Hot news from Vietnam | Tin nóng Việt Nam | Vietnam daily post | Vietnam daily news | TRANG CHU DOC BAO TRUC TUYEN. Đọc báo | Tin tức | Tin nóng | Tin hot | Ngoi sao | Bong da | Website Tin tức Điện tử | Doc Bao Vem
Tuesday, July 10, 2012
GOP lawmaker calls for ambassador to Vietnam to be fired
Rep. Frank Wolf (R-Va.) on Monday wrote to President Obama asking him to fire the U.S. ambassador to Vietnam over what Wolf called his “sidelining” of human-rights issues in the communist country.
In his letter to the president, Wolf accuses David Shear of reneging on his commitment to invite prominent prominent advocates of human rights and religious freedoms to the embassy's July 4th celebration. Wolf said Shear made the promise over the phone after a contentious congressional hearing in May during which the wife of a U.S. citizen said Shear hadn't contacted her since her the arrest of her husband, democracy activist Nguyen Quoc Quan, on terrorism charges upon his arrival in Vietnam a month earlier.
“Late last week it was brought to my attention that many of the most prominent democracy and human rights activists in Vietnam were not invited to the event,” Wolf wrote. “These reports seemed starkly at odds with the assurances I had personally received from Ambassador Shear.”
Wolf goes on to accuse Shear of stonewalling and refusing to turn over the list of people invited to the reception without clearing it through the State Department, which could take several weeks. Wolf said Shear told him he needed to maintain a “balance” in who was invited to the Independence Day event.
“Ambassador Shear's entire handling of this issue has been unacceptable,” Wolf wrote. “He showed little to no initiative in the case of Dr. Quan. Then, after appearing to recognize the short-sightedness of this approach, he agreed to host an Independence Day event at the embassy attended by human rights and democracy activists — only to go back on his word and mislead me about his intentions. Finally, when posed with a simple congressional request for additional information about the guest list at a U.S. embassy event, he was uncooperative at best and obstructionist at worst”
Wolf represents a northern Virginia district with a sizable presence of Vietnamese-Americans, many of them refugees. He has long championed human-rights causes and denounced crackdowns against Christians in the country, and called on Obama to appoint a Vietnamese-American ambassador — “someone who understands the country, the language, and the oppressive nature of the government having experienced it themselves before coming to the U.S. Such an individual would not be tempted to maintain smooth bilateral relations at all costs.”
Shear was sworn in as ambassador in August 2011 after serving since 2009 as deputy assistant secretary in the Bureau of East Asian and Pacific Affairs at the Department of State. His nomination was held up temporarily by Sens. Dick Lugar (R-Ind.) and Marco Rubio (R-Fla.) over concerns that Vietnamese children in the process of getting adopted by U.S. citizens were being left in limbo.
In his letter to the president, Wolf accuses David Shear of reneging on his commitment to invite prominent prominent advocates of human rights and religious freedoms to the embassy's July 4th celebration. Wolf said Shear made the promise over the phone after a contentious congressional hearing in May during which the wife of a U.S. citizen said Shear hadn't contacted her since her the arrest of her husband, democracy activist Nguyen Quoc Quan, on terrorism charges upon his arrival in Vietnam a month earlier.
“Late last week it was brought to my attention that many of the most prominent democracy and human rights activists in Vietnam were not invited to the event,” Wolf wrote. “These reports seemed starkly at odds with the assurances I had personally received from Ambassador Shear.”
Wolf goes on to accuse Shear of stonewalling and refusing to turn over the list of people invited to the reception without clearing it through the State Department, which could take several weeks. Wolf said Shear told him he needed to maintain a “balance” in who was invited to the Independence Day event.
“Ambassador Shear's entire handling of this issue has been unacceptable,” Wolf wrote. “He showed little to no initiative in the case of Dr. Quan. Then, after appearing to recognize the short-sightedness of this approach, he agreed to host an Independence Day event at the embassy attended by human rights and democracy activists — only to go back on his word and mislead me about his intentions. Finally, when posed with a simple congressional request for additional information about the guest list at a U.S. embassy event, he was uncooperative at best and obstructionist at worst”
Wolf represents a northern Virginia district with a sizable presence of Vietnamese-Americans, many of them refugees. He has long championed human-rights causes and denounced crackdowns against Christians in the country, and called on Obama to appoint a Vietnamese-American ambassador — “someone who understands the country, the language, and the oppressive nature of the government having experienced it themselves before coming to the U.S. Such an individual would not be tempted to maintain smooth bilateral relations at all costs.”
