Wednesday, September 19, 2012

20 TỶ ĐÔ LA CHO THÂU TÓM ĐỢT 1!

Trước tình hình Trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng không còn nằm trong tay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và nguy cơ sẽ bị thanh kiểm tra những hoạt động không minh bạch trong hoạt động thâu tóm ngân hàng và tái cấu trúc một cách bất bình thường, Bố già Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang và Thống đốc Nguyễn Văn Bình  đã lên kế hoạch đối phó trong đó chủ yếu trọng tâm sẽ lấy cớ và lợi dụng vào chủ trươngỔn định kinh tế vĩ mô” của Chính Phủ vừa được Quốc hội thông qua. Kịch bản đã được nhóm lợi ích này đặt ra: Trong trường hợp nếu một trong những ngân hàng Phương Nam, Eximbank, Bắc Á, Techcombank, ACB, Kiên Long, Việt Bank, Bản Việt, ACB, VietA Bank, Ngân Hàng Đại Dương, Samcombank bị kiểm tra thì họ sẽ phát thông điệp cho ngừng giao dịch trên khắp cả nước để gây rối loạn và hoang mang trong cả nước. Với thị phần qua đợt thâu tóm đã nắm được 35% cho họ một công cụ khủng khiếp có thể gây sức ép và phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và vi mô đặc biệt nếu lại có những quan lại nằm trong hệ thống Chính Phủ tung hứng cùng với nhóm lợi ích thì hậu quả sẽ khôn lường.
Trên cơ sở đó Thống đốc Bình được phân công nhiệm vụ sẽ đề xuất lên Thủ Tướng phải thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô trên hết và cho phép kéo dài thơi gian kiểm tra sang năm sau. Với mục tiêu này nhóm lợi ích sẽ có thời gian để thực hiện ngay bước 2 của quá trình thâu tóm.
II/ BƯỚC 2: CHUYỂN HOÁ TÀI SẢN THÂU TÓM THÀNH TIỀN VÀ TÀI SẢN CỦA MÌNH ĐỂ XOÁ SẠCH DẤU VẾT PHẠM PHÁP:
Hiện nay, dù đã thâu tóm được nhiều ngân hàng và tài sản trên khắp cả nước, với tài sản của toàn bộ nhóm lợi ích vào thời điểm giữa năm 2010 trị giá khoảng 2 tỷ USD đến nay trị giá thâu tóm khoảng 20 tỷ đô la, song giá trị thực tế có thể lên tới 40-50 tỷ đô la Mỹ, (chúng tôi sẽ có từng bài viết dẫn chứng cụ thể tiếp theo). Tuy nhiên hiện nay từng cá nhân núp bóng các công ty con, các tổ chức tín dụng, thông qua người thân hoặc người được thuê đứng tên, song thực chất các cá nhân dưới đây đang vay nợ tại các ngân hàng của chính mình, có thể dẫn chứng:
1.   Bố già Nguyễn Đức Kiên: đang vay khoảng 70.000 tỷ đồng – tương đương 3.5 tỷ USD;
2.   Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank: vay khoảng 30.000 tỷ đồng, tương đương 1.5 tỷ USD;
3.   Trầm Bê – Chủ nhân thực của NH Phương Nam: Hiện đang vay nợ khoảng 80.000 tỷ đồng tương đương 4 tỷ USD;
4.   Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch Techcombank: Hiện đang vay nợ khoảng 12.000 tỷ đồng, tương đương 600 triệu đô la Mỹ.
5.   Bà Thái Hương – Chủ nhân của Ngân hàng Bắc Á và chủ nhân của Công ty CP TH: Hiện đang vay khoảng 20.000 tỷ đồng tương đương 1 tỷ USD từ tiền huy động của dân tại Ngân hàng Bắc Á, từ nguồn tài trợ của Ngân hàng nhà nước, từ Agribank và BIDV.
6.   Riêng Nguyễn Thanh Phượng do lợi thế của mình, nên không phải vay nợ. Cứ mỗi hợp đồng tái cấu trúc như dạng Hợp đồng tái cấu trúc cho Ngân hàng Phương Nam thì Trầm Bê phải trả cho Phượng 1.500 tỷ đồng tương đương 75 triệu USD để lấy được 5000 tỷ (tương đương 250 triệu USD) từ Ngân hàng nhà nước, hoạc hợp đồng tư vấn để lấy Mỏ Niken Núi Pháo thì thu được 150 triệu USD, hay môi giới bán tàu Hoa Sen cho Vinashin, bán U nổi cho Vinashin (hiện đang nằm phơi thây tại Đà Nẵng!), bán ụ nổi và tàu già 30 – 43 tuổi cho Vinaline …. Do vậy có lẽ chỉ có Nguyễn Thanh Phượng là giàu có thật sự, không cần vay.
Chỉ điểm mặt một số gương mặt chính của những tác giả thiết kế kịch bản và triển khai đề án tái cấu trúc của Ngân hàng Nhà nước 08 tháng qua thì thấy rõ: Trừ Nguyễn Thanh Phượng với sự bảo trợ của ông bố Thủ Tướng, còn lại tất cả đều nợ nần ngập đầu ( Chúng tôi sẽ đăng tiếp những bài sau chỉ ra  họ đã lấy tiền từ đâu). Do vậy việc phả trả lãi suất là một áp lực lớn đối với chúng và chính sách giảm lãi suất liên tục của NHNN vừa qua là cứu cánh để cứu chính nhóm lợi ích này. Một điểm nữa: Hầu hết các khoản vay chúng đều lấy tiền ngắn hạn của dân và tự cho mình vay dài hạn từ 5 năm, 7 năm, 10 năm , thậm chí đến 30 năm!
Áp lực để biến tài sản ăn cướp trong những đợt thâu tóm thành tiền để hoàn trả lại các khoản vay và ôm tiền về để xoá toàn bộ dấu vết quá trình ăn cướp đang là vấn đề lớn và sống còn đối với các nhóm lợi ích này.
III/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ KẾT THÚC CHU KỲ THÂU TÓM AN TOÀN?
Đây là mục tiêu mà nhóm lợi ích đang tiến đến bằng các biện pháp:
1.   Hạ lãi suất nhanh chóng để giảm áp lực trả lãi. Việc này đã thực hiện xong một cách tuyệt vơi và Thống đóc Bình lại được tung hô như là nghĩa cử ‘cứu’ Doanh nGhiệp. Thực chất chẳng có doanh nghiệp nào vay được tiền từ nhỏ đến lớn. chỉ những doanh nghiệp của nhóm lợi ích chi phối mới làm được phép màu nhiệm đó!
2.   Tháo khoán tín dụng: kịch bản này NHNN đang áp dụng và nguồn tiền đẩy ra thị trường 2 chỉ từ tháng 4 đến nay đã khoảng trên 700.000 tỷ. Mục đích để làm gì?
·      Nhóm lợi ích có thể đáo hạn được các khoản vay liên ngân hàng đã đến hạn cho phép chúng giữ lại được những tài sản, những công ty tốt nhất vừa thôn tính xong;
·      Do nguồn tính dụng khá hơn sẽ cho phép chúng bán bớt được một phần tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài và cho chính các chủ đầu tư thời gian qua bị thâu tóm với giá chỉ bằng 20-30% giá trị tài sản thì nay chính nhóm lợi ích lại đưa bàn tay nhung ra bán lại tài sản này cho chính các chủ nhân với giá cao hơn gấp 1.5 đến 2 lần với điều kiện cho họ được vay mới bằng chính tiền huy động của dân và tiền do ngân hang nhà nước rót xuống;
3.   Thành lập công ty mua bán nợ, không có ai nhiều tiền bằng nhà nước, với 100.000 tỷ mà Thống đốc Bình đang say xưa thuyết trình cho ra đời chính là cứu cánh của những kẻ thôn tính này:
·      Trước mắt chính công ty mua bán nợ này sẽ mua lại một số dự án của nhóm thôn tính nếu chúng chưa kịp bán ra bên ngoài để khoanh lãi và hoàn trả lại vốn vay, xoá sạch dấu vết phạm pháp: chúng đã dùng ngân hàng mà chúng chi phối huy động tiền của dân và tiền rót xuống của chính NHNN, rồi rút ra cho chính chúng vay tiền thông qua hàng loạt những ảo thuật (sẽ phân tích ở các bài cụ thể tiếp theo) – Đây là điểm yếu mà bất cứ cuộc thanh tra nghiêm túc nào không bị chi phối bởi Thủ Tướng và nhóm lợi ích thì đều dễ dàng vạch trần ra ánh sáng..Chính vì vậy, nhóm lợi ích chính là kẻ mong muốn thành lập công ty mua bán nợ hơn ai hết. Nếu quy trình xoá dấu vết này hoàn thành thì mọi việc thanh tra đều trở thành vô nghĩa!
·      Dùng công ty mua bán nợ để thâu tóm tiếp những dự án triển vọng mà nhóm lợi ích chưa thực hiện kịp trong đợt 1.
IV/ KẾ HOẠCH THÂU TÓM ĐỢT 2:
Đợt 2 của Kế hoạch thâu tóm sẽ diễn ra và nếu đợt chỉnh huấn Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng thất bại thì  chúng ta sẽ được chứng kiến:
1.   Ngân hàng Bản Việt cùng nhóm Ngân hàng chi phối của bố già Nguyễn Đức Kiên sẽ cùng Trần Bắc Hà – Chủ tịch của BIDV chiếm lĩnh BIDV bằng cách Thống đốc Bình và Thủ Tướng sẽ cho phép nhà nước giảm tỷ lệ nắm giữ xuống;
2.   Ngân hàng Bản Việt  lấy cớ là cổ đông chiến luọc của Vietcombank để mua cổ phần của Vietcombank ưu đãi;
3.   Mục tiêu thôn tính các công ty nhiều lợi thế của nhà nước cũng là mục tiêu của Nguyễn Thanh Phượng – Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang. Các công ty đã được nhóm lợi ích này nhắm đến: Các công ty con của Tập đoàn dầu khí, Của Tập đoàn Sông Đà, Vinaphone, Mobile phone, Tổng công ty Rượu bia, thuốc lá, Tổng công ty hàng không…
Tóm lại: Tất cả kịch bản hiện đang diễn ra tại Việt Nam đang lặp lại những gì đã diễn ra tại Nga vào đầu thập kỷ 90. Nếu Hồng Phúc của đát nước không còn thì rồi Việt Nam có thể sẽ lại chứng kiến những ‘bố già’, ‘mẹ già’ còn rất trẻ nhưng thao túng toàn bộ nền kinh tế như ở nước nga sau khi Liên Xô bị sụp đổ tiến dần đến việc thâu tóm chính trị như bố già Kiên đã tuyên bố: “Bao nhiêu nay đã phải nằm yên, bây giờ xuất đầu lộ diện thì chỉ có chiến thắng!

'THÁCH ĐẤU' THỦ TƯỚNG NHỮNG ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM

'THÁCH ĐẤU' THỦ TƯỚNG NHỮNG ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM

'HIỆP SĨ' QUAN LÀM BÁO - TRẦN HƯNG QUỐC 'THÁCH ĐẤU' THỦ TƯỚNG VỀ THAM NHŨNG VÀ 19 ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM!

Quanlambao - 'Hiệp sĩ' Đàm Đức Đam của chúng tôi đã chính thức đăng đàn thách đấu tranh luận công khai trên diễn đàn cùng Thủ Tướng với 09 câu hỏi đã được đặt ra. Hôm nay 'Hiệp sĩ' Trần Hưng Quốc - Người vừa trả lời phỏng vấn Báo International Business Times hôm 17/9/2012 sẽ đặt ra những câu hỏi tranh luận về những tố cáo liên quan đến gia đình Thủ Tướng  cùng các Bố già lũng đoạn kinh tế đất nước.

1. Bằng cách nào mà em vợ Thủ Tướng, Trần Minh Chí và con gái Nguyễn Thanh Phượng có thể trở thành sở hữu chủ 20.000 m2 đất ‘kim cương’ tại 3A Tôn Đức Thắng từ tay Tổng cục 2? Một khu đất lịch sử của đất nước. Thủ Tướng có dám khẳng định việc này là bình thường, Thủ Tướng hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến thương vụ này và bất cứ cô mít, anh xoài nào cũng có thể dành được nếu đưa ra công khai đâu thầu?
2. Nhân dân tố cáo gia đình Thủ Tướng tổ chức sòng bài trá hình bằng dự án sinh Thái U Minh Thượng và đây chính là nơi đánh bài để hợp thức hóa những đồng tiền tham nhũng, hối lộ Thủ Tướng qua ông em vợ Trần Minh Chí. Thủ Tướng có dám công bố trước nhân dân thế giới nếu chúng tôi cung cấp bằng chứng và nhân chứng, Thủ Tướng có thể đảm bảo cho nhân dân công tâm xét xử?

