những phút vui nhỏ nhoi cho trẻ em nghèo...

Gỏi càng ngon càng độc!

Gỏi là món khai vị không thể thiếu trong các bữa tiệc. Lâu nay, ai cũng biết ngó sen là loại “rau sạch” vì sen sống trong môi trường ao hồ nước ngọt. Song, điều mà các bà nội trợ thường thắc mắc là dù chế biến món gỏi ngó sen có đủ các thành phần đến mấy thì dĩa gỏi cũng chẳng thể nào trắng, giòn và ngon như nhà hàng chế biến.

Thấm đẫm hóa chất

Trong vai người đi học nấu ăn để kiếm việc làm, tôi được chị Thọ (nhà ở quận 10 - TPHCM), một đầu bếp đã có kinh nghiệm gần 20 năm đứng bếp cho nhiều nhà hàng lớn ở quận 3, “chỉ giáo” vài món ăn cơ bản mà mở màn là các món gỏi.

Căn nhà của chị Thọ nằm sâu trong một con hẻm trên đường 3 Tháng 2, với mặt bằng chỉ rộng chừng hơn 20 m2 nhưng ngày nào cũng có 6 người tất bật nấu các món ăn đãi tiệc phục vụ tận nhà. Chỉ huy chính là chị Thọ còn chồng chị chịu trách nhiệm mua thực phẩm. Theo chị Thọ, thông thường, các món lạ, độc chỉ chế biến khi có yêu cầu, còn những món mà bất cứ bữa tiệc nào cũng có như gỏi và lẩu thì phải chuẩn bị trước nhiều ngày, thậm chí cả tuần. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, chị giải thích: “Làm cho cả “làng” ăn nên phải chuẩn bị thật nhiều, trữ sẵn trong tủ mát nhiều ngày, vừa chủ động thời gian mà các món gỏi cũng thấm hơn”...
Ngó sen được ngâm trong nước hóa chất tạo trắng.

Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ ngó sen đã giòn và trắng thì cần gì phải phù phép nhưng thực tế không phải vậy. “Đã là nấu tiệc, quán ăn thì đầu bếp nào cũng phải sử dụng hóa chất để đánh lừa thực khách” - bài học đầu tiên chị Thọ truyền cho tôi là vậy. Để bắt đầu vào khâu sơ chế ngó sen, tôi phải dùng miếng cước nhám rửa chén tuốt từng cọng sao cho hết màu xám bám bên ngoài, sau đó dùng dao cắt hết phần búp (để lại xào ăn). Phần thân ngó sen sẽ được ngâm trong nước đã pha sẵn chất tẩy trắng khoảng 2 giờ. Lúc này, những cọng ngó sen nhìn trắng phau rất bắt mắt sẽ được cho vào xô nước chứa hàn the ngâm khoảng 2 giờ nữa để tạo độ giòn...

Cứ tưởng như vậy là xong công đoạn ngâm tẩm nhưng không phải. Cọng ngó sen tiếp tục ngâm trong phoóc-môn (để không bị úng thối), rồi ngâm trong đường và giấm hóa học cho thấm trước khi trữ lạnh. Với cách làm này, ngó sen có thể sử dụng dần trong cả tuần cũng không hư...

Không chỉ có ngó sen, những nguyên liệu làm gỏi khác như bắp chuối bào, dưa leo, rau nhút, rau tiến vua, chuối chát, khổ qua, cần tây, hành…, tất thảy đều trải qua giai đoạn ngâm hàn the và nhiều loại hóa chất khác. “Nếu không có những hóa chất này thì chúng sẽ nhạt màu, thâm đen và dai như cọng dây thun”- chị Thọ giảng giải.

Mực, tôm... tẩy trắng, ngâm giòn

Nguyên liệu không thể thiếu trong các món gỏi phải kể đến là chân gà, chân vịt, tai, lưỡi heo, tôm, sứa, mực... Tất cả các loại nguyên liệu này đều phải tẩy trắng, ngâm giòn. Riêng thịt bò trước khi chế biến phải ướp bột mềm; tôm luộc trong nước có phẩm màu tạo đỏ; sò lông luộc trong nước có hàn the… Với cách làm này thì dù tôm, thịt, mực, sứa... có ươn cỡ nào cũng trở nên cứng chắc, tươi tắn rất bắt mắt.

Chị Thọ vừa làm vừa hướng dẫn: Thường thì thành phần của dĩa gỏi khá phong phú nên không thể để các nguyên liệu lẫn vào nhau vì sẽ kém hấp dẫn. Muốn vậy, từng loại thực phẩm phải được tẩm nhuộm, xử lý màu sắc ở mức cao nhất có thể. Thậm chí, đậu phộng rang cũng phải có hóa chất để cho từng hạt sẽ bể đều có nhiều cạnh chứ không nát khi giã và bảo đảm giòn lâu, ngay cả khi ngập trong nước gỏi...

