Thursday, July 12, 2012

Giáo phận Vinh: “Xin các chú công an cho cháu đi học tiếng Anh!”


Học là quyền lợi của mỗi người dân. Hồ chủ tịch từng nói : “ Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế”. Trong xã hội ngày nay, một đất nước mà nền giáo dục không được chú trọng là một đất nước yếu kém, một con người không có kiến thức là một con người lạc hậu. Đặc biệt với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, tiếng Anh trở thành một phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng, mà mỗi chúng ta đặc biệt là các bạn sinh viên, giới trẻ không thể không biết đến.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, trong những năm vừa qua Cha quản xứ cùng với Ban Mục vụ (HĐMV) giáo xứ Cầu Rầm luôn cố gắng tạo mọi điều kiện cho con em của mình trong khu vực, không kể lương giáo có cơ hội học tập và nâng cao trình độ Anh ngữ bằng việc mời các thiện nguyện viên đến từ Hoa Kỳ về bồi dưỡng cho các học viên một cách miễn phí.
Từ năm 2010 đến nay cữ mỗi dịp hè các thiện nguyện viên Hoa Kỳ đã tình nguyện về bồi dưỡng tiếng Anh cho giới trẻ tại thành phố Vinh. Năm đàu tiên số lượng học viên là hơn 500, sang năm 2011 số lượng học viên là hơn 700 em Hai năm 2010 và 2011 việc dạy và học đã  diễn ra an toàn, tốt đẹp và đạt kết quả cao, vì thế năm nay, Cha xứ cùng HĐMV tiếp tục chương trình này. Đây thực sự là một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em trong dịp hè và cũng là cơ hội cho nhiều người nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, các bậc phụ huynh rất an tâm khi cho con em mình theo học tại đây. Bởi vậy mà hè năm nay số lượng học sinh theo học khóa bồi dưỡng Tiếng Anh này tăng cao, lên tới gần 1000 em với đủ mọi thành phần, từ các em học sinh tiểu học, trung học cho đến các bạn sinh viên đang theo học tại các trường ĐH ở TP Vinh và cả các giáo viên cũng như các viên chức chuyên khoa Anh ngữ cũng như các công nhân viên chức đã đi làm nhưng vẫn tranh thủ thời gian theo học, trong đó có hơn 600 em là lương dân.
Một việc làm tốt như vậy, một khóa học bổ ích như vậy tưởng chừng như sẽ được chính quyền tỉnh Nghệ An ủng hộ tuyên dương và khuyến khích hơn vì rằng Cha xứ, HĐMV xứ Cầu Rầm, các thiện nguyện viên đã làm thay việc cho “Đảng”, cho “Chính quyền” tỉnh Nghệ An trong công tác giáo dục. Vậy mà thay vì phải cảm ơn ủng hộ thì chính quyền tỉnh Nghệ An ra sức ngăn cản đem ra nhưng lý do hết sức vô lý và bắt buộc phải dừng khóa học.
Động thái này của chính quyền dường như đã chuẩn bị từ trước và lên kế hoạch rất kín kẽ. Ngay từ những ngày đâu tiên chuận bị cho khóa học hè họ đã ra sức ngăn cản, việc làm đầu tiên của họ là trục xuất cô Natalie Xuân Văn – trưởng đoàn thiện nguyện viên, giáo viên tiếng Anh và Kế toán Mỹ ra khỏi Việt Nam khi mà cô vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 24/07/2012 mà không nêu lí do. Sau đó họ liên tục cử công an đến làm việc hỏi han, hạch sách đủ điều với Cha xứ, HĐMV xứ Cầu Rầm và đặc biệt là gây khó dễ cho các thiện nguyện viên. Các thiện nguyện viên đã được Đai sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ cấp thị thực, khi đến ở giáo xứ Cầu Rầm cũng đã làm thủ tục đăng ký tạm trú với công an phường Cửa Nam, các thiện nguyện viên rất tôn trọng pháp luật Việt Nam và tuân thur đầy đủ các thủ tục cũng như cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan cho công an.
Không tìm được lý do gì về thủ tục để gây khó dễ lại vấp phải sự phản đối từ các phụ huynh học sinh họ lại đổi chiêu bài. Lần này họ lại gây áp lực và đưa ra một lý do hết sức vô lý; chiều ngày 5/7 phòng quản lý xuất nhập cảnh – công an tỉnh Nghệ An buộc các thiền nguyện viên lên làm việc. 5 thiện nguyện viên được họ chia ra làm 2 nhóm đem vào 2 phòng khác nhau như là hỏi cung “tội phạm”, họ hỏi, hạch sách, dọa nạt…các thiện nguyện viên từ 14h đến hơn 17h. Quyết định cuối cùng được đưa ra là buộc dừng khóa học Anh văn hè 2012 với lý do được đem ra các thiện nguyện viên mang Visa du lịch không được phép dạy học. Không biết các ông công an này moi được đâu ra cái luật này đẻ ra quyết định như vậy nữa. Khi công an nói với thiện nguyện viên rằng ở Việt Nam mang Visa du lịch thì không được dạy học các thiện nguyện viên chỉ biết lắc đầu không hiểu nổi, Davis và Jame sau đó còn nói là “ để thử tìm xem coi có nước nào trên thế giới có quy đinh như vậy không” .
Việc làm này của công an Nghệ An đã gây bất bình lớn đối với các em cũng như phụ huynh học sinh, bởi đây là việc mà lẽ ra các nhà chức trách xã hội phải làm, vậy mà khi họ không làm được họ lại còn tìm cách phá hoại người khác. Phải chăng chính quyền Nghệ An đang cố gắng thực hiện chính sách ngu dân ngay trên quê hương mình để họ dễ bề cai trị, dễ bề lừa lọc và đàn áp dân.
Trước những việc làm ám muội của công an Nghệ An, sáng 9/7, Cha quản xứ cùng Hội Đồng Mục vụ giáo xứ đã có cuộc tiếp xúc với tất cả các em học sinh và phụ huynh học sinh để biết rõ ý kiến của họ. Cha xứ cùng HDMV giáo xứ Cầu Rầm cũng mời đại diện Phòng Xuất Nhập Cảnh công an Nghệ An đến để tiếp thu ý kiến của dân. Tuy nhiên, với việc làm đen tối của mình, công an Nghệ An đã không dám đối diện với ánh sáng công lý của những người dân lương thiện, vì thế họ đã không hiện diện trong cuộc tiếp xúc này. Qua buổi tiếp xúc, các phụ huynh tỏ ra rất bất bình trước việc làm của công an Nghệ An. Các  ý kiến của phụ huynh học sinh đều muốn viết đơn kiến nghị gửi Phòng Công An Xuất Nhập Cảnh Nghệ An để biết lý do và đồng thời phải tạo điều kiện cho con em họ tiếp tục được theo học khóa bồi dưỡng tiếng Anh này. Có phụ huynh tâm sự rằng, tôi có ba đứa con đang theo học ở đây, gia đình tôi nghèo lắm, hằng ngày tôi phải đi bán rau muống để nuôi con ăn học. Các cháu muốn học Tiếng Anh nhưng gia đình không có tiền cho các cháu học thêm ở ngoài, rất may Cha xứ và HĐMV tổ chức các lớp Tiếng  Anh nên các cháu mới có cơ hội học tập. Vậy mà hôm nay công an lại không cho các cháu được tiếp tục học ở đây, không biết rồi tương lai của các con tôi sẽ ra sao (?) . Các em học sinh thì buồn sầu, tiếc nuối vì mình không còn được cơ hội học tiếp, những giọt nước mắt đã lăn dài trên gò má các em khi nghe tin này. Nhiều em đã không dấu được nỗi bất bình nên đã viết nên những khẩu hiệu ngắn để phản đối hành động vô văn hóa của chính quyền Nghệ an như: Chúng cháu muốn học tiếng Anh. Chú công an ơi, xin chú cho cháu học tiếng Anh. Mẹ ơi, con muốn học tiếng Anh!…. có em như đang kêu cứu tới Hồ chủ tịch: Bác Hồ ơi, các chú công an không cho cháu học Tiếng Anh. Thật tội nghiệp cho những đứa bé thơ ngây, tuổi thơ của chúng nào có tội tình gì vậy mà chúng lại bị công an chèn ép, ngăn cản những ước vọng của tuổi thơ chúng.  
Về phía các thiện nguyện viên, dù đây là lần đầu tiên họ tới Việt Nam và vùng đất TP Vinh này, nhưng trước đó, họ đã từng được nghe các bạn bè của mình là những thiện nguyện viên của các năm trước nói về một nước Việt Nam thân thiện, giàu tình cảm, mến khách, nên họ muốn đến thăm đất nước Việt Nam và giúp đỡ các học sinh nghèo. Mục đích của Hội EFTP và của các thiện nguyện viên là muốn giúp giới trẻ tại Việt Nam phát huy tài năng và tạo dựng tương lai  của mình qua con đường học vấn.  Thế nhưng khi đến Nghệ An, họ thực sự đã bị sốc đối với thái độ và cách làm việc của công an Nghệ An. Họ là những du khách tới Việt Nam, thấy được khát khao học tập của các bạn trẻ đất Việt nên họ đã tình nguyện hy sinh sức lực cho những khát vọng của các em. Vậy mà những việc làm thiện nguyện đó cũng không được chính quyền chấp nhận và lại cho là phạm pháp.Thảo Lê trong buổi họp với 1000 học viên và phụ huynh có phát biểu “Chúng tôi những thiện nguyện viên đến đây mong muốn một phần nào giúp cho các bạn trẻ Việt Nam nâng cao trình độ Anh ngữ, nhưng pháp luật Việt Nam không cho chúng tôi dạy học, mà chúng tôi là những người tôn trọng pháp luật nên chúng tôi phải tuân theo, chúng tôi rất buồn khi không được dạy học nữa, mắc dù chúng tôi rất yêu mến các bạn, các em học viên nhưng chúng tôi phải tôn trọng luật pháp đất nước của các bạn”.Vì thế, họ không thể tiếp tục công việc bồi dưỡng cho các học viên của mình mà phải gạt nước mắt ra đi trong cảm xúc đầy thương mến đối với các em và cảm thông với các bậc phụ huynh.
Không biết những việc làm của công an Nghệ An sẽ mang lại kết quả thế nào cho đất nước, cho quê hương. Không biết rồi đây trong con mắt của những du khách nước ngoài có còn hình ảnh của một Việt Nam tươi đẹp, mến khách, thân thiện như lời miêu tả của Tim Murphy, thiện nguyên viên của năm 2011 tại Vinh, “Khi bắt đầu tham gia vào chương trình, tôi không mong đợi gì từ khóa dạy mà chỉ muốn giúp các bạn trẻ, nhưng không ngờ tôi đã bị cảm xúc vì nét đẹp của văn hóa và người dân Việt Nam. Tôi đã mang về nhà rất nhiều kỷ niệm, cũng như bạn bè và kinh nghiệm mới mà tôi sẽ ấp ủ trong lòng trong nhiều năm tới,… Tôi đã gặp những con người rất ấm áp như thời tiết của Vinh, một đất nước xinh đẹp như các tấm hình postcard, và một nền văn hóa thật thu hút mà tôi mong muốn được học hỏi thêm. Mặc dù tôi là giáo viên của khóa học, nhưng rất nhiều lần tôi cảm thấy mình thật sự là học viên của các học viên của tôi.
Không biết rồi đây tương lai của đất nước, của quê hương sẽ ra sao khi mà quyền học tập của các em cũng bị hạn chế, khi những việc làm thiện nguyện lại bị cho là phạm pháp, trong khi đó chính quyền lại dung túng cho những kẻ côn đồ đàn áp người dân lương thiện yêu nước. Không biết tương lai của các bạn trẻ rồi đây sẽ ra sao khi khát vọng học tập của các em đã bị các chú công an dập tắt. Không biết ở thế giới bên kia, Hồ chủ tịch sẽ cảm thấy thế nào khi ước nguyện của người cho “mọi công dân đều có quyền học không hạn chế” lại bị những thuộc cấp của mình dẹp bỏ…

