Tuesday, July 10, 2012

BIỂN CHẾT - DEAD SEA



http://baomai.blogspot.com/
BaoMai
Mất hơn 10 giờ bay đêm từ Bangkok (Thái Lan), rạng sáng, chiếc Boeing 747 chở hơn 400 hành khách mới hạ cánh xuống sân bay Ben Gurion ở Tel Aviv (Israel) bên bờ Địa Trung Hải. Anh Chali, hướng dẫn viên du lịch thuộc công ty Sharon Tours nói: “Cả ngày hôm nay chúng ta dành cho biển Chết. Các bạn sẽ được tắm ở một nơi mặn nhất thế giới và là nơi thấp nhất trên bề mặt trái đất, âm 400m so với mặt biển. Không cần phao, mọi người vẫn nổi trên Biển Chết”.
Vượt bao đồi núi khô cằn, gần trưa mới đi ngang qua thánh địa Jerusalem để bắt đầu “đổ dốc” vào lòng Biển Chết.
Độ mặn của muối và khoáng chất đặc biệt nơi đây có công dụng chữa bệnh nổi tiếng.

>
Trong nước có chứa hơn 35 loại khoáng chất khác nhau cần thiết cho sức khỏe và chăm sóc da toàn thân bao gồm Magiê, Canxi, Kali, Brôm, Lưu huỳnh và Iodine. Tất cả có tác dụng giảm đau, chữa trị hiệu quả các bệnh thấp khớp, vẩy nến, nhức đầu, đau chân, nuôi dưỡng và làm mềm da.
Biển Chết dài 76km, chỗ rộng nhất tới 18km và chỗ sâu nhất là 400m. Bề mặt Biển Chết nằm ở 4175m dưới mực nước biển nên là điểm thấp nhất của bề mặt trái đất.
Chỉ cần dang thẳng tay chân, ngẩng cổ lên để tránh nước mặn vào mắt, thì đã như cái bong bóng nổi phình trên mặt biển.
Biển Chết đúng là một nơi du lịch tuyệt vời lỡ có sảy chân người ta cũng không bị chết chìm mà nổi bồng bềnh trên mặt nước một cách tự nhiên.
Mỗi năm, hàng trăm du khách đổ xô đến Biển Chết để được thả nổi cơ thể mình trên mặt nước. Điểm thấp nhất trên trái đất này luôn là nơi hấp dẫn du khách nhất.
Biển Chết còn được gọi là” Biển Muối”, khu vực chứa nước bị vây kín này có thể được xem là một hồ nước muối có độ mặn cao nhất trên thế giới. Biển Chết nằm giữa biên giới 3 nước Israel, Palestine và nằm sâu trong thung lũng Jordan, cách thành phố Amman khoảng 55 km về phía Đông.
Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m.. Đây là một trong những khu nghỉ dưỡng sức khỏe đầu tiên trên thế giới, người ta sử dụng muối và khoáng chất từ Biển Chết để làm ra mỹ phẩm và các gói thảo dược tiêu thụ trên toàn thế giới. Từ xa xưa người ta đã biết khai thác nguồn muối và khoáng chất tại Biển Chết này để làm ra nhiều sản phẩm khác nhau, đặc biệt là kem để ướp xác ở Ai Cập. Như tên gọi của nó, Biển Chết không có một loài sinh vật nào có thể tồn tại được cả vì độ mặn rất cao. Độ mặn của muối và khoáng chất đặc hữu nơi đây có công dụng chữa bệnh nổi tiếng. Biển chết có nồng độ mặn là 38% trong khi đó độ mặn của nước biển ở các đại dương trên thế giới bình thường vào khoảng 2,5%. Chính vì hàm lượng muối trong biển rất cao nên sức đẩy của nước rất lớn. Lỡ có sảy chân người ta cũng không bị chết chìm mà nổi bồng bềnh trên mặt nước một cách tự nhiên, bơi lội ở đây cũng thật sự độc đáo không thể bỏ qua. Đây là nơi có một không hai trên thế giới mà bạn có thể thả mình trên mặt dưới để đọc một tờ báo.
Biển Chết mang không khí khô, giàu oxy mà không có bất kỳ một sự ô nhiễm môi trường nào, nhiệt độ tương đối cao ngay cả mùa đông cũng không thuyên giảm. Thực tế là các tia cực tím có hại được lọc một cách tự nhiên. Vì vậy bạn vẫn có thể tắm nắng mà không lo sợ bị cháy nắng. Vùng nước chữa bệnh tự nhiên nằm dọc theo bờ biển kết hợp với lớp bùn đen ở bên dưới là liệu pháp điều trị sức khỏe và vẻ đẹp lý tưởng. Ngoài ra khu bảo tồn thiên nhiên và sự đa dạng của khu vực danh lam thắng cảnh mang lại một sự kết hợp độc đáo cho khung cảnh. Những ốc đảo sa mạc khô cằn bên cạnh những hồ bơi và thác nước đông đúc với hệ động thực vật. Các di tích lịch sử của khu vực là một trong những nơi nổi tiếng thế giới cụ thể như Massada, Jericho, Ein Gedi, các pháo đài La Mã và các pháo đài ở sa mạc Judea.
Massada- Pháo đài của người Do Thái nằm ở hướng tây Biển Chết
Dọc theo bờ biển là những tòa nhà cao tầng, quán bar, vũ trường … Sắc trắng của các tòa các pha trộn với màu vàng của cát, màu xanh nước biển tạo nên một vẻ đẹp rực rỡ.
Ven bờ biển còn có các đụn muối trắng hình thành từng cụm, nhô lên như những chiếc nấm trông rất đẹp. Đây là kết quả của nước biển bốc hơi trải qua nhiều năm.
Gọi là biển chết, vì trong lòng biển không có sinh vật nào sống nổi và biển không có lối nào thông ra các đại dương.
Mặc dù mang tên Biển Chết, nhưng nơi đây không chết bao giờ, luôn mang một sức sống mãnh liệt. Biển Chết tiếp đón hàng triệu lượt khách mỗi năm đến viếng thăm, nghỉ dưỡng và tắm biển với màn trình diễn thả nổi mình trên mặt nước.

Mời theo dõi và tránh xa: Độc Dược trong thực phẩm V.N (không biết thực hư ra sao...)



>
>
>
>



 



>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>

>
>



>

Ăn hủ tíu chay ở Sài Gòn trong mùa Phật Ðản


Trần Tiến Dũng/Người Việt

Có lẽ chỉ ở Sài Gòn-Chợ Lớn mới có cảnh bà con nhộn nhịp đi ăn các món chay trong ngày rằm hoặc ngày đại lễ của đạo Phật.

Người Sài Gòn bán hủ tíu chay. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Ngay cả với người không có đạo hoặc người chỉ thờ ông bà quanh năm không hề quan tâm đến chuyện ăn chay, nhưng hễ tới ngày rằm lớn là bị cuốn vào các tiệm đồ chay để tìm một tô hủ tíu thay đổi khẩu vị. Trong vô vố các món ăn chay, đủ khẩu vị Bắc-Trung-Nam, lại thêm Tàu, Nhật, Hàn, Ấn thì món hủ tíu chay là khiêm tốn nhưng lại đại chúng nhất.
Nếu bạn chen chân vô được tiệm ăn chay Thuyền Viên trên đường Nguyễn Văn Ðậu, giữa cảnh người ăn tại chỗ, người mua về nhà đông nghẹt thì chắc rằng món trước tiên bạn chọn phải là hủ tíu chay.
Tìm hiểu lý do vì sao món hủ tíu chay lại là món hàng đầu với người ăn chay Sài Gòn thì anh bạn nhậu, kiêm nhà thơ vỉa hè của chúng tôi nói. “Món đó dễ dằn bụng, đỡ xót ruột, chớ cơm chay nuốt khó trôi.” Nhưng hủ tíu chay đâu chỉ là món ăn để no trong ngày chay lạt, mà từ lâu món này đã trở thành một món để các tiệm ăn chay cạnh tranh tay nghề nhắm hút khách.
Trước ngày lễ Phật Ðản, chúng tôi ghé vô một xe bán hủ tíu chay trên đường Lãnh Binh Thăng, quận 11, làm một tô hủ tíu chay, lúc tính tiền “bị chặt” giá cắt cổ bèn phản ứng. “Trời, hủ tíu chay gì mà bán giá mắc hơn hủ tíu mặn.” Bà chủ quán người Hoa nói. “Hầy, nấu nước lèo bằng rau cỏ phải mắc mỏ hơn nấu thịt cá chớ.” Tất nhiên lập luận của bà bán hàng về chuyện rau cỏ mắc hơn thịt cá thì chỉ ai có tâm từ bị không sát sinh mới chấp nhận.
Nước lèo ở các tiệm hủ tíu chay Sài Gòn ngày nay phân biệt giữa nước lèo có sử dụng bột ngọt và không dùng bột ngọt. Nếu có dịp ngửi khói thơm và nếm thứ nước lèo được ninh hoàn toàn bằng các loại rau củ, mía lau... không dùng bột ngọt thì sẽ cảm nhận được chuyện vì sao món hủ tíu chay lại là món ăn tinh khiết.

Tô hủ tíu chay ở xóm Giá, quận 11, Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Nhiều chùa ở miệt Chợ Lớn, Gò Vấp, Bình Thạnh vẫn thường đãi Phật tử món hủ tíu chay trong ngày rằm lớn. Tô hủ tíu chay của các sư cô nấu thường rất giản dị nhưng đượm vị tinh khiết của rau củ nhờ cọng hủ tíu dai, vài lát đậu hủ, ít lá quế, ngò thơm.
Ăn chay trước tiên là dịp để thực hành giáo lý từ bi, không sát sanh của đức Phật và sau nữa là để tự mình an tâm mình. Ở một xứ thuần nông như Việt Nam, ngày rằm Âm lịch là ngày mà nhiều người tin rằng cây cỏ, rau củ tràn trề sinh lực, thế nên sẽ là thiếu sót nếu không xem chuyện ăn chay là dịp để khẩu vị của mình hòa cùng hương vị tinh nguyên của rau củ thế gian.
Nhưng ăn món hủ tíu chay ở các tiệm ăn thì lại khác. Như ở xóm Giá, quận 11, ở các tiện ăn chay Chợ Lớn... hủ tíu chay trong tô tại đây đẹp mắt và đa vị không thua gì một tô hủ tíu mặn. Trong tô hủ tíu chay không thiếu chả lụa chay, hoành thánh chay, tàu hủ ky, mì căn giòn, mì căn mềm, tương đen, tương đỏ, sa tế... những người thợ nấu ở đây muốn biến tô hủ tíu thành một loại hủ tíu thập cẩm chay để chiều ý thực khách.
Khi được hỏi vì sao tô hủ tíu lại váng nhiều dầu ăn và đủ thứ như vậy thì một bà bán ở xóm Giá cho biết. Khu này bán hủ tíu chay quanh năm, “dân ở đây quen miệng đòi vậy rồi”. Nhà báo N. Y., chuyên viết về món ăn có lần nói. “Các món ăn chay Sài Gòn thường không tự tin bằng ở tỉnh lẻ. Hủ tíu cũng vậy; phải thêm đủ thứ thậm chí pha chế cả các nguyên liệu tẩm mùi thịt, cá của món mặn.”