Để dĩa gỏi thật hấp dẫn, sau các công đoạn tẩm ướp, chế biến cho từng thứ nguyên liệu theo cách riêng như trên, đầu bếp sẽ trộn chung trước khi đưa lên bàn tiệc chừng nửa giờ. Như vậy, gỏi sẽ giữ được màu đặc trưng khiến người ăn có cảm giác tươi, ngon mà không thể biết được những vật liệu này đã “oằn mình” thấm đẫm nhiều hóa chất độc hại...

Thấy tôi có vẻ tư lự, chị Thọ hạ giọng: “Không làm thế này thì chẳng ai đặt tiệc mình nấu đâu, vì ở đâu họ cũng làm vậy. Băn khoăn mà làm gì cho... mau già!”.

Wednesday, September 26, 2012

GDP cả nước 9 tháng tăng 4,73% so với cùng kỳ (Pure lie)

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,36% so với cùng kỳ trong đó nhóm công nghiệp điện, ga và cung cấp nước tăng mạnh nhất với mức tăng 12,03%.
Tổng Cục thống kê vừa công bố tình hình kinh tế xã hội cả nước 9 tháng đầu năm 2012.
9 tháng đầu năm 2012, tốc độ phát triển tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 4,73% so với cùng kỳ năm 2011. Mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,77% chín tháng năm 2011 so với 2010.
Tốc độ tăng GDP quý I năm nay là 4,00%; quý II tăng 4,66%; quý III tăng 5,35%. Như vậy, GDP đã tăng dần qua các quý đầu năm 2012.
Khu vực dịch vụ có mức tăng mạnh nhất, đạt 5,97%. Đây là nhóm duy nhất có mức tăng cao hơn tốc độ phát triển chung và đóng góp 2,51 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Khu vực Nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,48% so với 9 tháng năm 2011. Trong nhóm này, tốc độ phát triển tổng sản phẩm ngành lâm nghiệp tăng cao nhất với mức tăng 5,52% và nhóm thuỷ sản tăng 4,14%. Nhóm nông nghiệp chỉ tăng 2,02% kéo chỉ số chung của nhóm tăng thấp nhất.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,36% so với cùng kỳ trong đó nhóm công nghiệp điện, ga và cung cấp nước tăng mạnh nhất với mức tăng 12,03%. Nhóm xây dựng chỉ tăng 1,98%.
Theo đánh giá của chuyên gia, mức tăng trưởng kinh tế chín tháng năm nay là hợp lý trong điều kiện cả nước tập trung thực hiện mục tiêu của năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Mỹ + Nhật sẽ thua TQ thê thảm do dân Mỹ không ủng hộ cuộc chiến

Mỹ và Nhật sẽ thua, theo kiểu y chang hồi Tết Mậu Thân quân Mỹ sau đó "thua" tại VN.

Về Quân sự, phe VNCH thắng, phe Mỹ thắng, Việt Cộng hoàn toàn bị xóa sạch tại miền Nam VN, chỉ trừ các nhóm nhỏ hoang mang, sợ hãi.

NHƯNG VỀ DƯ LUẬN, SỰ ỦNG HỘ TẠI HẬU PHƯƠNG, nói chính xác hơn là tại Mỹ, thì phe VNCH, phe Mỹ, bị đại bại. Và đây mới chính là YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CUỘC CHIẾN.

Việt Cộng không thể tính ra điều này. Họ chỉ nhắm vào chiến thắng QUÂN SỰ mà thôi, không dè bị đại bại do quân VNCH quá anh dũng, chính Việt Cộng không ngờ.

Hồi năm 1975, khi mới vào, lần đổi tiền đầu tiên, Việt Cộng cho dùng tiền in năm 1968, do năm 1968 Việt Cộng tưởng chắc sẽ thắng. Đó là bằng chứng không thể chối cãi là Việt Cộng âm mưu thắng bằng QUÂN SỰ, chứ không hề tính ra nổi là dân Mỹ lại phản chiến như vậy.

"Chó táp phải ruồi", Việt Cộng tăng cường vận động chính trị, ngoại giao, và phe cánh tả tại Pháp lại rất khoái bà Bình, do bà này nói tiếng Pháp khá giỏi. Nhiều nhân vật miền Bắc khi đó cũng nói tiếng Pháp rất giỏi.