Video clip này quá độc đáo

"Phim Video clip này quá độc đáo về chuyện Trung cộng muốn làm một đoạn băng tuyên truyền cho ngày "quốc khánh" trước công viên bạch ốc có đại sứ tham dự.

Nhưng không ngờ, thiên bất dung gian:

Lúc kéo cờ Trung cộng lên bị tai nạn 3 lần.

  • Lần thứ nhất, khi kéo cờ lên, cờ bị treo ngược, mấy ngôi sao nằm dưới
  • Lần thứ hai, khi kéo cờ lên, cờ xoắn, không kéo lên được
  • Lần thứ ba, khi kéo cờ lên, cờ xoắn, kẹt dây trên đỉnh cột, cờ lên được gần tới đỉnh nhưng bị tụt xuống
  • Lần thứ tư, cố kéo lên, run rẩy ... nhưng vẫn không lên tới đỉnh cột như cờ Hoa Kỳ

Đến lần thứ tư cờ máu Trung công mới run rẩy leo lên nổi;nhưng vẫn không lên đến tận ngọn cò thua cờ Hoa Kỳ một khúc, đây là điềm gở cho bọn tàu cộng. Tụi họ rất sợ chử tứ vì na ná với tử. Tiếng Nhật cũng vậy, Shi là tứ, đồng âm với tử. Lại đúng ngay người Tàu là đại mê tín dị đoan.


Trung Cộng đã tìm mọi cách cấm phổ biến đoạn băng này trước ngày 1-10. Mời vào xem dưới dây:

Thu nhập bình quân TP HCM đạt 8.500 USD vào năm 2020 (Look at this so impressive bullshit)


Nghị quyết mới được Bộ Chính trị đề xuất sau cuộc họp tổng kết Nghị quyết số 20-NQ/TW (Khóa IX) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM đến năm 2010. Tại nghị quyết này, Bộ Chính trị yêu cầu TP HCM phát huy những gì đã đạt được, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn bình quân cả nước, làm tốt vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bộ Chính trị đánh giá cao quyết tâm phát triển của TP HCM. Ảnh: TTXVN
Bộ Chính trị đánh giá cao quyết tâm phát triển của TP HCM. Ảnh: TTXVN
Về các kiến nghị, đề xuất của TP HCM, Bộ Chính trị đồng ý tiếp tục cho phép Thành phố được thực hiện thí điểm đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển, nhưng chưa có quy định hay những quy định hiện hành của Nhà nước không còn phù hợp, xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm đề án tổ chức quản lý theo mô hình chính quyền đô thị... Tuy nhiên, thành phố cần xây dựng đề án, có lộ trình, bước đi, giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Phát biểu tại phiên họp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao tinh thần năng động sáng tạo của TP HCM và khuyến khích địa phương này mạnh dạn đề xuất, thí điểm những vấn đề phát sinh mà thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển. Tổng bí thư đánh giá cao các mục tiêu phấn đấu quyết liệt của thành phố, nổi bật là đến năm 2020, bình quân GDP theo đầu người đạt 8.500 USD. Con số này cao hơn so với mức 7.500 USD mà Hà Nội đề xuất cách đây vài ngày và gấp gần 3 lần so với thu nhập trung bình dự kiến của cả nước (3.000 - 3.500 USD), theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
Ngoài ra, Tổng bí thư cũng đánh giá cao việc TP HCM tập trung phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao, năm 2015 hoàn thành chỉ tiêu cơ bản về xây dựng nông thôn mới, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng. Tuy vậy, lãnh đạo Đảng cũng lưu ý, thành phố cần bám sát các tư tưởng chiến lược của trung ương, xác định mục tiêu nhiệm vụ chung, toàn diện, đồng thời đề ra các mục tiêu cụ thể, đột phá, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu phát triển.
Tổng bí thư đặc biệt lưu ý thành phố coi trọng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và đặc thù riêng, bảo đảm an sinh xã hội, kéo giảm khoảng cách giàu - nghèo, đấu tranh kéo giảm tội phạm và tệ nạn xã hội, đảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội...
Trước đó, khi tổng kết về Nghị quyết 20, Bộ Chính trị thống nhất đánh giá, sau hơn 25 năm đổi mới, TP HCM đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước. Kinh tế tăng trưởng khá cao, bình quân hơn 11%, bằng 1,2 lần tốc độ chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hơn 1,5 lần cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao. Tuy chỉ chiếm 0,6% về diện tích tự nhiên, 8,56% dân số cả nước, nhưng TP HCM đã đóng góp 21,3% GDP, 29,38% tổng thu ngân sách nhà nước, 22,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế của thành phố vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò đầu tàu của cả nước, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao; cơ cấu hạ tầng ngày càng quá tải, bất cập, quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển và còn nhiều yếu kém, tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước đô thị, ô nhiễm môi trường vẫn nghiêm trọng và ngày càng gay gắt hơn... Đây là những tồn tại, hạn chế, mà TP HCM cần khắc phục trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Wednesday, July 11, 2012

Thời rẻ rúng: Lại cổ phiếu 'rau', 'trà đá' ( LOL ! LOL ! LOL !)


"Hàng hot" mất giá

Trái với mong đợi của các chuyên gia, chỉ số HNX30 (tốp 30 mã hàng đầu tại sàn chứng khoán Hà Nội) đã mở hàng hôm 9/7 với diễn biến khá thê thảm. Chốt phiên, không có mã nào trong rổ này tăng giá. Trong số 29 mã giảm có 9 mã giảm sàn như PVL, TH1... (SCR dư bán gần 400 nghìn đơn vị giá sàn). Khá nhiều mã không hoặc gần như không có giao dịch như NTP, QNC, SDU...

Một số mã thuộc danh sách "tuyển chọn" nói trên hiện đang có giá ngang ngửa với 1 mớ rau như IDJ (4.100 đồng/cp vào ngày 9/7), PFL (4.400 đồng/cp), DCS (4.700 đồng/cp), PVL (4.900 đồng/cp).

Trong khi đó, rất nhiều mã khác thuộc HNX30 hiện đang có giá dưới 10.000 đồng/cp như: SDH (5.400 đồng), QNC (7.200 đồng), SHB (8.100 đồng), SD9 (8.500 đồng), ICG (8.900 đồng), SCR (9.000 đồng), KLS (9.100 đồng), PVX (9.000 đồng), VND (9.200 đồng), HUT (9.700 đồng).

Đó là các mã được xét chọn dựa trên các tiêu chí như thanh khoản cao, quy mô lớn, hoạt động tốt hàng đầu trên sàn Hà Nội...Nếu xét hàng "lởm" hơn thì trên sàn chứng khoán Hà Nội có rất nhiều mã có giá khéo không bằng 1 lần gửi xe máy hay một cốc trà đá như: AME (2.600 đồng/cp), APS (3.200 đồng), AVS (3.400 đồng), CIC (3.200 đồng), HHG (2.900 đồng), HHL (2.300 đồng), HST (3.100 đồng), KSD (2.700 đồng), KTT (2.800 đồng), LM3 (3.100 đồng), MCL (2.300 đồng), MCO (3.300 đồng), NVC (2.200 đồng), PCT (2.900 đồng), PSG (2.400 đồng), S27 (2.600 đồng), SDY (2.800 đồng), SHN (1.900 đồng), THV (1.800 đồng), TLC (2.400 đồng), V11 (2.000 đồng)...