Shear was sworn in as ambassador in August 2011 after serving since 2009 as deputy assistant secretary in the Bureau of East Asian and Pacific Affairs at the Department of State. His nomination was held up temporarily by Sens. Dick Lugar (R-Ind.) and Marco Rubio (R-Fla.) over concerns that Vietnamese children in the process of getting adopted by U.S. citizens were being left in limbo.
Vào hè
Mùa hè chính thức vào tháng 6 và kéo dài hai tháng rưỡi. Mùa hè co lại một chút không phải ba tháng nữa, do học sinh được nghỉ tết kéo dài nửa tháng thay vì một tuần như trước kia.
Thật ra mùa hè đã chớm từ giữa tháng 5 vì khi đó học sinh đã thi xong học kỳ II, nửa tháng còn lại để giáo viên làm điểm, vào sổ sách và dạy nốt các bài cuối còn lại trong chương trình. Thi xong thì đâu có ai muốn học nữa nên những buổi đến trường cuối niên khóa này có không khí chợ chiều lắm.
Thật ra, đối với hầu hết học sinh, khoảng thời gian đầu hè ngắn ngủi này mới thực sự là hè. Học sinh lớn bé rủ nhau thành nhóm đi chơi. Lớn đi lên núi xuống biển, vừa vừa đi xi nê, công viên, nhỏ nhỏ vào dạo... siêu thị hay tiệm sách không phải để mua sắm mà là hóng mát máy lạnh!
Cuộc chia tay tưng bừng không kéo dài lâu vì khi hè thực sự đến thì cũng là lúc vào “học kỳ III”. Các lớp hè rầm rộ khai trương nhất loạt, giáo viên tấp nập đi dạy và học sinh tấp nập đi học. Làm gì có mùa hè vui chơi. Chuyện đó chỉ nằm trong lý thuyết, nằm trong các bài văn mẫu tả cảnh thôi. Nếu các lớp Văn, Toán, Lý, Hóa, Anh... chưa đủ thì học thêm bơi lội, nhạc, vẽ... không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang! Phụ huynh bận đi làm, rất sợ con cái rảnh rang chẳng biết chúng làm gì ở nhà nên tốt hơn hết là đẩy tiếp vào các lớp để trám hết thì giờ.
Đa số lớp hè cũng chừa thời gian vào hè khoảng nửa tuần này cho học sinh nghỉ xả hơi một chút nhưng nhiều lớp đã nhanh chóng chiêu sinh. Bởi nếu chậm chân, lũ học sinh lại ghi danh ở một lớp khác mà không phải lớp này thì mất mối, nhất là các học sinh sắp thi cử.
Một học sinh vừa học xong lớp 8, định dành một tháng đi chơi. Tuy nhiên mới đặt chỗ ở công ty du lịch cho chuyến du ngoạn Đà Lạt bốn ngày trốn nóng gay gắt của Saigon thì bạn bè điện thoại tới tấp cho biết lớp học thêm sẽ nhập học từ cuối tháng 5. Tức là các trung tâm dạy ngay rất sớm từ đầu hè để có rộng thời gian luyện gà chọi vào lớp 10 năm tới. Đó là một kỳ thi có người ví von cũng gay cấn, khổ luyện không kém kỳ thi đại học!!!
Ai cũng chăm chăm vào trường công. Vài trường thuộc nhóm đầu dành cho học sinh xuất sắc. Nhóm đầu như Nguyễn Thị Minh Khai, Trưng Vương, Bùi Thị Xuân... còn kẹt lắm thì “phải” vào nhóm 2 điểm kém hơn, chứ tính toán không kỹ cuối cùng không chen chân được vào trường nào, phải ghi danh trường tư học phí cao. Mặc dù trường tư cũng khe khắt, dạy giỏi không kém nhưng đa số dành cho học sinh nội trú từ tỉnh lên hoặc cha mẹ bận làm ăn xa.
Học sinh bỏ hết dự định du lịch, các chuyến thăm viện dưỡng lão, trại mồ côi, bỏ hết các lớp đánh cờ, ngoại ngữ... để nhảy vào các trung tâm, các lò luyện tập trung sức chiến đấu cho thi cử.
Trung tâm luyện thi chất lượng cao, chứ không phải chất lượng bình thường, chỉ nhận ghi danh từ đầu khóa. Học sinh đến trễ khi lớp đã học rồi đành tiu nghỉu về kiếm chỗ khác học, vì để “bảo đảm chất lượng” và giữ thương hiệu, trường dứt khoát đóng sổ chứ không nhận học sinh lai rai...