--------------

Mỹ sai lầm nghiêm trọng về TÂM LÝ CHIẾN khi đồng ý cho tổ chức hòa đàm tại Paris, nơi phe TẢ khi đó rất mạnh, và báo chí Pháp bênh vực Việt Cộng, CS Bắc Việt.

Thế là phe VNCH, Mỹ, bị thua tại hậu phương, tại Paris, Washington, trên đường phố tại Pháp, Mỹ.

Cho thấy, chiến thắng hoặc chiến bại tại chiến trường KHÔNG QUAN TRỌNG bằng cuộc chiến ngay tại hậu phương.

Ông cha ta có câu rất hay: "TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ".

Thân mình lo không xong, gia đình không yên ổn và ủng hộ, thì đừng nói tới Trị quốc, Bình thiên hạ, đi đánh giặc, làm gì.

Tại hậu phương, VNCH bị quậy nát bởi đám sinh viên, ký giả ăn mày, đám học nhiều nhưng vẫn ngu si thiên Tả, ngay cả trong hàng ngũ Phật giáo, Công giáo cũng có nhiều đứa Thiên Tả, bênh Việt Cộng, chống CP VNCH.

Tại Pháp, Mỹ thì khỏi nói. Sinh viên biểu tình HÀNG NGÀY chống quân Mỹ, chống CP VNCH.

Do vậy mà quân lính mất tinh thần, quân Mỹ về nước bị dân liệng cà chua trứng thối, thì quân đội ngoài tiền tuyến còn lý do gì mà xả thân giết giặc.

--------------

Nay bổn cũ lại soạn lại.

Dân Mỹ không chịu được các thiệt hại do chiến tranh đâu. Khi có chiến tranh, do chi phí tăng cao, ngân sách tăng cao, sẽ phải tăng nợ quốc gia, mà trái phiếu bán ra nhiều thì phải tăng tiền lời mới có người mua.

Khi đó, tiền lời tăng, đầu tư giảm, thất nghiệp tăng.

Dân Mỹ thất nghiệp thì đòi ngưng chiến tranh để họ có việc làm.

Dân Mỹ có việc làm nhưng bị trả tiền lời nhà, xe, credit cards tăng, thì sẽ đòi ngưng chiến tranh để họ có tiền trả bills.

Sức ép sẽ lên đỉnh điểm khi có người Mỹ bị bắt làm tù binh, bị ép lên TV tuyên bố Mỹ sai, vì đói quá, không nói thì không được ăn, cho ngủ.

Thế là các chính trị gia Mỹ dù muốn dù không cũng phải XIN ĐƯỢC HÒA ĐÀM, rút tù binh về, cho dù phải nhượng bộ cho TQ, cho dù phải bỏ rơi Nhật bản cho TQ chiếm đóng.

Mỹ bỏ, thì Nhật bị TQ chiếm ngay, và TQ sẽ chiếm Nhật, giết dân Nhật, để trả thù mối hận bị Nhật phá hoại trong mấy trăm năm từ thời nhà Minh, và tệ hại nhất là cách đây 100 năm, mãi cho tới Thế chiến II.

Cơn sóng đòi tự do dân chủ


Lịch sử nền tư pháp Việt Nam sẽ ghi tên cô Tạ Phong Tần, anh Nguyễn Văn Hải, tức Ðiếu Cày, và anh Phan Thanh Hải, như những nạn nhân tiêu biểu của tình trạng tòa án làm nô lệ cho chính trị. Ðặc biệt, ở đây là chính trị thuộc cấp độ thấp nhất.
Trong phiên tòa diễn ra chỉ có vài giờ trong buổi sáng Thứ Hai ngày 24 tháng Chín, tòa án xử ông Nguyễn Văn Hải 12 năm tù, cô Tạ Phong Tần 10 năm tù và ông Phan Thanh Hải bốn năm tù. Cả ba người còn sẽ tiếp tục bị quản chế với thời hạn lần lượt năm năm, ba năm và ba năm.

Luật sư của ông Ðiếu Cày vừa nói rằng chính quyền không đưa ra được chứng cứ nào trong phiên xử để kết tội ba blogger này về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước;” tòa không cho ông Nguyễn Văn Hải chất vấn những người làm chứng; và cũng không cho luật sư tranh luận với phía công tố là Viện Kiểm Sát.

Trong bản lên tiếng đòi trả tự do cho ba nhà báo mạng (blogger), bà Catherine Ashton, đại diện của Liên Hiệp Châu Âu, nhấn mạnh là những bản án tù từ bốn đến 12 năm là quá nặng nề đối với các ông Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và cô Tạ Phong Tần.