Trên sàn TP.HCM, tình hình bi đát không kém. Nhiều cổ phiếu giảm sàn 4-5 phiên liên tiếp. Nhiều mã hiện có giá đã giảm trở lại xuống dưới 5.000 đồng/cp như: DCT (4.700 đồng), ASP (4.900 đồng), CIG (3.700 đồng), CMX (4.100 đồng), CYC (2.400 đồng), DDM (2.900 đồng), DRH (3.700 đồng), HLA (4.200 đồng), HT1 (4.300 đồng), KMR (3.900 đồng), MTG (3.700 đồng), NVT (4.200 đồng), SBS (3.300 đồng), VOS (3.300 đồng), VSG (1.500 đồng)...

Tính chung trên thị trường, tính từ khoảng giữa tháng 5 cho tới phiên giao dịch 9/7, các chỉ số VN-Index và HNX-Index đều giảm gần 20% (VN-Index từ 490 về 408, HNX từ gần 84 điểm về 68) về mức cuối tháng 2/2012 và chỉ cần nửa nhịp giảm như thời gian qua là về mức đáy cuối năm 2011.

Mặc dù giá giảm mạnh như vậy nhưng sức cầu có dấu hiệu ngày càng yếu đi. Trong phiên giao dịch sáng ngày 10/7, cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index tiếp tục đi xuống. Tổng giá trị giao dịch trên cả 2 sàn chưa được 400 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 30-40% so với thời kỳ sôi động cách đây 2-3 tháng.

Tâm lý bi quan: Mọi tin tốt đều vô nghĩa
Đa phần các nhà đầu tư nhỏ lẻ tỏ ra thất vọng não nề với sự thiếu sức sống của TTCK thời điểm hiện nay.

"Vái lạy với cái thị trường này. Thanh khoản cạn kiệt. Toàn nhỏ lẻ lùa nhau. Không có tín hiệu nào cho thấy tay to vào thị trường. Có lẽ vì họ chả dại gì. Vĩ mô không hề tích cực tí nào như một số chuyên gia nói, mà thực tế là đang rất xấu. Thị trường không thể hồi quá T+3. Đa số những ai lãi trong vài tháng đầu năm mà tiếp tục theo thị trường trong đợt giảm vừa qua đều mất hết lãi, thậm chí nhiều người lỗ nặng", 1 nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết.

Theo một số nhà đầu tư cá nhân có kinh nghiệm chứng trường lâu năm, các mã lớn dẫn dắt thị trường đều đang phát ra những tín hiệu kỹ thuật không mấy sáng sủa.

"MSN, VIC, VNM, BVH có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Bộ tứ siêu đẳng này luôn là chỉ báo rõ và chính xác nhất cho sức khỏe VNI. Thật khó dám dự báo gì cho thị trường này", một nhà đầu tư chia sẻ.

Hiện nay, thông tin về nợ xấu của khối ngân hàng khá rối rắm. Có con số cho biết tỷ lệ nợ tới cuối tháng 4/2012 là hơn 4%, tương đương khoảng gần 110.000 tỷ đồng. Gần đây, con số 10% (do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo trước Quốc hội vào thời điểm cuối tháng 6/2012) làm nhiều người giật mình (yeah yeah. same old craps)

  Nếu với tỷ lệ này thì tổng nợ xấu gấp gần 2,5 lần so với con số trước đó. Nó khá gần với đánh giá của một số tổ chức quốc tế như Fitch (phân loại theo chuẩn kế toán quốc tế) và đang gây ra sự lo ngại rất lớn đối với giới đầu tư.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư không chỉ quan tâm tới các vấn đề kinh tế đơn thuần (trong đó có một số chỉ báo như lạm phát đang tiến triển theo hướng tích cực) mà họ còn quan tâm tới nhiều vấn đề khác, trong đó có sự ổn định ở khu vực Biển Đông.

Nhiều người có tiền cũng tính tới phương án mua bắt đáy đối với những mã có cơ bản. Tuy nhiên, dường như sự thiếu sức sống của TTCK, hay nói cách khác là tính thanh khoản đang suy giảm nghiêm trọng, đang ảnh hưởng tới các quyết định xuống tiền của họ.

Nhiều người lo ngại TTCK còn trầm lắng lâu dài khi mà ngân hàng đang bị giám sát chặt chẽ hơn tình hình bơm tiền vào các CTCK; các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phải đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành; khối ngoại đang thoái vốn khá mạnh...

Ở chiều ngược lại, cũng có một số nhà đầu tư cho rằng, thời điểm bi quan nhất là thời điểm có thể mua vào cổ phiếu. Theo họ, giá nhiều cổ phiếu đã hấp dẫn trở lại và không cần suy nghĩ nhiều, bỏ tiền vào các mã cơ bản tốt và chờ là sẽ chắc thắng.

Một trong những lý do được đưa ra cổ vũ cho xu hướng đi lên là khả năng bị đánh xuống.

"Thời gian qua, TTCK đón khá nhiều tin tốt. Tuy nhiên vẫn bị nói xấu và đánh xuống. Tới đây các doanh nghiệp ra báo cáo quý II (dự báo không xấu), khi đó thị trường sẽ tự khắc đi lên. Những đội short-sell sẽ phải mua lại hàng gấp. Thị trường theo đó sẽ tăng lên mạnh mẽ", ông Tâm - một nhà đầu tư dự báo. (hahahahahhaha)

Một số chuyên gia chia sẻ tại hội thảo "Giải cứu doanh nghiệp và cơ hội đầu tư trên TTCK" tuần qua cũng nhận định, kinh tế Việt Nam đã qua thời điểm khó khăn nhất khi các chỉ số đang tốt lên như định mức tín nhiệm, tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp, mức bán lẻ, nhập khẩu và tồn kho giảm... Thậm chí, có chuyên gia còn cho rằng, TTCK sẽ sớm trở lại mức đỉnh của tháng 4 vừa qua, và đây là cơ hội đầu tư theo danh mục của các quỹ đầu tư...

Còn theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, sẽ rất mạo hiểm nếu sử dụng TTCK để đánh giá sức khỏe một nền kinh tế bởi đó là một tấm gương phóng đại chứ không phải là một tấm gương trung thực chính xác. Chứng khoán còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý. Hơn thế, TTCK Việt Nam còn non trẻ, khung pháp lý chưa được hoàn thiện, mức độ công khai minh bạch còn thấp, năng lực giám sát của các cơ quan quản lý còn hạn chế. Vì vậy, thay vì TTCK là một kênh đầu tư dài hạn thì TTCK ở Việt Nam còn nhiều bất ổn. TTCK rất cần một quá trình cải cách và tái cơ cấu để có thể đáp ứng yêu cầu đầu tư dài hạn của nền kinh tế trong tương lai

China Wants Sea Spat Off Asean Agenda as Clinton Urges Talks

China warned nations to avoid mentioning territorial disputes with the Philippines and Vietnam at a security meeting this week, rebuffing U.S. Secretary of State Hillary Clinton’s call for talks on the issue.
Clinton indicated yesterday the U.S. would raise concerns over the South China Sea during meetings in Phnom Penh, Cambodia, where envoys from 26 Asia-Pacific countries and the European Union meet tomorrow. Speaking at a press conference in Hanoi with Vietnam’s Foreign Minister Pham Binh Minh, Clinton called competing claims in the waters a “critical issue.”
The Asean meetings are “not an appropriate venue for discussing the South China Sea,” Foreign Ministry spokesman Liu Weimin told reporters in Beijing yesterday, in response to a question over U.S. concerns about a code of conduct in the waters. “Intentional stirring up of the issue is ignoring the nations striving for development, intentionally kidnapping the relationship between China and Asean.”
The diplomatic sparring reflects concern over China’s move last month to develop disputed areas of the South China Sea with oil and gas reserves that Hanoi’s leaders already awarded to companies including Exxon Mobil Corp. (XOM) (XOM) and OAO Gazprom. Vietnam and the Philippines reject China’s map of the waters as a basis for development, and have sought a regional solution to increase their bargaining power with Asia’s biggest military spender.

Vietnam Role

Chinese Foreign Minister Yang Jiechi told Japanese counterpart Koichiro Gemba that he hopes Japan will appropriately handle problems in the bilateral relationship, the official Xinhua News Agency reported, citing Yang speaking at a meeting in Phnom Penh, Cambodia.
China won’t accept Japan’s objections over a “routine” patrol it sent to the Diaoyu Islands, Foreign Ministry spokesman Liu Weimin told reporters in Beijing today. The island chain, known as the Senkaku in Japanese, is claimed by both Tokyo and Beijing.
Clinton arrived in Phnom Penh today to hold meetings with Asean nations and attend the security meeting tomorrow. She visited Vietnam before the meetings in part to get a sense of the government’s posture and thinking about the South China Sea, according to a State Department official who was not authorized to speak on the record.
“The United States appreciates Vietnam’s contributions to a collaborative diplomatic resolution of disputes and a reduction of tensions in the South China Sea,” Clinton said in Hanoi. The U.S. looks “to Asean to make rapid progress with China towards an effective Code of Conduct.”

Engaging China

Asean countries, including four with claims in the South China Sea, reached an agreement two days ago on rules for operating in the waters and will seek talks with China. The Philippines called for an enforceable code of conduct during a meeting of envoys from Asean, China, Japan and South Korea, according to a statement citing Foreign Affairs Secretary Albert del Rosario.
“This expression of hope is not alien to us, nor should it come as a surprise,” he told the meeting, according to the statement.
Asean has achieved a “milestone” because all countries are now committed to agree to a legally binding code of conduct, according to Secretary-General Surin Pitsuwan. Last year, Asean and China agreed on guidelines to implement a non-binding agreement signed in 2002.
The 2002 Asean-China statement calls on signatories to avoid occupying disputed islands, inform others of military exercises and resolve territorial disputes peacefully. The eight guidelines approved last year say activities in the sea should be step-by-step, on a voluntary basis and based on consensus.