3. Thủ Tướng trả lời thế nào về việc cất công lên thăm Mỏ Núi Pháo tuyên bố doạ đuổi nhà đầu tư nước ngoài ra, để rồi sau đó vài tháng Tập đoàn Masan lấy được Mỏ núi Pháo từ tay nhà đầu tư nước ngoài và xin hỏi cái hợp đồng tư vấn của Bản Việt về thương vụ Núi Pháo này là bao nhiêu? Thủ Tướng có dám khẳng định nếu Tập đoàn Masan không thông qua Nguyễn Thanh Phượng thì có thể dễ dàng đuổi nhà đầu tư nước ngoài ra để mua rẻ dự án Núi Pháo được không?

4. Thủ Tướng trả lời thế nào về việc Tập đoàn Masan của Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh được vay trên 2.376 tỷ đồng ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Là Chính sách của Nhà nước chỉ tài trợ các dự án thuộc diện Quốc Kế, dân sinh và lại  được bảo lãnh của Chính Phủ vay 130 triệu USD của tổ chức tín dụng nước ngoài để khai thác Núi Pháo - Mỏ Vonfram lớn thứ nhì Thế giới?

5. Tại sao Ông em ruột của cột chèo Thủ Tướng được lên giữ chức vụ Chủ tịch của Sabeco trong khi đã sử dụng công an để điều tra các vị Lãnh đạo cũ mấy năm không kết luận được và tại sao vội vã đồng thời cùng với việc phù phép giảm tỷ lệ cổ phần của nhà nước và Masan đang nhắm để cướp miếng bánh ngọt với bản hợp đồng tư vấn của cô con gái Rượu? Thủ Tướng có thể nói rằng mình vô can?


6. Thủ Tướng trả lời thế nào về tố cáo: Tập đoàn Masan của Nguyền Đăng Quang và Hồ Hùng Anh cùng với Nguyễn Thanh Phượng lên kế hoạch thâu tóm GTEL và Mobifone?

7. Thủ Tướng trả lời thế nào việc Tập đoàn Masan đã thâu tóm được 51% Vinacafe Biên Hoà sau khi ký hợp đồng tư vấn trả 'công tư vấn' gần 100 tỷ đồng với Bản Việt mà không cần thông qua đấu thầu? Đây có phải là hợp đồng trá hình cho việc 'hối lộ'? Tại sao Vinacafe  không được bố cáo  cổ phần hoá rộng rãi cho các nhà đầu tư biết để tham gia? Thủ Tướng có dám khẳng định Vinacafe chuyển nhượng cổ phiếu cho Tập đoàn Masan là hoàn toàn tự nguyện và nếu Masan không  thông qua Nguyễn Thanh Phượng thì họ vẫn thâu tóm được Vinacafe? Nếu các cổ đông Vinacafe đệ đơn tố cáo họ bị ép bán thì Thủ Tướng có huỷ bỏ thương vụ thâu tóm này mà KHÔNG quy kết họ 'phản động' và KHÔNG đẩy an ninh vào điều tra doạ nạt bắt bớ họ?


8. Thủ Tướng trả lời thế nào về dư luận tố cáo vợ chồng con gái Thủ Tướng tham gia tư vấn mua Tàu Hoa Sen cho Vinashin đã đẩy giá tăng vài chục triệu USD. Tương tự, Thủ Tướng trả lời thế nào về dư luận tố cáo vợ chồng con gái Thủ Tướng tham gia tư vấn mua ụ nổi và tàu già cỗi hư hỏng cho Vinalines góp phần vào sự phá sản của Vinalines và Dương Chí Dũng bị bắt. Thủ Tướng có đồng ý chỉ đạo cơ quan điều tra và Bộ ngoại giao gởi công hàm cho các nước bạn tham gia điều tra làm rõ sự tố cáo này?

9.  Bằng Hợp đồng tư vấn với Bản Việt được trả hàng trăm tỷ đã giúp Holcim mua được nhà máy xi măng Cotec với giá rẻ mạt bằng 50% thị trường vào năm 2010 mà không cần phải thông qua đấu thầu. Đây có phải là một dạng trá hình hối lộ và mua bán lợi thế con gái Thủ Tướng? Thủ Tướng có dám chắc rằng bất cứ một công ty Mít, xoài, ổi nào cũng có thể thực hiện được phi vụ này?

10. Tại sao Bản Việt có thể mua lại được cổ phần của Ngân hàng Gia định từ Vietinbank bằng đúng mệnh giá để trở thành sở hữu chủ của Ngân hàng Gia Định mà sau này được đổi tên thành Ngân hàng Bản Việt với lô -gô là con Phượng bay lên! Thủ Tướng có dám đoan chắc rằng: Nếu Nguyễn Thanh Phượng không phải là con gái Thủ Tướng thì Vietinbank này có dễ dàng chuyển nhượng cổ phần bằng mệnh giá mà mình đang nắm giữ cho Bản Việt không? 

 11. Tại sao Vietcombank lại ưu ái tham gia 30% vào Ngân hàng Gia định với giá mua bằng 1.7 lần vào tháng 9/2011 từ Nguyễn Thanh Phượng và Bản Việt khi mà Ngân hàng này là một ngân hàng nhỏ, mất thanh khoản, trong khi với giá cổ phiếu như vậy Vietcombank thừa sức để có thể tham gia vào những ngân hàng tốt hơn trên sàn chứng khoán như Sacombank? Và khi đã trở thành cổ đông chiến lược thì đã rót cho NH Bản Việt vài chục ngàn tỷ đồng. Thủ Tướng có dám khẳng định rằng Nếu Nguyễn Thanh Phượng không phải là con gái Thủ Tướng thì Vietcombank sẽ tham gia mua cổ phiếu giá cao và 'ưu ái' rót tiền cho vay Liên ngân hàng như vậy không?



12. Chúng tôi tố cáo Nguyễn Thanh Phượng đã nhận 1500 tỷ đồng từ Trầm Bê gián tiếp góp phần cho việc thâu tóm Sacombank. Thủ Tướng trả lời thế nào về việc này?



13.  Theo 19 Điều Đảng Viên không được làm, đề nghị Thủ Tướng trả lời mình đã vi phạm bao nhiêu điều? Việc con gái Thủ Tướng tham gia hoạt động kinh tế thuộc phạm vi Thủ Tướng quản lý  có vi phạm Nghị Quyết TƯ về chỉnh đốn Đảng không? Có đúng Thủ Tướng đã trả lời "Con cái lớn làm ăn thì phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật"?

Nhớ món bánh chuối miền Nam


Nói về cây chuối ở miền Nam, người ta có thể nêu ra nhiều giống nào là chuối già, chuối cao, chuối sáp, chuối chà bột, chuối hột... Nhưng nếu kể về các loại bánh làm từ trái chuối thì chỉ duy nhất một giống chuối xứ, còn được gọi là chuối xiêm là chính hiệu làm nên hương vị độc đáo của các loại bánh chuối miền Nam.


Một quán chuối chiên có thể giúp một gia đình nghèo kiếm sống qua ngày. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Từ đầu các tỉnh miền Ðông cho đến tận cuối các tỉnh miền Tây, những ai có ký ức tuổi thơ gắn liền với bụi chuối sau hè thì hẳn sẽ không bao giờ nguôi thèm nhớ các món bánh chuối.
Vào tháng mưa dầm dề, chỉ cần ra sau hè đốn một quày chuối xứ, lựa trong quày nải nào mới chín hườm, bẻ từng trái, lột vỏ nướng trên lò than. Từng trái chuối nướng còn dính chút vỏ xơ non sẽ bắt mùi lửa, mùi khói tạo nên một hương vị ngọt nguyên sơ hiếm có trên đời.
Nếu ai đó cho rằng thứ chuối nướng đơn giản đó sao có thể gọi là hiếm có trên đời được, nói như vậy thì chắc rằng người đó không có duyên sanh ra là con nông dân Nam kỳ. Chỉ ai từng là con nhà nông dân mới chọn chuối vừa hườm để nướng. Trái chuối hườm nướng bếp lửa chính là sự hòa huyện làm nên hương vị tinh hoa của cây trái nguyên sơ và lửa, khói hàm dưỡng sự sống.
Trong cách nướng chuối ở miền Nam còn có món chuối nướng nếp. Năm trước chúng tôi đi chợ Hòa Hưng vẫn còn thấy hai vợ chồng nghèo đem lò nướng chuối nếp ra gốc tường cạnh nhà thờ để bán. Họ bán đắt hàng lắm, nhưng giờ bị công an rượt đuổi lưu lạc nơi nào chẳng biết. Bây giờ mỗi buổi xế chiều, trời ui ui chuyển mưa là nhớ món chuối nướng nếp của họ.


Món chuối chiên quen thuộc của người miền Nam. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Chuối nướng nếp là món tinh hoa của các loại bánh chuối. Người quê tôi ngày trước ai khéo tay bếp, muốn khoe tay nghề mới làm món này để được khen nức nở.
Trước tiên phải chọn nếp ngon nấu với nước cốt dừa, người quê tôi lột vỏ chuối chín, đắp xôi lên chuối rồi quấn thêm bên ngoài một vòng lá chuối mỏng đưa lên bếp nướng.
Bạn biết không, khi chuối chín, nếp chín, lá chuối chín; sẽ là lúc bạn biết đến một món ăn hài hòa của vị ngọt mật của chuối, mùi tinh dầu thơm của lá chuối, vị dẻo bùi khen khét của nếp; nhưng đâu đã hết, lúc ăn chuối nếp người quê tôi thường rưới thêm nước cốt dừa béo ngậy và đậu phộng béo giòn.
Một món bánh chuối khác là chuối hấp. Món này mấy cô gái của quê tôi lúc mới học gia chánh đều xúm vô làm để đãi bạn trai, với hy vọng có anh chàng nào đó sáng mắt khen khéo tay.
Cái món này dễ ợt, ai làm cũng được, chỉ cần ra vườn hái vài nải chuối xứ, lột vỏ, xắt chuối thành miếng bỏ vô thau bột gạo pha bột năng quậy đều, múc vô khuôn nhôm, đưa lên bếp hấp cách thủy rồi ngồi chờ bánh chuối chín. Khi bánh chín, cắt ra thành miếng hình tam giác, rưới nước cốt dừa đưa lên mời khách.
Bánh chuối hấp chỉ có vậy thôi nhưng nếu cô gái mới lớn nào mà hấp bánh chuối không chín, làm nước cốt dừa không béo béo, bùi bùi, mằn mặn thì giống như là chuyện nấu cơm bị sượng, kể như dễ ế chồng. Nếu hỏi là bánh chuối hấp có ngon không thì thay gì trả lời tôi sẽ cho người đó một số địa chỉ bán bánh chuối hấp ở Sài Gòn. Bánh chuối hấp phải ngon người ta mới còn bán tới đời bây giờ, còn ngon cỡ nào thì ai là người miền Nam có nhớ, có thèm mới đủ ký ức khẩu vị mà thẩm định.
Người miền Nam, nói về các món bánh chuối mà không nói đến món chuối chiên thì có khi cả xứ Nam kỳ, các vườn chuối sẽ buồn rầu mà chết vàng chết héo hết trơn hết trọi...
Một nhà thơ kể về món chuối chiên. Anh vốn là con nhà lính VNCH, nhà đông con nên con lính cũng được hưởng trợ cấp theo cha. Tuy vậy, có lúc kinh tế miền Nam Việt Nam cũng lạm phát vật giá đắt đỏ. Má anh vốn là người vợ lính chân chất nên bày một hàng bán chuối chiên để phụ kinh tế gia đình và anh là người bưng chuối chiên đi bán rong. Với anh nhà thơ, hàng chuối chiên của má là nỗi vất vả mưu sinh, nhưng với anh mâm chuối chiên là niềm tự hào vì tuổi thơ biết phụ giúp với gia đình.
Anh kể. “Ông biết không, thời đó đến món chuối chiên cũng chế biến bằng mỡ trừu hàng viện trợ Mỹ, ngon lành chưa!” Kể về món chuối chiên thì phải phân biệt chuối chiên bột gạo và chuối chiên bột khoai mì. Chiên chuối bằng bột gạo thì đơn giản, nhưng chiên sao cho lớp bột áo bên ngoài trái chuối vàng, giòn chớm khét thì phải khéo tay, tinh mắt canh dầu canh lửa. Chuối chiên bằng bột khoai mì thì công phu hơn. Củ khoai mì tươi phải lột vỏ, ngâm qua đêm, sau đó phải bào nhuyễn thành bột, đắp lên trái chuối đưa vào chảo chiên. Nhiều người sành ăn thích ăn chuối chiên khoai mì hơn vì khi chín, lớp bột khoai mì khô ráo ít ẩm ướt dầu chiên, nhờ vậy mà vị ngọt mềm của trái chuối chín đậm đà hơn.
Cây chuối, trái chuối đã gắn liền với lịch sử và văn hóa của người miền Nam. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, trái chuối không chỉ là một món trái cây tráng miệng mà được chế biến, sáng tạo thành những món bánh gắn bó qua từng thế hệ.
Trong cơn lũ các loại món ăn “quốc tế” đang được quảng cáo và chiếm lĩnh cái lưỡi của người Việt, thì hôm nay nhắc về các món bánh chuối, món ăn của con nhà bình dân cũng là trên tinh thần ngưỡng mộ cô giái Việt kiều Christian Hà, người vừa đoạt giải vua đầu bếp Mỹ năm 2012. Nếu Christian Hà đưa món cá kho tộ và cơm tấm sườn, ốp la chinh phục được các vị giám khảo sành ăn và khó tính hàng đầu nước Mỹ, thì có khi các món bánh chuối miền Nam ta cũng tràn trề hy vọng lọt vào menu thượng hạng của giới ẩm thực toàn cầu.
Xin được đại diện các món bánh chuối mà nói rằng: Các món bánh chuối vẫn hàng ngày hiện hữu trong đời sống thì đâu cần đánh thức ai, níu kéo ai tìm đến vị ngon đất nước - con người nhiệt đới đặc trưng. Có chăng là mọi người muốn thưởng thức món ngon này thì hãy tự tìm đến, kẻo khẩu vị thiệt thòi ráng chịu.