Ðây cũng là nhận xét chung của những người từng theo dõi các cuộc tranh đấu cho dân chủ tự do ở Việt Nam. Ba nhân vật trên chưa bao giờ đòi lật đổ chế độ cộng sản. Họ cũng không tham dự một vụ bạo động nào. Tất cả chỉ lên tiếng nhắc nhở đồng bào phải bảo vệ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; và tham dự các cuộc biểu tình với mục đích đó. Ông Phan Thanh Hải từng chủ trương trang mạng (blog) AnhBaSaigon; cô Tạ Phong Tần, vốn là một sĩ quan công an, đã lập ra blog Công Lý và Sự Thật; ông Nguyễn Văn Hải đã nổi danh với blog Ðiếu Cày. Trong tháng trước, thân mẫu của cô Tạ Phong Tần, ở Bạc Liêu, đã tự thiêu phản đối công an dọa nạt, sách nhiễu gia đình bà. Công an đã ép bà và các con phải kết tội cô con gái đang bị tù; nhưng cả gia đình từ chối nên họ bị dọa sẽ mất kế sinh nhai và sẽ bị đuổi đi nơi khác sống. Việc tự thiêu của bà Ðặng Thị Kim Liêng là hành động tuyệt vọng của một người dân Việt Nam bị đẩy tới bước đường cùng, không khác gì việc anh Ðoàn Văn Vươn dùng chất nổ chống cự bọn tham nhũng cướp đất của anh ở Hải Phòng.
Tại sao Ðảng Cộng Sản Việt Nam lại kết án ba blogger nặng hơn hẳn các nhà tranh đấu dân chủ đã bị đưa ra tòa trước đây? Những bản án họ đã dành cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh, Cù Huy Hà Vũ, ông Trần Huỳnh Duy Thức, và các thành viên những Ðảng Thăng Tiến, Ðảng Dân Chủ Nhân Dân, Ðảng Việt Tân, cùng các đảng và nhóm khác không lâu tới 10 và 12 năm như vậy. So sánh với những hành động của các nhà tranh đấu dân chủ trên thì ba nhà báo mạng Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải đáng lẽ chỉ bị kết án hai, ba năm tù vì hành động của họ không chống đối chính quyền cộng sản hoặc có ảnh hưởng mạnh hơn.

Tất nhiên, lý do duy nhất là tòa án chịu áp lực chính trị của đảng cộng sản. Nhưng lý do chính trị nào khiến đảng cộng sản quyết định như thế? Ai cũng nghĩ đến sức ép của sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Ba nhà báo tự do không đòi cải tổ chính trị ở Việt Nam, cũng không kêu gọi lật đổ chế độ cộng sản; nhưng họ đã chống chính sách bành trướng của Trung Cộng. Họ đều nhắm vào việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974, đánh Trường Sa năm 1988; và kêu gọi mọi người Việt Nam đòi lại chủ quyền dân tộc. Ai cũng còn nhớ hình ảnh Ðiếu Cầy, Tạ Phong Tần trong những cuộc biểu tình đòi chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng liệu Bắc Kinh có cần tạo áp lực trên Cộng Sản Việt Nam về những chuyện như xử án ba nhà báo hay không? Có thể họ không cần, và chưa chắc đã muốn. Mục tiêu cuối cùng của họ là làm sao đảng Cộng Sản Việt Nam phải ép cả nước phải im lặng chịu đựng mối nhục mất đất. Họ có những khí cụ mạnh hơn để thực hiện mục tiêu đó, và đã đạt được nhiều rồi. Bản án quá nặng cho ba nhà báo tự do sẽ chỉ gây cho nỗi oán hận của người Việt thêm nặng nề, bất lợi cho Bắc Kinh. Ba nhà báo không tác động dân chúng mạnh bằng những nhà trí thức và thanh niên đã tổ chức các cuộc biểu tình ở Hà Nội trước sứ quán Trung Quốc.