Easing Anxiety

“The fact that it’s on the right track it’s already lessening the anxiety of the international community and of the regional states that there could be some potential conflicts and tension in the region,” Surin told reporters in Phnom Penh today.
Vietnam Oil & Gas Group, also known as PetroVietnam, called on China National Offshore Oil Corp., the government-owned parent of Cnooc Ltd. (883), to cancel an invitation for foreign companies to explore nine blocks in the South China Sea. Chinese vessels last year cut the cables of a PetroVietnam survey ship and chased away a boat in waters delimited by the Philippines.
While the U.S. remains concerned about the South China Sea, Clinton’s comments appear to be softer than in previous years, according to Gary Li, head of marine and aviation forecasting at Exclusive Analysis Ltd., a London-based business advisory firm.
The U.S. is “not as forwardly anti-China as last time round,” he wrote in an e-mail. That combined with “the lack of any bilateral mechanisms in the code of conduct will mean there will be little change in China’s posture on the South China Sea.”


Thống đốc Nguyễn Văn Bình?

Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”.

Thời tiết bất thường
Song chủ đề của cơn bão này có lẽ không phải phát xuất từ hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Mà nó đến bởi sự lệch pha đang ngày càng cực đoan giữa các phe phái chính trị ở Việt Nam.
Tin tức về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có khả năng phải rời bỏ chức vụ của ông trước nhiệm kỳ đã không còn là của hiếm ở Thủ đô. Vào những ngày qua, thông tin “tuyệt mật” này còn được cả giới đầu tư ngân hàng TP.HCM biết đến, mà bằng chứng là một số khách hàng lớn đã bắt đầu chiến dịch rút tiền mặt khỏi Ngân hàng Phương Nam – một trong những địa chỉ vẫn được giới chức chính trị liệt vào loại chân rết của nhóm Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng…
Thậm chí một vài nguồn tin còn cho biết Nguyễn Tấn Dũng có thể phải chia tay với cái ghế “Chúa Trịnh” của mình ngay tháng 8/2012, sau một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị Đảng – nơi người đang nhắm đến chức vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam chỉ nhận được 4/13 phiếu ủng hộ tiếp tục chấp nhiệm.
Sự thay đổi khá bất ngờ về nhân sự chủ chốt trong đảng đã khiến cho con tàu chính quyền chao đảo. Đó và đây đang diễn ra một cuộc “chạy loạn” khá quyết liệt. Không có gì dễ hình dung hơn việc những cấp dưới thân cận và thường xuyên phục vụ cho quyền lợi nhóm của gia đình Nguyễn Tấn Dũng đang phải tìm đường thoát thân, trước khi nghĩ đến một bến đỗ mới và cũng trước lúc mọi chuyện trở nên tồi tệ không lường trước.
Một trong những người được xem là thủ hạ thân tín nhất của thủ tướng đương nhiệm là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”. Nếu hệ lụy này xảy ra, giới quan sát có thể dễ hiểu những nguồn cơn nào ẩn sâu bên trong đã dẫn đến như thế.
Cơ hội đầu tiên
Vào tháng 8/2011, Nguyễn Văn Bình đã được bầu chọn làm thống đốc Ngân hàng Nhà nước, từ cương vị cấp phó trước dó. Người tiền nhiệm của Bình – ông Nguyễn Văn Giàu – đã được thuyên chuyển sang một ủy ban phụ trách về kinh tế của Quốc hội, cũng là nơi mà tiếng nói trở nên lơ lửng.
Bối cảnh nhậm chức của tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại trùng với khoảng thời gian mà các thị trường đầu cơ ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất một con sóng vàng. Cũng bởi thế, thị trường này cần được xem là câu chuyện đầu tiên, khởi đầu cho một nhiệm kỳ đầy biến động của Nguyễn Văn Bình.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Hoàng Hà
Thử thách đầu tiên của thời gian ấy lại là nạn đầu cơ vàng mà đã từng hiện hình không biết bao nhiêu lần chỉ tính từ năm 2000 đến nay.
Trong khoảng thời gian 11 năm từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi giá vàng thế giới tăng 7,6 lần thì giá vàng trong nước đã làm được điều kỳ diệu hơn thế nhiều: chẵn 10 lần.
Năm 2011 cũng có thể là thời gian lập đỉnh của sóng vàng. Sóng tăng cuối cùng diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9/2011, với giá vàng quốc tế tăng 32%, còn giá vàng trong nước vọt lên đến 40%, từ mức 35 triệu đồng/lượng lên đến 49 triệu đồng/lượng.
Trước sự sốt ruột của dư luận xã hội về “cơn điên” giá vàng cùng độ chênh cao đến 4-5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới, vào cuối tháng 8/2011, vị tân thống đốc đã nêu ra một “tiêu chí” mà được giới phân tích và toàn bộ báo giới ghi nhớ: chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là vàng có dấu hiệu bị đầu cơ. Nếu bình ổn giá vàng để tránh đầu cơ, sẽ giữ giá trong nước cao hơn thế giới không quá 400.000 đồng/lượng.
Nhưng sau khi thông điệp “400.000” được phát đi từ tân thống đốc, cho đến cuối năm 2011 vẫn không hề xuất hiện một động tác kiểm tra, thanh tra nào từ phía cơ quan Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng thoải mái nhảy múa trên thị trường tự do. Mức giá niêm yết hàng ngày lại khởi phát từ một nơi được giới đầu tư nhận thức là “hậu phương” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Công ty Vàng bạc đá quý SJC. Đây cũng chính là công ty trực thuộc Ban Tài chính quản trị của Thành ủy TP.HCM.
Để sau gần một năm kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó.
Chiều cao đó lại là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã tạo ra nó.
Dù chưa có một thống kê nào của Ngân hàng Nhà nước được công bố về độ chênh cao bình quân giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, nhưng hiện tượng mà bất kỳ người dân mua bán vàng nào đều dễ nhận thấy là độ chênh cao này luôn từ 3-4 triệu đồng/lượng.
Vào nửa cuối năm 2011, uy tín của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có phần sút giảm, bởi cùng với nạn đầu cơ vàng tái diễn liên tục là những hoài nghi đầu tiên về cái gọi là “trò chơi thanh khoản” mà cơ quan này đã áp đặt trên thị trường liên ngân hàng nhằm phục vụ cho ý đồ của nhóm tài phiệt thâu tóm các ngân hàng nhỏ.
Thậm chí cơ hội của Ngân hàng nhà nước nhằm cải thiện hình ảnh của mình trong tâm trí người dân càng trở nên nhỏ bé khi vào những ngày giá vàng trở nên điên loạn nhất, lời khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước về nạn đầu cơ đã chỉ được phát đi sau khi SJC cùng một số doanh nghiệp vàng khác đã “thoát hàng” đến hơn hai chục tấn vàng với giá rất cao.
Song cơ hội của Ngân hàng Nhà nước càng ít đi bao nhiêu thì làn sóng dư luận xã hội về lợi ích nhóm lại càng lan truyền nhanh và rộng bấy nhiêu. Vào thời gian này, cụm từ “nhóm lợi ích” đã bắt đầu được nhắc đến, bàn luận một cách công khai và dường như không chỉ dừng ở những hàm ý về hố phân cách xã hội.
“Lấy nó nuôi nó”
Một cơ hội khác cũng đến với vai trò tân thống đốc vào đầu tháng 10/2011. Trong bối cảnh giá vàng trong nước lao dốc cùng giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước cùng với Công ty SJC và một số ngân hàng được mệnh danh là “Nhóm G” đã phát đi một thông điệp mới: “Lấy nó nuôi nó”, hay còn gọi là giải pháp tạo ra quỹ vàng quay vòng can thiệp thị trường.
Theo giải pháp này, việc can thiệp vào thị trường sẽ thực hiện theo phương châm “hiệp đồng tác chiến” dưới sự chỉ huy của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng và SJC cùng bán theo một mức giá và liên tục tung hàng cho đến khi giá vàng trở về bình thường. Theo ước tính, quỹ vàng quay vòng của ngân hàng và SJC ít nhất cũng 20 tấn (530.000 lượng vàng). Số vàng này gấp nhiều lần hạn ngạch nhập khẩu vàng mà Ngân hàng Nhà nước từng cấp trong mỗi đợt, vì thế khả năng bình ổn thị trường cao hơn.
Chỉ cần giải pháp này làm được một nửa nội dung của nó, lợi ích nhóm của các chủ thể đầu cơ vàng có thể đã được giảm đi 50%.
Ngay lập tức, giải pháp này được công bố rộng rãi. Một vài chuyên gia thân cận với Ngân hàng Nhà nước còn cho rằng đây là một phát minh mang tính khoa học của cơ quan này. Vài tờ báo phấn khích nhất còn gọi giải pháp mới của Ngân hàng Nhà nước là “toa thuốc đặc trị đầu cơ vàng”.
Tuy nhiên cho đến cuối năm 2011, sau khi giải pháp trên được nêu ra, đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào.
Sự đổi thay duy nhất chỉ diễn ra đối với các ngân hàng và doanh nghiệp được quyền kinh doanh vàng: sau khi đã được thỏa mãn về quota nhập khẩu vàng và được hứa hẹn cả về cơ chế mở tài khoản giao dịch vàng, mục tiêu ban đầu về bình ổn giá vàng đã bị quên lãng một cách nhanh chóng. Thay vào đó, vẫn là thực trạng găm vàng, niêm yết vàng giá cao, vẫn là chất kích thích tiềm ẩn cho chỉ số lạm phát chưa chịu ngủ yên.
Hoàn toàn khác với thái độ dứt khoát đến bất thường trong công tác duy trì nghiêm trần lãi suất huy động 14%/năm – tiền đề của “trò chơi thanh khoản”, Ngân hàng nhà nước đã chẳng có bất kỳ một đợt kiểm tra đối với hoạt động niêm yết vàng giá cao và nạn đầu cơ hoành hành hàng ngày trên thị trường.
Lời hứa hẹn trước công luận “Sẽ phối hợp với công an để làm rõ đối tượng đầu cơ, làm giá trên thị trường” của tân thống đốc Nguyễn Văn Bình vào cuối tháng 8/2011 đã mau chóng chìm vào dĩ vãng.
Cho tới nay, ngay cả hoạt động nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp cũng chưa từng được Ngân hàng Nhà nước công khai theo cách “minh bạch hóa” – một cụm từ mà cơ quan này vẫn thường sử dụng trong các báo cáo của mình.
Nguồn cơn của việc thiếu minh bạch trong cơ chế nhập khẩu vàng, hiểu một cách đơn giản, là một khi người dân nắm được tình hình cung tương đương hoặc lớn hơn cầu, giá vàng trong nước sẽ bắt buộc phải “bám sát giá thế giới”.
Nhưng đã chỉ rất ít công luận dám đề cập đến những bất cập và nghịch lý trên. Một sự áp đặt vô hình đã phủ trùm lên những tờ báo có tính phản biện cao nhất ở Việt Nam, liên quan đến mối quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước với nhóm lợi ích vàng.
Nhưng dư luận cũng là quá đủ.
Người ta còn ngờ rằng giải pháp “lấy nó nuôi nó” của Ngân hàng Nhà nước thực ra chỉ là một bức bình phong giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đã nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.
Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim quý điều chỉnh cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!
Trong gần một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chơi trò tung hứng bên nặng bên nhẹ: không công khai cơ chế nhập khẩu vàng, không quản lý giá niêm yết vàng, không làm rõ được bất kỳ đối tượng nào đầu cơ vàng, nhưng lại muốn đóng vai trò đạo diễn cho một sân khấu với sự diễn xuất của diễn viên duy nhất mang tên SJC.
Trong khi đó, nạn đầu cơ vàng vẫn tái diễn công khai, thuần bản chất, với tư thế của kẻ độc quyền đầu cơ.
“Lấy dân nuôi nó”?
Đầu cơ vàng có nhiều hình thức và biến tướng đi kèm. Tiếp theo thành công quá dễ dàng đạt được trong chiến dịch thâu tóm các ngân hàng nhỏ, Nguyễn Văn Bình còn đưa ra một đề xuất gây chấn động: hình thành quỹ huy động vàng từ dân.
Vào cuối tháng 10/2011, ý tưởng này lần đầu tiên xuất hiện và đã được một vài tờ báo tung hô. Một số chuyên gia phân tích cũng cho rằng đó là sự cần thiết nhằm dọn dẹp nạn đầu cơ trên thị trường vàng.
Nhưng vào lúc đó, người ta vẫn chưa nhận ra nguồn gốc của đầu cơ vàng không chỉ từ các nhóm đầu cơ nhỏ, mà luôn được tổ chức và kích động bởi những con cá mập lớn hơn nhiều. SJC và một số ngân hàng có quota nhập khẩu vàng như ACB, Eximbank, Vietcombank…, đều là những địa chỉ mà nhóm đại gia ngân hàng nắm quyền chi phối và dễ dàng thao túng. Chỉ một số ít công ty và ngân hàng chủ chốt có đặc quyền kinh doanh vàng đã nắm đến khoảng 85% thị phần vàng. 15% thị phần còn lại được chia cho khoảng 12.000 cơ sở kinh doanh vàng tư nhân trên toàn quốc.
Tuy vậy, kẻ nào đi quá nhanh lại dễ vấp. Cái được gọi là “cơ chế làm giá” quá lộ liễu của các nhóm đầu cơ vàng đã gây phản cảm nơi dư luận và càng làm lộ rõ chân tướng của những kẻ lũng đoạn.
Điểm trùng hợp là cũng trong khoảng thời gian cuối năm 2011, đầu năm 2012, làn sóng phản biện đối với nhóm lợi ích ngân hàng đã dâng lên ngày càng mạnh mẽ trong dư luận và công luận. Những tiếng nói phản biện ban đầu còn lẻ tẻ và chưa tạo được sức thu hút đối với quần chúng, nhưng sau đó đã chĩa dần mũi dùi trực diện vào Thống đốc Nguyễn Văn Bình, thậm chí gián tiếp đề cập đến vai trò và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Người dân hoàn toàn có lý do để lo ngại rằng, chỉ với công cụ lãi suất mà nhóm lợi ích ngân hàng đã lũng đoạn gần như toàn bộ huyết mạch tín dụng quốc gia, thì nếu đề án huy động vàng được triển khai, nó rất có thể sẽ trở thành một hoạt động lừa mị và lừa đảo mới, không những không bình ổn được thị trường vàng mà con khuyến khích tính đầu cơ tăng cao. Hậu quả của vấn nạn đó là không có gì bảo đảm cho vàng của dân sẽ được ngân hàng bảo quản và trả lại cho dân tương ứng với giá trị đầu vào của nó. Nói cách khác, nếu đã từng có nhiều khoản tín dụng bị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chân rết của nó làm cho biến mất chỉ bằng những động tác phù phép, thì số phận vàng của dân có lẽ cũng không có quá nhiều khác biệt. 
Mở đầu năm 2012, một hiện tượng kỳ quặc đã xảy ra: đề án huy động vàng trong dân của Ngân hàng Nhà nuớc ít được đề cập, để sau đó gần như bị quên lãng.
Vì sao thế?
Chỉ đến gần giữa năm 2012, những thông tin nội bộ mới cho biết: nhóm lợi ích ngân hàng đã phải tạm dừng việc xây dựng và triển khai đề án huy động vàng đầy tham vọng của mình, để dành thời gian đối phó với những thách thức khác.
Trong đó, có cả những thách thức chính trị bắt đầu xuất hiện từ nhóm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với cái ghế đã bắt đầu lung lay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cái ghế của Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng bắt đầu chao đảo…