Vũ khí hữu hiệu nhất chính là thông tin (keep lying)

Những ngày gần đây, báo chí và dư luận nói chung đề cập nhiều đến bản thông báo ngày 12/9 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước.
Trong bối cảnh đất nước hôm nay, đây là ý kiến chỉ đạo quan trọng, thể hiện rõ quan điểm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong hoạt động thông tin – truyền thông.
Cùng với sự phát triển với tốc độ rất nhanh của mạng Internet cả về công nghệ và và mật độ người sử dụng ở nước ta, nội dung thông tin trên Internet cũng có sự phát triển mang tính bùng nổ. Điểm nổi bật của sự bùng nổ đó là sự xuất hiện của hàng nghìn, hàng vạn (thậm chí hàng triệu) trang thông tin điện tử (website), blog và tài khoản cá nhân trên mạng xã hội. Với đặc tính của không gian ảo, có thể nói, thông tin trên Internet là một tập hợp vô cùng phức tạp, phong phú, đa dạng, thậm chí hỗn tạp, hổ lốn, cả tích cực lẫn tiêu cực, cả hữu ích lẫn độc hại và cực kỳ độc hại.

Nội dung thông tin trên Internet đang có sự phát triển bùng nổ
Bên cạnh những trang web của các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân có đăng ký chính thức, cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật, có mục đích tốt, lành mạnh và thiện chí, thì cũng đầy rẫy những trang web chứa thông tin độc hại, đồi trụy, phản động. Đây thường là những trang web có tên miền quốc tế, đăng ký máy chủ ở nước ngoài để tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Cũng cần khẳng định ngay rằng, không phải tất cả những trang web tiếng Việt có tên miền quốc tế hay các blog cá nhân (không phải đăng ký) đều đều chứa thông tin xấu, thậm chí ngược lại, có nhiều trang rất nghiêm túc, đứng đắn, thiện chí và có ích. Nhưng với những trang như “Quan làm báo”, “Dân làm báo” … được nêu lên trong chỉ đạo của Thủ tướng thì phải khẳng định rằng, đó là những trang web xấu, chuyên “đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội…”.
Cũng cần phải nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, tình hình đất nước mấy năm trở lại đây có nhiều điểm tạo cơ hội cho những thông tin xấu phát tác. Đó là nền kinh tế đât nước liên tục bị lạm phát và suy giảm, đời sống của đại đa số nhân dân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, tình hình quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước vẫn tiếp tục diễn biến ngày càng nghiêm trọng, tình hình khiếu kiện của người dân ở khắp các địa phương liên quan đến đất đai vẫn tiếp tục “nóng”, khiến cho lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước không khỏi bị tác động một cách tiêu cực. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước trên Biển Đông, chống lại âm mưu và những hành vi xâm lấn của Trung Quốc đang diễn ra ngày càng phức tạp, căng thẳng với nhiều điểm nhạy cảm trong mối quan hệ quốc tế vừa hòa bình, hợp tác, hữu nghị vừa đấu tranh kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Việc triển khai Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) trong đó nội dung trọng tâm là phê bình và tự phê bình nhằm chỉnh đốn và làm trong sạch Đảng được tiến hành từ cấp lãnh đạo cao nhất thể hiện quyết tâm của toàn Đảng trong việc khôi phục và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta. Nhưng nhìn từ góc độ đối lập, đây cũng là cơ hội để những tin đồn thất thiệt, những luận điệu vu khống, xuyên tạc, kích động, chia rẽ… được tung ra trên những trang web kiểu “Quan làm báo”.
Có thể nói rằng, với kiến thức thông thường cũng có thể thấy, hầu hết thông tin Quan làm báo, Dân làm báo… đều là những thông tin thất thiệt, bịa đặt, dựng chuyện, hoặc là những thông tin bị xuyên tạc, bóp méo, được viết theo lối suy diễn, quy chụp chủ quan, với mục đích kích động, đả kích cay độc cá nhân, vu khống, gây mất lòng tin, gây nghi ngờ nội bộ. Thái độ vô trách nhiệm, tâm lý phá phách, thiếu thiện chí, bất chấp lý lẽ…, đó là điều mà người đọc có thể cảm nhận khi đọc thông tin trên những trang này. Không chỉ trên các trang báo chính thống mà ngay trên nhiều trang blog cá nhân đều có chung nhận định, những trang như Quan làm báo, Dân làm báo…đều là những trang thông tin không đáng tin cậy, được lập ra với dụng ý xấu, có hại.
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Việc triển khai những biện pháp về kỹ thuật và pháp lý để xử lý những trang web độc hại là đương nhiên là cần thiết nhưng cần khẳng định rằng, trong cuộc chiến thông tin, đặc biệt là thông tin trên Internet, nơi mọi hàng rào về pháp lý và kỹ thuật rất khó (hoặc không thể) phát huy tác dụng thì vũ khí hữu hiệu, lâu bền nhất chính là thông tin. “Lấy cái tốt đè cái xấu, lấy tích cực đè tiêu cực”; “Công khai, minh bạch”, đó chính là phương châm hiệu quả nhất của đấu tranh thông tin trên Internet. Việc các trang “Dân làm báo”, “Quan làm báo” có thể thu hút được lượng người đọc lớn trong thời gian qua có nhiều lý do, trong đó lý do cơ bản là những thông tin được cung cấp theo kênh chính thống chưa thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dân, đặc biệt là thông tin về những vấn đề “quốc gia đại sự”, thông tin về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, về việc triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 4, thông tin về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, thông tin về tình hình kinh tế, tài chính, ngân hàng…Có thể nói, vẫn còn nhiều “khoảng trống” thông tin mà các kênh thông tin chính thống vẫn chưa khỏa lấp được. Và đó chính là cơ hội cho những kẻ cơ hội, phá hoại như “Quan làm báo”.
Phải làm sao để người dân được đáp ứng đầy đủ nhu cầu chính đáng về thông tin, làm sao để người dân chỉ tin và tìm đến những thông tin được cung cấp theo các kênh chính thống. Khi chúng ta làm được điều đó thì mặc nhiên những trang tin giật gân được viết một cách bừa bãi kiểu như “Quan làm báo” sẽ hết đất sống.
Vì vậy, có thể khẳng định, việc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng giao “ Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan cung cấp thông tin khách quan, đúng sự thật về tình hình các mặt của đất nước ta, nhất là các vấn đề mà dư luận quan tâm” chính là nội dung quan trọng nhất của toàn bộ văn bản chỉ đạo xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước.

Khởi công xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam (hahahaha)

Sáng nay (19/9), tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc – Hà Nội đã diễn ra lễ khởi công dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam.
Dự án được xây dựng trên diện tích 9 ha với tổng kinh phí đầu tư là 54,4 yên (tương đương 12.363 tỷ đồng) từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Đây là dự án đặc biệt quan trọng trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam”. Đơn vị triển khai thực hiện và tiếp nhận dự án trọng điểm Quốc gia này là Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Phối cảnh Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Sau khi Trung tâm vũ trụ Việt Nam được hoàn thành sẽ đảm trách những nhiệm vụ quan trọng như: Làm chủ công nghệ và tự chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, có khả năng quan sát toàn lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ rada hiện đại; xây dựng và xử lý dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát, cảnh báo sớm thiên tai, cũng như các thảm hoạ về môi trường; dự báo sớm sản lượng nông nghiệp, nguồn lợi thuỷ sản, cập nhập hệ thống bản đồ điện tử trong quản lý và quy hoạch đất đai; nghiên cứu và phóng chống biến đổi khí hậu toàn cầu...
Dự kiến, dự án khi Trung tâm vũ trụ Việt Nam sẽ hoàn thành vào năm 2020 và đây cũng sẽ là một trong những Trung tâm vũ trụ hàng đầu Đông Nam Á.

Tuesday, September 18, 2012

Học ăn, học nói...

Ngài Thủ tướng VN không biết cách ngồi cho hay, như ông Bộ trưởng Đức gốc Việt:
http://cafef.vn/20120919070854592CA3...-dien-ngam.chn



Lại xin tiền, gặp ai cũng xin:

"...Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, Thủ tướng đề nghị hai bên triển khai có hiệu quả các dự án đã thỏa thuận như tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TP Hồ Chí Minh, dự án Ngôi nhà Đức, trường Đại học Việt-Đức, trường Quốc tế Đức, tăng viện trợ phát triển cho Việt Nam…"

Chợ trộn heo bệnh, heo lành


Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn lớn đông dân cư, mỗi ngày tiêu thụ cả ngàn tấn thịt gia súc, gia cầm các loại. Dù đã có các quy định về kiểm dịch nhưng trên thực tế bằng nhiều chiêu thức mỗi ngày vẫn có hàng trăm tấn thịt không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm tra, có nguồn gốc thịt bệnh, thậm chí thịt ôi thối, trong quá trình phân hủy được tuồn ra thị trường tiêu thụ để sau đó nó "ngự" vào bữa cơm của nhiều gia đình, hay bếp ăn tập thể của công nhân, sinh viên.

Bất kể ngày đêm, 200 lò mổ heo lậu ở tỉnh Đồng Nai vẫn vô tư hoạt động để tuồn ra thị trường hàng trăm tấn thịt mỗi ngày. Không ít trong số đó, có cả heo bị bệnh và heo chết.

Chiếc xe ba gác máy xé tan màn đêm, lao đi vun vút trên quốc lộ 1A đoạn qua phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bất ngờ, tài xế giảm ga rồi quặt vào hẻm C337 thuộc tổ 4, nơi có lò mổ heo của bà Hồng Thúy hoạt động từ 5 năm nay.

4 con heo được đổ xuống. 3 con heo trong số đó, mỗi con có trọng lượng từ 70-90 kg kêu ré lên sau cú chích điện.

Một con nằm bẹp dưới nền nhà. Sau 20 phút xuống tay, cả 4 con heo được làm sạch, cơ thể bị xẻ đôi. Nội tạng được phân ra riêng, bỏ ngổn ngang trên nền nhà cáu bẩn.

11 giờ đêm, thời điểm chợ heo Tam Hòa ở TP Biên Hòa mở cửa, hai thanh niên mình trần trùng trục vứt hai con heo đã làm sạch lên chiếc xe máy không biển số, rồi rồ ga lao đi.
Người tiêu dùng khó có thể phân biệt thịt sạch ở chợ trộn lợn bệnh, lợn lành.
Sau hơn 15 phút chạy xe với tốc độ chóng mặt, 4 chân của con heo vắt trên yên sau của chiếc xe quệt xuống đất dính bùn biến dạng. Vừa trờ tới chợ, con heo này được các chủ sạp dùng cây đinh ba chấu đưa lên bàn, sau đó hai phụ nữ dùng dao ra thịt.

Hơn 12 giờ khuya, lần lượt 4 con heo được người thanh niên tập kết đưa ra chợ. Tất cả đều không được đóng dấu kiểm dịch giết mổ của thú y.

Heo bệnh vào lò
Chiếc xe ba gác máy chở đầy heo từ một lò mổ ra chợ Tam Hòa (ảnh lớn) và hàng loạt xe máy chở heo lậu từ lò mổ chui chạy ra chợ tiêu thụ (ảnh nhỏ).
Cách lò mổ của bà Thúy không xa, lò mổ của bà Nguyệt ở hẻm 699A, khu phố 4, phường Long Bình cũng hoạt động vô tư cả ngày đêm, bất chấp cách đây một tháng cơ sở này bị lực lượng chức năng bắt quả tang giết mổ chui và 4 con heo bị giết đều không được kiểm dịch, trong đó 3 con là heo bệnh.

Lò mổ heo lậu của ông Nguyễn Hợi ở C96 tổ 2, khu phố 3, phường Long Bình luôn kín cổng cao tường với người lạ. Người dân nơi đây cho biết, khó ai vào được lò mổ này vì "ông Hợi rất cảnh giác, nhà luôn có chó dữ".

Ngày 5-9, trong vai những người ở TPHCM đi đặt mua thịt heo cho bếp ăn của công ty với 1.000 công nhân, chúng tôi mới được một người ở lò heo tiếp. Phía sau ngôi nhà cấp bốn, nơi giết mổ, 3 con heo bị hóa kiếp lăn lóc thịt và phụ phẩm dưới nền nhà dơ bẩn, cạnh nhà vệ sinh.