Một lý do khác được giải thích là những bản án nặng này cốt nhắm vào dư luận của đồng bào trong và ngoài nước, cùng chính phủ các nước Tây phương. Họ muốn chứng tỏ rằng các lời lên tiếng đòi trả tự do cho ba nhà báo và kết tội cộng sản vi phạm nhân quyền chỉ gây tác dụng ngược, khiến cho ba nhà báo tự do phải chịu những bản án nặng nề. Ðây có thể là một thông điệp, báo tin cho các chính phủ khác và người Việt trong và ngoài nước từ nay hãy giảm bớt các lời nói và hành động kết tội họ; nếu không thì chính những người được bênh vực sẽ lãnh hậu quả.
Nhưng lối giải thích này khó đứng vững. Dư luận lên án chính quyền cộng sản về tất cả những vụ vi phạm nhân quyền, không riêng đối với ba nhà báo tự do này. Ông Obama hay bà Clinton lên tiếng đòi trả tự do cho ông Ðiếu Cầy, cô Tạ Phong Tần, vì đó là việc họ phải làm, dù đó là người Việt Nam hay người Congo. Lên án chính sách vi phạm quyền làm người vì nguyên tắc; không ai có thể thể giảm bớt hành động chống đàn áp chỉ để mua sự an toàn cho các nạn nhân. Chính những người can đảm đứng lên tranh đấu như Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, hoặc trước đó là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh, Cù Huy Hà Vũ, vân vân, họ cũng chỉ làm bổn phận đối với đất nước. Họ hãnh diện và sẵn sàng chấp nhận hậu quả. Không ai trong số những vị trên lại đánh đổi lấy sự an thân của mình, muốn thế giới bên ngoài giảm áp lực buộc Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.

Cho nên, cuối cùng chúng ta chỉ thấy một thứ ảnh hưởng chính trị trên người xử án ở Sài Gòn trong bản án nặng nề này là cuộc tranh giành quyền lực ngay trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam.

Như chúng ta đều biết, những tay đầu sỏ trong chế độ đang công khai chống phá lẫn nhau. Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang đang tìm cách giảm bớt quyền hành của Nguyễn Tấn Dũng. Họ chống nhau bằng các hành động và lời nói, một cách công khai hoặc dùng những thủ đoạn ngấm ngầm. Bản án dành cho ba nhà báo tự do không phải do những cấp thừa hành quyết định. Nếu cấp thừa hành quyết định thì chắc chắn họ sẽ “theo lệ cũ,” ra lệnh cho tòa án phạt tù ba năm hoặc năm năm. Khi tăng số năm tù lên tới 10 hay 12 năm, những người phụ trách giật dây tòa án sẽ phải xin chỉ thị riêng. Chỉ thị riêng có thể do một trong những người cấp gần nhất với Bộ Chính Trị đưa ra. Trong lúc ba tay đầu sỏ Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang đang tìm các kẽ hở của nhau để tấn công thì cả ba người hay đám tay chân của họ thấy phải tỏ ra cứng rắn hơn, để chứng tỏ họ vẫn đặt quyền lợi của đảng cộng sản lên trên hết. Trong cuộc tranh giành quyền lực của mấy người lãnh đạo cộng sản, các nhà báo tự do đã trở thành nạn nhân. Nhưng các bản án dành cho họ đã làm cho dư luận thế giới khinh thường cả nước Việt Nam.

Bà Catherine Ashton đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do ngay tức khắc cho ba nhà tự do báo trên mạng. Bà nhắc nhở chính quyền cộng sản là tất cả mọi con người phải có quyền tự do phát biểu. Cộng Sản Việt Nam phải chứng tỏ họ tuân thủ những công ước quốc tế mà họ đã cam kết thi hành như bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị.

Ðại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội đã lên tiếng yêu cầu “Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho Ðiếu Cày và các blogger Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần.” Lấy trường hợp Ðiếu Cày làm tiêu biểu, họ nhấn mạnh, “ông bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hòa,” là một quyền tự nhiên của mọi con người, được ghi rõ trong những bản văn mà chính quyền Hà Nội đã ký kết tôn trọng và bảo đảm thi hành. Thông cáo của sứ quán Mỹ phê phán phiên tòa và bản án đã vi phạm hai quyền tự do căn bản ghi trong công ước quốc tế, là quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử theo đúng thủ tục pháp lý của loài người.

Những lời nhắc nhở trên cho thấy cả thế giới kết án hành động đàn áp tự do ngôn luận của chính quyền cộng sản ở nước ta. Hành động biến tòa án thành một công cụ chính trị, những bản án bất công đang làm nhục cả dân tộc trước mặt thế giới văn minh.
Trong một bài thơ gửi ra ngoài trước phiên tòa, nhà báo Ðiếu Cầy viết:
Sóng biển trào dâng đòi tự do dân chủ,
Sóng cuốn phăng đi thành lũy lũ độc tài.
Ðó là những lời tiên đoán. Một chế độ khinh thường dân sẽ không thể nào tồn tại được. Cơn sóng đòi tự do dân chủ sẽ cuốn phăng đi thành lũy cuối cùng của bọn độc tài.