Xe pháo mã trên bàn cờ Luật Biển

Trương Tấn Sang thông qua luật Biển Việt Nam như thế nào?
Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao)Đấu tranh hậu trường để Luật Biển được thông qua là vô cùng khó khăn bởi cản trở của Trung Quốc, của phe Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Phú Trọng là cản trở lớn nhất việc thông qua Luật Biển tại Quốc hội VN. Tổng Trọng cũng là phát ngôn cho quyền lợi TQ tại Quốc hội VN. Đầu tiên phải đánh gục Trọng. Giải quyết được Trọng, thì giải quyết Thủ tướng tham nhũng, chỉ cần dùng chân trái mà thôi...
1. Ý nghĩa chính trị và pháp lý của Luật Biển VN 
Luật Biển VN qui định vùng lãnh hải của Nhà nước VN. Luật Biển Việt Nam là bộ luật làm cơ sở cho mọi hoạt động của nhà nước Việt Nam trên lãnh hải của mình. 
Nó cũng là cơ sở pháp lý để nhà nước Việt Nam thương lượng trong những tranh chấp có thể xảy ra, hay đã xảy ra rồi, nhưng chưa có kết quả thương lượng, chẳng hạn sự kiện Trung Quốc đã chiếm đóng Hoàng Sa và 9 đảo tại Trường Sa của Việt Nam. 
Do lý do bản công hàm 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng, do áp lực của Trung Quốc mỗi khi Việt Nam muốn có Luật Biển nên cho đến trước 21/6/2012, Việt Nam vẫn chưa có Luật Biển. 
Việc này đã làm yếu vị thế của Việt Nam trước con mắt quốc tế, trong các tranh chấp trên Biển Đông. 
Chỉ đơn giản nhắc lại rằng: mặc dù 51 quốc gia nhóm họp ở San Francisco Mỹ 1951, đã bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trương Sa, và công nhận chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo ấy, thì nội dung công hàm 4/9/1958 của Chu Ân Lai khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa cũng vẫn được Quốc Hội Trung Quốc thông qua. 
Nói cách khác, Trung Quốc chẳng thèm để ý quyết định của 51 quốc gia khác trên thế giới, chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa đã được Quốc Hội, tức đại diện cho 600 triệu người Trung Quốc hậu thuẫn. 
Sau đó năm 1992, khi đã tặng được cho Việt Nam 16 chữ và 4 điều tốt, họ ra Luật Biển TQ, công nhiên khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc. 
Không có luật Biển qui định rõ ràng lãnh hải của Nhà nước VN, cuộc chiến đấu dành lại Hoàng Sa, Trường Sa ở mọi phương diện: nhà nước, khoa học, pháp lý, dư luận dân chúng,... đã gặp rất nhiều khó khăn. 
Ta chỉ đơn cử việc chính nhà nước Việt Nam bắt bỏ tù tất cả những ai đã viết trên nón đội HS-TS-VN. Thử hỏi trong tình huống đàn áp như vậy, có người trí thức Việt Nam nào dám thảo luận, dám suy nghĩ về Hoàng Sa, Trường Sa. 
Trong tình hình xâm nhập kinh tế ngày càng mạnh của Trung Quốc vào Việt Nam, Trung Quốc đã có thêm vũ khí mới: dùng tiền để lũng đoạn chính trường Việt Nam, ngăn cản Việt Nam thông qua luật Biển. 
Luật Biển VN được thông qua với Điều 1 khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ buộc Trung Quốc phải thượng lượng với Việt Nam về vấn đề vô cớ chiếm đóng trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ 19/1/1974, và 9 đảo của VN tại Trường Sa từ 1988, 1992. 
Đây là điều mà Trung Quốc hoàn toàn không muốn. Từ 1974 tới nay, Trung Quốc vẫn khăng khăng một mực tuyên bố không có vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. 
Bây giờ, Quốc hội VN đại diện cho ý chí của 90 triệu người Việt Nam tuyên bố: Hoàng Sa, Trường Sa là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, là 2 quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. 
Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao quân đội TQ lại chiếm đóng nhiều vị trí thuộc lãnh hải Việt Nam từ 1974 đến nay?. 
Nếu TQ cứ khăng khăng một mực như cũ, không chịu đàm phán, thì chỉ có một hệ quả: Trung Quốc có dã tâm xâm lược vĩnh viễn Hoàng Sa và 9 đảo Trường Sa của Việt Nam. 
Đối với xâm lược, quyền đánh trả tự vệ để bảo vệ sự bất khả xâm phạm của biển, trời, đảo, lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam là quyền tự vệ thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với chủ trương đàm phán hòa bình về những tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ. 
Quân đội Việt Nam, sau sự kiện Luật Biển VN được thông qua tại Quốc hội VN, đã có hậu thuẫn của 90 triệu nhân dân Việt Nam, của luật tự vệ thiêng liêng của các dân tộc trên thế giới chống ngoại xâm, đã được LHQ công nhận, trong những kế hoạch giải phóng vũ trang hoàn toàn Hoàng Sa, 9 đảo Trường Sa hiện bị TQ chiếm giữ. 
Điều này giải thích tại sao Trung Quốc đã áp lực rất mạnh trong khi Quốc hội VN họp bàn kín với đề xuất hoãn đến khi Trung Quốc họp đại hội Đảng CS của họ xong. Trung Quốc muốn câu thời gian để lũng đoạn chính trường Việt Nam, để không bao giờ Việt Nam có thể thông qua Luật Biển được. 
Hôm nay, đối với những người Việt Nam yêu nước, mong muốn này của TQ là không tưởng, nhưng với ban lãnh đạo bành trướng TQ, ảo vọng của họ vẫn rất lớn. 
Kẻ để cho TQ nuôi ảo vọng có thể thần phục được Việt Nam trong một thời gian dài, có thể 1000 năm, có thể là vĩnh viễn, chính là Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN. 
Nhân vật thân Trung Quốc này, đã tìm chỗ dựa tại Trung Quốc bằng câu nói nổi tiếng: "Biển Đông là yên tĩnh" đã leo lên ghế cao Tổng bí thư của đảng CSVN. 
Nhân vật này khi còn là Chủ tịch Quốc hội VN khóa trước, luôn đưa vấn đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của Quốc hội VN. 
Tình hình, như mô tả trên, đã đặt vấn đề thông qua luật Biển tại Quốc hội VN lúc này, như là một việc chưa khả thi, nếu không nói là vô khả thi. 
Ngày 21/06/2012, tin nóng: Quốc hội VN đã thông qua Luật Biển với điều 1 khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa. 
Hiển nhiên, đằng sau việc thông qua luật Biển tại Quốc hội là những đấu đá bất tận, nhưng mưu mẹo ép nhau giữa các đấu thủ chính, đã quen với công luận nhiều năm nay: TBT Nguyễn Phú Trọng, CT nước Trương Tấn Sang, TT Nguyễn Tấn Dũng. 
Trước khi đi vào một phán đoán, những gì đã xảy ra sau cánh gà sân khấu chính trị Việt Nam, ta nhắc lại giá trị của 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với Tổ quốc Việt Nam. 
1. Vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên giàu có của Hoàng Sa, Trường Sa
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần như nằm giữa Biển Đông, có nguồn tài nguyên phong phú và vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với Tổ quốc Việt Nam. 
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô, bãi cạn nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15o45'B-17o15'B xác định 1 vùng biển rộng khoảng 16.000km2, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi VN) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng trên 140 hải lý. 
Toàn bộ diện tích nổi của Hoàng Sa là khoảng 10km2, đảo lớn nhất Phú Lâm có diện tích 1, 5km2. 
Quần đảo Trường Sa nằm phía Đông-Nam Biển Đông, gồm trên 100 các đảo, đá, cồn san hô, bãi cạn, và bãi ngầm trên vùng biển rộng khoảng 180.000km2, cách Cam Ranh (Việt Nam) khoảng 248 hải lý, được chia thành 8 cụm đảo có tên: Song Tủ, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên. 
Toàn bộ diện tích nổi của quần đảo khoảng 10 km2. Đảo Ba Đình có diện tích lớn nhất, đảo Song Tử Tây cao nhất (khoảng 4-6m). 
Khu vực biển, trời mà 2 quần đảo này án ngữ có nhiều tuyến hàng hải, hàng không quan trọng đi qua. Nhiều quốc gia phụ thuộc có tính sống còn vào các tuyến hải lộ này như Nam Hàn, Xingapor, Nhật Bản.. 
Đối với Việt Nam, đây là phên dậu, án ngữ đường biển tiến vào duyên hải Việt Nam. 
Theo đánh giá mới đây của Trung Quốc, chỉ tính riêng trữ lượng dầu hỏa của Biển Đông, trữ lượng này có thể đáp ứng trên 30 năm cho nền kinh tế Trung Quốc với mức tiêu thụ hiện nay. 