Học sinh đang học lớp 11 còn căng thẳng hơn nữa vì sẽ phải trải qua hai kỳ thi liền nhau: Thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học. Vì thế, cuối tháng 6 đã vào chương trình lớp 12. Năm tới niên học sẽ kết thúc sớm hơn các lớp khác để lấy thời gian luyện thi đại học. Thi và thi... Con đường học hành toàn thi cử gian truân. Bởi vậy không lạ khi cứ đến mùa thi là các phòng tư vấn tâm lý, bác sĩ tâm thần đâm ra đắt khách.
Mạnh ai nấy tiên đoán để ghi danh thi đại học, không phải vào trường đúng sở thích, vì chỉ có số ít học sinh xuất sắc mới chọn vào trường đúng sở thích, còn lại hầu hết học sinh chỉ ráng chọn trường nào có điểm đậu thấp, hoặc môn ít người thi, để dễ lọt vào. Học môn nào cũng được miễn qua được cánh cổng vũ môn quá hẹp.
Mặc dù được tiên đoán Kinh tế vẫn đang là ngành thời thượng “nhất Kinh (tế) , nhì Y”. Ai cũng ưa Tài chánh, Tín dụng, Ngân hàng... ra làm những công việc có dính dáng đến tiền bạc nhưng những ngành này bão hòa rồi. Chứng khoán đi xuống, ngân hàng thì sát nhập, dư người... nên Kinh tế rất dễ thất nghiệp.
Nhà anh Thạch có con năm nay thi vào đại học. Còn hai tháng nữa mới thi tuyển vào khối đại học, cao đẳng. Anh Thạch bỏ hết công ăn việc làm để o bế con gà nòi. Sáng đi làm trễ chút xíu (khoảng gần tiếng đồng hồ) để chở con luyện thi môn Toán ở quận Tân Phú, chiều về sớm hơn (cũng khoảng một tiếng thôi) đến nhà cô Vật lý ở Gò Vấp, 10 giờ tối đứng ngáp chờ trước cửa trung tâm luyện thi cấp tốc môn Sinh ở quận 6... Cha mẹ lo lắng dốc hết công sức, kỳ vọng vào con. Áp lực mạnh dồn đến nỗi khi vận may không đến, có học sinh tuyệt vọng tự tử, tìm đến cái chết tức tưởi.
Đó là trường hợp của những gia đình khá. Miền quê, tỉnh xa... những học sinh nhà nghèo và chưa đến năm thi xoay ra tìm việc làm kiếm thêm để phần nào trang trải học phí cho niên học mới. Lũ trò nhỏ độc quyền bán vé số vì chỉ cần đi bộ lân la chứ không đòi hỏi sức lực, khéo tay. Vào mùa hè, đi đâu trong thành phố cũng thấy những đứa bé nhỏ xíu, đen nhẻm, gầy gò với ánh mắt rụt rè chìa xấp vé số. Học sinh lớn hơn đi làm mọi công việc: bóc vỏ tôm, đãi quặng, phụ việc hàng quán, phụ hồ... Cho nên vài năm nữa, nếu không còn sức theo đuổi việc học, lũ học sinh này đã quen thuộc lắm với đời sống bôn ba, lăn ngay vào cuộc mưu sinh với đủ thứ nghề vất vả nặng nhọc tha hương...
Ai cũng kêu mùa hè năm nay nóng hơn năm trước. Mỗi năm mỗi nóng hơn. Càng ngày thời tiết càng nóng. Đáng lẽ mưa mang lại mát mẻ nhưng khi cơn mưa vừa dứt, trời lại oi bức ngay.
Lý do theo khoa học là sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Cứ nhìn ngay trước mắt, nhà cửa san sát, các tòa nhà cao tầng thi đua mọc lên toàn cửa kính, bê tông... không một bóng cây, ngọn cỏ. Kênh rạch nếu không ô nhiễm, đặc lừ bốc mùi hôi thì cũng bị lấp đi, đặt cống hộp, nhường chỗ xây nhà...
Nóng quá thể là nóng. Ngồi dưới cánh quạt trần mà người vẫn ướt đẫm mồ hôi. Buổi trưa, buổi tối cả gia đình nằm lăn dưới đất mặc dù bác sĩ đã cảnh báo ngủ đất có thể bị đột quỵ. Ba cái quạt chạy hết số tỏa ra làn gió khô rang. Và thêm một cái quạt dự phòng, cái nào hỏng thì thế vào ngay. Sáng dậy ai nấy váng vất, mệt mỏi vì gió quạt lùa mạnh thẳng vào người.