Một xe bán hủ tíu chay trong hẻm Chợ Lớn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Ở gần nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp có một tiệm chay bán món hủ tíu chay rất ngon, đặc điểm của tiệm này là có thêm một miếng bánh chiên có vị đậu xanh, khoai môn...
Tô hủ tíu chay ở cái tiệm nhỏ này làm người ta phát sinh một lý lẽ rằng, hủ tíu chay Sài Gòn, có khi, không nhằm phục vụ cho chuyện ăn chay mang ý nghĩa tôn giáo, mà đơn thuần là một món hủ tíu nấu bằng các loại đặc sản thực vật.
Nếu nhìn nhận từ cái lý này thì món hủ tíu chay Sài Gòn sẽ có cơ hội cập nhật phổ biến hơn với nhu cầu của đám đông muốn giảm bớt hoặc xa lánh thịt cá, bơ, trứng. Quả thật, nếu không phải làm công việc lao động quá nặng nhọc thì một tô hủ tíu chay cũng đủ tròn một bữa ăn, mà tô hủ tíu chay Sài Gòn lúc nào cũng phong phú mùi vị và lúc nào cũng dư khả năng khiến người ta quên thịt cá mà vẫn cảm thấy ngon lành.

Hồ Xuân Hương ô nhiễm trầm trọng


Nguyễn Ðạt/Người Việt

ÐÀ LẠT (NV) -Hồ Xuân Hương đang bị ô nhiễm ở mức trầm trọng; đây là một điều đáng buồn đối với người dân thành phố Ðà Lạt và mọi du khách, những người yêu mến thành phố cao nguyên này.


Một góc Hồ Xuân Hương hiện nay. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Trải rộng trên 30 héc-ta giữa thành phố, có thể thấy hồ Xuân Hương như trung tâm điểm vẻ đẹp của thành phố xứ hoa đào. Sau một thời gian dài bị rút cạn nước với lý do xây mới cây cầu để thay thế cầu Ông Ðạo; thì nay hồ Xuân Hương lại trở thành một cái túi khổng lồ, chứa mọi thứ nước thải ở thành phố đổ vào hồ.
Những thường xuyên đến nơi này, hoặc thỉnh thoảng câu cá ở hồ Xuân Hương nhận thấy, từ năm-sáu năm qua, hồ Xuân Hương đã xuất hiện tình trạng tảo thực vật dưới hồ; tảo dính mắc cần câu rất nặng mùi hôi thối; đó là dấu hiệu tảo độc phát sinh ở hồ Xuân Hương.
Anh Trần Hoàng Nguyên, làm việc ở Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Lâm Ðồng, cho biết cụ thể về tình trạng hồ Xuân Hương bị ô nhiễm trầm trọng: qua 20 mẫu quan trắc, có tới 18 mẫu vượt quy định của quy chuẩn từ 1.5 đến 6 lần cho phép!
Mọi người nhìn nước trong hồ Xuân Hương cũng thấy rõ nước hồ đục lờ; nhất là sau mỗi trận mưa, nước hồ một màu vàng quạch như hòa trộn với đất sét.
Nước ở hồ Xuân Hương là nước luân lưu. Từ thượng nguồn, cùng với tổng lưu vực của hồ trải rộng hàng ngàn héc-ta; nước đổ về thác Cam Ly; rồi các nguồn nước qua các vùng sản xuất nông nghiệp, các khu dân cư; sau đó hết thảy đổ vào hồ Xuân Hương.
Ai từng thăm thác Cam Ly, đều nhận thấy vệ sinh môi trường ở thắng cảnh này rất kém, nước màu xanh nhờ nhờ, đục lờ, và mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Như vậy, tất nhiên hồ Xuân Hương đã tiếp nhận nguồn nước thác Cam Ly ở lưu vực; thêm nhiều nguồn nước thải khác, đặc biệt là nguồn nước thải từ sân golf ở Ðồi Cù, liền sát phía trên hồ.


Nước Hồ Xuân Hương vàng quạch sau trận mưa. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)

Rồi nước thải trực tiếp xuống hồ Xuân Hương của nhà hàng Thanh Thủy và nhà hàng Thủy Tạ; nước thải từ các cống rãnh của khu dân cư đường Bùi Thị Xuân gần ngay phía trên con dốc phố dẫn xuống hồ; nước thải từ cống lớn bên cạnh công viên hoa thành phố; nước thải từ khách sạn Hương Trà, khách sạn Du Lịch Công Ðoàn, và một số khách sạn khác ở gần quanh hồ Xuân Hương.
Tính tổng cộng khả năng của nguồn ô nhiễm tiềm tàng ở lưu vực hồ Xuân Hương, theo anh Trần Hoàng Nguyên, có thể lên tới 300 tấn ni-tơ và 60 tấn phốt-pho/năm. Ðây là nguyên nhân chủ yếu để tảo độc phát triển mạnh ở hồ Xuân Hương từ mấy năm nay.
Anh Nguyên nói, “Theo tôi biết, khi thành lập Ðà Lạt, xây dựng thắng cảnh hồ Xuân Hương, các chuyên viên-kỹ sư người Pháp đã tính toán rất kỹ. Ðể tránh tình trạng nước hồ Xuân Hương bị ô nhiễm như hôm nay, họ đã cho xây dựng 4 cái hồ lắng xung quanh hồ Xuân Hương. Và ở cầu Ông Ðạo trước đây do người Pháp xây dựng, có van tự động điều hòa mực nước của hồ. Thế nên, khi chính quyền thành phố phá bỏ cây cầu ông Ðạo, làm cây cầu mới để thay thế, không thể nào có cái van tự động nữa. Bốn cái hồ lắng quá lâu ngày không được cải tạo, đó là một lý do đáng kể khiến nước hồ Xuân Hương bị ô nhiễm như hiện tại.”
Vào tháng 3, 2012, từng có hội thảo “Các giải pháp xử lý bền vững ô nhiễm hồ Xuân Hương” được tổ chức tại thành phố Ðà Lạt. Ðề xuất giải pháp trước mắt được đưa ra là, cần cải tạo để nâng cao công năng cho 4 hồ lắng của hồ Xuân Hương. Ðó là việc áp dụng công nghệ đất ngập nước kiến tạo. Nghĩa là, 4 hồ lắng xung quanh hồ Xuân Hương sẽ được cải tạo, xây dựng thành những khu đất ngập nước như trong môi trường tự nhiên; sau đó gây trồng các loại thực vật thủy sinh; 4 hồ lắng đó sẽ trở thành những trạm xử lý nước thải trước khi nước đổ vào hồ Xuân Hương.
Anh Trần Hoàng Nguyên nói với chúng tôi: “Ðó là đề xuất rất hay, giải pháp thực hiện theo công nghệ đất ngập nước kiến tạo, trước khi nước vào hồ Xuân Hương, của Thạc sĩ Nguyễn Trần Hương Giang, giảng viên Khoa Môi Trường, trường Ðại Học Ðà Lạt. Tuy nhiên trong hội thảo, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp ấy chưa đảm bảo để giải quyết vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm cho hồ Xuân Hương, khi không giải quyết được ô nhiễm của các nguồn nước từ thượng nguồn của hồ Xuân Hương.
“Và cả tổng lưu vực hồ Xuân Hương trải rộng hàng ngàn héc-ta, đồng thời sinh hoạt đời sống hằng ngày của mấy chục ngàn người quanh lưu vực hồ Xuân Hương; rồi những vùng sản xuất nông nghiệp ở lưu vực hồ Xuân Hương, với thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước hết ngày này qua tháng nọ. Thế nên, trước tình trạng hồ Xuân Hương bị ô nhiễm trầm trọng, theo tôi thấy, quả là vấn đề nan giải...”
Chúng tôi nhớ lời một nhà khoa học nói, cái tuyệt vời của Ðà Lạt là, nơi có khí hậu tốt nhất cho mọi người, hơn hết mọi nơi trong cả nước. Trong khi đó hồ Xuân Hương, ngoài một thắng cảnh đẹp đẽ và độc đáo, lại chính là nơi điều tiết khí hậu-sinh thái của thành phố. Bây giờ bản thân hồ Xuân Hương bị ô nhiễm trầm trọng, không khác nào một sai hỏng từ căn cốt, để điều tiết cho một thành phố tuyệt vời về khí hậu.

Người đồng tính đi tìm bản thân (Kỳ 1)


Kỳ 1: Tại sao mình lại khác lạ vậy?

Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER (NV).- Trước giờ người ta vẫn có nhiều câu chuyện nói về người đồng tính. Nhưng thế giới nội tâm của những con người này, cảm xúc của họ khi nhận ra mình không hoàn toàn là một người đàn ông bình thường; suy nghĩ của họ khi quyết định nói ra câu “Tôi là gay”; và quan trọng hơn hết, điều gì xảy ra khi gia đình, bố mẹ họ đón nhận tin này? Họ phải làm gì để giữ lại tình thân?


Luật Sư Thành Ngô (giữa), hiện là công tố viên quận hạt Santa Clara, làm đám cưới với bạn đời trong khoảng thời gian ngắn ngủi năm 2008 khi hôn nhân đồng tính là hợp pháp tại California. (Hình: Thành Ngô cung cấp)

Ðó là những điều thôi thúc tôi thực hiện loạt phóng sự gồm 3 kỳ này. Tôi muốn nghe câu chuyện của họ, những người đồng tính thành đạt và được nhiều người biết đến trong cộng đồng người Việt tại xứ sở này, qua tâm sự của Luật Sư Thành Ngô, công tố viên quận hạt Santa Clara, và một người không thể nêu tên thật của mình, vì lý do sẽ được nói ra ở trong bài. Tôi xin được đặt tên cho nhân vật này là An Nguyễn, một người đang làm công việc kiểm toán cho chính phủ tại thành phố Long Beach.