Tuesday, September 25, 2012

Ngành công nghiệp điện tử chực chờ phá sản

Ngành điện tử được xếp ở tốp đầu trong số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam. Song, với công nghệ lạc hậu cộng với sản xuất manh mún, thiếu “chuỗi cung” và quy hoạch chiến lược xa rời thực tế đang đẩy ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vào ngõ cụt, chực chờ phá sản. Vì sao lại có nghịch lý này?

Tăng nhập khẩu

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam hàng năm tăng cao, tăng trưởng bình quân trên dưới 40%. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu điện tử năm nay đạt trên 4 tỷ USD.

Còn theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), hiện cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp (DN) điện tử, kể cả DN thương mại.

Đáng chú ý, dù con số DN và xuất khẩu đạt khá cao, nhưng thực chất vai trò chủ đạo trong xuất khẩu hàng điện tử thuộc về DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm hơn 90%, con số khiêm tốn còn lại của DN Việt Nam. Điều này hết sức lo ngại cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

Chưa kể, đa số DN điện tử nhập khẩu linh kiện, có DN nhập khẩu 100% linh kiện và nguyên vật liệu. Tỷ lệ nội địa hóa, nếu có, trong một sản phẩm điện tử như tivi, máy nghe nhạc… xuất khẩu chỉ là vỏ nhựa, thùng các tông và xốp.

Các mặt hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm máy in, linh kiện điện tử như bo mạch, RAM máy tính, linh phụ kiện máy in… Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng năng lực cạnh tranh lại rất thấp, giá trị gia tăng trong sản phẩm không vượt qua hai con số, thể hiện ở hoạt động gia công và lắp ráp.

Và dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hàng năm cao, nhưng so với các nước trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines... thì Việt Nam còn thua 20 đến 30 lần.

Một “điềm” xấu nữa cho ngành điện tử Việt Nam là những năm gần đây xuất hiện xu hướng nhiều DN sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, kể cả DN FDI, thi nhau thu hẹp sản xuất, chuyển hướng sang nhập khẩu hàng nguyên chiếc để bán.

Đơn cử, tính từ thời điểm 2008, khi hãng Sony tuyên bố ngưng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, lần lượt đến JVC Việt Nam, Toshiba… cũng ngưng lắp ráp tivi LCD tại Việt Nam và chuyển sang nhập khẩu mặt hàng này hoàn toàn.

Các hãng điện tử khác cũng đang giảm dần sản xuất, lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu, mà nhiều hãng điện tử nhập khẩu với lượng hàng gấp 3 - 4 lần so với lượng hàng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Trung Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH TM DV Điện tử Quang Hoàng (quận Tân Bình, TPHCM), chuyên nhập khẩu hàng điện tử cho biết, việc nhập khẩu ồ ạt hàng điện tử thời gian qua là do thuế quan ngành này đã lùi về thấp ở mức 5%.

Sắp tới, khi mức thuế của các mặt hàng khu vực khác cũng sẽ có mức thuế giảm mạnh thì hàng sản xuất trong nước ngày càng khó cạnh tranh. Đây là lý do khiến các hãng điện tử tại Việt Nam đang rút dần khỏi lĩnh vực sản xuất, lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu, phân phối.

Chiến lược thiếu thực tế

Tổng Giám đốc Công ty CP Điện tử Tân Bình (VTB) Ngô Văn Vị cho rằng, dù quy hoạch định hướng, chiến lược của ngành điện tử đã có mấy năm qua, song còn chung chung, thiếu thực tế. Trong đó, dù Chính phủ xếp công nghiệp điện tử là một trong những ngành mũi nhọn nhưng không có chính sách đầu tư cụ thể.

Ngay cả việc xúc tiến thương mại, kêu gọi các nhà đầu tư cho lĩnh vực phụ trợ ngành điện tử cũng không thực hiện được.

Tâm tư của ông Vị dù chưa khẳng định đến thời điểm này ngành công nghiệp điện tử đã phá sản, nhưng cũng cho thấy sau hàng chục năm “quy hoạch”, bóng dáng hình hài ngành công nghiệp điện tử với thương hiệu Việt Nam vẫn bặt tăm.

Trong khi đó, thực tế các DN đang ồ ạt chuyển đổi mô hình từ sản xuất sang nhập khẩu, lắp ráp cho thấy ngành công nghiệp điện tử đứng trước nguy cơ “xóa sổ” khá rõ nét.

Theo TS Nguyễn Minh Đức, giảng viên Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia TPHCM, hệ thống công nghệ lỗi thời, không phù hợp với sự phát triển của thế giới là nguyên nhân chính của sự phá sản. Bởi quá trình sản xuất các thiết bị điện tử hay các sản phẩm cơ khí phức tạp là một quá trình phân công quốc tế tinh vi.