Ông Hoài là Việt kiều về Việt Nam định cư hẳn. Mặc dù vốn ở vùng cũng không lạnh cóng lắm nhưng ông cũng không chịu nổi cái nóng vào hè. Từ phi trường về nhà, ông ở trong phòng máy lạnh suốt cả tuần, sáng sớm và chiều tối bớt nắng, có gió phe phẩy, ông mới lần ra ngoài hiên để quen dần cái nóng ở quê hương nhiệt đới.
Bà Minh đi họp bạn đồng môn thời trung học, gặp lại cô bạn thân sau ba mươi lăm năm. Cả ngày trời nghe cô bạn tả cảnh xứ người sáng dậy sớm xúc tuyết phủ kín xe hơi, cày một ngày ba job, vợ chồng cả ngày không nhìn thấy mặt nhau... Thấm thía câu “thiên đường ở đâu xa, thiên đường ở ngay trong nhà ta”. Bà quyết định gom chén hụi mười lăm triệu sửa lại phòng ngủ, gắn cái máy lạnh cho cả nhà nằm ngủ một giấc ngon lành tới sáng.
Đã nóng còn thiếu nước. Nguyên con hẻm không biết vì cuối đường ống nước hay ống chính bị bể mà nước chảy rất yếu, đến hai giờ sáng nước bắt đầu mạnh hơn. Nhà nhà lục tục bật đèn canh hứng giòng nước ti tỉ vào các xô, chậu, nồi, gáo... đến ba giờ nước ngừng, lại tiếp tục đi ngủ.
Khắp nơi lại nhan nhản hàng nước sâm, nước mát... nhưng dù pha đường và hương liệu mua từ chợ Kim Biên thì các xe nước ngoài đường cũng không đắt khách như mọi năm. Một ly nước mát giá bốn, năm ngàn so với hai, ba ngàn trước kia khiến người mua cũng chùn tay trong cơn bão giá.
Một phần người ta cũng ngại ăn uống ngoài đường khi ngày nào cũng có các vụ thực phẩm nhiễm độc bị khui ra.
Sợ quá, Công ty THT chuyên sản xuất nước đóng chai nhãn hiệu Dr. Thanh, C2, Trà xanh... có kho chứa nguyên liệu quá đát, chai nước bị kết tủa sủi bọt trắng và vẩn lên các “vật thể lạ” như bông gòn, lá cây... Sau một thời gian dài uống nước ngọt có gas thì trà xanh là mặt hàng rất được thị trường ưa chuộng nhưng sau việc này, ít ai dám uống trà chai nữa. Còn nước suối, nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai thì bị nhiễm khuẩn, nhiễm sinh vật lạ, nhiễm... đủ thứ! Nước đá tinh khiết lẫn đất cát... Nhiễm nhiều quá, kể không xuể.
Nắng cháy da. Giữa trưa ra đường khó nhận được người quen vì phụ nữ nai nịt gọn gàng kín mít từ đầu tới chân: găng tay, vớ chân, khẩu trang, không kể áo choàng và cả khăn phủ chân nếu mặc váy.
Thời tiết là chuyện nhỏ, bên cạnh đó còn những chuyện khác mới thực sự làm người ta nóng điên.
Đầu tiên là vụ Vinalines lỗ lã một cách kỳ cục nhưng cục trưởng cục hàng hải bị khởi tố một cách muộn màng! Biển Đông nóng trên bàn hội nghị Asean, các ngân hàng giải tán và sáp nhập khiến dân chúng đâm ra hoang mang, nếu không sợ ban đêm ăn trộm vào nhà cứa cổ thì chắc chẳng ai muốn gửi tiền vào ngân hàng làm chi để lúc nào cũng phập phồng...
Nhẹ hơn có cháy nhà liên tục dù đang cơn mưa, sản phụ tử vong lia chia tại bệnh viện, tiểu thương bỏ chợ vì quá ế, sạt lở nhà ven sông ở An Giang, vườn thượng uyển trăm tỉ của con bí thư Hải Dương...