Cứ ngỡ điều khác lạ sẽ qua đi

“Vào tuổi dậy thì, tôi đã nhận ra mình có điều gì khác lạ, nhưng không hiểu tại sao lại như vậy.” Luật Sư Thành Ngô, sang Mỹ từ năm 1975, lúc 7 tuổi, hiện là biện lý của Santa Clara County ở miền Bắc California , mở đầu câu chuyện.
Thành nhớ là anh không dám chắc chắn rằng “mình là ai, mình là gì” khi lớn lên, nhưng vẫn cứ nghĩ “mình sẽ lớn lên một cách bình thường”. Như bao bạn bè cùng lứa, Thành Ngô cũng có những người bạn gái thân thiết từ năm học lớp 6, lớp 7, “cũng có khi thấy thích con gái” nhưng “càng lúc tôi càng nhìn ra là những mối quan hệ đó thiên về tình bạn hơn là tình yêu. Tôi lại nhận ra là có vẻ như mình thích con trai hơn”.
Trong khi đó, An Nguyễn từ nhỏ ở Sài Gòn đã bị bạn bè trêu chọc là “bóng” vì “họ thấy mình cũng dịu dàng điệu điệu, thích chơi với con gái, và không thích chơi đá banh hay những trò mạnh bạo của con trai”.
“Nhưng mình lại hoàn toàn không biết ‘gay’ là gì, cũng như chưa bao giờ biết chuyện hai đứa con trai mà thương nhau thì như thế nào. Nói chung là mình không biết gì về những chuyện đó hết.” An Nguyễn, sang Mỹ từ năm 19 tuổi, hiện làm việc cho chính phủ, kể về mình.
Mãi khi vào trung học, ở tuổi 15, 16, bắt đầu biết đi chơi, bắt đầu thấy lòng mình có những xao xuyến, những rung động của tình yêu thì cũng là lúc An nhận ra những tình cảm đầu đời đó không phải dành cho một người bạn khác phái như lẽ thường tình, mà là cho một đứa bạn trai cùng lớp.
An nhớ lại, “Lúc đó mình nhận ra là sao những lúc đi với đứa bạn trai này thì mình lại cảm thấy yên tâm, thấy vui lắm. Mình là đứa học giỏi, nó thì học dở, quậy phá, nhưng mỗi lần nó không hiểu bài mình giúp được nó thì mình cứ cảm thấy lâng lâng một niềm vui. Ngồi sau lưng xe bạn chở đi học, mình lại có những khoái cảm lâng lâng lạ lùng.”
“Nói chung là cảm giác của mình lạ lắm. Nhưng mình không hề biết rằng sẽ có chuyện hai đứa con trai yêu nhau. Rồi mình lại nhận ra là mình cũng có cảm giác ghen tuông nữa, khi nhìn thấy mấy đứa con gái bu quanh đứa bạn trai đó.” An Nguyễn tiếp tục mô tả về những thay đổi trong tình cảm, cảm xúc của chàng thanh niên ngày đó.
Tuy nhiên, theo lời An, khi “càng lúc càng nhận ra rõ ràng được sự xao xuyến, quyến luyến với người bạn cùng phái với mình” cũng là lúc An “kêu lên trong đầu, ‘Trời ơi sao lại như vầy nè?’”

Mình có phải là người đồng tính?

Luật Sư Thành kể tiếp, “Lúc học trung học, ba mẹ cứ nói chỉ nên tập trung học thôi, đừng có đi chơi, chuyện bạn bè bồ bịch hãy để sau này. Nên tôi nghĩ là những cảm xúc như vậy rồi cũng sẽ qua đi khi học xong trung học.”
Tự trấn an mình như thế, nhưng người con trai này, khi đó, càng lúc càng cảm nhận được sự khác biệt trong tình cảm, trong suy nghĩ, trong cảm xúc của mình, nhất là lúc anh bước chân vào đại học.
“Tôi bắt đầu suy nghĩ và kêu lên trong đầu trời ơi, tôi có phải là người đồng tính?” Thành kể lại.
Không dễ dàng chấp nhận sự thật này, phần vì “gia đình tôi là một gia đình Công Giáo, phần vì khi vào đại học, bạn bè cùng phòng cùng lớp bắt đầu nói chuyện về phụ nữ, về tình dục, nói về chuyện hẹn hò.” Thế là Thành cũng cố quen và yêu một cô gái để “chứng tỏ là mình không phải là đồng tính, mình là người bình thường”.
Tuy nhiên, “sau một thời gian quen nhau, tôi vẫn không thể nào gần gũi với cô ta được, tôi cảm thấy có điều gì đó không đúng.””
Giọng Thành đều đều kể.
Nếu như Thành Ngô muốn tìm một người bạn gái để như một cách chứng tỏ cho người ngoài biết mình là “người bình thường” thì An Nguyễn lại “không cố gắng trở thành một thằng con trai” mà chỉ thấy “lo sợ”. An nói:
“Mình thấy chuyện này không có bình thường, mình thấy rất là sợ, sợ hàng xóm dị nghị, sợ người ta cười, nên đi đứng cũng phải cẩn thận, phải cố gắng gồng mình lên để đừng cho ai nhận ra điều gì hết.”
Dù cảm thấy đó là “chuyện kỳ cục” nhưng An Nguyễn cho rằng lúc đó anh còn đang sống ở Việt Nam, tuy hàng xóm, bạn bè có chọc ghẹo là “bóng,” là “pê đê” nhưng “phim ảnh, báo chí, dư luận xã hội không nói gì về chuyện đó, không đả kích đó là chuyện tồi bại xấu xa nên mình chỉ thấy nó quá kỳ chứ không có mặc cảm tội lỗi như kiểu ở bên Mỹ.” Chính vì thế, “mình cảm thấy lo sợ nhiều hơn là hốt hoảng. Lo sợ chuyện này cuối cùng không sẽ không đi đến đâu. Lo sợ mình sẽ mất đi thằng bạn.”
Tâm trạng của Thành Ngô thì khác hẳn. Bởi vấn đề đồng tính đã được nói đến nhiều ở xứ sở này theo nhiều quan điểm khác nhau.
Năm thứ nhất ở đại học, dường như đầu óc Thành cứ bị chi phối bởi suy nghĩ “có phải mình là người đồng tính?”
Thành tâm sự, “Tôi nghĩ nhiều về chuyện đó, tôi không biết làm sao để giải quyết những chuyện như vậy. Tôi lại nghe người ta nói những người đồng tính là những người thích trẻ con, thích vuốt ve rờ rẫm chúng. Rồi tôi thấy có một số người công bố thân phận họ là người đồng tính cho những người khác biết, tôi lại nghĩ ‘tại sao phải làm như vậy?’”
Chìm đắm, dằn vặt trong những suy nghĩ rối bời như thế, chàng thanh niên 18, 19 tuổi Thành Ngô “chỉ thấy mình muốn chết, muốn buông xuôi hết tất cả”.
Còn An Nguyễn thì cứ hằng đêm khi cả nhà yên giấc, “mình ngồi trong mùng, ngó ra cửa sổ, cầu trời khấn Phật cho con được ở với thằng bạn con yêu, đừng để cho con mất nó”.

“Thưa cô, em là người đồng tính”

Năm học đầu trôi qua, đến năm thứ hai, những day dứt về chuyện “mình có phải là người đồng tính không?” lại xâm chiếm suy nghĩ của Thành Ngô.
Anh quyết định làm hẹn để nói chuyện với người cố vấn về vấn đề này ở trường đại học trong một tâm trạng hoang mang, đầy lo lắng.
Ngày đó, cách nay đã gần một phần tư thế kỷ, vậy mà khoảng khắc ấy vẫn cứ như còn rõ mồn một trong ký ức của Thành.
“Ở lần hẹn gặp đầu tiên, tôi không thể nói được gì hết trong vòng 5 phút đầu tiên. Bà cố vấn bảo, 'ok, em không cần phải nói gì hết, chỉ cần cho tôi biết lý do là tại sao em lại muốn đến đây.' Tôi nhớ tôi chỉ thốt lên được câu 'I think I'm a gay' nhưng mà tôi nói nhỏ đến nỗi bà không nghe được cả. Bà cố vấn hỏi tôi có thể nói lớn thêm một chút không.”
Thành nhớ anh đã phải phải dừng lại một chốc, lấy hết can đảm, rồi mới có thể nhắc lại điều anh muốn nói, “Thưa cô, em nghĩ em là một người đồng tính.”
“Bà cố vấn hỏi tại sao lại phải nghĩ như vậy? Cứ theo những câu hỏi của bà, tôi từ từ nói ra những gì mình nhận thấy, mình cảm nhận. Ðó là lần đầu tiên trong đời tôi nói về chuyện đồng tính.”
Cũng trong giây phút đó, Thành chợt nhớ ra rằng, anh từng viết nhật ký, ghi nhận lại những sự khác lạ nảy nở trong suy nghĩ, tình cảm của anh, nhưng chưa bao giờ anh dám dùng chữ “đồng tính” (gay) mà chỉ dám viết chữ “điều này” (this is).
Thành tiếp tục, “Nói chuyện với bà cố vấn, tôi cảm thấy sức nặng của áp lực là người đồng tính bấy lây nay bỗng nhẹ đi rất nhiều. Tôi nghĩ ồ thì ra nói ra được những điều đó thì cũng chẳng có gì ghê gớm xảy ra, trời vẫn trong xanh chứ không hề nổi cơn sấm sét.”
Theo lời khuyên của người cố vấn, Thành tham gia vào các nhóm, các câu lạc bộ dành cho người đồng tính để nói chuyện với họ. “Nói ra được những suy nghĩ đó, tôi cảm thấy thoải mái hơn, cảm thấy thì ra chuyện đó không có gì là khó khăn, trái đất vẫn quay và thế giới không hề sụp đổ. Tôi thấy đồng tính cũng không phải là điều gì ghê gớm, xấu xa như người ta đồn thổi. Mọi chuyện bắt đầu có vẻ ổn, không đến nỗi nào.”
Thành kể lại kinh nghiệm lần đầu anh bước chân vào một “gay club”:
“Mở cửa bước vào, tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy những người đồng tính đang tổ chức party, họ cùng nhảy với nhau, trong đó có những người rất đẹp trai, rất lịch lãm. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy điều này trong đời. Tôi cảm thấy mình như có thêm nghị lực, thêm sức mạnh tự tin vào chính mình.”
Cũng tại nơi đó, Thành Ngô tìm thấy niềm vui, tìm thấy sự thoải mái, thấy mình được sống, được bộc lộ toàn bộ con người mình, thấy rõ ràng mình không phải nghĩ tới chuyện cần phải có phụ nữ, “dù điều này nghe cũng có vẻ quái quái”. Thành kể tiếp.
Chính từ sự tự tin có được khi bước chân vào nơi này, Thành có can đảm một lá viết thư cho anh trai của mình đang học ở London để nói cho anh biết Thành là một người đồng tính.