Không một công ty nào sản xuất bất cứ thứ gì từ A tới Z. Các tổ chức tập hợp với nhau thành một mạng lưới, từ thiết kế, sản xuất các bộ phận, các bán thành phẩm, đến lắp ráp, phân phối, bảo hành… để tạo thành “chuỗi cung”. Mỗi tổ chức là một mắt xích trong chuỗi cung đó và tạo ra giá trị gia tăng riêng của mình.

Toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại đều xảy ra như vậy từ nhiều chục năm nay. Như thế, các công ty len lỏi được vào mắt xích đó thường được chuyên môn hóa rất cao, sản xuất một nhóm sản phẩm phục vụ cho các nhà cung cấp khác trong mắt xích khác của các chuỗi cung khác nhau.

Sự hợp tác và phân công lao động quốc tế ở quy mô cao. Thị trường của các công ty như vậy phải là thị trường toàn cầu hay khu vực chứ không chỉ nhắm vào thị trường nội địa.

Chính vì vậy, tư duy mong muốn có ngành điện tử mạnh, sản xuất từ linh kiện thụ động (điện trở, tụ, mạch in) đến các linh kiện bán dẫn, thiết kế chế tạo các thiết bị điện tử hoàn chỉnh mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra trong quy hoạch phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam thời gian qua là bất khả thi.

“Hiện nay hàng nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam, chiến lược xây dựng ngành công nghiệp điện tử đứng trước nguy cơ phá sản. Nếu tình trạng này không nhanh chóng khắc phục, không có chính sách phù hợp kịp thời, nguy cơ phá sản ngành công nghiệp điện tử, vốn đã quá yếu kém, là điều khó tránh khỏi” - TS Nguyễn Minh Đức dự báo.

‘Lạm phát tháng 9 rất bất thường’

Cuối tháng 8 không ai nghĩ CPI tháng 9 có thể tăng đến 2%. Nhưng thực tế đã vượt cả con số này. Điều đó cho thấy việc điều hành giá cũng như dự báo đang có vấn đề.
Chỉ số giá tiêu dùng 2,2% là mức tăng lịch sử so với tháng 9 hằng năm, xô đổ mọi dự báo của các chuyên gia và cho thấy điều hành giá đang có vấn đề, theo chuyên gia Vũ Đình Ánh.
- Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 2,2% so với tháng 8. Ông nhận định thế nào về con số này?
- Mức tăng trên 2% của tháng 9 là quá cao, xét cả về lịch sử lẫn bối cảnh hiện tại. Theo dõi số liệu từ năm 1995 đến nay, tôi thấy chưa có tháng 9 nào có mức tăng cao như năm nay. Như vậy có thể gọi đây là mức tăng lịch sử. Ngoài ra cũng cần thấy là trong 7 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,22%, riêng tháng 9 này đã tăng bằng cả 7 tháng cộng lại. Điều đó phần nào cho thấy xu hướng lạm phát cao đang có dấu hiệu quay trở lại. 


---------------------------------------------------------------------
 From the same website..... no comment

Rau quả tăng giá 12%-30%

Ghi nhận tại một số chợ lẻ cho thấy hàng Đà Lạt tiếp tục tăng giá mạnh như xà lách búp tăng 30%, khổ qua tăng 12%, giá bông cải xanh/trắng và khoai tây vẫn cao...
Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết do trời mưa nên hàng dễ hư hỏng, lượng hàng về chợ ít hơn, đẩy giá lên cao. Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Thái Thanh, Phó ban Quản lý chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), một số hàng Đà Lạt tăng giá không phải là chủ chốt nên không ảnh hưởng đến mặt bằng chung, hiện giá thịt heo, cá, bầu bí ổn định, thậm chí giảm. Gần đây, thông tin trái cây Trung Quốc như nho, lựu, mận có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho sức khỏe đã khiến tình hình kinh doanh mặt hàng này giảm đáng kể. Sức mua chậm nên người bán cũng giảm. Trước đây chợ đầu mối nông sản Thủ Đức có khoảng 20 điểm bán trái cây Trung Quốc, giờ chỉ rải rác 4-5 điểm.
Hiện nay các siêu thị cũng ngưng kinh doanh mặt hàng này. Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại Siêu thị Big C, cho biết đa số trái cây tại siêu thị có nguồn trong nước và nhập từ Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc. Đại diện Siêu thị LotteMart thông tin 70% trái cây ở siêu thị có nguồn gốc trong nước và 30% nhập từ Úc, New Zealand, Mỹ…

 