Ta thử làm phép tính xem trữ lượng này đủ cho nền kinh tế Việt Nam trong bao nhiêu năm. 
GDP của Trung Quốc 2011 khoảng gần 6000 tỷ Đô la, GDP của Việt Nam khoảng 130 tỷ đô la. Nghĩa là kinh tế Việt Nam tiêu thụ lượng dầu hỏa kém TQ quãng 45 lần. Điều này có nghĩa là lượng dầu hỏa phục vụ cho kinh tế TQ trong 1 năm, sẽ đủ cho kinh tế VN trong 45 năm. 
Nếu lượng dầu hỏa dự trữ trên Biển Đông đủ cho kinh tế TQ 30 năm thì lượng dự trữ này đủ cho kinh tế VN trong vòng: 45 * 30 = 1350 năm. 
2. Điểm mặt 3 võ sĩ chính
Trên chính trị đài Việt Nam, có 3 võ sĩ sáng giá nhất: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Nguyễn Phú Trọng là chuyên gia của giả vờ, giả lú, giả yếu, giả kinh điển, giả hòa hoãn. Nhờ biết ngậm hột thị trong mồm, nên ông ta lách được giữa các cuộc đấu đá, nhờ cái bằng tiến sĩ, thông thạo kinh điển Mác-LêNin, mà ông ta được giữ các chức vụ quan trọng của đảng CSVN. 
Nguyễn Phú Trọng đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị của mình khi tung ra khẩu hiệu: “Biển Đông là yên tĩnh”, để tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ này. Lúc này ông ta không còn lú nữa, mà đã là người của Trung Quốc trong đảng CSVN. Lực lượng này đã đưa Nguyễn Phú Trọng lên vị trí đầu con rồng quyền lực, chức TBT đảng CSVN. 
Trước tháng 1/2011, Trung Quốc còn nhấp nhổm, nửa kín nửa hở về "lợi ích cốt lõi của TQ tại Biển Đông", nhưng chưa bước vào kế hoạch bành trướng trắng trợn như từ cuối 5/2011, từ sự kiện cắt cáp tầu Bình Minh 2 và VIKING 2. Do Bộ Chính trị đảng CSVN đã nhận 16 chữ và 4 tốt nên đại bộ phận các đảng viên vẫn coi TQ như đồng chí tốt. 
Từ sự kiện cắt cáp tầu Bình Minh 2, tuyên bố địa điểm cắt cáp trong lãnh hải 200 hải lý thuộc EEZ của Việt Nam là lãnh hải TQ.., 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã thức tỉnh lòng yêu nước bị ru ngủ của nhân dân Việt Nam. Bản tuyên bố chung của Nguyễn Phú Trọng ngày 15/1/2012 với TQ đã bị các trang mạng dân chủ soi rọi và vạch rõ những mưu kế thâm độc của TQ nhằn ly khai biên giới phía bắc của VN, đã khẳng định chủ ý bán nước hoàn toàn của bè lũ Trọng. 
Những tráo ngôn, xảo ngữ như "Đứng trên tầm cao quan hệ, tầm cao đại cuộc"... hay “...tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau” hay “Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt,” từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục”... đã bị nhân dân Việt Nam bóc trần là tay sai, bán nước cho giặc xâm lược Trung Quốc. 
Đặc biệt giọng lưỡi giáo điều Mác-Lênin bao năm qua đã giúp ông ta leo dần lên tột đỉnh quyền lực tại VN, đã làm hại ông ta, khi Nguyễn Phú Trọng thuyết giảng tại Cu Ba về CNXH. 
Dùng tuyên truyền giáo điều ngô nghê của 3 thập niên trước về CNXH, Nguyễn Phú Trọng định mượn nó để trở thành lãnh tụ thế giới của phong trào cộng sản quốc tế chỉ còn gồm VN, Cu Ba, Bắc Triều Tiên và TQ. 
Điều ngớ ngẩn này của Trọng đã làm giảm uy tín của Trọng ngay trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam. 
Tuy vậy, nếu Nguyễn Phú Trọng dùng kỷ luật đảng, yêu cầu các đại biểu Quốc hội là đảng viên bỏ phiếu theo ý chỉ của TBT, BCT thì ta hỏi: Luật Biển VN có được thông qua tại Quốc hội ngày 21/6 vừa qua hay không? (QH VN có trên 90% là đảng viên ĐCS VN) 
Đấy là ta chưa tính đến yếu tố Nguyễn Tấn Dũng trong bàn cờ quyền lực này. 
Nguyễn Tấn Dũng nhờ những mánh lới biến quyền lực thành tiền, biết quà cáp các vị tiền bối cao cấp nên leo đến chức Thủ tướng. Đối với vị Thủ tướng này, kiếm tiền là trên hết, nên thỉnh thoảng ông ta cũng có tuyên bố về chủ quyền Biển Đảo VN. 
Trương Tấn Sang thì nổi tiếng với cụm từ "cả đàn sâu thì làm chết cái đất nước này"
Trong 3 nhân vật trên, thì Nguyễn Phú Trọng với bản chất, khả năng, cương lĩnh chính trị: Biển Đông yên tĩnh, chắc sẽ không ủng hộ việc Luật Biển thông qua trong kỳ họp Quốc Hội này, không những thế, Trọng sẽ là người bảo vệ trung thành lợi ích của TQ tại Bộ Chính trị của đảng CSVN
Nguyễn Tấn Dũng thì có thể gật cho thông qua Luật Biển, nhưng điều kiện là ông ta thu được lợi gì. 
Chỉ có thể còn lại giả thiết là: Trương Tấn Sang đã đạo diễn việc thông qua từ A đến Z luật Biển tại Quốc Hội VN ngày 21/6/2012. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có kế hoạch với Tiên Lãng, với Hải Phòng và với Văn Giang, Hải Hưng. 
Để chắc chắn thành công, theo thói quen quân sự, Thủ tướng cần dự trữ thêm uy tín của mình trước khi xung trận, như một lực lượng dự trữ chiến lược. 
Mà tự nâng uy tín cho mình, không gì bằng cất tiếng nói về Hoàng Sa, Trường Sa. 
Mà cất tiếng nói về Biển đảo VN, thì không nói ở đâu bằng nói trước Quốc Hội VN. Truyền hình VN, truyền thông VN, báo chí VN... sẽ đưa tin.
Thế là có bài phát biểu của Thủ tướng ngày 25/11/2011 tại Quốc hội VN, về chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 
Nước cờ này của Dũng là bất ngờ với CT nước và TBT ĐCS VN. Chúng ta có thể thấy trên tivi VN truyền hình hôm đó, cảnh Nguyễn Phú Trọng vỗ tay miễn cưỡng ra vẻ ủng hộ thủ Dũng. 
Đã có nhiều người yêu nước lầm tưởng rằng: chính lòng yêu nước đã giúp Thủ tướng đã vượt qua tệ sùng bái cá nhân đối với Hồ Chí Minh, người đứng sau Phạm Văn Đồng, gián tiếp chịu trách nhiệm về nội dung của công hàm bán Biển Đảo của Đồng ngày 14/9/1958 gửi Chu Ân Lai. 
Không phải như vậy, Thủ tướng Dũng làm tất cả để chỉ thu lợi cho mình. Và món lợi này là món lợi 2,5 tỷ đô la Mỹ, món lợi này có tên Văn Giang Hải Hưng. 
Thực ra, TBT và CT nước bị bất ngờ, vì nước đi này của Thủ tướng, nhất là Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, không có lý do gì để cản, hay khiển trách Dũng được. Không có nghị quyết nào không cho phép ủy viên Bộ chính trị không được phát biểu về Hoàng Sa, Trường Sa. 
Thế là sau đó, để không dành hoàn toàn tiếng yêu nước cho riêng Dũng, ta thấy Trọng cũng nói về chủ quyền Biển Đảo là bất khả xâm phạm, nói một cách chung chung tại hội nghị về ngoại giao VN lần thứ 27 ngày 12/12/2011 với khẳng định: "tích cực hội nhập quốc tế với nguyên tắc xuyên suốt là lợi ích quốc gia, dân tộc là ưu tiên cao nhất."
Còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải làm một tua du lịch bất đắc dĩ tới Thác Bản Giốc cuối năm 2011. 
Cái chút uy tín mà Dũng cần thêm ấy, thực ra dính tới chuyện gì? Hôm nay, thì ta đã biết uy tín ấy là để dùng cho phiên tòa sử Vinashin tại Hải Phòng và chuyện cưỡng chế đất ở Văn Giang, Hải Hưng. Phiên tòa xử vụ Vinashin tại Hải Phòng là chính thức về mặt pháp lý đóng lại hồ sơ tham nhũng của Thủ tướng tại tập đoàn này. Thế nhưng không may cho Thủ tướng là giữa chừng lại nẩy ra vụ Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, Hải Phòng. 
Một lần nữa, Nguyễn Tấn Dũng lại lộ bộ mặt láu cá láu tôm, chơi con bài "để lâu thì cứt trâu phải hóa bùn", đối với vụ cưỡng chế 40 ha đầm hải sản của anh Vươn, nhưng bị anh Vươn chống lệnh bằng súng, đạn tự chế. 
Trong khi một số người hy vọng vào một Thủ tướng hiểu biết lẽ phải, biết đứng trên tầm cao của nhiệm vụ, sẽ nhân vụ Tiên Lãng, nhân những tiếng súng hoa cà, hoa cải của anh Đoàn Văn Vươn nổ, mà cải cách những bất cập về chính sách công hữu đất đai, nhằm giảm thiểu mâu thuẫn to lớn vì những bất cập do cái gọi là "sở hữu toàn dân", mà thực chất đất đai trở thành sở hữu riêng của tầng lớp quan lại cộng sản. 
Thực tế thêm một lần nữa chứng minh đây không phải là một Thủ tướng có tài kinh bang tế thế, vì nước, vì dân. Đây đã là một Thủ tướng trước sau như một chỉ tính toán tư lợi cho riêng mình. 
Thủ tướng đang tính gì lúc này? 
Thưa với bạn đọc rằng: Thủ tướng đang tính các con số chỉ ra mối lợi thu được, sau cưỡng chế Văn Giang, Hải Hưng. 
Người dân Văn Giang được đền bù quãng 135.000 đông/m2. Giá đất hiện tại là hơn 70 triệu /m2. 