“Nếu tôi là người đồng tính, bạn có còn chơi với tôi không?”

Nếu người cố vấn giáo dục ở trường đại học là người Thành Ngô thổ lộ thân phận đồng tính của mình, thì với An Nguyễn, người bạn trai mà An quý mến chính là người đầu tiên nghe An bộc bạch chuyện này.
An Nguyễn, người đàn ông có vóc dáng thanh mảnh, gương mặt sáng sủa, toát lên vẻ đẹp của sự tự tin và bản lĩnh, kể lại lần đầu tiên trong đời anh nói về thân phận “đồng tính” của mình.
Theo lời An, khoảng đầu năm học lớp 12, An nhận ra rằng An không thể nào có được người bạn mà mình quý mến như một người yêu được, bởi người bạn đó vẫn xem An như một đứa bạn trai bình thường.
“Mình nhất quyết phải quên nó đi, chỉ coi nó như là một đứa bạn thôi, vì nếu không mình sẽ rất là đau khổ khi mất nó”. Nghĩ vậy nên trong một lần nghe người bạn nói, “Ê, An, tụi bạn tao nói mày là ‘bóng lại cái’ đó. Mày muốn tao xử nó làm sao?” An quyết định nói với bạn, “Nếu tao là ‘bóng lại cái’ thì mày còn chơi với tao không?”
Giọng An chùng xuống.
Rồi từ từ kể lại thời khắc ấy.
“Nó hơi lặng đi. Có lẽ đó cũng là một cú sốc đối với nó. Bởi có thể nó nhìn thấy mình ẻo lả hơn những thằng bạn trai khác của nó nhưng nó lại không nghĩ là mình có thể nói một câu đường đột như vậy. Sau một hồi lặng đi, nó hỏi lại ‘Vậy là sao?’”
Mình nói, “‘Giả sử như tao không thương con gái mà thương con trai thì mày có chơi với tao không?’An lấy hết can đảm nói, tưởng nhẹ như không.
Mình nhớ mãi câu mà nó trả lời với mình khi ấy. Nó quay sang nhìn mình và nói, ‘Gì ghê vậy mậy!’”
An kể và bật cười sảng khoái.
Theo những gì còn ghi lại trong ký ức, An cho rằng cách hỏi của người bạn trai mà An yêu mến “không hề có ý miệt thị, khinh thường mà chỉ là một thái độ quá ư là ngạc nhiên thôi”.
“Mình nghĩ có lẽ đến lúc nhắm mắt qua đời mình vẫn không thể nào quên sự cảm kích của mình về thái độ và câu nói của người bạn đó. Bởi mình cứ nghĩ nó sẽ quay lại nhìn mình bằng cặp mắt ghê tởm gớm giếc hay cười nhạo mình. Nhưng đằng này nó biểu lộ một thái độ rất chân tình qua câu nói, ‘Gì ghê vậy mậy!’ Mình phá lên cười. Thế là tất cả dường như trở thành một câu chuyện đùa, không khiến ai cảm thấy có điều gì ngại ngần hết.” An kể lại bằng một giọng nói chứa đầy những yêu thương dành cho người bạn cũ.
Từ sau lần đó, theo lời An nói, “mỗi khi có chuyện gì mình cũng đều tâm sự với nó, nhưng có một điều mình không bao giờ nói cho nó biết là mình từng thương nó. Ðến tận bây giờ, nó vẫn là một trong hai người bạn thân nhất của mình.”

Kỳ 2: Bố mẹ ơi, con là người đồng tính


Người đồng tính tìm đến bản thân



Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER (NV) - Trong cuộc sống, nếu cha mẹ, gia đình luôn là chỗ dựa, là mái ấm, là nơi đứa con tìm kiếm sự bảo bọc, che chở, vỗ về trước những bất an, những trắc trở, những lúc sóng gió ập đến trong đời, thì riêng với chuyện công bố thân phận đồng tính, gia đình, cha mẹ, dường như lại là nơi đứa con khó mở miệng thốt nên lời nhất.

Thành Ngô (phải), công tố viên quận hạt Santa Clara, và mẹ, bà Rosalie Trần, cư ngụ tại Ontario, San Bernardino. (Hình: Thành Ngô cung cấp)

Bởi lẽ,
Chuyện được chấp nhận hay bị chối từ là điều những đứa con đồng tính không bao giờ có thể đoán trước được.
Có người mẹ, người cha đón nhận tin con mình là người đồng tính bằng tất cả sự cảm thông, yêu thương vô bờ, để từ lúc đó, đứa con có đủ niềm tin bước tiếp những bước đi vững chãi trong cuộc đời
Nhưng cũng có những vết thương mãi sâu xoáy trong lòng những người con đồng tính bắt đầu từ thời khắc ấy, bởi sự ghẻ lạnh của người đã sinh ra mình.
Tâm sự của Thành Ngô, luật sư biện lý của quận Santa Clara, và An Nguyễn, một người đang làm công việc kiểm toán cho chính phủ tại thành phố Long Beach giúp mọi người có thêm một góc nhìn về vấn đề này.
***

Trăn trở: tại sao phải nói với bố mẹ?

Thời gian mà Thành Ngô và An Nguyễn phải suy nghĩ, đắn đo trước khi quyết định công bố thân phận đồng tính của mình ra cho cha mẹ biết không thể tính bằng ngày, bằng tuần, bằng tháng mà phải tính bằng năm. “Mình mất gần hai năm với suy nghĩ trong đầu phải làm sao? phải làm sao?” là điều An Nguyễn cho biết khi anh quyết định “coming out” với cha mẹ.Và phải mất hơn 10 năm sau, bố mẹ An mới mở lời chấp nhận cuộc sống tương lai của đứa con duy nhất mà họ có.Lý do mà An thấy mình cần phải nói ra điều này cho bố mẹ biết là vì “thứ nhất thấy mình không chịu đựng được sự giấu diếm và dối trá. Lý do thứ hai là khi đó gia đình đang quyết định dọn ra thuê một apartment để ở, nên mình nghĩ là cần phải nói với bố mẹ để nếu ba mẹ không chấp nhận thì mình còn có thể dọn ra riêng luôn, chứ không thì sẽ rất khó.”
Với Thành Ngô, lý do anh thấy cần phải nói, là vì “tôi không muốn giấu gia đình, không muốn mọi người hỏi đến chuyện bao giờ mới chịu lấy vợ để sinh con đẻ cái.”
Thành Ngô may mắn hơn An Nguyễn ở chỗ anh có hai anh trai, có một em gái để có thêm sự lựa chọn nên nói với ai trước chuyện “tế nhị” này. Thành đã viết thư cho người anh trai kế đang học đại học ở England để tìm kiếm sự ủng hộ, đồng tình trước khi quyết định nói với song thân
“Dù rằng hai anh em khá thân với nhau, nhưng như các gia đình Việt Nam khác, chúng tôi không cảm thấy dễ dàng để nói cho nhau nghe về xu hướng tình dục, giới tính.” Nhưng Thành quyết định nói điều này với anh mình trước là bởi anh kế Thành là người được quý mến nhất và được xem là “sứ giả hòa bình” trong gia đình.Thành cảm thấy mình như có thêm sức mạnh tinh thần khi anh của Thành cho rằng “quả là tuyệt vời” khi biết Thành là “gay.” Có điều, Thành cũng khá bất ngờ khi biết tin anh trai Thành cũng là một người đồng tính!Trước đây, Thành cô đơn và lẻ loi bao nhiêu khi nhận ra mình hoàn toàn không giống như những người con trai khác, thì giờ đây, Thành cảm thấy có “đồng minh,” có người chia sẻ. Ðặc biệt, đó lại là người anh mà Thành rất ngưỡng mộ và yêu mến.
Sau khi nói chuyện với anh kế, Thành chuyển sang nói cho anh cả trong gia đình hay. Một lần nữa, Thành lại nhận được sự chia sẻ và cảm thông rất nhiều khi anh cả bảo, “Ðiều đó không là gì cả, cứ hãy là em, như em muốn.”
Tất cả có vẻ như rất sẵn sàng cho việc Thành Ngô nói cho cha mẹ biết mình không phải là một đứa con trai như họ hằng nghĩ.