Gần hơn là phụ huynh đạp đổ cổng trường để mua đơn cho con vào lớp 1, nguyên nhân cháy xe hàng loạt được các nhà khoa học kiếm ra là do “lửa”. Nặng tính scandal là hai thanh niên đồng tính làm đám cưới theo đúng nghi lễ truyền thống cha mẹ đặt ra, hay là siêu mẫu xài sang dùng y phục trang sức hàng chục triệu, trăm triệu, hàng tỉ...
Hay là mười hai tập đoàn nhà Nước nợ hơn 218 nghìn tỷ đồng... Mấy cái chuyện nhà nước nợ nhà nước này thật ra cũng bình thường, quen thuộc!
Những sự việc này thiêu đốt cơn nóng vào hè.
Dù sao cũng có một mùa Euro sắp tới khiến người dân có chuyện dán mắt vào ti vi, để may ra quên đi phần nào cơn nóng quay quắt...
Trò tinh nghịch của dân xứ a còng
Trò chơi tinh nghịch này chúng ta đã có từ những ngày đầu,
khi Trịnh kim Tiến ngồi nhà, giơ cao biểu ngữ tôi yêu nước,
khi Bùi Hằng quần áo chỉnh tề, đứng trước cổng nhà nói lớn tôi yêu Hoàng Sa,
tôi yêu Trường Sa mà công an của Đảng ta lật đật bịt họ lại
Chúng ta không chơi trò "tôi bị công an bắt" với công an.
Chúng ta chơi trò mới: biểu tình ngồi nhà.
Nếu chưa muốn lộ mặt, chúng ta không cần lộ mặt.
Nếu chưa muốn lộ tên, chúng ta không cần đề tên.
Chúng ta chỉ chơi khi lòng chúng ta đã muốn.
Đây là trò chơi mà chúng ta làm chủ.
Hỏi: biểu tình yêu nước mà ngồi tịt trong nhà thì có phải là hèn không?
Đáp: không hèn 1 chút nào.
Nói lớn lên ý kiến của mình chống đối 1 cường quyền, không bao giờ là hèn nhát.
Chúng ta chỉ hèn khi nhìn điều xấu, mà lặng thinh, khoanh tay đứng ngó.
Chúng ta chỉ hèn khi chúng ta đứng nhìn bọn ba Tầu ức hiếp ngư dân.
Chúng ta chỉ hèn khi chúng ta khoanh tay đứng ngó cưỡng chế Văn Giang.
Chúng ta chỉ hèn khi lặng thinh
để Trọng Lú nhét cái giẻ hôi hám "Xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng toàn
dân" vào miệng mà không dám khạc ra.
Và khoanh tay để mặc cho các Quan nhà nước tự do hành nghề tham nhũng.
Hỏi: nhưng biểu tình ngồi nhà liệu có gây được ảnh hưởng như khi ta rầm rộ xuống đường?
Đáp: chúng ta đã xuống đường, nhưng chúng ta chưa... rầm rộ!
Rầm rộ là khi chúng ta xuống đường với chừng 10.000 người, với 50 chục ngàn người.
với 500.000 hay nhiều hơn thế.
Rầm rộ là khi chúng ta xuống đường,
nhà nước chỉ có lựa chọn duy nhất là phải tuân theo ý nguyện của chúng ta.
Hỏi: nhưng ngồi nhà biểu tình thì ai mà biết?
Đáp: sao lại không ai biết ?
Tôi biết, bạn biết. Nhà cầm quyền Việt Nam biết. Dân Việt Nam biết.
Dân châu Mỹ biết, Dân châu Âu biết. Dân châu Úc biết. Cả internet đều biết.
Đừng quên chúng ta nay là công dân xứ @.
Công dân xứ @ có những quyền mà công dân ở xứ Việt Nam ta có mơ cũng không có được.
Chúng ta, công dân xứ @, có thể đi bất kỳ đâu mà không cần xin xuất cảnh:
xứ @ không biên giới.
Chúng ta nay có thể nói lên ý kiến của mình mà không cần qua phường đăng ký,
không phải "xin phép" bất kỳ ai: xứ @ tôn trọng tự do ngôn luận.
Trong xứ @ chúng ta có cả quyền ngồi nhà tham dự biểu tình,
Hãy bắt đầu ngay hôm nay.
Ngồi nhà, viết biểu ngữ, chụp hình rồi email cho Dân Làm Báo,
tờ báo của dân xứ a còng.
Khi Dân Làm Báo đăng tải và cập hàng ngàn hình ảnh những người tham dự mới,
khi số người tham dự gia tăng,
cũng đồng nghĩa chúng ta đã làm 1 điều mà chính quyền cộng sản độc tài
sợ nhất: chúng ta đã nói lớn lên tiếng nói của người Dân.