Ta thấy: 1 ha=100a, 1 a=100m2, vậy 1ha=10.000m2. 
Dự án Ecopark chiếm 70ha, vị chi là 70*10000m2= 700.000m2. 
Lấy giá 1 m2 là 70 triệu đồng, giá của cả mặt bằng là 70 triệu* 700.000m2=49.000.000 triệu đồng, tức là 49.000 tỷ đồng, tương đương với gần 2 tỷ rưỡi đôla. 
Để bạn đọc hình dung ra giá trị của 2,5 tỷ đô la, tôi cung cấp thông tin sau: Vào những năm cuối thập kỷ 70, ĐCS VN Việt Nam đưa ra, như điều kiện tiên quyết cho bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, là 2 tỷ đô la. 
Hoa Kỳ từ chối điều kiện này. Thế là quan hệ Việt-Mỹ đóng băng. 
Trung Quốc lợi dụng sự cô lập của Việt Nam đã gây nên chiến tranh giết hại thảm khốc hơn 300.000 nhân dân Việt Nam tại các tỉnh biên giới Việt-Trung 1979 và hủy toàn bộ hạ tầng cơ sở kinh tế của các tỉnh này. 
Như vậy 2 tỷ đô la là giá đền bù cho cả 1 cuộc chiến tranh thảm khốc 1964-1975. 
Hai tỷ đô la cũng là giá đã phải trả cho một cuộc chiến tranh biên giới "Dạy cho Việt Nam một bài học" của Trung Quốc. Bởi vì nếu Việt Nam không đặt điều kiện đền bù chiến tranh, thì quan hệ Việt-Mỹ đã được bình thường và chiến tranh biên giới có thể đã không xảy ra. 
Nguyễn Tấn Dũng và tập đoàn xơi ngon ơ 2,5 tỷ đô la. 
Hôm nay, khi Luật Biển VN đã được thông qua với bao bất minh: Nội dung Luật Biển chưa được chuyển tải đến công luận một cách chính thức, chỉ được nêu một cách mập mờ về khả năng sửa đổi, làm chính xác vài qui định,... ngày hiệu lực của Luật Biển là xa vời: 1/1/2013, như một thái độ chiều lòng Trung Quốc, trong đòi hỏi của họ: lui việc thông qua Luật Biển VN tại Quốc hội VN đến khi Đại hội đảng CSTQ họp xong vào cuối năm. 
Việc 4 đại biểu quốc hội không tham gia cuộc bỏ phiếu, và 1 đại biểu bỏ phiếu trắng cho Luật Biển nói lên nhũng đấu đá đá đến phút chót của chóp bu Bộ Chính trị đảng CSVN. 
Hôm nay, toàn dân Việt Nam đã chứng kiến những phản ứng điên cuồng của Trung Quốc sau khi Quốc hội VN thông qua luật Biển VN. Cùng trong ngày 21/6/2012, Bộ Ngoại giao TQ triệu đại sứ VN tại TQ để phản đối Luật Biển VN. Trung Quốc ngang nhiên trả đũa bằng chính thức thông qua thành lập thành phố Tam Sa, huyện lỵ hành chính của Hoàng Sa, Trường Sa. Quốc hội TQ còn kêu gọi Quốc hội VN sửa lại điều "sai, trái" trong Luật Biển VN. Tập đoàn dầu khí Hải Dương TQ (CNOOC) lên tiếng mời chào đấu thầu 9 lô thăm dò dầu khí trong lãnh hải 200 hải lý EEZ của Việt Nam... 
Nguy hiểm hơn, TQ còn cho 4 tầu hải giám của họ truy đuổi tầu cảnh sát biển VN khi tầu này thực hiện hoạt động chức năng tại lãnh hải Trường Sa của Việt Nam. 
Trung Quốc đã thách thức Việt Nam: Nếu tuân thủ Luật Biển, bảo vệ lãnh hải theo Luật Biển VN sẽ xảy ra chiến tranh với họ. 
Căn cứ vào những phản ứng điên cuồng này, ta có thể suy đoán rằng: Đấu tranh hậu trường để Luật Biển được thông qua là vô cùng khó khăn bởi cản trở của Trung Quốc, của phe Nguyễn Phú Trọng. 
Vậy CT nước Trương Tấn Sang đã làm những gì để đạt được mục đích của mình, thuận với lòng dân? 
3. Ngọn cước song phi Trương Tấn Sang
Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành chỉnh đảng một cách khôn khéo. Ông ta kéo Trương Tấn Sang vào cùng phía để đập Dũng. Mà Nguyễn Tấn Dũng thì cứt dính đầy mình từ Vinashin tới Vinalines. 
Chỉnh đảng đang quay theo tiến trình riêng của nó. 
Nguyễn Tấn Dũng đã dao động và bắt buộc phải liếc tình sang phe Trọng: Nhận ái nữ của Tô Huy Rứa, cánh tay phải của Trọng vào một Tổng công ty nhà nước Vinaconex, trong lúc Tô Linh Hương vừa ra trường có 24 tuổi đời. 
Nhận ra mối nguy của liên minh Dũng-Trọng, Trương Tấn Sang quyết định dùng miếng tuyệt chiêu, chỉ dùng trong tình huống sống, chết: cú cước song phi. Đây là chiêu chân mạnh sẽ đá kẻ mạnh, chân yếu sẽ đá kẻ yếu hơn. Đặc điểm của chiêu này là phải nhanh, mạnh và trúng huyệt tử của các đối phương. Nếu không đánh cho những kẻ địch kia gục xuống, thì khả năng phản công của chúng sẽ phục hồi trở lại. 
Tình thế sẽ trở nên không có lợi cho người ra chiêu. 
Chân phải mạnh, Trương Tấn Sang phi vào mặt Nguyễn Phú Trọng. 
Có lý. 
Nguyễn Phú Trọng là cản trở lớn nhất việc thông qua Luật Biển tại Quốc hội VN. Tổng Trọng cũng là phát ngôn cho quyền lợi TQ tại Quốc hội VN. Đầu tiên phải đánh gục Trọng. Giải quyết được Trọng, thì giải quyết Thủ tướng tham nhũng, chỉ cần dùng chân trái mà thôi. 
Ngày 24/5 trên không gian mạng, lan truyền bài viết "Trò chuyện với tướng Đặng Quốc Bảo và cựu TBT Lê Khả Phiêu" với giới thiệu của Nguyễn Thanh Giang, một nhà dân chủ nổi tiếng từ lâu. 
Lời giới thiệu viết: "Tuần qua ở Hà Nội có tán phát một bản viết tay ký tên QHL. Theo điều tra, đây chính là chữ của đại tá Quách Hải Lượng. Dưới đây là hai bản tường thuật. Bản thứ nhất tường thuật buổi trò chuyện giữa QHL với tướng Đặng Quốc Bảo. Bản thứ hai tường thuật buổi trò chuyện giữa QHL và VCF với cựu TBT Lê Khả Phiêu..."
Đây chính là tuyệt chiêu của ngọn cước song phi: đá cả 2 đối thủ. 
Dùng lời Lê Khả Phiêu "không để Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban chống tham nhũng" là ngọn cước đá vung cái bùa hộ mệnh của Dũng. Từ đây, các vụ tham ô của Dũng có thể sẽ lần lượt bị phanh phui ra. 
Đối với Nguyễn Phú Trọng thì câu sau là ngọn cước đá vào huyệt tử của hắn ta: "Lợi dụng cương vị, hắn tìm cơ hội làm ăn, nếu được, hắn sẽ ngồi ghế TBT vĩnh cửu, chứ không phải nửa hay một nhiệm kỳ, đã hình thành sự liên kết PT-TQ." 
Để một đại tướng nói chuyên với một đại tá về Trọng, hàm ý đã rất rõ: Quân đội từ trên xuống dưới đã không ủng hộ Trọng nữa rồi. Chúng tôi đã có bằng chứng thép về cấu kết của Trọng và Trung Quốc. Cái khuyết điểm chết người, sẽ làm Trọng tiêu tan uy tín chính trị lúc này là "đã hình thành sự liên kết PT-TQ." 
Nguyễn Phú Trọng đã hiểu: Những người đứng sau bài viết này sẽ làm thật. Trong tay họ có bằng chứng thật. Đây là đe dọa có uy tín, được đảm bảo bởi lời nói của 2 quân nhân cao cấp. 
Nguyễn Phú Trọng đành xuống nước, không gì bằng bảo vệ sinh mạng chính trị của mình. 
Ông ta đồng ý để Quốc hội VN thông qua Luật Biển VN. 
Như vậy Luật Biển VN được thông qua trong phiên họp bế mạc của Quốc hội VN với bộ mặt tươi cười của 3 nhân vật quan trọng nhất võ đài chính trị VN: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang. 