“Con là 'gay'”

Theo tâm sự của An Nguyễn, anh đã phải suy nghĩ, đắn đo rất lâu trước khi nói chuyện với bố mẹ.
“Ðời sống ở đây làm cho mình suy nghĩ nhiều. Lúc bên Việt Nam, mình không quan tâm nhiều đến cha mẹ đâu, vì cha mẹ lo cho mình nhiều hơn. Nhưng khi sang đây, mình lại trở thành trụ cột cho gia đình, mình là con một trong nhà, mình phải lo mọi chuyện chứ. Mình tự đặt trên vai mình trọng trách phải chăm sóc cho bố mẹ. Chính vì cứ nghĩ những lời mình nói ra lỡ làm cho bố mẹ bị suy sụp tinh thần thì làm sao đây, cho nên áp lực đối với mình rất lớn, lớn vô cùng.”
Có lẽ đến tận bây giờ, bố mẹ An Nguyễn vẫn chưa hề biết rằng đứa con trai 21 tuổi của họ khi đó, đã biết suy nghĩ một cách chín chắn và đầy trách nhiệm như vậy đối với gia đình, đối với người đã sinh ra An.
Bởi vì,
Sau lần đầu tiên, cũng gần như là lần cuối cùng An giãi bày cùng bố mẹ về chuyện giới tính, An mang trong lòng một vết thương, một nỗi đau. Tuy không đớn đau cùng cực, nhưng nó cứ âm ỉ trong lòng, mênh mang một nỗi cô đơn lặng lẽ trong chính ngôi nhà của mình, với mẹ, với cha. Ðể từ đó, những chuyện riêng tư, An chôn chặt hết trong lòng. An nhớ lại ngày ấy. “Mình đã chuẩn bị tinh thần là tối đó đi làm về thì phải nói thôi chứ không thể kéo dài hơn được nữa.”
“Con có chuyện muốn thưa với bố mẹ.” An thu hết can đảm mở lời.
Bố hoàn toàn không biết chuyện gì, chỉ quay sang hỏi, “Có chuyện gì vậy con?”
Mẹ thì “vẫn giữ nguyên một thái độ tỉnh bơ như không hề có chuyện gì” nhưng An nghĩ rằng linh cảm của người mẹ đã cho mẹ biết trước điều An sẽ nói.
Giọng An Nguyễn tiếp tục kể trong một chiều hè vừa lấp ló:
“Mình lấy hết can đảm cất lên câu ‘Con là gay.’”
Chỉ nói được đúng một câu như vậy.
Và không còn biết điều gì nữa hết.
Mẹ vẫn đứng tỉnh bơ, như không có bất cứ chuyện gì xảy ra! Có thể mẹ cũng bị “sốc,” bị ngạc nhiên vì An dám nói ra điều mẹ từng nghĩ, nhưng mẹ không biểu lộ bất cứ điều gì cả.Còn bố nói một câu mà không bao giờ An ngờ tới, đó là, “Trời ơi! Tội nghiệp con tôi quá!”
Rồi cả nhà đều khóc.
Mạnh ai nấy khóc. Mỗi người ở một góc riêng. Mỗi người một tâm trạng riêng. Không ai nói với ai tiếng nào.

“Có phải con cũng là người đồng tính?”

Là câu hỏi mẹ Thành Ngô đã hỏi thẳng anh, chứ không chờ anh tự “công bố.”
Bởi lẽ, khi từ England trở về, anh trai kế của Thành đã nói ngay với cha mẹ và gia đình rằng anh ta là “gay” và “anh hoàn toàn không nhắc gì đến tôi hết.”
Thành nhớ lại.
Chuyện anh trai Thành là người đồng tính không hề làm cho cha mẹ anh bối rối hay có bất kỳ phản ứng gì.Thành kể, “Bố mẹ chỉ nghĩ anh ấy vừa từ London về nên có ý trêu chọc và muốn làm cho mọi người shocked thôi. Bố mẹ tôi cảm thấy không có gì là quan trọng, có vẻ như phớt lờ đi chuyện này.”
“Dù gia đình tôi theo đạo Công Giáo nhưng mẹ tôi không hề nguyền rủa anh tôi sẽ bị đày xuống địa ngục, mẹ chỉ nói ‘sao cũng được,’ chỉ cần cố gắng học hành, đừng để bị phân tâm bởi những điều khác.” Thành cho biết.
Thái độ này của bố mẹ không khiến cho Thành cảm thấy vui, mà trái lại càng khiến anh băn khoăn:
“Mẹ tôi nghĩ đó chỉ là một giai đoạn sẽ mau chóng trôi qua. Các con của bà sẽ lớn lên, sẽ có gia đình và sẽ sinh cho bà những đứa cháu dễ thương. Mẹ tôi nghĩ như vậy, nên không bao giờ bà la mắng, giận dữ gì cả. Như vậy tức là mẹ không hiểu điều anh trai tôi nói là gì, mẹ không hiểu ‘gay’ là gì hết.”
Thế là sau một chuyến đi xa trở về, Thành lại nói chuyện, lại giải thích với mẹ anh về chuyện giới tính của người anh trai, “Tôi nói với mẹ rằng đó không phải là một giai đoạn của cuộc đời. Thì mẹ tôi bảo sao cũng được, miễn là anh tôi sống vui vẻ là được.”
Một điều Thành không thể ngờ tới là bất ngờ mẹ anh lại bảo, “Sao con nói nhiều về chuyện đó, có phải con cũng là người đồng tính không?”
“Yes.” Thành trả lời.
Người mẹ và người con trai, cả hai, cùng im lặng.
Thành Ngô nhớ lại giây phút ấy, “Khi tôi nói ra điều đó, tôi cũng đồng thời nhận ra là mẹ biết rằng hai anh em tôi không hề đùa giỡn.”
Tuy nhiên, cũng như mọi lần, “mẹ tôi không cho đó là điều quan trọng, chỉ yêu cầu chúng tôi ráng học cho xong. Mẹ chỉ quan tâm đến chuyện làm sao chúng tôi có thể tốt nghiệp, có việc làm và có thể tồn tại trong đời. Vậy thôi.”

Phản ứng của cha mẹ

Nhắc lại chuyện “coming out” của các con trai mình, bà Rosalie Trần, 72 tuổi, mẹ của Thành Ngô, nói một cách hiền lành, “Khi nghe con nói như vậy thì cũng hơi buồn chứ! Nhất là khi nghe nó nói ‘con đâu có muốn như vậy đâu má,’ rồi nghe nó kể có lúc nó muốn tự vận nữa.”
Người mẹ này nhớ lại, “Lúc đó tôi nói với con tôi rằng đó chỉ là một giai đoạn của sự trưởng thành của con người, từ từ sẽ hết. Tôi nói như vậy là nói thật chứ không phải là nói trấn an chúng.”
Tuy nhiên, người phụ nữ đang sống tại thành phố Ontario, San Bernardino lại là người “rất cởi mở.”
Bà tâm sự, “Con tôi cũng đưa sách cho tôi đọc. Tôi biết chuyện này có từ lâu rồi. Tôi còn nhớ lúc đi học ở trường Gia Long, trong lớp có hai cô bạn cũng chơi với nhau, rồi ghen tuông, thấy họ có những cử chỉ lạ lắm. Nhưng tôi nghĩ thế này, chuyện đồng tính giống như chuyện trong phòng the. Có ai mở cửa phòng the người ta để mà nhìn vào mà hỏi đâu!”
Mang những tâm tình đó, người mẹ này đã chọn một thái độ yêu thương đối với con mình, “Nó sanh ra như vậy rồi thì mình phải chấp nhận thôi. Thương con là mình muốn con mình hạnh phúc, nhưng phải là hạnh phúc theo cách của con, chứ không phải theo cách của mình.”
“Trong nhà, nó là một đứa con ngoan. Ngoài xã hội nó là một công dân tốt. Vậy thì mình còn mong muốn gì hơn nữa?” Bà Rosalie nói thêm.

Người đồng tính tham gia diễn hành trên đại lộ Bolsa nhân dịp Tết Nguyên Ðán 2011. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Không chỉ vậy, yêu thương con, người mẹ này yêu thương luôn cả “người bạn đời” của con mình. Và có lẽ, Thành Ngô may mắn hơn nhiều người khi anh còn có thêm diễm phúc là cả hai gia đình có mối quan hệ thông gia như bao “gia đình bình thường” khác.
Trong khi đó, An Nguyễn đã gần như “sửng sốt” khi nghe những “gợi ý” từ bố mẹ sau khi anh nói ra giới tính của mình.
“Lúc nghe bố nói ‘Trời ơi! Tội nghiệp con tôi quá!’ mình khóc nhưng cũng cảm thấy có chút hy vọng mọi chuyện không đến nỗi nào. Tuy nhiên, qua một đêm, hình như bố mẹ bàn tính với nhau và nói những câu khiến mình sửng sốt.” An kể.
Một trong những bàn tính của bố mẹ An Nguyễn là “Con coi xem có đi tu được không?”
An ngỡ ngàng, “Mình nhận ra thì ra bố mẹ chỉ sợ mất mặt cho bố mẹ thôi, sợ mất mặt gia đình thôi, chứ không có quan tâm gì đến mình hết á! Mình giận quá nên không nói gì nữa.”
“Sự căng thẳng kéo dài gần một năm trời trong gia đình,” theo An, “không phải vì bố mẹ hất hủi hay nhục mạ mình” mà vì mâu thuẫn trong suy nghĩ, khi bố mẹ An cho rằng “đây là một căn bệnh.”

Lòng cha mẹ vẫn hãy còn khép với người đồng tính


WESTMINSTER (NV) - Nói ra được câu “Con là người đồng tính” với gia đình, với cha mẹ là điều không hề dễ dàng đối với bất cứ người nào ở trong hoàn cảnh này. Tuy nhiên, sau khi đã có đủ can đảm để nói ra điều đó, thì thái độ, cách hành xử, và những tình cảm kéo theo của người đồng tính đối với người đã sinh ra mình cũng không phải là một điều đơn giản.

Luật Sư Thành Ngô, hiện là công tố viên quận hạt Santa Clara, “Tôi cảm thấy cha mẹ mình cũng khá 'độc đáo' khi không làm áp lực lên chúng tôi như nhiều gia đình khác, không ép buộc chúng tôi phải có vợ có con.” (Hình: Thành Ngô cung cấp)

“Sống nề nếp, có trách nhiệm, đúng mực đâu ra đó” hay “cảm thấy mình mang lại cho cha mẹ thêm điều lo lắng” là những điều mà An Nguyễn và Thành Ngô, những người đồng tính, suy nghĩ và hành động.
Lắng nghe tâm sự của người biện lý Santa Clara County, Luật Sư Thành Ngô, và An Nguyễn, một người đồng tính đã được chúng tôi đổi tên vì những lý do sẽ nêu ra dưới đây, hiện là một kiểm toán viên của chính phủ, đang làm việc tại Long Beach, sẽ hiểu hơn về cách chúng ta đang cư xử với người đồng tính là như thế nào.
***