Nói lớn Ý nguyện của người Dân.
Tiếng nói, vũ khí của người Dân mà chính quyền cộng sản đã cố công giải giới,
tước đoạt, tịch thu, cưỡng chế ngay từ ngày họ cướp được quyền.
Tiếng nói, vũ khí lợi hại nhất của Dân
mà các chính quyền cộng sản không có chiêu đối phó.
Hành trình đến Tự do của dân ta chỉ mới khởi đầu.
Đây là bước 1.
08.07.2012: Biểu tình phản đối Trung Quốc lần 2
08.07.2012: Biểu tình phản đối Trung Quốc lần 2
Danlambao
- Thêm một lần nữa, cuộc xuống đường lần 2 tại Hà Nội đã gửi đi thông
điệp rõ ràng, dứt khoát của nhân dân Việt Nam trước kẻ thù phương Bắc.
Cuộc biểu tình kết thúc với những tiếng hô vang dội thể hiện tinh thần
đoàn kết, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc.
Lúc 10h50: Đoàn biểu tình
đang biểu dương lực lượng tại tượng đài Lý Thái Tổ, cùng hô vang những
khẩu hiệu thể hiển quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước và hát vang những
bài ca ái quốc.
Video : Xuống đường phản đối Trung Quốc tại Hà Nội (7/8/2012)
Lúc 10h25: Đoàn biểu tình
đang đi đến đường Hai Bà Trưng, gần Tòa án Hà Nội, hướng về phía Bờ Hồ.
Nhìn chung, cuộc biểu tình tại Hà Nội đến lúc này chưa xảy ra sự cố nào
đáng tiếc, mặc dù trước đó lực lượng công an được huy động hùng hậu, an
ninh thắt chặt.
Tại Vũng Tàu, chị Bùi Thị Minh Hằng vẫn kiên trì bày tỏ lòng yêu nước trước sự theo dõi gắt gao của lực lượng CA dày đặc
Lúc 10h00: Khu vực chung quanh Đại sứ quán TQ bị chốt chặn bởi hàng rào sắt và lực lượng công an đông đảo, đoàn biểu tình đang tuần hành về phía Bờ Hồ.
Rời hàng ngũ nhân dân để bảo vệ dinh thái thú Tàu - Đoàn Thanh Niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh làm gì trong thời khắc Tổ Quốc lâm nguy? (Ảnh:
Facebook Vỹ Nguyễn)
Mọi ngả đường chung quanh ĐSQ Trung Quốc đều bị chốt chặn
Lúc 09h30: Lượng người biểu tình mỗi lúc một đông thêm với khí
thế áp đảo đang tiến về Đại sứ quán Trung Quốc. Những bước chân mạnh mẽ
cùng những tiếng hô vang dậy thể hiện quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc, giữ gìn
Biển đảo quê hương...
Lúc 09h20: Đoàn biểu tình đang tiến về Quang Trung - Tràng Thi.
Lúc 09h10: Đoàn biểu tình lên tới hàng trăm người đang tuần hành,
vừa đi vừa giơ cao những biểu ngữ có nội dung phản đối Trung Quốc xâm
lược, kêu gọi lòng yêu nước...
Lúc 08h46: Trước cửa nhà hát Lớn Hà Nội, ước tính hàng trăm người biểu tình đã bắt đầu tập hợp lại với nhau. Phía an ninh đang yêu cầu đoàn người giải tán. Theo mô tả, "công an cực kỳ đông".
Trong đoàn biểu tình trước Nhà Hát Lớn có bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư
Lê Quốc Quân, bà Lê Hiền Đức... và rất đông bà con nông dân các nơi đổ
về.
Cách đó không xa, theo ghi nhận thì cũng có một nhóm khác khoảng 100
thanh thiếu niên đang tuần hành bảo vệ môi trường. Có lẽ đây là một sự
trùng hợp?
*
Hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình
chống Trung Quốc xâm lược được lan truyền trên các mạng xã hội nhiều
ngày qua, sáng nay, 8/7/2012, người dân Hà Nội tiếp tục xuống đường bày
tỏ lòng yêu nước, đồng thời phản đối những hành vi ngang ngược của Trung
Quốc trên Biển Đông.
Đây là cuộc biểu tình lần thứ hai
liên tiếp tại Hà Nội diễn ra trong năm nay, tiếp theo sau cuộc xuống
đường vào chủ nhật tuần trước, 1/7/2012.