------------------------------------------------------------------- 
- Nguyên nhân của sự bất thường này là gì thưa ông?
- Cuối tháng 8 không ai nghĩ CPI tháng 9 có thể tăng đến 2%. Nhưng thực tế đã vượt cả con số này. Điều đó cho thấy việc điều hành giá cũng như dự báo đang có vấn đề. Nói như vậy là bởi nhìn vào các yếu tố gây lạm phát cho tháng này, ngoại trừ việc năm học mới gây tăng giá giáo dục, hầu hết các nguyên nhân còn lại đều là do chủ quan, đặc biệt là chuyện tăng giá viện phí.
Tất nhiên, việc tăng giá nêu trên là kết quả của việc xây dựng chính sách suốt một thời gian dài, cơ quan quản lý cũng giao lại quyền quyết định cho Hội đồng nhân dân các tỉnh, theo một khung định sẵn… Nhưng việc lựa chọn thời điểm điều chỉnh vào đúng thời điểm có áp lực tăng giá (khai giảng năm học mới, áp dụng giá điện, nước mới) cũng cho thấy các nhà điều hành vẫn chưa chú ý nhiều tới nhu cầu chống “sốc” cho thị trường.
Người ta cũng chưa làm tốt việc dự báo khi không tính toán được tác động của việc điều chỉnh tới mức tăng giá chung của nền kinh tế. Chỉ cách đây vài tháng, khi lạm phát xuống thấp, nhiều ý kiến đã cho rằng lạm phát năm nay chỉ 7%. Thậm chí có người còn nói con số chỉ 5%. Bản thân chuyện dự báo đúng sai này không quá quan trọng, nhưng người ta sẽ dựa vào những dự báo đó để thiết kế chính sách. Do đó, khi thực tế vượt xa dự báo thế này, cần thiết phải xem lại.
- Sau những lo ngại về nguy cơ giảm phát cách đây vài tháng, ông nhận định thế nào về việc “thả” giá các mặt hàng, dịch vụ như vậy để “kích” CPI?
- Thực ra trong các quyết định điều hành, theo tôi có một phần hàm ý đó. Bởi cách đây không lâu, cũng đã có đại diện cơ quan chức năng cho rằng “nhân dịp” lạm phát đang thấp, có thể điều chỉnh mạnh giá xăng dầu. Tuy nhiên, chính việc CPI tháng 9 tăng tới 2,2% cho thấy nếu lựa chọn thời điểm tăng giá như vậy, họ đã sai lầm.
- Vậy việc chỉ số giá tăng mạnh trong tháng 9 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay?
- Nếu đặt mục tiêu lạm phát một con số thì tôi cho rằng không ảnh hưởng lắm, hoàn toàn có thể đạt được. Nhưng nếu muốn lạm phát ở mức khoảng 7% thì rất khó bởi hiện đã 5,13% rồi. Ở kịch bản tốt, tôi cho rằng lạm phát có thể ở mức trên 8% nếu CPI 3 tháng cuối năm tăng khoảng 1% mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu mức tăng khoảng 2% của tháng 9 lặp lại, con số có thể cao hơn.
Cần nhớ rằng vẫn còn một số tỉnh chưa tăng giá viện phí. Nếu các tỉnh này tăng, thậm chí tăng kịch trần thì có thể “dội” vào chỉ số giá những tháng sau. Cộng với giá lương thực thực phẩm, tuy chưa tăng trong những tháng qua nhưng có thể “đảo chiều” do nhu cầu tiêu dùng cuối năm cũng như những khó khăn về nguồn cung.
- Vậy theo ông, để kịch bản “xấu” không xảy ra, việc điều hành giá cả những tháng cuối năm cần được xử lý như thế nào?
- Tôi cho rằng việc cần làm nhất là soi lại các chính sách, bởi hiện tình hình đã khác. Với chính sách tiền tệ, vẫn cần nới lỏng một chút để doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục xử lý lãi suất để họ “sống” được. Nhưng với chính sách tài khóa thì cần thắt chặt, kiên định mục tiêu kìm chế lạm phát.
Cách đây 2 tháng, cơ quan quản lý có cho biết còn khoảng 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách cho 5 tháng cuối năm, công với việc xin ứng trước 30.000 tỷ từ ngân sách 2013… Nhưng giờ tôi cho rằng nên rà soát lại, không phải dự án nào đề xuất ra cũng phải làm. Cùng với đó là chính sách quản lý giá cũng phải chặt chẽ hơn, tránh kiểu dồn dập như vừa qua nếu không muốn tài lập mức tăng CPI tới 2% như tháng 9. Khi đó, CPI cả năm có thể lên tới 9 - 10%.