Không muốn cha mẹ khó xử

Sau khi nói ra vấn đề giới tính của mình, dù không nhận được sự cảm thông của bố mẹ qua việc họ cho đó là “một căn bệnh cần được chữa trị,” còn không thì nên “nghĩ đến chuyện đi tu,” nhưng An Nguyễn vẫn tiếp tục sống cùng song thân từ bấy đến nay, duy chỉ không bao giờ nhắc đến chuyện giới tính, cũng như An không bao giờ tâm sự bất cứ chuyện riêng tư gì của mình.
“Bố mình không nói gì về chuyện đó. Mẹ thì thỉnh thoảng coi phim hay show gì có nhắc đến người đồng tính thì hay nói những câu khiến mình khó chịu như 'đồ điên, đồ không ra gì hết trơn... '” An kể. Mỗi lần như vậy, An không tranh cãi với mẹ, chỉ đi về phòng, giam mình trong đó. Có điều, như An tâm sự:
“Có người nghĩ rằng khi nói cho gia đình biết rồi thì muốn làm gì làm, bồ bịch ra sao, dắt ai về nhà cũng được, không sợ gì nữa. Nhưng với mình thì ngược lại. Từ sau ngày đó, mình làm việc gì cũng đâu ra đó, đúng mực, để bố mẹ không có sự đánh giá sai lệch về lối sống của mình, để mọi người không thể coi thường mình được.”
Mãi cho đến gần đây, tức mười mấy năm sau khi An nói “con là gay,” bố mẹ An mới “thay đổi quan điểm để nói với mình một câu 'Bố mẹ trước sau gì cũng đi thôi, chỉ lo là để con ở lại một mình thì có được hạnh phúc hay không. Thành ra hãy tìm một người nào thương yêu lo lắng cho con để khi bố mẹ đi bố mẹ cũng yên tâm.'”
Dù muộn màng, nhưng An vẫn cảm thấy được an ủi rất nhiều, “Khi nghe như vậy, mình thấy thương bố mẹ mình nhiều hơn.”
Tuy nhiên, “dù bố mẹ có thương, có chấp nhận mình thì mình biết là cũng vì bố mẹ buộc lòng phải làm như vậy chứ bố mẹ không phải là người cởi mở. Chính vì vậy, mình cũng không muốn làm họ khó xử.”
Việc An Nguyễn không muốn nêu tên thật mình trong loạt phóng sự này cũng chính từ lý do này.
“Với cá nhân mình thì không có vấn đề gì hết. Nhưng còn thể diện của bố mẹ mình. Ông bà không muốn điều đó.” An nói một cách chân tình.Và cũng vì biết rằng “bố mẹ không phải là người cởi mở,” nên bất kỳ chuyện gì liên quan đến đời sống riêng tư, không bao giờ An tâm sự với bố mẹ mình cả, “chỉ ôm chặt trong lòng mà thôi.”

Không cảm thấy nhẹ nhõm sau khi “come out”

Không hề bị cha mẹ tạo một chút áp lực gì sau khi thừa nhận mình là người đồng tính, nhưng Thành Ngô, 44 tuổi, luật sư biện lý ở quận hạt Santa Clara, lại không cảm thấy đó là điều may mắn.
Anh bộc bạch, “Trái lại, tôi thấy như mình tạo thêm cho cha mẹ sự lo lắng vì họ thực sự không hiểu đồng tính là gì. Cha mẹ lo lắng chúng tôi sẽ bị người khác bắt nạt, hay lo lắng không biết có phải do sự chia tay của tôi với người bạn gái ngày xưa mà khiến tôi trở thành như thế hay không. Nói chung là tôi không hoàn toàn cảm thấy nhẹ nhõm, cho dù cha mẹ không phản đối gì hết.”
Tuy nhiên, Thành cũng nhận ra là mình “hạnh phúc hơn rất nhiều so với những người bạn Châu Á khác đã không thể nói với cha mẹ được điều đó, dù họ toàn là bác sĩ, luật sư, là những người thành đạt trong xã hội nhưng cuộc sống của họ không hề có niềm vui, không có hoàn hảo.”
“Tôi cảm thấy cha mẹ mình cũng khá 'độc đáo' khi không làm áp lực lên chúng tôi như nhiều gia đình khác, không ép buộc chúng tôi phải có vợ có con. Thực ra, tôi cũng cảm thấy sợ khi thú nhận điều này với cha mẹ. Bởi vì ở tuổi đó, gia đình là quan trọng nhất, là hơn hết mọi thứ. Tôi sợ nhưng tôi biết cha mẹ sẽ không từ bỏ tôi, vì tất cả mọi việc họ làm là đều vì chúng tôi, cho chúng tôi.” Thành chia sẻ.
Từ kinh nghiệm của bản thân, kinh nghiệm của người bạn đời, Luật Sư Thành Ngô nói thêm:
“Khi tuyên bố mình là người đồng tính, mình cũng như gia đình có thể khóc, có thể bị 'hurt'. Nhưng hãy cho mọi người thêm thời gian để chấp nhận sự thật. Bởi vì ngay cả bản thân mình tôi cũng từng phải tìm hiểu đồng tính là như thế nào, cũng phải có thời gian để đối diện với sự thật. Thế cho nên gia đình mình cũng cần có thời gian để hiểu như vậy. Rồi từ từ mọi chuyện sẽ tốt hơn.”

Hạnh phúc của người đồng tính

Cho dù quan điểm của bố mẹ và An Nguyễn khác nhau hoàn toàn về vấn đề đồng tính, dẫn đến sự căng thẳng kéo dài hơn cả một năm trong gia đình, nhưng An vẫn sống cùng ba mẹ dưới một mái nhà.
“Ðến giờ mình vẫn ở chung với bố mẹ. Dù là gì đi nữa mình vẫn là người con có trách nhiệm. Mình nghĩ gia đình sang đây chỉ có ba người với nhau, mình ra riêng lo cho tương lai của mình thì dễ dàng quá. Nhưng còn bố mẹ mình tuổi đã về chiều rồi thì ai lo?”
Dằn vặt giữa hai suy nghĩ đó, cuối cùng, An nhận ra rằng:
“Tuy mình muốn sống đời sống tự do, nhưng mình chỉ có một bố và một mẹ mà thôi. Cho nên mình quyết định sống chung cả đời với bố mẹ, để chăm sóc cho bố mẹ.”
“Nếu gọi đó là một cách đền bù cho bố mẹ vì ông bà không có cháu nội cũng không có con dâu, thì đó là điều mình nghĩ mình phải làm.” Bố mẹ An đã có bao giờ nghe những lời này?
Bà Rosalie Trần, mẹ của Thành Ngô, hiện đang sống tại Ontario, San Bernardino, lại nhìn vấn đề đồng tính của con mình một cách giản dị, “Nó là con mình, trước sau gì nó cũng là con mình. Mình cần phải chứng tỏ sự ủng hộ của mình đối với con. Chỉ cần nhìn con hạnh phúc là tôi vui rồi.”
“Là cha mẹ, mình muốn điều gì ở con mình? Cứ tự hỏi mình muốn con mình suốt đời phải đeo mặt nạ hay được sống hạnh phúc đúng con người của nó?” Người mẹ 72 tuổi này nêu câu hỏi chung cho những bậc cha mẹ có con là người đồng tính.
“Hạnh phúc của một người đồng tính là gì?” Thành Ngô cho biết:
“Hạnh phúc của chúng tôi cũng chỉ là một gia đình bình thường sống trong một khu phố bình thường. Sau giờ làm ở sở về thì cũng cùng nhau ăn cơm, sinh hoạt, chuyện trò. Thỉnh thoảng có bạn bè đến nhà chơi. Ðồng tính không ảnh hưởng gì hết đến cuộc sống cũng như công việc hiện tại của tôi.”
Với An Nguyễn, anh hoàn toàn tin vào “duyên số” trong việc chọn một người bạn đời cho mình, “Thực sự thì trong suốt bao năm trời bên đây mình cũng quen, cũng cặp bồ người này người kia mà chẳng có khi nào đi tới đâu cả. Mình chưa bao giờ phải ở trong tình thế phải quyết định cuộc tình một cách nghiêm túc. Không biết có phải vì trong tiềm thức của mình lúc nào cũng tìm cái cớ gì đó cho mối quan hệ đừng có đi đến chỗ đó hay không thì mình không biết, để mình vẫn còn có thể ở chung với bố mẹ.”

Những người đồng tính diễn hành trên đường phố Bolsa chào mừng Tết Nguyên Ðán 2011. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Một thoáng im lặng, An nói tiếp:
“Có một điều như thế này, khi thấy những người xung quanh mình có đôi có cặp, họ phải đối diện với những tủn mủn của đời sống có vợ có chồng, có con có cái, có những giận hờn, trách móc, gây gổ, 'sao anh không đi đón con,' 'sao em chưa nấu cơm'... mình cứ ngồi nhìn rồi nghĩ đó là phước phần của người ta mà người ta không biết.”
“Ước gì mình cũng có được cái phước phần như vậy.” An ao ước.
Tuy nhiên, An Nguyễn cũng rất bình thản trong cuộc sống hiện tại:
“Nếu nhìn về mặt tiêu cực thì mình thấy mình bất hạnh quá. Nhưng nếu nhìn về mặt tích cực thì mình thấy nó dạy cho mình biết trân trọng những hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc sống mà mình đang có.”
Tháng Sáu, trời muộn tắt nắng. An vẫn hướng về ngôi nhà có mẹ có bố đang chờ An trong bữa cơm chiều. Trong sâu thẳm, hình ảnh một ngôi nhà 'duplex,' một bên có bố có mẹ, một bên An có người cùng mình chia sẻ những buồn vui trong cái gọi là “hạnh phúc gia đình” vẫn thấp thoáng, mông lung.

Gặp những người lãnh trợ cấp thất nghiệp ở Sài Gòn


Văn Lang/Người Việt

Một ngày cuối tháng 5, chúng tôi tới địa chỉ 153 đường XVNT, gần ngã tư Hàng Xanh, đây là địa điểm giới thiệu việc làm và chi trả trợ cấp cho những người thất nghiệp tại Sài Gòn.