Lời nhắn nhủ của Điếu Cày từ ngục tối

Hôm 3 tháng 7/2012, gia đình Blogger Điếu Cày - tức nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải đã đến trại giam để làm thủ tục thăm nuôi. Đây là cuộc gặp gỡ lần thứ hai của Điếu Cày với người nhà kể từ sau khi anh bị bắt giam trở lại từ tháng 10/2010. Theo lời gia đình, phải sau 6 lần hẹn liên tiếp thì Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tp. HCM mới cấp giấy cho người nhà thăm gặp. 
Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của Blogger Điếu Cày là người duy nhất được vào gặp bố mình. Theo lời tường thuật của anh Dũng, khi hai bố con vừa gặp mặt, Điếu Cày đã vội nhắc nhanh hai việc quan trọng: 
Thứ nhất: Blogger Điếu Cày cho biết, phía Tòa án đã gia hạn tạm giam thêm một tháng rưỡi nữa. Như vậy thời gian tạm giam sẽ hết hạn vào ngày 18/7/2012 sắp tới. Quyết định này được gửi cho Điếu Cày, nhưng sau đó đã bị thu hồi lại vào chiều cùng ngày. Ngoài ra, Blogger này còn tổng kết rằng anh đã có 7 lần bị ra quyết định gia hạm tam giam: 4 lần của cơ quan điều tra, 1 lần của Viện kiểm sát và 2 lần của phía Tòa án. 
Thứ hai: Khi phiên tòa diễn ra, Điếu Cày mong muốn những anh em, bạn bè, người thân và những ai quan tâm... nếu có điều kiện đến tham dự phiên tòa hãy cùng mặc đồ đen
Tinh thần Điếu Cày vẫn rất kiên cường và mạnh mẽ, tuy nhiên sức khỏe của anh yếu đi thấy rõ, da trắng nhợt, có dấu hiệu bị phù thận. Con trai Blogger Điếu Cày cho rằng: “Có thể do tổn thương thận và loét dạ dày khi tuyệt thực cùng với điêu kiện giam giữ không có ánh sáng đã khiến ông nhợt nhạt và da bị tích nước”. 
Ngoài ra, trong lần thăm gặp này, anh Nguyễn Trí Dũng đã có cơ hội để cập nhật với Blogger Điếu Cày một số thông tin bên ngoài như: 
- Chính phủ, các cơ quan nhân quyền đã lên tiếng bảo vệ. Tổng Thống Obama, các Thượng Nghị Sỹ Mỹ cũng đã yêu cầu trả tự do cho Blogger Điếu Cày; 
- Anh em, bạn bè thân thuộc ở khắp nơi vẫn luôn giữ niềm tin vào Điếu Cày và hy vọng sự thành công của Dân chủ, Tự do báo chí ở Việt Nam; 
- Đặc biệt, Điếu Cày đã nhận được thông tin về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của nhân dân cả nước.
Điếu Cày tỏ ra rất vui vẻ và lạc quan, anh cho biết có quà cho tất cả mọi người, nhưng không thể mang ra được. Đó là những bài thơ trong tù do chính tay anh viết. 
Qua gia đình, Blogger Điếu Cày gửi lời cám ơn đến tất cả mọi người, những anh em, bạn bè, Chính phủ, đại sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm, lên tiếng. Xin cảm ơn các nhà báo tự do, các blogger đã không màng những khó khăn họ có thể gặp khi đến gặp gỡ, động viên gia đình. 
Điếu Cày nhắn nhủ đến tất cả mọi người rằng, bản thân anh không làm gì sai với hiến pháp và những công ước quốc tế mà VN đã cam kết thực hiện. Từ khi bị tái bắt giam đến nay, anh không hề ký vào bất cứ một biên bản làm việc nào. Tất cả những biên bản làm việc đều là họ tự làm và tự ký với nhau. 
Dù bị giam giữ trong ngục tối, phải chịu biết bao đọa đày, Điếu Cày vẫn giữ vững ý chí kiên cường sắt thép, quyết không đầu hàng bạo quyền. Anh nhắn gửi đến anh em, bạn bè hãy tiếp tục nỗ lực và vững tin vào con đường đã chọn. "Tôi bây giờ chỉ ăn no ngủ kỹ, mọi người cứ vững tin và không phải lo lắng" – Trích nguyên văn. 
Chi tiết về tình trạng bị giam giữ, điều kiện sức khỏe cũng như những lần đấu tranh tuyệt thực của Điếu Cày sẽ được Danlambao cập nhật trong bài tới. 
Ngoài ra, theo nguồn tin từ gia đình, chị Dương Thị Tân (Vợ cũ Blogger Điếu Cày) đang chuẩn bị khiếu nại các cơ quan có thẩm quyền về việc bị ngăn chặn thăm nuôi. Chị Tân cho biết: Trước đó, cơ quan an ninh đã đập phá, khám xét nhà, sau đó tịch thu đồ đạc nên không thể nói chị không liên quan đến vụ án. Đến nay, phía cơ quan công an vẫn tránh né không trả lời, cũng như không để chị thăm gặp Điếu Cày.

NGƯ ÔNG ĐẮC LỢI

*
Đèn xanh chú phỉnh bật ngầm
Thanh nhiên thiếu nữ nhanh chân lên đàng
Chống bầy TRUNG CỘNG dã man
Không cần khuyển mã công an dẫn đường
Từ miền chết đến nhà thương
Búa liềm súng đạn cùng phường kè nhau
Dân oan đảng cử đi đầu
Phó thường dân đứng dàn chào tiến quân
*
Đại gia khủng sản hợp quần
Côn đồ tự phát chia phần nước non
Khi nào tư bản đỏ còn
Xã hội chủ nghĩa chưa mòn dấu tay
Xưa nhờ CÁC CHÚ đánh tây
Nay MỸ kị CHỆT ta quay đuổi TẦU
Bà con cô bác mau mau
Súng NGA đạn NHẬT qua cầu gió bay
*
“Trông trời mong bão tan mây
VIỆT gian đắc lợi đợi TÂY giết TẦU”
*
TÂM THANH