Khi chúng tôi xin được ra xem nguồn heo và nơi giết mổ, nhân viên của cơ sở này liền ngăn lại. "Anh yên tâm, heo nơi đây đều có nguồn gốc rõ ràng, heo lấy từ Trảng Bom về đều được thú y kiểm dịch sau giết mổ" - người này trấn an.

"Nếu lấy heo không kiểm dịch, heo bệnh nơi đây cũng có. Thịt loại này giá rẻ hơn, thường dành cho công nhân, các quán cơm bụi. Giá từ 20-45 nghìn/kg" - cô gái tiếp.

Lò mổ của của ông Hợi tưởng là "đệ nhất mất vệ sinh" nhưng chẳng thấm vào đâu so với lò của ông Bốn, nằm trong một con hẻm nhỏ thuộc khu phố 4, phường Long Bình, TP Biên Hòa.

Theo chân đoàn kiểm tra khi ập vào lò mổ này, chúng tôi chứng kiến 4 con heo có tổng trọng lượng gần 400kg đã bị giết mổ trong môi trường cực kỳ dơ bẩn.

Trong khi đó, 10 con heo khác đang ngắc ngoải trong chuồng, có 2 con mắc bệnh không thể đứng nổi. Chủ cơ sở cho biết chuẩn bị mổ để đưa ra chợ tiêu thụ.

Do tất cả số heo này đều không có nguồn gốc nên chúng nhanh chóng bị lực lượng thú y chặn lại. Chủ lò mổ thừa nhận số heo này được gom từ một trại nuôi heo ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất.

Một ngày sau khi lò mổ của ông Bổn bị phát hiện mổ heo chui, ngành chức năng còn phát hiện ra một lò mổ "chui" khác cách đó không xa, của bà Đỗ Thị Lê.

Cơ sở này cũng hoạt động công khai từ nhiều năm qua. Người này cho biết mỗi ngày giết từ 2-5 con và số thịt heo lậu này được tiêu thụ chủ yếu ở chợ Biên Hòa và bỏ mối cho các quán ăn.

Chợ heo "trộn"
Tập kết heo, gà lậu trên quốc lộ 1A, khu vực Hố Nai, Biên Hòa để chuyển đi tiêu thụ
12 giờ đêm 4-9, chúng tôi có mặt ở khu giết mổ tập trung Rạng Đông trên xa lộ Hà Nội, phường Tân Biên, TP Biên Hòa, nơi mỗi ngày giết mổ khoảng 200 con heo, bò.

Trời mưa tầm tã, hai chiếc xe ba gác máy vẫn chất đầy thịt heo nối đuôi chạy ra chợ Tam Hòa. Theo sau hai xe ba gác là một xe ôm, có vẻ như làm "công tác cảnh giới". Thịt được chất lăn lóc trên xe, không cần che đậy.

Lần theo những chiếc xe máy chở heo từ các lò mổ chui, chúng tôi phát hiện mỗi đêm có hàng trăm con heo không kiểm dịch, heo bệnh, heo chết được tập kết về chợ Tam Hòa, chợ Tân Biên ở TP Biên Hòa.

Tuy nhiên, trên các chốt chặn vào chợ, thậm chí ở trong khu chợ được cho là lớn nhất khu vực miền Đông Nam Bộ về kinh doanh heo vẫn không có bóng dáng của cán bộ thú y.

Từ 11 giờ đêm, chợ đầu mối heo Tam Hòa bắt đầu nhộn nhịp xe cộ vào ra. Ngoài xe ba gác, xe máy chở heo còn nhiều xe tải đông lạnh, xe tải 1,5 đến 3 tấn tập kết kéo dài trên con đường vào chợ "ăn hàng".

Một thương lái là người quen, chuyên lấy hàng ở chợ này, cho biết một tháng ban quản lý chợ Tam Hòa mới đi kiểm tra một lần. "Có khi chả có lần nào. Heo lậu cứ thế trà trộn vào chợ và được đưa đi các tỉnh tiêu thụ" - người này nói thẳng.

Heo sau khi xuống sạp được các tiểu thương xử lý bằng cách cắt lọc xương ra riêng, thịt đùi ra riêng, thịt vai và mỡ ra riêng...rồi đóng thùng cho các thương lái chuyển đi bằng xe máy.

Các đầu nậu buôn thịt thường trộn thịt heo lậu, heo bệnh vào thịt heo có kiểm dịch để che mắt cơ quan chức năng. Bà Nga, một "trùm" cung cấp thịt ở chợ Tam Hòa, cho biết mỗi đêm nơi đây tiếp nhận hơn 100 tấn heo từ các lò mổ ở phường Long Bình, Hố Nai, Trảng Dài và huyện Trảng Bom đổ về.

Sau đó, số thịt heo này lần lượt được cho vào các thùng nhựa, trong các giỏ xách hoặc bằng thùng inox đưa lên xe máy tỏa đi các hướng.

"Chẳng ai quan tâm về dấu kiểm dịch bởi họ biết chợ heo này nhiều heo lậu, họ cũng phải mua heo này về buôn bán, bỏ mối hoặc chế biến để kiếm lời" - bà Nga bật mí.

"Thực ra người ta quan tâm tới giá cả heo hôm nay bao nhiêu hơn là hỏi heo có kiểm dịch hay không" - bà tiếp.

Khi đồng hồ chỉ 3 giờ sáng cũng là lúc lượng heo đã đổ về đầy chợ. Ngoài các con buôn đi xe máy ở các tỉnh từ Bình Dương, TPHCM lên lấy hàng, các loại xe tải với nhiều biển số ở tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương và TPHCM đều có mặt để chở hàng về các tỉnh.

Trong khi đó, ở khu chợ Tân Biên, chợ Biên Hòa ở phường Tân Biên, TP Biên Hòa mỗi đêm có khoảng 300-400 con heo không qua kiểm dịch được giết mổ.

Rồi cũng như ở chợ Tam Hòa, số thịt này nhanh chóng được các thương lái gom đưa đi bỏ mối cho các chợ nhỏ và quán ăn, các khu công nghiệp Biên Hòa 1, 2 và các nhà cung cấp suất ăn công nghiệp.

An amazing english..... KOVA

Next, something funny to read.

Very funny English

This comes directly from the Kova website
(http://kovapaint.com.vn/en/index.php?option=com_content&task=view&id=12&Itemid=103)


"
KOVA Paint and Waterproofing are achievements of Vietnam - USA Science & Technology Cooperation Programme implemented by Professor Doctor Nguyen Thi Hoe, who won Kovalevskaia international science prize in 1993. The products are fully tropicalized to withstand severe weather conditions.
KOVA specializes in researching, producing, distributing and applying all kinds of paint & waterproofing such as civil construction paint, traffic paint, industrial paint, multi-purpose waterproofing and anti-rust cooling lubricant with high quality raw material. KOVA products have been presented in the market for over 10 years. They are the most suitable for the wet condition and particular characteristics of tropical climate.
Thanks to the great assistance from leading paint companies in USA together with the effort itself in Research & Development, KOVA constantly generates new extraordinary products which have more luxurious beauty than the others.
KOVA has various types of paint and waterproofing for decorating and protecting works of civil construction, industry, drainage, traffic, bridge, vessel... as well as construction texture such as floor, roof, vertical wall, toilet, sport court, swimming pool, water tank, underground tunnel ...
With a system of different 1010 colours automatically mixed by computer provided from a well-known partner in USA, Smiland Paint Company, KOVA paints meet with all demands and tastes of customers in every country. The colours are durable, beautiful forever and fadeless, even in the most severe weather conditions.
The leading quality of KOVA products is affirmed by “Gold Medal” at International Trade Fair EXPO, “Certificate of quality prestige trademark, Top Ten - construction industry trademark and construction material” by Vietnam Associations of Industrial Proprietary, “Vietnam high quality product” by customer. Especially, KOVA products are awarded “Certificate of Merit” by Prime Minister, Hanoi People’s Committee, Ministry of Construction, Department of Industry and some local and overseas organizations.
With a staff team of over 60 excellent engineers and 200 skilled workers, 6 laboratories, 4 factories in Hanoi and Ho Chi Minh City, KOVA Paint Company is also certified ISO 9001 : 2000 in April 2005. KOVAhas 5 office representatives, 3 companies in Vietnam and companies in Laos, Cambodia, Singapore.
Based on the real capability, quality and prestige, KOVA would like to expand the market and hope to become an efficient partner of all internal and external economy organizations to make the highest quality and the most durable works."

Kovalevskaia international science prize ? Who knows what it is ?

Just try to google out " Kovalevskaia international science prize" or " Kovalevskaia prize". The majority of websites that talk about is from Vietnam.

OMG...OMG...

PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe: Nhà khoa học làm kinh doanh (LMAO)

Nhận giải thưởng danh giá Kovalevskaya, có tên trong danh sách 1.000 phụ nữ được đề cử nhận giải Nobel năm 2005, sở hữu 11 doanh nghiệp thành viên..., PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Kova, đã rất nổi danh trong lĩnh vực khoa học và ngành sơn.

PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe

“Canh bạc” Singapore
Tự mình nghiên cứu ra toàn bộ sản phẩm của Kova, không quảng cáo, tiếp thị..., nhưng bà Nguyễn Thị Hòe vẫn làm cho nhiều tập đoàn sơn có tên tuổi trên thế giới phải kiêng dè. Sự kiêng dè này nằm ở chỗ bà dám đánh thẳng vào những thị trường khó tính, dám tung ra những dòng sơn đi trước thời đại.
* Việc tham gia thị trường Lào, Campuchia của Kova là điều dễ hiểu bởi mặt bằng thị trường sơn ở hai nơi này khá tương đồng với Việt Nam. Nhưng với thị trường Singapore lại là chuyện khác, thậm chí đây là thị trường rất khó tính và rủi ro cao?
- PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe: Thị trường Singapore cực kỳ khó, nhưng tôi quyết làm bởi thấy được sự hấp dẫn. Tại Singapore, Chính phủ quy định, mọi công trình xây dựng cứ 5 năm phải sơn lại một lần, ai không sơn sẽ bị phạt.
Do đó, quy mô thị trường dù nhỏ nhưng giá trị lại cao. Hơn nữa, nếu đã thành công tại thị trường này, con dấu chứng nhận nhãn hiệu của Singapore đủ để giúp Kova có thể đi khắp mọi nơi.
* Vậy bà phải mất bao lâu để thực hiện kế hoạch đó?
- Mất 6 năm, và kết quả là Kova đã đi vào gần hết các công trình lớn như: siêu thị lớn nhất Singapore, tòa chung cư 800 căn hộ, sân bay... Nhưng cũng nói thật, chuyến đi này rất gian nan.
Ngày đầu sang Singapore, phía đối tác nói thẳng: “Việt Nam chỉ xuất khẩu được đồ mây tre hay thực phẩm, còn về khoa học kỹ thuật thì sao chọi nổi mấy nước khác!”. Tôi mặc kệ, vẫn tự tìm hiểu thị trường, rồi quyết định thuê văn phòng.
Nhận thấy không thể cạnh tranh được bằng quảng cáo, tiếp thị, tôi chọn cách đưa sản phẩm vào trung tâm kiểm nghiệm hàng đầu của Singapore. Riêng việc này đã ngốn của Kova hàng tỷ đồng. Kiểm nghiệm một mẫu ở Việt Nam chỉ vài triệu đồng, trong khi tại Singapore, một mẫu với 17 thông số tốn hết 3.300USD (khoảng 80 triệu đồng). Mất một năm tôi mới kiểm nghiệm xong.
Trước đó, Tập đoàn Sơn ICI vào Singapore cũng phải mất ba năm cho việc kiểm nghiệm.
Sau khi đạt được tiêu chuẩn rồi, tôi mới bắt đầu chứng minh với Chính phủ về chất lượng bằng số liệu thực tế. Tôi tìm đến các buổi đấu thầu công trình, công bố thời gian hợp tác 20 năm với đối tác Mỹ, dẫn chứng bằng những công trình đã làm tại Việt Nam.
Thế nhưng, dù đã có Giấy chứng nhận của Chính phủ Singapore, nhưng phía nhà đầu tư vẫn buộc phải kiểm chứng trên công trình thực. Công trình đấu thầu đầu tiên là condo 800 căn tiêu chuẩn 5 sao với loại sơn tự làm sạch.
Trong quá trình xây dựng các căn hộ, họ làm trước một căn hộ mẫu rồi cho các hãng sơn tham gia đấu thầu sơn lên thử nghiệm. Sau một năm, vừa lúc toàn bộ công trình đã xây dựng xong, chủ đầu tư mới kiểm nghiệm lại chất lượng sơn của các hãng trên căn hộ mẫu trước đó, và quyết định chọn Kova.
Tôi phải mất hai năm mới cung cấp đủ lượng sơn cho 750 căn hộ. Từ đó đến nay đã 5 năm, sơn cho công trình đó vẫn tốt. Đấy chính là dấu chứng nhận tốt nhất.
* Tốn kém, nhiều rủi ro, có khi nào bà nghĩ đến chuyện từ bỏ thị trường khó tính này?
- Chưa bao giờ tôi có ý định rời bỏ Singapore, vì hoàn toàn tự tin vào chất lượng sơn của mình. Riêng dòng sản phẩm sơn đặc biệt tại Singapore thì hầu như không có ai cạnh tranh.
Với sản phẩm sơn thông thường, hiện Kova chỉ phải cạnh tranh với ICI và Nippon. Lợi nhuận của sơn đặc biệt gấp mấy lần sơn thông thường, và phần nào bù lỗ cho những đầu tư làm sơn thông thường ban đầu khi chúng tôi mới vào Singapore.
Chi phí ở Singapore rất cao, để tiết giảm, tôi đưa công nhân qua đó làm bằng hộ chiếu du lịch chỉ có thời hạn một tháng. Nhiều lúc quá hạn, tôi phải đưa họ qua Malaysia ăn một bữa cơm rồi quay về, coi như đã qua một lần ra khỏi Singapore.
Làm vậy vô cùng tốn kém, nhưng phải chịu, vì Singapore kiểm tra người rất chặt chẽ. Chi phí ban đầu lỗ kinh khủng. Lần đầu tiên tôi xuất sang một container sơn nhưng bị đổ sạch do bão lụt, bị chính quyền phạt mấy ngàn USD, rồi phải thuê người dọn dẹp...
Lương cho một kỹ sư bên Singapore khoảng 60 triệu đồng/tháng, còn lao động thông thường cũng 40 triệu đồng. Với số tiền này tôi có thể thuê 10 công nhân ở Việt Nam.
* Bà nói rằng, một khi đã thành công tại Singapore, đó sẽ là con dấu để vươn ra xa hơn?
- Đúng vậy. Hiện phía Quảng Châu đặt hàng rất nhiều, nhưng tôi không dám nhận vì số lượng khá lớn, nếu chậm giao hàng, họ phạt nặng.
Malaysia muốn tôi mở một nhà máy tại đó, nhưng tôi chưa quyết định. Ngay cả phía Singapore cũng muốn liên doanh với Kova để mở một nhà máy tại Malaysia nhưng tôi không đồng ý.
Lý do là tôi đã ký hợp đồng với đối tác Mỹ cách đây 17 năm, nếu bây giờ liên doanh sẽ liên quan đến bí mật công thức sơn. Trong nội dung hợp tác với phía Mỹ có quy định bên nào nghiên cứu được một mẫu mới thì sẽ chuyển giao, chia sẻ công thức với bên kia.
Hướng đi của Kova là chuyển giao công nghệ và đầu tư ở nước ngoài. Tôi dự định sắp tới tổ chức hội thảo về sơn Nano tại Mỹ và cũng thành lập công ty ở đây.
Nhà khoa học làm kinh doanh
Bà Hòe luôn khẳng định cách làm thương hiệu của mình là dựa trên chất lượng. Một hình ảnh thành công về thương hiệu sơn Kova mà bà thích nhất là tại Singapore. Một lần, đi qua các chung cư ở Singapore, thấy người dân dùng rất nhiều thùng sơn Kova để trồng cây, bà hỏi một phụ nữ sống ở đó: “Bà kiếm ở đâu cái thùng này vậy?”, người phụ nữ trả lời: “Không biết con tôi xách ở đâu về, nhưng vỏ thùng rất tốt”.
* Bao năm qua bà làm kinh doanh theo đúng kiểu “một nhà khoa học”?
- Tôi vẫn luôn coi mình là một nhà khoa học làm kinh doanh. Thực tế là trong hơn 20 năm giảng dạy, tôi đã nhận 20 đề tài cấp nhà nước, 5 đề tài cấp bộ. Lúc đầu làm kinh doanh, tôi rất khờ. Thời kỳ dạy ở Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, tôi đã làm sơn, bán trong 3 năm và bán đến đâu lỗ đến đó.
Một đối tác nước ngoài sang hợp tác với tôi, hỏi tôi bán giá nào, sau khi tôi nói giá, họ tính toán rồi bảo là bán giá này thì lỗ là phải rồi, vì họ tính mọi chi phí, kể cả tiền điện thoại, công tác phí..., trong khi tôi chỉ tính tiền công và điện, nước.
* Nhưng đấy chính là nền tảng để bà xây dựng nên Tập đoàn Sơn Kova?
- Hồi đầu tôi không bán sơn bằng thùng, mà bán bằng can, nhiều người còn đem cả nồi đến đựng. Khi nhận giải thưởng Kovalevskaya, tôi mới chính thức đặt tên sản phẩm là Kova, nhưng cũng chưa biết in tên nhãn hiệu lên thùng sơn.
Lần thứ hai qua Mỹ là vào năm 1994, khi về tôi xách theo một vỏ thùng, đưa cho một xí nghiệp bao bì ở quận 6 làm mẫu và phải mất hai năm mới ra được vỏ thùng. Lúc đó, các hãng sơn khác ở Việt Nam mới bắt đầu làm theo. Khi đó sản phẩm vẫn làm trong Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM và bán ngay tại đó.
Khách đến mua nhiều nhưng bị bảo vệ kiểm soát giấy tờ kỹ quá, vả lại mặt bằng sản xuất cũng bắt đầu trở nên chật hẹp, nên năm 1996 tôi mở liên doanh với Vinaconex Hà Nội, thành lập liên doanh Kova - Vinaconex Hà Nội với tư cách là trung tâm nghiên cứu.
Năm 1998, hoạt động trong cơ chế nhà nước, bản thân lại là liên doanh tư nhân, nên tiền bán hàng lấy ra không được. Năm 2000, tôi quyết định mở Công ty Kova TP.HCM, giao cho con gái làm giám đốc. Khi đó tôi vẫn tiếp tục nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.
* Một trong những “canh bạc” lớn để Kova phát triển là việc bà sang Mỹ gần như với hai bàn tay trắng?
- Lúc đó tôi ký một hợp đồng với phía Mỹ. Dù Đại học Bách Khoa TP.HCM rất ủng hộ, nhưng do quá khó khăn nên không hỗ trợ tôi được về tài chính. Tôi phải đi vay mượn khắp nơi, lãi suất lúc đó tới 5%, và tôi phải bán cả chiếc xe máy duy nhất cũng chỉ gom góp được vỏn vẹn 500USD.
Tôi mang sang Mỹ một vali 25kg nhưng toàn mẫu gạch ngói, đất đá và mì gói. Tôi đã phải ăn mì gói trong suốt hai tháng liền, nhiều người gặp tôi lúc đó không nhận ra vì gầy nhom do suy dinh dưỡng.
Về nước cứ 6 giờ sáng lên lớp, 9 giờ rưỡi tối mới về đến nhà, ăn vội vàng, nghỉ ngơi rồi hôm sau lại lên công ty làm. Chính nhờ miệt mài nghiên cứu mà tôi đã đóng góp cho trường hàng tỷ đồng lợi nhuận.
Lúc đó chẳng có thầy nào làm cho tôi vì tôi đâu có tiền trả lương, tôi phải thuê công nhân bên ngoài phụ việc, kể cả nghiên cứu cũng phải nhờ thêm mấy đứa con.
Chinh phục nano
Mười năm âm thầm nghiên cứu công nghệ sơn Nano và đã bỏ ra hàng triệu USD cho nghiên cứu, mới đây, Kova đã chính thức công bố dòng sản phẩm sơn mới này, trong đó đặc biệt là loại sơn Nano Epoxy với thành phần chủ yếu là hạt Nano. Đó là loại sơn khi sản xuất không phát sinh chất thải; khi sử dụng hàm lượng chất hữu cơ bay hơi gần như bằng không. Phía các nhà khoa học quốc tế đã công nhận đây là loại sơn sạch đầu tiên của dòng sơn Epoxy trên thế giới.
*Vì sao bà dành khoảng thời gian quá dài cho nghiên cứu sơn theo công nghệ Nano?
- Trên thế giới, Nano được nói đến từ lâu, chủ yếu là về y học, máy tính. Ba mươi năm trước, khi học về cơ lượng tử, tôi cũng đã đọc sơ qua tài liệu về Nano, nhưng lúc đó còn rất mơ hồ.
Cách đây chừng 18 năm, một số nhà khoa học Mỹ đưa tôi đến Trung tâm Vũ trụ Nasa. Họ có nói tôi nghiên cứu một sản phẩm sơn nhẹ, sơn lên mà không bị gỉ.
Tôi đã chụp rất nhiều hình làm tư liệu. Lúc đó tôi nghĩ sơn này sẽ phải chịu nhiệt rất cao, thứ hai là khả năng cách âm tốt, thứ ba là phải rất nhẹ và chịu được thời tiết rất khắc nghiệt.
Thật tình lúc đó tôi chưa định được hướng đi, nhưng dần dần điều này gợi ý cho tôi phải làm ra một sản phẩm sơn đặc biệt, và chỉ có áp dụng công nghệ Nano mới giải quyết được.
Năm năm sau, tôi bắt tay vào nghiên cứu. Giờ đây nghiên cứu đó đã cho ra thành phẩm, tôi dùng đèn khò 1.300 độ trong 4 giờ đồng hồ vào sơn mà không bị gì.
* Việc quyết tâm chinh phục thị trường nước ngoài, kiên trì nghiên cứu cho ra dòng sản phẩm sơn đặc biệt có ý nghĩa gì với bà?
- Về kinh tế không quan trọng, nhưng để sản phẩm Việt Nam có tiếng trên thế giới mới là khát vọng của tôi. Tôi làm ra sơn Nano cũng là vì vậy.
Kova là công ty đầu tiên nghiên cứu thành công sơn Nano Epoxy.
Trong hai hội thảo tôi vừa tổ chức, phía Mỹ đã phải công nhận chưa có quốc gia nào nghiên cứu về sơn Nano Epoxy và họ đã đề nghị chuyển giao công nghệ hoặc hợp tác kinh doanh. Đối với tôi, tiền bây giờ không còn quá quan trọng, bởi bản thân tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ: ăn thì ăn kiêng, du lịch không thích vì chỉ thấy phòng thí nghiệm là... đẹp nhất.
Suốt những năm qua và cho đến giờ tôi vẫn trực tiếp nghiên cứu sản phẩm cho công ty. Thậm chí tôi còn làm cả ngày Chủ nhật, 6 giờ sáng đã vào phòng thí nghiệm, tối nhiều khi làm đến 9 giờ, khi anh em về rồi tôi vẫn làm.
* Vậy một công trình khoa học nói chung, theo bà, thế nào được coi là có hiệu quả?
- Một công trình khoa học phải làm ra của cải thì mới có hiệu quả. Tôi chưa nghiên cứu một đề tài nào mà không được ứng dụng. Tôi từng nghiên cứu và làm thành công cốm chống ọc sữa cho trẻ em. Chính đề tài này đã nuôi sống những đề tài lớn sau đó mà tôi theo đuổi.
Ngay cả sơn Nano cũng vậy, tôi đã bỏ ra cả triệu USD để nghiên cứu, nhưng chỉ vài năm nữa thôi là thu hồi vốn. Tại Hội nghị 20 năm khoa học toàn quốc, khi tôi phát biểu: “Một trong những nguyên nhân làm đất nước nghèo đói có vai trò của các nhà khoa học”, nhiều người nói tôi bôi nhọ người làm khoa học.
Tôi nói thẳng: “Nếu gọi là bôi nhọ thì tôi bôi nhọ chính tôi rồi. Có nhiều đề tài chi phí hàng tỷ đồng của đất nước, đi vòng quanh thế giới để tìm hiểu, khi về kết luận là không làm được, trong khi tiền thì tiêu rồi. Tại sao anh không thăm dò trước đi rồi hãy nhận tiền của Nhà nước. Nếu có nhận thì nhận một chút thôi, chứ sao lại nhận đầy đủ rồi về nói là làm không được. Mà làm không có hiệu quả, không theo nhu cầu của xã hội thì làm làm gì?”.
* Trong hơn 30 năm theo đuổi khoa học và kinh doanh, điều nổi bật ở con người bà là sự kiên trì, đôi khi liều lĩnh. Vậy bà tổng kết lại được bao nhiêu cái “liều” lớn nhất?
- Tôi có mấy cái liều lớn: dám đi sang Mỹ trong lúc cấm vận mà trong túi không đủ tiền; đi nói chuyện chiến tranh Việt Nam ở khu người da đen bên Mỹ; dám đưa sơn sang thị trường Singapore. Và tôi đều thành công với những cái liều đó.
Nhưng tôi vẫn khuyên sinh viên của mình đừng học tôi ở cái liều hy sinh hạnh phúc gia đình. Và một cái liều nữa mà tôi luôn muốn giấu là lấy chồng quá sớm, thật ra là tảo hôn, có ba đứa con rồi mới bước chân vào trường đại học.

Nước sinh hoạt chung cư C'land nhiễm độc (hahaha high-rise buildings in VN, who wants to live there ?)