Trước văn phòng bảo hiểm thất nghiệp ở Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Chúng tôi ngạc nhiên vì lượng người đi làm thủ tục rất đông mà hầu hết là giới trẻ. Hỏi thăm, một cô gái cho chúng tôi biết là chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam mới chỉ được bắt đầu từ ngày mùng 01 tháng 01 năm 2009, do vậy người lãnh trợ cấp thất nghiệp “thâm niên” mấy cũng không vượt quá 3 năm.
Hỏi thêm, cô gái cho chúng tôi biết cô tên D, quê ngoài Quảng Ngãi, là nhân viên bán hàng cho một siêu thị, đã có gần 3 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp, nay cô nghỉ việc thì cô được lãnh 60% lương tháng căn bản của 3 tháng. Còn những người đóng trên 3 năm thì được lãnh 60% của 6 tháng lương, còn hai mức nữa là trên 72 tháng và trên 144 tháng, nhưng hiện nay hai mức này thuộc thì... tương lai.
Cô D cũng cho chúng tôi biết là tất cả người lao động có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên thì đều tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, theo hình thức người lao động đóng 1% lương căn bản của mình, doanh nghiệp sử dụng lao động đóng 1% trên lương của người lao động và nhà nước hỗ trợ 1% cho quỹ thất nghiệp, tổng cộng là 3% trên mức lương căn bản của người lao động.
Như vậy đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít, dựa trên chỉ số lương căn bản, như lương chính của cô chỉ có 2 triệu một tháng.
Chúng tôi thắc mắc là sao cô D có vẻ “rành” về luật dữ vậy? Cô mỉm cười cho chúng tôi biết là trước khi nghỉ việc cô đã đăng ký thi vô trường cao đẳng chuyên ngành kế toán, và luật lao động là một phần bắt buộc trong chương trình học của cô.
Hỏi thăm, là sau này ra trường cô D ở lại Sài Gòn tìm việc hay trở về quê ? Cô D cho biết là nhà cô cách khu công nghiệp Dung Quất có 8 cây số, nếu mà xin được việc ở đây, gần nhà thì không gì bằng. Nhưng cô cho biết là “không hy vọng” vì hoặc phải có tiền, hoặc “con ông, cháu cha” chứ “thấp cổ, bé miệng” như cô thì Sài Gòn vẫn là thiên đường tìm việc cho giới trẻ.
Chúng tôi chỉ căn phòng đầy những người trẻ tuổi đi làm thủ tục lãnh trợ cấp thất nghiệp tỏ ý không tin, cô D cười ngất, cho biết:”Thực ra tuổi trẻ thích bay nhảy, đổi công việc là lẽ thường, trong khi chờ việc mới họ đi lãnh trợ cấp thất nghiệp, coi như tiền của mình thì mình lấy lại.”
Chúng tôi “tròn mắt” tưởng là những người đã đi tìm việc làm mới mà không được thì mới được lãnh trợ cấp thất nghiệp chứ? Cô D cho biết, luật ở Việt Nam là có quyết định thôi việc, trong vòng 7 ngày đem nộp cho bảo hiểm thất nghiệp cùng với sổ bảo hiểm xã hội, họ xét duyệt thấy đã đóng bảo hiểm đầy đủ mà trong vòng 15 ngày kể từ ngày xét duyệt chưa có việc làm mới thì họ tiến hành chi trả tiền thất nghiệp.
Việc trả tiền qua thẻ ATM do ngân hàng Ðông Á cấp và hàng tháng người thất nghiệp tới trình diện báo cáo tình hình công việc, nếu vẫn chưa có việc làm thì bảo hiểm tiếp tục chi trả cho tới hết mức.
Vẫn theo cô D, có người đã có việc làm mới nhưng vẫn đi trình diện để lãnh tiền hàng tháng mà bên bảo hiểm thất nghiệp không kiểm tra, phát hiện được, lý do là không có phần mềm quản lý lao động được cập nhật hàng ngày, hàng tháng, hàng quý. Còn người lao động thì nghĩ đơn giản là họ đóng tiền thì họ lấy lại, chứ để đó thì nó cũng “bay hơi” mất tăm thôi.
Một thanh niên khác cho hay anh ta là tài xế lái xe cho một bà phó giám đốc của một công ty liên doanh đóng tại Long An. Bà sếp của anh vì đấu đá nội bộ bị điều ra chi nhánh mới mở tại Hà Nội nên anh bị mất việc. Anh chàng tên Long, nhà ở tại quận 11, anh chàng cũng cho biết là lúc đầu ngán chuyện làm thủ tục, phải chạy tới chạy lui do vậy tính bỏ luôn không thèm lãnh trợ cấp, bị bạn bè chửi là “ngu” và bày cho cách là xin chuyển hưởng trợ cấp về Sài Gòn vậy là khỏi phải lo đi Long An làm thủ tục.
Long cũng cho chúng tôi biết là ở Sài Gòn tuy đông nhưng mà làm việc bài bản có trật tự chứ không “lu-xu-bu” như là ở Long An.
Chúng tôi cũng gặp một bác lớn tuổi đi xin lãnh trợ cấp thất nghiệp, bác nói giọng buồn bã: “Lãnh tiền lần này với tôi có lẽ là lần cuối, vì đã sắp 60 rồi, công ty nào còn muốn mướn tôi nữa?” Chúng tôi cũng không dám hỏi gì thêm cho tương lai của một người đã “ngựa nản chân bon...

Mỗi ngày có hàng trăm người đợi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Bên bảo hiểm thất nghiệp cho biết năm 2010 đã chi trả cho 53,003 người với 179 tỉ đồng, năm 2011 chi trả cho 88,326 người với 410 tỉ đồng, quý 1 năm 2012 chi trả cho 16,000 người dự báo quý 2 sẽ tăng mạnh và lo ngại với đà thất nghiệp tăng nhanh bảo hiểm mất khả năng chi trả nếu không có nguồn hỗ trợ, bổ sung.
Và bảo hiểm cũng cho biết đã phát hiện 157 trường hợp đã có việc làm mới vẫn đi lãnh trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền chi là 500 triệu đồng nhưng chỉ thu hồi được 21 trường hợp với vẻn vẹn có... 18 triệu đồng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi nhiều công nhân trong các doanh nghiệp nhỏ không được lãnh trợ cấp thất nghiệp vì chủ phá sản bỏ trốn không chốt lương cho công nhân, hoặc có những doanh nghiệp nợ tiền bên bảo hiểm lên tới nhiều tỉ do vậy công nhân trong các doanh nghiệp này không đủ điều kiện lãnh trợ cấp, dù hàng tháng họ vẫn bị chủ trừ lương với lý do là... đóng bảo hiểm.

Cái chết của những rạp chiếu bóng cũ Sài Gòn


Phùng Thức/Người Việt

Cách mấy hôm trước, người đàn ông hàng xóm của chúng tôi buồn rầu nói: “Ông hay gì chưa? Tụi nó đập rạp Lê Ngọc rồi?” Chúng tôi vừa ngớ người nhìn ông rồi hỏi cái rạp Lê Ngọc ở đâu. Người đàn ông to tiếng. “Victory Lê Ngọc ở đường Tổng Ðốc Phương mà hỏng nhớ hả. Việt cộng vô đổi tên rạp là Toàn Thắng, đường Châu Văn Liêm đó.”


Rạp chiếu bóng Ðai Quang trên đường Tổng Ðốc Phương cũ (Châu Văn Liêm mới) nay còn đâu thời hoàng kim. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)

Nhiều thế hệ người Sài Gòn ghiền chiếu bóng hẳn sẽ nhớ đến con đường Tổng Ðốc Phương với hai rạp chiếu bóng Lê Ngọc, Ðại Quang, nhưng ngày nay chuyện cái rạp Lê Ngọc bị đập cũng đâu có gì quan trọng, bởi trước sau gì cái rạp chuyên chiếu bóng này cũng có cùng số phân như hàng chục rạp chiếu bóng khác của Sài Gòn bị dẹp tiệm.
Hôm chúng tôi ngồi kể về các rạp chiếu bóng đã bị phá ở Sài Gòn với một phóng viên trẻ của báo lề phải Việt Nam, anh này nói. “Phá rạp như thế tiếc anh nhỉ? Mà phá như thế là phá cả đời sống giải trí của người Sài Gòn xưa chứ còn gì.”
Ðể thấy hết những mất mát của đời sống tinh thần gắn liền với rạp chiếu bóng, hãy làm một vòng để đếm coi rạp nào còn, rạp nào mất.
Trước tiên chúng tôi xin kể ra đây những rạp chiếu bóng ở khu trung tâm Sài Gòn. Eden, Rex, Tự Do, Casino Sài Gòn, Cathay, Ðại Nam, Lê Lợi, Vĩnh Lợi, Khải Hoàn, Kinh Ðô, Ðại Ðồng Cao Thắng, Olympic Hồng Thập Tự, Diên Hồng, Cầu Muối, Lam Sơn, Long Phụng Gia Long. Dù khó tin nhưng sự thật là tất cả những rạp chiếu bóng kể trên đều đã biến mất. Ðâu ai có thể ngờ sau mấy mươi năm dưới chế độ cộng sản cả khu trung tâm Sài Gòn hoa lệ không còn một rạp chiếu bóng nào sáng đèn màu. Tất nhiên số phận các rạp chiếu bóng ở khu trung tâm Sài Gòn còn bị bức tử thì sá gì chuyện chết tức tưởi của những rạp ở các quận khác như Ðại Ðồng Gia Ðịnh, Cây Gõ Minh Phụng, Ðại Lợi Ông Tạ, Hùng Vương Pétrus Ký, Hồng Liên Chợ Lớn, Minh Châu Trương Minh Giảng, Lệ Thanh, Li Do...
Người ta có thể đưa ra hàng nhiều lý do để lý giải về cái chết của các rạp chiếu bóng nào là các phương tiện giải trí hiện đại đã đưa phim ảnh đến tận gia đình nên nhu cầu đến rạp coi phim không còn hoặc tuổi trẻ ngày nay mê chơi game hơn coi phim, v.v.. nhưng một ông giáo già, người Sài Gòn nói. “Ngay cả thời đói khát giải trí, khi họ chiếu phim Nga, Trung Quốc, phim ca ngợi chiến thắng của họ chúng tôi đã bỏ rạp hát rồi.”