Không giống như chủ nhật tuần trước, thời tiết Hà Nội sáng nay mát mẻ, bầu trời quang đãng.
Khu vực vườn hoa Lê Nin
Công an chìm nổi trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ
Theo ghi nhận trước giờ biểu tình, khu vực Đại sứ quán Trung Quốc có
khoảng 50 công an mặc sắc phục, dân phòng và thường phục. Phía tượng đài
Lý Thái Tổ cũng có một lượng lớn công an chìm nổi. Các giao lộ quanh Bờ
Hồ đều có bóng dáng lực lượng an ninh cắm chốt.
Phía sau tượng đài Lý Thái Tổ, một chiếc xe bus cũng xuất hiện và đậu sẵn một cách bất thường.
Tại Vũng Tàu, bất chấp tình trạng đang bị công an theo dõi dày đặc, chị
Bùi Thị Minh Hằng vẫn công khai thể hiện lòng yêu nước bằng cách treo
những biểu ngữ kích cỡ lớn có nội dung bảo vệ chủ quyền ngay trước cửa
nhà.
Từ Vũng Tàu, chị Bùi Thị Minh Hằng tự tay treo biểu ngữ trước cổng ngôi nhà 106, Lê Hồng Phong
* Mọi diễn biến về cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần 2 sẽ liên tục cập nhật tại Danlambao, mời bạn đọc bấm F5 để theo dõi những thông tin mới nhất.
Về đâu hỡi - Phong trào Con đường Việt Nam
Về đâu hỡi - Phong trào Con đường Việt Nam
Ra đời trong bối cảnh phong trào dân chủ Việt Nam bị Cộng sản đàn áp mạnh, đặc biệt hàng loạt blogger bị bắt, xử tù. Sự xuất hiện của Phong trào Con đường Việt Nam như một “quả bom tấn” nổ giữa thành trì Cộng sản, nhiều người hài hước ví von, chỉ ai đó có “gan trời” mới dám công khai chống chính quyền thời điểm này, trừ khi…càng đặc biệt hơn tác giả của phong trào là Lê Thăng Long một trong ba nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định, Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức bị cộng sản bắt hơn 03 năm về trước. Lê Công Định thì đã rõ, anh là một luật sư từng bảo vệ thân chủ là những người bất đồng chính kiến, còn Lê Thanh Long và Trần Huỳnh Duy Thức đến trước khi bị bắt chỉ là hai doanh nhân.
Lê Thăng Long ra tù mang theo sứ mệnh quan trọng, do đó chỉ ít ngày trở lại với thế giới tự do anh đã thay mặt Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức công khai Phong trào Con đường Việt Nam, đồng thời kêu gọi mọi giai tầng trong xã hội cùng góp sức xây dựng Phong trào Con đường Việt Nam hoàn thành sứ mệnh với dân tộc. Chính vì lời kêu gọi (mời tham dự) mà anh phải hứng chịu bao lời thị phi của chính những người mà anh từng đặt hy vọng. Tại sao như vậy, một người có tấm lòng với dân tộc, muốn xây dựng Việt Nam ngày càng hùng mạnh, để một ngày nào đó hóa rồng như cái tên cha mẹ từng hy vọng ở anh (Long), chưa đến ngày vinh danh đã hứng chịu hậu quả (bị “ném đá”). Phải chăng Lê Thăng Long quá “ngây thơ”, cứ tưởng có tấm lòng đối với dân tộc, có ý cầu thị, muốn kêu gọi mọi giai tầng trong xã hội đoàn kết, mẫu chốt là ở danh sách mời tham gia, chính cái “giai tầng” hơn 200 cá nhân với thành phần đa dạng, xuất thân khác nhau, có kẻ suốt ngày chửi thề không đội trời chung với Cộng sản, lời lẽ hằn học (Châu Xuân Nguyễn ở Úc), còn nhiều người là những nhân sỹ trí thức lớn, phần lớn họ thành danh trong chế độ cộng sản (bà Nguyễn Thị Bình), trong chiến tranh giữa họ và một bộ phận kẻ chống Cộng ở hai chiến tuyến, thì làm sao có thể “ngồi cùng mâm” (mâu thuẫn đối kháng). Quan trọng hơn, bản thân anh có nhiều ẩn số, chẳng hạn như được giảm án, đặc xá…kèm theo giải trình không mấy thuyết phục càng làm mọi người đặt dấu hỏi, bất chấp tấm lòng của anh có rộng lớn bao la đến đâu.