Mẫu nước đi xét nghiệm tại Viện Hóa học có hàm lượng thạch tín vượt gấp 37-43 lần so với mức cho phép.
Mấy ngày qua, hàng trăm hộ dân sống ở khu chung cư và nhà liền kề N01, N02, N03, N04, N05 (dự án nhà để bán của Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Hà Nội - C’LAND, trực thuộc Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội  - HADICO) ở Phú Mỹ, Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội tá hỏa vì phát hiện nguồn nước sinh hoạt dùng trong nhiều năm nay bị nhiễm chất thạch tín (asen) vượt gấp 37-43 lần mức cho phép.
Thạch tín là tên gọi chỉ nguyên tố asen, không màu, không mùi vị, độc gấp bốn lần thủy ngân, tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ...

Ông Tô Minh Kiên - tổ trưởng tổ dân cư N01 - cho biết gần 150 hộ dân với hơn 500 người chuyển đến sinh sống tại đây từ năm 2007. Trước đây nhiều lần người dân phát hiện tình trạng nước bị ô nhiễm, đục, đỏ ngầu đã phản ảnh đến ban quản lý tòa nhà, tuy nhiên vẫn chưa được khắc phục dứt điểm.
Gần đây nhất ngày 21-8, đại diện tổ dân cư khu nhà đã mang mẫu nước đi xét nghiệm tại Viện Hóa học mới tá hỏa khi phát hiện các mẫu nước có hàm lượng thạch tín vượt gấp 37-43 lần so với mức cho phép.
“Khi hay tin nhiều người dân đã bị sốc, có người có con nhỏ còn bị ngất xỉu vì trước đó suốt một thời gian dài nấu đồ ăn cho con bằng nguồn nước nhiễm độc. Hiện nay người dân trong khu này đang rất hoang mang”.

Tối 13-9, Công ty C’LAND và Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Hoàng Hải Anh (đơn vị được thuê xử lý ô nhiễm nguồn nước) đã tổ chức buổi đối thoại với đại diện tổ dân phố. Ông Kiên cho biết Công ty C’LAND đòi người dân phải đóng 70% chi phí đầu tư xây dựng đường ống để đấu nối với nguồn nước sạch của thành phố, công ty chỉ hỗ trợ 30%.

Ngày 14-9, trao đổi với PV, ông Mai Hoàng Anh - Phó giám đốc Công ty C’LAND - cho biết đã ghi nhận phản ảnh của người dân.
Trước mắt công ty dừng cung cấp nguồn nước từ trạm nước nghi nhiễm độc, thông tin cho người dân sử dụng nguồn nước sạch mua từ nơi khác về.
Về việc xây dựng đường ống đấu nối vào nguồn nước sạch từ nhà máy nước thành phố, ông Hoàng Anh cho biết hiện công ty đang bàn bạc để thống nhất phương án cuối cùng với người dân.
“Chúng tôi quyết tâm làm, tuy nhiên doanh nghiệp đang trong thời điểm khó khăn chung, mong bà con chia sẻ” - ông Hoàng Anh nói.

Những ai đang bơm máu cho cộng sản Việt Nam?

Bất cứ một chế độ nào cũng phải được nuôi dưỡng bằng dòng máu kinh tế. Vậy chúng ta hãy thử xem cộng sản Việt Nam đang tồn tại bằng nguồn máu nào:
- Đó là tiền do nông dân đổ mồ hôi xương máu làm ra. Đó là ngoại tệ thu được bằng sức lao động của nông dân thông qua xuất khẩu gạo, thủy hải sản, cà phê, tiêu...
- Đó là tiền do các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài tạo ra thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân...
- Đó là kiều hối của những người Việt sống và làm việc ở nước ngoài gửi về giúp đỡ gia đình và đầu tư trong nước.
- Đó là tiền vay của các nước hoặc các tổ chức tín dụng quốc tế, và người trả sẽ là những người đóng thuế Việt Nam.
- Đó là tiền bán tài nguyên đất nước và đất đai.
Chính phủ cộng sản dùng tiền đó vào việc gì:
-Để duy trì nuôi sống lực lượng của đảng cộng sản.
-Để trả lương cho bộ máy hoạt động của chính phủ công sản.
-Để duy trì và trả lương công nhân cho các doanh nghiệp nhà nước (tôi nói vậy vì tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều kinh doanh không hiệu quả và chiếm toàn bộ nguồn lực của đất nước, vậy bản chất là lấy tiền thuế của chỗ nọ trả lương cho chỗ kia).
- Để tham nhũng cá nhân và tập thể thông qua mọi hoạt động kinh tế của xã hội (không cần liệt kê nữa vì báo chí của CSVN cũng đã viết đủ rồi)
Như vậy rất rõ ràng là người nông dân và công nhân Việt Nam (không tính công nhân trong doanh nghiệp nhà nước vì vô tình họ phải đứng trong bộ máy xài tiền thuế) đang góp tiền để:
-Nuôi dưỡng cái đảng cai trị mình.
-Trả lương cho bộ máy chính phủ đang hàng ngày đàn áp và tiêu diệt các quyền làm người của chính mình.
-Cung cấp nguồn sống cho các doanh nghiệp nhà nước, nơi mà tiền rót bao nhiêu và cũng không đủ và là nơi để cộng sản tranh nhau tham nhũng như Vinalines, Vinashin, EVN.....
-Để trả cho các khoản vay của Việt Nam với thế giới.
Chúng ta đã nói quá nhiều về sự thối nát của đảng cộng sản, của nhà nước cộng sản, về nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam (cũng chỉ cần đọc báo cộng sản cũng đã thừa để thấy rõ). Nhưng chúng ta hình như chưa nhận thức được rằng ai là kẻ nuôi sống chúng, chính là chúng ta. Có nhiều cách thức để chúng ta chiến đấu, trước mắt tôi nghĩ rằng chúng ta hãy hành động ngay là hạn chế ngay việc tiếp máu cho cộng sản:
-Nếu là người Việt sống ở nước ngoài hãy ngừng việc gửi ngoại tệ về đầu tư trong nước (tất nhiên là rất khó dừng việc gửi tiền để giúp đỡ cho gia đình). Kiều hối là một khoản tiền rất đáng kể, thiếu kiều hối cộng sản sẽ gặp khó khăn ngay.
-Tất cả mọi người vận động gia đình rút tất cả các khoản tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Đó chính là tiền mà chúng ta đang cung cấp cho Thanh Phượng, Trầm Bê, Kiên bạc dùng để thâu tóm tài sản quốc gia đấy. Đó cũng là cách bảo vệ tài sản của mình vì với nền tài chính hiện nay sớm muộn gì thì chính phủ cộng sản cũng sẽ in thêm rất nhiều tiền, và lúc đó VND cũng sẽ mất hết giá trị. Hãy hành động càng sớm càng tốt !

Phải biết “may cho” tiền nhân

Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra. Bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền”: Độc lập dân tộc là phải gắn liền với CNXH. Nếu độc lập dân tộc “bị” chặt đi cái “đuôi” CNXH, hay còn gắn CNXH nhưng gắn không liền, chỉ gắn khơi khơi, thì cũng chả độc lập làm gì. Tức là khi “cái kim chỉ nam” của ông bác mà để nó bị lệch đi, không còn chỉ lên háng anh Ba đứng trên đầu nữa thì cái bồ đoàn bầy cháu chỉ có đường bị Dân Tộc tống cổ Xuống Hố Cả Nút!

*
Chấp hành triệt để lệnh cấm “hỏa tốc” mang tính lịch sử của chú Thủ qua văn thư có hai con số tận cùng mà giới sành sỏi “tam thập lục k...iểu” – tức trăng-xít-mốt (36 modes) - gọi là “chó lẹo ngược” 69 (7169-VPCP-NC), Tèo không còn dám tơ vương vào các bờ lốc “vu khống, xuyên tạc, viết sai sự thật” nữa, mặc kệ thiên hạ sau khi được “ma đưa lối quỷ đường” ấy, đổ xô chen nhau “tìm những chốn “ cấm đoán” ấy mà đ...ọc”, khiến con số khách viếng thăm Dân Làm Báo, Quan Làm Báo có ngày lên đến 500.000 hay cả triệu.(http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120914-tac-dung-nguoc-cua-lenh-cam-doc-bao-phan-khang-cua-viet-nam). Nên Tèo từ rầy chỉ “chuyên trị” những bờ-leo nào không bị cái văn thư chó lẹo ngược “hỏa tốc” của chú Thủ cấm. Nhờ chịu khó leo lên ngồi những bờ-leo luôn luôn viết đúng sự thật này mà nay Tèo nay mới biết “may cho” tiền nhân, bắt chước câu “phải biết xấu hổ với tiền nhân” của chú CTN Tư Sang. 
Bờ-leo Quân Đội Nhân Dân hôm 16/09/12 đăng bài phỏng vấn ông Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng nước CHXHCNVN, với tựa đề “Giữ vững ổn định chính trị để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình” do phóng viên Bảo Trung của báo... ấy thực hiện, trong đó Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, “Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra. Bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền”.
Đối chiếu những lời trên đây của vị Thứ (“Thứ” mà xem ra không “Thứ” chút nào qua những phát biểu và công tác đó đây của ông thời gian gần vừa rồi) Trưởng Bộ Quốc phòng, và cái tựa đề nhấn mạnh ý tứ ông tướng của phóng viên bờ-leo QĐND trên đây, với những hành động ngang ngược trắng trợn trong chiến thuật “tầm thực” Việt Nam của bọn giặc phương Bắc xâm lược đã và đang xảy ra liên tục ngoài biển đảo và trên đất liền của Tổ Quốc, những ai chưa bị “xỉn” đến độ “cầm cái búa trên tay, thấy cái gì cũng là đinh”, hay “ai cu” (IQ, chỉ số thông minh) bé tí teo tí tẹo cỡ cu Tèo đều nhận ra, tối thiểu, hai điều dưới đây: 
Một là, Độc lập dân tộc là phải gắn liền với CNXH. Nếu Độc lập dân tộc “bị” chặt đi cái “đuôi” CNXH, hay còn gắn CNXH nhưng gắn không liền, chỉ gắn khơi khơi, thì cũng chả độc lập làm gì.
Tức là khi “cái kim chỉ nam” của ông bác mà để nó bị lệch đi, không còn chỉ lên háng anh Ba đứng trên đầu nữa, nghĩa là Độc lập dân tộc mà không gắn liền CNXH, thì cái bồ đoàn bầy cháu chỉ có đường bị Dân Tộc tống cổ Xuống Hố Cả Nút.
Hai là, muốn bảo vệ được lãnh thổ, chỉ có cách duy nhất là “biện pháp hòa bình”. 
Tức là chỉ có nói và nói. 
Dù biển đảo có bị chiếm, ngư dân lớp bị giết, lớp bị bắt đòi tiền chuộc; chỉ nói và nói. 
Dù nông dân bị giặc cướp đất phá đồn điền để đào lấy hết thứ quặng này sang quặng khác mang về nước..; chỉ có im và im. 
Dù công nhân giặc đến làm việc bất hợp pháp đánh người Việt giữa ban ngày nơi thủ đô Hà nội; chỉ có lờ và lơ. 
Dù giặc lấy Trường Sa Hoàng Sa ghép vào thành sa nào đó nữa làm ra Tam Sa rồi xưng lên của chúng... 
Nói thêm nữa thì cũng thế thôi. Bây giờ ai cũng“ Biết rồi khổ lắm nói mãi”.
Có điều, nay được “tri tân” như thế này thì cũng nên “ôn cố” một thoáng. May cho tiền nhân, nhờ ngày đó Độc lập dân tộc chưa bị gắn liền với CNXH, nên những người dân bình thường như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ v.v... trước cảnh tổ quốc lâm nguy do giặc Phương Bắc xâm lược đã thoải mái “manh động”, đứng lên cùng đồng bào dùng hết mọi phương tiện chứ không bị vua hạn chế trong “biện pháp hòa bình”, để bảo vệ bờ cõi cho hậu sinh đến ngày nay, và được Lịch Sử và nhân dân Việt Nam tôn thờ như những vị đại anh hùng dân tộc. 
Thật là may cho các vị tiền nhân. Chứ có giỏi võ Bình Định như anh em Nguyễn Huệ, nếu sinh vào thời Đất Tổ có tên nước là CHXHCNVN thì cũng đành bó tay chấm com.

Chị Phạm Thanh Nghiên ra tù

Hôm nay, 18/09/2012, người con gái của thành phố hoa phượng đỏ là chị Phạm Thanh Nghiên đã ra khỏi trại giam Thanh Hóa sau khi mãn hạn bản án 4 năm tù.
Chị Phạm Thanh Nghiên bị bắt cũng vào ngày này (18/09/2008) cách đây 4 năm, trong thời điểm diễn ra một đợt trấn áp dữ dội những người đấu tranh ôn hòa tại miền Bắc.
Khi ấy, cơ quan công an cáo buộc chị Phạm Thanh Nghiên vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình Sự vì đã treo biểu ngữ "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam" ngay trong nhà.
Thời điểm bị bắt, chị Nghiên chỉ cân nặng chưa đầy 36 ký.

3 phương án cho Ban chỉ đạo TƯ chống tham nhũng (LMAO = Laughing My Ass Off)

Có quy định về Ban chỉ đạo trong luật?