Rạp Thủ Ðô với những đoàn hát nổi tiếng một thời nay lâm cảnh đìu hiu chợ chiều. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)

Nhưng theo nhiều người rành thế sự thì lý do hợp lý để kết luận về cái chết của các rạp hát là: Người Sài Gòn chán ngán phim ảnh tuyên truyền, nản luôn cả những phim dở ẹt được sản xuất và cấp phép của cục điện ảnh chế độ. Từ lý do trên đưa đến chuyện những rạp chiếu bóng trở thành miếng đất vàng để các quan chức tham nhũng cho thuê làm chuyện khác hoặc toa rập hóa giá chia chác.
Cũng cần phải nhắc lại là những chủ rạp chiếu bóng ngày trước, sau biến cố 1975 đều bị đánh tư sản hoặc bị bắt hiến rạp vô quốc doanh chiếu bóng.
Nếu đặt câu hỏi, người Sài Gòn hôm nay nếu muốn coi phim rạp thì coi ở đâu. Những rạp có trước 1975 còn ngáp ngáp chiếu bóng thì chỉ đếm trên đầu ngón tay như Ðống Ða, Văn Hoa Cao Thắng (Thăng Long), Ðại Quang Chợ Lớn, Vinh Quang, Vườn Lài... nhưng nghe đâu các rạp này cũng đã tạm ngưng hoạt động để chờ đập xây mới hoặc hô biến thành tài sản của một đại gia đỏ nào đó. Nếu ngày nay người Sài Gòn nào muốn coi phim rạp thì đa số đều chọn mua vé vào rạp Hàn Quốc vì hệ thống Megastar của xứ kim chi đang phủ đầy các khu nhà giàu và trung lưu Sài Gòn, các ông chủ Hàn Quốc của hệ thống Megastar có gần cả chục rạp chiếu bóng, dạng rạp kết hợp với siêu thị, Fastfood, game, shopping... Bên cạnh đó các chủ tư nhân Việt Nam cũng có ham muốn mở rạp mà điển hình là hệ thống Galaxy với vài điểm chiếu bóng lèo tèo.
Trở lại với ông giáo già am hiểu từng phong cách của rạp chiếu bóng Sài Gòn xưa. Ông nói. “Thôi thì cái gì cũ mất đi có tiếc cũng phải chịu, nhưng ngặt vì cái gọi là văn hóa mới của mấy ông này tệ quá. Không có văn hóa coi hát, không có văn minh công cộng thì có được mời vô rạp coi phim đoạt giải Oscar cũng để bị hành hạ mà thôi.”
Nói tóm lại chuyện mất những rạp chiếu bóng của Sài Gòn trước 1975 đang khiến nhiều người cố cựu ngậm ngùi. Không cảm xúc sao được khi mỗi dịp đi qua những rạp chiếu bóng là nhớ lại hình ảnh văn minh lịch sự của từng gia đình, từng nhóm bạn bè đưa nhau đến rạp của một thời Sài Gòn rực rỡ, một thời đam mê, lịch lãm nghệ thuật thứ bảy.

Hớt tóc ‘thanh nữ’ trong mùa Euro


Phi Hùng/Người Việt

QUẢNG NAM -Không khí bóng đá Euro lan tỏa khắp ngõ ngách ở Việt Nam. Nhưng vì tình hình kinh tế ảm đạm, vật giá tăng cao, thất nghiệp và trộm cắp mọc lên như nấm sau mưa nên không còn háo hức như những mùa trước. Có thể thấy sự ảnh hưởng ấy ngay đối với những cô hớt tóc ‘thanh nữ’, hành nghề mại dâm trá hình.

Một tiệm hớt tóc ‘thanh nữ’ ở Quảng Nam, một kiểu đề bảng ‘hớt tóc nam nữ’ chung cho vài ngàn tiệm như vậy trên khắp tỉnh này, và cho vài triệu tiệm như vậy khắp nước Việt Nam. (Hình: Phi Hùng/Người Việt)

H., 18 tuổi, có thâm niên nghề hơn ba năm, hiện đang làm việc tại một tiệm hớt tóc thanh nữ cạnh khu chế xuất Ðiện Nam, Ðiện Ngọc, tình Quảng Nam, nói: “Nghề này thì cần thá gì mà nghĩ đến tương lai, cứ biết thuyên chuyển công tác là được, bọn em ở miền Tây thì ra miền Trung làm, còn tụi gái miền Trung thì lại vào miền Nam làm việc, cứ thế, mai mốt mãn hạn về quê lấy chồng, sinh con”.
“Em có nhỏ bạn vừa đủ vốn, nó làm trước em một năm, suốt bốn năm ròng rã, dư được bốn chục triệu đồng, về quê có chồng, mở quán bán bún, buổi tối bán sinh tố, rồi có bầu, sinh con, vậy thôi, có thá gì đâu mà lo”.
K.Th., 25 tuổi, gốc Huế, vào Thăng Bình, Quảng Nam làm nghề khá lâu, kể lể: “Nghề này khổ lắm mấy anh ơi, thường thì thỉnh thoảng gặp tụi giang hồ vặt đến xin đểu, rồi tụi cùng làm nghề nhưng dân địa phương ghen ăn tức ở, mướn đám đầu gấu đến quậy, đó là chưa kể chung chi cho xã hội đen, cho công an khu vực, không có mấy thứ này, thì mình giàu to!”
“Mỗi ngày em tiếp cả chục khách, trung bình mỗi ngày kiếm từ 500 ngàn đồng đến 700 ngàn đồng, vị chi mỗi tháng ngót nghét 20 triệu đồng, nhưng tiền còn lại trong túi mình thì chừng 6 đến 7 triệu là quí lắm rồi, bao nhiêu chung chi, ăn ở và son phấn”.
“Em đã có con ở quê, thằng chồng em đi làm thợ hồ, sáng xỉn chiều say, năm ngoái hắn vào đây ở lại hai tuần, ban đầu em giấu nghề, nhưng sau đó hắn dò la tin tức biết em làm nghề, tưởng mình bị đập một trận, ai dè chiều về, hắn bảo em có nhiều tiền, cho hắn một ít để đi nhậu, em đau khổ vô cùng, còn gì để mất đâu mấy anh? Giờ mình thương con thì mình lo thôi, sống cho trọn kiếp í mà!”
Nga, cũng gốc Huế, có thâm niên hơn 10 năm làm nghề thì tỏ ra lạc quan hơn hai cô kia: “Em trước đây đi bán đậu hủ, rồi bán bánh bèo, sau đó quen với một anh hải quân, tưởng mình sẽ có chồng sĩ quan quân đội là ngon cơm, em trao thân gửi phận, ai dè thằng này đểu, em có bầu thì nó dọt mất, em thương con, không nỡ phá thai...”
“Sau này em đi làm tiếp thị bia, rồi sang nghề này, rồi có chồng, ông chồng em bây giờ vô tư lắm, ban ngày đi làm phụ hồ, tối về uống mấy xị rượu là lăn ra ngủ à, ổng biết em làm nghề này nhưng không nói gì hết á, miễn sao hằng tháng trả tiền điện, nước, gas và học phí cho con đầy đủ, ổng không phải lo thứ gì là ổng vừa ý, còn muốn ổng khen thì đi làm về chịu khó mua thêm ít mồi và xị rượu là xong ngay”.
“Nhưng đó là hiện tại, chứ nghĩ đến quá khứ, nghĩ đến tuổi thơ cũng đau buồn lắm anh ơi!”

Quá khứ tủi nhục...

Nga kể thêm: “Năm em lên 6 tuổi, nhà em đông con mà lại khó khăn, cha em là đảng viên Cộng Sản, nhưng vì sinh con nhiều mà bị khai trừ, mất chức cán bộ luôn, về khai phá đất hoang mà trồng khoai mì, khổ quá, đau buồn nữa...”
“Nhìn bầy con đói khát, ông mang mấy cái giấy khen, mấy tấm bằng công nhận có công cách mạng, mấy cái huân chương kháng chiến... nấu một nồi, múc lên cho tụi em ăn, tụi em không hiểu ra chuyện chi, sau đó ổng ra gốc mít treo cổ tự tử& Cuộc đời tụi em không thuế má từ đó, lang bạt kì hồ”.
H., 23 tuổi, đến từ thành phố “mang tên bác”, hành nghề được 7 năm nay, hiện đang hành nghề tại Tam Kỳ, Quảng Nam, lắc đầu buồn bã về quá khứ: “Em có thằng chồng quá dã man, nó bắt em đi làm điếm để cho hắn có tiền uống rượu, chơi gái, em trốn ra đây làm ăn, gởi hai đứa con về nhà ngoại rồi”.
Kim H., người Hà Tĩnh, vào Quảng Nam hành nghề gần 10 năm nay, cho biết: “Làm nghề này thì mạt hạng rồi, nhưng phóng lao theo lao, có điều em ước chi mình được đóng thuế đàng hoàng thì mau giàu, dễ thở hơn”...
“Vì khi đóng thuế, có giấy phép hoạt động thì khỏi phải chung chi, đút lót cho công an, khỏi phải lo tụi đầu gấu giang hồ nữa. Ðương nhiên khi có thuế thì ít nhất công an người ta ăn tiền của mình cũng lo bảo vệ cho mình, còn đằng này, phần công an thì công an hù dọa, bắt bớ, phần giang hồ thì giang hồ đòi xẻo lỗ tai. Sống sao cho nổi hở trời!”

Mong được đóng thuế

Kim O., người gốc Hà Nội, trôi dạt vào miền Trung theo thời gian, từ gái chân dài cao cấp, rớt hạng xuống gái gọi rồi gái đứng đường và cuối cùng thì tha phương cầu thực bằng nghề “thổi kèn” ăn chia ở các tiệm massage, cũng khao khát được đóng thuế.
Kim O. than thở: “Làm nghề này gần hai mươi năm, rớt hạng từ gái chân dài cao cấp như em mà cuối cùng có được chi đâu! Tiền gởi về nhà, thằng em út đâm ra nghiện ngập, bao nhiêu cũng không đủ, tiền của mình thì đủ ăn với chung chi mỗi khi mấy ông ‘kẹ’ kêu lên đồn, cuối cùng, đời mình nát, em nghĩ, đĩ cũng cần được đóng thuế để đảm bảo công bằng!”
“Ở đất nước này, mua bó rau, con cá, cái quần lót đều có thuế trong đó, vậy mà cục cựa là bị hỏi ngay, làm điếm ở Thái Lan chắc sướng gấp bội lần Việt Nam, vì nó có nhà nước bảo vệ. Còn ở Việt Nam vừa bị giang hồ đe dọa tính mạng, vừa bị nhà nước xúc phạm nhân cách!”
Trong lúc các cô gái ngồi ta thán chuyện đời tư thì thế giới đang mùa bóng đá Euro, theo lời kể của Kim O. thì: “Mọi năm, mùa bóng đá kiếm nhiều cơm lắm, vì mấy ổng đi xả xui, năm nay kinh tế chậm đói kém, chẳng thấy ma nào xả xui cả, ế ngồi ngáp ruồi, buồn thúi ruột”.