Số phận Phong trào Con đường Việt Nam sẽ đi đâu, về đâu? chưa thể có câu trả lời chính xác, nhưng có điều chắc chắn là “Con đường” sẽ gặp nhiều gian truân, gian truân ngay từ lúc “thai nghén” cho đến khi “khai sinh”, “đứa con” phải chịu … thì không thể phát triển bình thường.
Lê Thanh Long là doanh nhân, hơn ai hết anh thấm thía câu “thương trường là chiến trường”, xin bổ sung thêm câu “chính trường cũng là chiến trường”, để anh thấy được sự khắc nghiệt của thời cuộc.
Hoa Kỳ, cuối tháng 6/2012
Hoàng Huy
Ra đời trong bối cảnh phong trào dân chủ Việt Nam bị Cộng sản đàn áp mạnh, đặc biệt hàng loạt blogger bị bắt, xử tù. Sự xuất hiện của Phong trào Con đường Việt Nam như một “quả bom tấn” nổ giữa thành trì Cộng sản, nhiều người hài hước ví von, chỉ ai đó có “gan trời” mới dám công khai chống chính quyền thời điểm này, trừ khi…càng đặc biệt hơn tác giả của phong trào là Lê Thăng Long một trong ba nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định, Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức bị cộng sản bắt hơn 03 năm về trước. Lê Công Định thì đã rõ, anh là một luật sư từng bảo vệ thân chủ là những người bất đồng chính kiến, còn Lê Thanh Long và Trần Huỳnh Duy Thức đến trước khi bị bắt chỉ là hai doanh nhân.
Lê Thăng Long ra tù mang theo sứ mệnh quan trọng, do đó chỉ ít ngày trở lại với thế giới tự do anh đã thay mặt Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức công khai Phong trào Con đường Việt Nam, đồng thời kêu gọi mọi giai tầng trong xã hội cùng góp sức xây dựng Phong trào Con đường Việt Nam hoàn thành sứ mệnh với dân tộc. Chính vì lời kêu gọi (mời tham dự) mà anh phải hứng chịu bao lời thị phi của chính những người mà anh từng đặt hy vọng. Tại sao như vậy, một người có tấm lòng với dân tộc, muốn xây dựng Việt Nam ngày càng hùng mạnh, để một ngày nào đó hóa rồng như cái tên cha mẹ từng hy vọng ở anh (Long), chưa đến ngày vinh danh đã hứng chịu hậu quả (bị “ném đá”). Phải chăng Lê Thăng Long quá “ngây thơ”, cứ tưởng có tấm lòng đối với dân tộc, có ý cầu thị, muốn kêu gọi mọi giai tầng trong xã hội đoàn kết, mẫu chốt là ở danh sách mời tham gia, chính cái “giai tầng” hơn 200 cá nhân với thành phần đa dạng, xuất thân khác nhau, có kẻ suốt ngày chửi thề không đội trời chung với Cộng sản, lời lẽ hằn học (Châu Xuân Nguyễn ở Úc), còn nhiều người là những nhân sỹ trí thức lớn, phần lớn họ thành danh trong chế độ cộng sản (bà Nguyễn Thị Bình), trong chiến tranh giữa họ và một bộ phận kẻ chống Cộng ở hai chiến tuyến, thì làm sao có thể “ngồi cùng mâm” (mâu thuẫn đối kháng). Quan trọng hơn, bản thân anh có nhiều ẩn số, chẳng hạn như được giảm án, đặc xá…kèm theo giải trình không mấy thuyết phục càng làm mọi người đặt dấu hỏi, bất chấp tấm lòng của anh có rộng lớn bao la đến đâu.
Số phận Phong trào Con đường Việt Nam sẽ đi đâu, về đâu? chưa thể có câu trả lời chính xác, nhưng có điều chắc chắn là “Con đường” sẽ gặp nhiều gian truân, gian truân ngay từ lúc “thai nghén” cho đến khi “khai sinh”, “đứa con” phải chịu … thì không thể phát triển bình thường.
Lê Thanh Long là doanh nhân, hơn ai hết anh thấm thía câu “thương trường là chiến trường”, xin bổ sung thêm câu “chính trường cũng là chiến trường”, để anh thấy được sự khắc nghiệt của thời cuộc.
Hoa Kỳ, cuối tháng 6/2012
Hoàng Huy
Subscribe to:
Posts (Atom)