Kết luận Hội nghị TƯ 5 về việc “Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Ban Nội chính TƯ là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng" khiến cơ quan soạn thảo băn khoăn 3 phương án.

Thứ nhất, luật sẽ thể hiện theo đúng nội dung trong Kết luận. Thứ hai, luật chỉ quy định “Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước" và giao Thường vụ QH quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của ban chỉ đạo này.

Cơ quan thẩm tra - UB Tư pháp của QH - nhận thấy cả hai phương án trên đều không phù hợp với tiền lệ quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, cụ thể là văn bản quy phạm pháp luật của QH không thể quy định tổ chức, hoạt động, chức năng của cơ quan Đảng.

"Đề xuất giao Thường vụ QH quy định tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng do Tổng bí thư đứng đầu cũng không có căn cứ và chưa có tiền lệ", UB Tư pháp chỉ ra.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Để phòng, chống tham nhũng hiệu quả, cần tăng cường đồng bộ năng lực của các cơ quan tham gia công tác này. Ảnh: VietNamNet


UB Tư pháp nghiêng về phương án thứ ba. Đó là không quy định trong luật về việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của ban chỉ đạo này.

Theo đó, Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng là một ban của Đảng, do Ban chấp hành TƯ hoặc Bộ Chính trị thành lập, không tổ chức Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố; tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng và có trách nhiệm phối hợp với Ban chỉ đạo TƯ khi có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương.

"Phương án này là cách thể hiện đúng tinh thần của Nghị quyết TƯ 4 khóa XI và tuân thủ tiền lệ xây dựng hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác phòng, chống tham nhũng", báo cáo thẩm tra nhận định.

Phương án này cũng được một số ủy viên Thường vụ QH ủng hộ, song vẫn có ý kiến rằng "luật hiện hành có quy định về Ban chỉ đạo mà luật sửa đổi không nói câu nào thì không thuyết phục".

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý thấy phương án hai bảo đảm được sự liên tục của pháp luật. "Dù Ban chỉ đạo là cơ quan thuộc Đảng thì phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị nên vẫn phải có quy định về mặt nhà nước", ông Lý nói.

Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn cũng cho rằng "luật phải có chính kiến" và đề nghị ghi rõ trong luật việc tổ chức Ban chỉ đạo TƯ là theo Kết luận Hội nghị TƯ 5.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thì chỉ ra việc phòng, chống tham nhũng chỉ căn cứ trên luật pháp: "Ban chỉ đạo TƯ chỉ là một cơ quan chỉ đạo, trực thuộc Bộ Chính trị để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, còn để phòng, chống tham nhũng hiệu quả, cần tăng cường đồng bộ năng lực của các cơ quan tham gia công tác này như thanh tra, kiểm toán, điều tra, công tố, xét xử, giám sát...".

Do chưa thống nhất, Thường vụ QH chưa kết luận mà yêu cầu cơ quan soạn thảo và thẩm tra làm rõ hơn các căn cứ.

Bố mẹ, vợ chồng, con cái cũng kê khai?


Một vấn đề được thảo luận nhiều là việc mở rộng đối tượng kê khai tài sản. Chính phủ cho rằng, ngoài những người có chức vụ, quyền hạn theo luật hiện hành, cần bổ sung thêm cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên.

UB Tư pháp nhận định việc kê khai tài sản qua 5 năm thực hiện luật Phòng, chống tham nhũng vẫn còn hình thức, hiệu quả thấp nên yêu cầu quy định cụ thể hơn về cơ quan có thẩm quyền xác minh, ra kết luận; trách nhiệm của người kê khai; phạm vi sử dụng kết luận xác minh; cơ chế giải trình; trình tự, thủ tục, thời gian, mối quan hệ phối hợp trong việc xác minh; khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong việc kê khai, xác minh…

"Có ý kiến còn đề nghị kê khai tài sản, thu nhập của cả bố mẹ, vợ, chồng, con cái (kể cả đã thành niên), anh em ruột của người có nghĩa vụ phải kê khai", Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết.

UB này cũng cho rằng chỉ nên công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai tại nơi họ thường xuyên làm việc, công tác để đơn vị giám sát, kiểm tra.

Đồng tình cần có những biện pháp thực chất hơn để kê khai tài sản không còn hình thức, song ông Phan Trung Lý nhấn mạnh điều quan trọng nhất vẫn là phải kiểm soát được thu nhập.

Cơ quan thẩm tra dự thảo luật cũng nhận định: Các cơ quan nhà nước chưa có khả năng và biện pháp kiểm soát được tài sản, thu nhập của mọi công dân, doanh nghiệp, bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên.

"Về lâu dài phải sớm có kế hoạch, phương án cụ thể trong việc ban hành các quy định để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi đối tượng trong xã hội, như vậy việc kê khai mới phát huy tác dụng trong việc phòng ngừa cũng như phát hiện tham nhũng", báo cáo thẩm tra chỉ ra.

Dự thảo luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi dự kiến được xem xét và thông qua tại kỳ họp QH cuối năm nay.
Dự thảo luật quy định: “Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”.

Monday, September 17, 2012

Phạm Văn Trội kể chuyện đấu tranh trong tù

Ông Phạm Văn Trội, 40 tuổi, bị chế độ Hà Nội kết án 4 năm tù hồi Tháng Mười 2009 sau hơn một năm giam giữ. Ông hết hạn tù ngày 11 Tháng Chín 2012 nhưng vẫn còn bị án quản chế 4 năm chứ chưa được hoàn toàn tự do. Ông là thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, một tổ chức đấu tranh cho nhân quyền do Luật Sư Nguyễn Văn Ðài và một số người khởi xướng. Ông bị bắt trong đợt một số người đấu tranh dân chủ ở miền Bắc bị bắt khi treo biểu ngữ chống Trung Quốc bá quyền và chống tham nhũng, đòi dân chủ, dù ông không liên quan. Trong cuộc phỏng vấn của báo Người Việt, ông Trội cho biết về lý do tại sao ông và một số bạn tù bị biệt giam hai lần và bị đưa từ nhà tù này sang nhà tù khác vì đấu tranh đòi cải thiện tình trạng giam giữ.


Phạm Văn Trội và vợ con chụp hình trong vườn nhà, ngày mới ra tù hôm 11 Tháng Chín, tại huyện Thường Tín, Hà Nội. (Hình: Gia đình Phạm Văn Trội cung cấp)

Nam Phương (NV): Chào anh Trội. Sức khỏe anh hiện ra sao?
Phạm Văn Trội: Em bị đau đại tràng. Khi bị bắt chừng nửa tháng thì thấy nó bắt đầu đau, từ đó đến giờ. Họ cho thuốc giảm đau, mấy tứ thuốc lăng nhăng rồi nói em bị đau đại tràng. Ðiều kiện y tế trong trại giam thì nó không làm được những chuyện đó mà đi bệnh viện thì nó không cho đi.
Em sẽ đi bác sĩ kiểm tra lại vấn đề đau đại tràng và đồng thời có những triệu chứng của vấn đề tim mạch bị rối loạn. Huyết áp thì lúc lên 150 lúc xuống 80, 90.
NV: Có hay khó thở không?
Phạm Văn Trội: Trước kia thì có nhưng dạo sau thì tốt rồi vì em có tập thể dục nên đỡ một chút. Khi huyết áp thay đổi thì hiện tượng tim mạch thay đổi, cơ thể thay đổi mà.
NV: Hồi đó làm sao người ta bắt anh? Anh đâu có tham dự vào những vụ treo biểu ngữ chống Trung Quốc hay có đi biểu tình chống Trung Quốc đâu mà bị bắt? Rồi bị kết án tù 4 năm.
Phạm Văn Trội: Em có quan hệ với các anh em đấu tranh dân chủ ở trong nước. Họ đã ngăn cản em. Sau Tháng Mười Một năm 2006 họ lại càng tăng cường ngăn chặn. Lại có một số bài viết của em tố cáo những hành vi sai trái của họ. Cái vấn đề thứ hai là khi có vụ xử án Ðài với Nhân vào Tháng Ba 2007 thì họ không cho em đi, chận em lại rồi đánh em. Em viết một bài về vụ đó. Vấn đề thứ ba là một loạt sự kiện về sau này, liên quan một số vấn đề trong nước. Nó thấy em càng ngày càng dấn thân thì nó tìm cách ngăn chặn. Ðấy là những chuyện chính, rồi có mấy anh em treo băng-rôn, rải truyền đơn ở Hải Phòng. Ngô Quỳnh mượn máy ảnh của em chụp ảnh những cái đó đưa lên mạng. Khi người ta bắt Ngô Quỳnh thì khai ra là mượn máy ảnh của em. Công an khởi tố luôn em, tưởng em là nằm trọng vụ anh Nghĩa. Nhưng khi điều tra thì thấy em không nằm trong vụ anh Nghĩa mà nó đã khởi tố điều tra rồi thì truy tố chứ không thả ra. Nó nói em cứ nhận một ít tội rồi nó tha nhưng em một tí cũng không nhận vì em bảo em không có tội, ông muốn làm gì ông làm, muốn xử sao thì xử. Chính vì thế nó đem ra tòa. Em cãi với họ nhiều nên nó bắt 4 năm tù.
NV: Luật sư nào cãi?
Phạm Văn Trội: Lúc đầu thì lẽ ra Luật Sư Lê Trần Luật nhưng anh ấy bị người ta chặn lại, lấy bằng nên sau đó Luật Sư Huỳnh Văn Ðông tham gia vào biện hộ cho em.
NV: Thấy vợ Trội kể cho biết có hai lần Trội bị biệt giam, tại sao vậy?
Phạm Văn Trội: Lần thứ nhất vào Tháng Năm 2010. Tại trại tù Nam Hà có đường điện cao thế 500KV trên nóc nhà làm cho anh em tù nhân bị tê buốt ngực, nhồi huyết áp. Ðồng thời sát ngay sau nhà giam có lò gạch đốt than. Mỗi một tháng đốt 3 lần, khói vào buồng không chịu nổi. Ðeo khẩu trang cũng không thở được, mà lại còn bắt lao động nhiều. Tất cả bọn em đấu tranh, tuyệt thực không ăn cơm, đòi không lao động, đòi cải thiện môi trường sống. Bọn chúng thấy bọn em chống đối nên đem chúng em đi biệt giam 3 tháng. Rồi đến Tháng Mười Một 2011 chúng em đấu tranh vì cái hố phân rất gần thối không chịu được. Chúng nó thấy em đấu tranh từ chống cái lò gạch làm chúng mất ăn rồi lại tới vụ này. Chúng đổ tội cho em là tuyên truyền nói xấu đảng, nói xấu quan chức cấp cao ở trong tù. Nó đem em giam cách ly, biệt giam 3 tháng không cho ở chung cùng với các anh em bạn tù khác. Hai lần biệt giam xong thì nó đưa em vào giam tại một trại giam mới ở Nghệ An, nơi nắng gió khắc nghiệt nhất, không giam tiếp tục ở Nam Hà nữa.
NV: Bị đưa tới nhà tù Nghệ An từ bao giờ?
Phạm Văn Trội: Bị đưa vào Nghệ An từ mùng 7 Tháng Ba 2012. Tại nhà tù này cũng bị giam cách ly hoàn toàn với toàn bộ những phần khác của nhà tù, với các tù nhân khác. Tất cả có 10 người tù sinh hoạt trong một khu.
NV: Ngoại Trội ra còn có những anh em tù chính trị nào khác?
Phạm Văn Trội: Cùng bị đưa vào nhà tù mới ở Nghệ An còn anh Nguyễn Xuân Nghĩa. Anh Trần Anh Kim, anh Nguyễn Bá Ðăng và với 4 đồng bào Thượng bị vu cho tội đòi ly khai ở Tây nguyên, cộng thêm hai người bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc. Hai người này tuy là tù nhưng được sử dụng làm ăng-ten, theo dõi và báo cáo bọn em.
NV: Cả bằng đó người bị đưa từ nhà tù Nam Hà vào biệt giam ở nhà tù Nghệ An đấy?
Phạm Văn Trội: Vâng. Ði cùng một chuyến xe. Hiện nay tại Việt Nam họ xây nhiều nhà tù để nhốt, để giam giữ vì vấn đề an ninh. Họ xây thêm bốn, năm cái nữa. Họ phân loại tù nhân ra làm nhiều loại. Loại tù nhân không nguy hiểm nhốt riêng và loại nguy hiểm bị nhốt riêng. Vì xu hướng cần phát triển nên nó phải mở rộng thêm nhiều chi nhánh.
NV: Nhà tù ở Nghệ An thuộc huyện xã nào?
Phạm Văn Trội: Nó ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cách 10km thì tới biên giới với Lào.
NV: Vợ có khi nào vào tới đó thăm không?
Phạm Văn Trội: Tháng nào cũng vào, phải đi xa khổ lắm, mất một ngày một đêm mới về tới nhà. Tất cả 10 người cùng nhóm bị cách ly hoàn toàn nên không hề biết gì khác, không gặp ai để hỏi han di dù biết cái nhà tù ở đây lớn. Người nhà tới thăm thì được dẫn ra, khám đồ khám đạc rồi lại dẫn vào. Nó không cho nói chuyện với ai, hoàn toàn bị giữ bí mật.
NV: Tinh thần và sức khỏe của mấy người đưa vào biệt giam ở nhà tù Nghệ An như em ra sao?
Phạm Văn Trội: Nói chung thì tinh thần vững nhưng sức khỏe cơ thể thì một số anh em bị bệnh. Anh Nguyễn Xuân Nghĩa thì bị u tiền liệt tuyến, bị trĩ rất nặng. Anh Trần Anh Kim thì bị huyết áp. Anh Nguyễn Bá Ðăng cũng bị huyết áp.
NV: Mọi người có bị bắt lao động không?
Phạm Văn Trội: Lúc đầu thì bắt em làm nhưng bọn anh em chúng em phản kháng nên nó chỉ bắt làm cầm chừng, không ép được nữa. Lúc thì nó bắt khâu bóng, lúc thì nó bắt đi đập đá, lúc bắt đan nát đồ mỹ nghệ tre mây.
NV: Có bị bắt làm theo chỉ tiêu không?
Phạm Văn Trội: Ở Nam Hà thì có nhưng ở Nghệ An thì nhà tù mới, có thể nó chưa ký hợp đồng với các doanh nghiệp nên chỉ làm theo kiểu học nghề, đan nát giết thời gian thôi.
NV: Người tù mà không được tiếp tế thì ăn uống thiếu thốn khổ sở lắm?
Phạm Văn Trội: Khó khăn lắm. Các người tù đều sống được nhờ người nhà tới thăm.
NV: Mấy người Thượng Tây Nguyên có được gia đình giúp đỡ gì không hay mình giúp họ?
Phạm Văn Trội: Bọn em giúp họ nhiều hơn là gia đình họ gửi đến. Một tháng họ được gia đình gửi cho 500,000 đồng rồi một ít gói mì tôm, vậy thôi.
NV: Cảm ơn anh đã dành cho báo Người Việt cuộc phỏng vấn.

Trung Thu nào cho dân nghèo?


Mùa Trung Thu năm nay tại Sài Gòn “khởi động” sớm, ngay từ trước rằm tháng 7, mùa Vu Lan báo hiếu đã thấy các hãng bánh lớn cho “cất sạp” bán bánh tại những ngã ba, ngã tư đường. Nổi bật nhất trên đường phố, vàng rực những ngã tư là cửa hàng của hiệu bánh K.D.

Quầy bánh Trung Thu của hãng bánh kẹo quốc doanh Bibica tại khu Ngã Tư Bảy Hiền, chiếm các vị trí tốt trên đường phố. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Và những “chiêu”, “trò” của các đại lý bán bánh cũng sớm được tung ra trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt của các hãng bánh ngọt. Như ngay từ ngày 13 tháng 9, tức 28 tháng 7 (Âm lịch) đã có một số đại lý treo bảng “mua 1 tặng 1” hay giảm giá tới 50%, làm cho bà con bị “bé cái lầm” vì tưởng là mùa Trung Thu năm nay “đại hạ giá” sớm ai dè khi mua thì vẫn bị tính tiền y xì, hoặc “lịch sự” hơn thì họ tặng cho một cái bánh... Pía, trị giá có 10 ngàn đồng (cho một hộp bánh Trung Thu mua với giá cả nửa triệu bạc, 490 ngàn đồng).
Trong bối cảnh thị trường “trăm hoa đua nở” người ta vẫn dễ dàng nhận ra sự “bất bình thường” đó là hãng bánh lớn K.D. hầu như “chiếm trọn” những ngã ba, ngã tư lớn tiện lợi kinh doanh và thường ngày luật “phạt hành chánh” cho những ai kinh doanh lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ bị “bỏ qua” hoàn toàn trong mùa Trung Thu này. Câu hỏi đặt ra là hãng bánh ngọt “đại gia” K.D. đã chi ra bao nhiêu tiền trong mùa Trung Thu này để chiếm hoàn toàn ưu thế về mặt bằng kinh doanh trên hè phố (bất chấp luật) so với các hãng khác? Và cũng được biết mùa Trung Thu này hãng K.D. tung ra thị trường 2,100 tấn bánh Trung Thu, trong khi các hãng khác thì chỉ tung ra từ vài tấn cho tới khoảng 300-400 tấn bánh. Như thương hiệu bánh Trung Thu Ðồng Khánh một thời nổi tiếng nay cũng chỉ chiếm một thị phần khiêm nhường so với thương hiệu bánh Trung Thu K.D.
Xã hội Việt Nam ngày nay theo như đánh giá của những người am hiểu “thời thế” gọi đích danh là “xã hội quà biếu”, quà biếu ở đây không phải là con cái biếu cha mẹ, anh em bạn bè biếu nhau mà là quà biếu của lính lác, nhân viên cho các sếp, sếp nhỏ đi quà sếp lớn và sếp lớn đi quà sếp lớn hơn, cứ như thế, và mùa Trung Thu biến thành mùa làm ăn của dịch vụ quà biếu, các em nhỏ vô tình bị loại ra khỏi mùa Trung Thu hay chỉ đóng vai phụ.


Một cửa tiệm bán lồng đèn Trung Thu trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Sài Gòn)
Loại bánh Trung Thu thấp nhất có giá từ 10 ngàn đồng (hãng không tên) cho tới 90 ngàn đồng/1 cái, thường để ăn chơi hoặc dùng cho trẻ em nhà nghèo. Loại hạng trung có giá từ trên 200 ngàn đồng cho tới 900 ngàn đồng/1 hộp (bốn cái). Loại trên một triệu đồng một hộp bốn cái là loại bánh ngon và được xếp vào loại bánh dùng làm “quà biếu”.
Loại bánh Trung Thu “đỉnh” nhất trong xã hội quà biếu Việt Nam năm nay được tung ra bởi một khách sạn danh tiếng được bán với giá là 12 triệu đồng/1 hộp gồm 4 cái bánh được làm theo hương vị truyền thống cộng thêm yến sào, vi cá mập, đông trùng dạ thảo, và đi kèm trong hộp bánh là chai rượu Whisky “Ballantine's 30”. Còn việc trong hộp bánh đó có “nhân” là những sấp đô la xanh chứa trong phong bì dày cộm hay không thì còn phụ thuộc đó là quà biếu “xã giao” hay quà biếu “lại quả” tìm kiếm những hợp đồng làm ăn béo bở.
Trong khi tại các xóm nghèo ở Sài Gòn, các em nhỏ chẳng dám mơ gì hơn là có được cái bánh Trung Thu năm, mười ngàn đồng phát không từ tổ dân phố. Nhất là các em nhỏ thuộc diện gia đình nhập cư không có hộ khẩu thành phố thì họa hoằn lắm may ra mới có một ai đó hay một tổ chức nào đó “nhớ ra” mà phát cho năm ba em một cái bánh gọi là cùng “chia sẻ” với nhau.
Chúng tôi gặp chị N., người của một nhóm từ thiện mang tên Thiện Chí, chị N. cho chúng tôi biết chị đang lo lắng chạy đôn, chạy đáo tìm kiếm nguồn tài trợ từ các vị mạnh thường quân để lo 1,000 phần quà cho đồng bào dân tộc tại vùng sâu thuộc Ðà Lạt, Lâm Ðồng, trong mùa Trung Thu này. Mỗi phần quà theo chị N. dự tính sẽ vào khoảng 20 ngàn đồng, gồm một cái bánh Trung Thu bé giá 7 ngàn đồng một cái (do một công ty bánh ngọt trợ giúp với giá hữu nghị), cộng thêm mấy gói mì, vì với đồng bào dân tộc thì lương thực vẫn là vấn đề chính. Ngoài ra đoàn Thiện Chí của chị sẽ còn phối hợp với một số anh chị em bác sĩ và nha sĩ là thành viên của nhóm Thiện Chí (đa phần là cựu hướng đạo sinh và con em của cựu hướng đạo) đi khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho bà con người dân tộc. Theo chị N., thì ngoài phần thuốc men còn rất khiêm nhường (vì tài chánh quá eo hẹp) thì đoàn cố gắng tặng thêm cho những đồng bào dân tộc nào trên 60 tuổi một chai dầu (gió) loại lớn. Chương trình tặng quà, khám và phát thuốc cho đồng bào dự trù diễn ra trong hai ngày, 21 và 22 tháng 9 (nhằm ngày mùng 7 và mùng 8 tháng 8 Âm lịch).
Chị N. lo lắng là cho tới lúc này chị vẫn chưa có đủ số tiền cho 1,000 phần quà, có lẽ chị phải giảm phần quà từ 20 ngàn đồng xuống còn 15 ngàn đồng. Dù như thường lệ các thành viên trong nhóm Thiện Chí từ trưởng đoàn cho tới các thành viên, anh chị em bác sĩ, nha sĩ đều tự bỏ tiền túi đóng tiền ăn, tiền lưu trú cũng như tiền thuê xe.
Dù gì, chị N. vẫn nói là chị sẽ cố gắng bươn chải, vận động thêm các mạnh thường quân vì theo chị, đồng bào dân tộc rất cực khổ, khác với đồng bào mình ở các vùng khác. Ðồng bào dân tộc ở đây chưa có ai ra khỏi rừng để đón một chuyến xe về thành phố, vì cứ hễ ra khỏi rừng là họ lại cảm thấy lạc lõng, bơ vơ, mà rừng đâu còn nhiều nữa đâu?
Tin vui mà chị N. cho chúng tôi biết là đã có một vị mạnh thường quân ở Thủ Ðức nhờ chị và nhóm Thiện Chí mời giùm 200 em khuyết tật tới nhà của vị mạnh thường quân này để vui trung thu, vào ngày 27 tháng 9 (tức 13 tháng 8 Âm lịch). Chương trình cho các em gồm tắm hồ bơi, ăn uống, ca hát, rước đèn, bày và phá cỗ Trung Thu.
Luận về mùa Trung Thu năm nay, một bác lớn tuổi ở Sài Gòn, người thường hay thích bàn chuyện “thiên hạ đại sự”, nói ngắn gọn một câu: “Thời của những kẻ ăn không hết, người lần không ra!”
Dù sao, vẫn còn đó những tấm lòng của các vị mạnh thường quân với các trẻ em nghèo khuyết tật, tấm lòng của các anh chị em làm công tác từ thiện đến với đồng bào dân tộc nơi núi rừng heo hút. Ðể cho vầng trăng mang ánh sáng của lòng nhân ái vẫn tỏa ánh sáng dịu dàng xuống nhân gian xoa dịu phần nào nỗi đau trong trái tim của những trẻ em nghèo và đồng bào bất hạnh nơi đất Việt.

Vợ chồng

1. Anh được sếp phân công đi gắn máy lạnh cho căn phòng của một người đàn ông ngoài 80 ở Westminster.
Công việc làm bắt đầu từ buổi chiều, lại không được suôn sẻ cho lắm vì những chuyện không dự tính cứ liên tục xảy ra nên dù hết giờ làm mà cái máy vẫn gắn chưa xong. Trời mấy ngày nay lại quá nóng, sợ ông già không ngủ được, anh cố gắng ở lại làm với lời hứa “xong thì mới về” dù mệt bở hơi tai.
Ðến gần 10 giờ tối, công việc cuối cùng là gắn nơi để cái remote control. Anh hỏi ông già, “Bác muốn gắn cái này ở đâu?” Ông già chỉ chỗ này, lại chỉ chỗ kia. Anh mệt đứ đừ sau một ngày dài làm việc, sắp sửa muốn đổ quạu thì bỗng ông già bật khóc, “Tôi chuẩn bị căn phòng này là cho bà vợ của tôi chú ơi. Tôi với bả sống với nhau sáu mươi mấy năm nay, tự dưng bả bị stroke, đưa vô bệnh viện không biết gì hết, giờ người ta cho bả về để tôi chăm sóc bả.”
Anh chùng lòng. “Cháu gắn ngay chỗ bác nằm, để bác thuận tay lấy khi cần tắt mở nghe bác.”
Ông già cười gật đầu. Tay quẹt nước mắt. Cơn mệt mỏi của anh cũng tan biến.
2. Anh làm điện cho căn nhà mới xây rộng gần 6,000 sqft ở Newport Beach của một cặp vợ chồng gốc Việt chưa đến tuổi 50.
Mọi lần, anh cùng các cộng sự người bản xứ làm việc với người chồng. Cho đến hôm cuối tuần rồi, người vợ mới xuất hiện, tới lui ngó xem mọi việc trong giai đoạn hoàn tất ngôi nhà ra làm sao.
Không hiểu bất đồng điều gì, không thích điều gì, vợ chồng họ nói nhau điều gì, sau cùng anh chỉ nghe tiếng bà vợ nói bằng thứ ngôn ngữ mẹ đẻ, “Trời ơi, sao mà mày ngu quá vậy! Mày đến đây coi người ta làm như thế nào mà bây giờ nó thế này! Mày ăn gì mà mày ngu quá vậy hả!”
Anh chết sững. Ông chồng im lặng, quay sang gượng gạo cười với anh. Anh quay lưng bước đi, như không hề nghe thấy.